Tế bào gốc trong thoái hóa khớp gối

Công ty MYFA

Thành viên
Tham gia
21/10/2013
Bài viết
0
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng ghép tế bào gốc tách ra từ mỡ của chính người bệnh sau khi mổ là phương pháp điều trị mới, hiệu quả và an toàn. Do đó, giúp bệnh nhân có thể có cuộc sống sinh hoạt bình thường và giảm nguy cơ việc thay khớp gối nhân tạo.
Ths. Bs. Trần Đặng Xuân Tùng
Khoa Chấn thương chỉnh hình - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng 0903 120 280
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng ghép tế bào gốc tách ra từ mỡ của chính người bệnh sau khi mổ là phương pháp điều trị mới, hiệu quả và an toàn. Do đó, giúp bệnh nhân có thể có cuộc sống sinh hoạt bình thường và giảm nguy cơ việc thay khớp gối nhân tạo.
Thoái hóa khớp gối là tổn thương của toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Thoái hoá khớp là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của bệnh nhân, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng. Ở nước ta, cứ khoảng 100 bệnh nhân đến khám và điều trị thì có 10 người đến vì bệnh thoái hóa khớp trong đó thoái hóa khớp gối là 2 người.
Lớp sụn khớp có chức năng chịu lực và làm trơn láng bề mặt khớp khi di chuyển. Theo thời gian, mặt khớp hay chính xác hơn là sụn khớp bị va đập và tổn thương, lớp sụn này rất khó tự phục hồi do vùng này mạch máu tới nuôi rất ít, sụn khớp ngày càng mỏng đi để trơ lại lớp xương ở bên dưới, đồng thời sụn khớp không còn tiết ra đủ dịch bôi trơn khớp làm hẹp khe khớp. Khi đi lại, lớp xương cạ vào nhau, gây ra tiếng lạo xạo khớp, làm viêm khớp và đau khớp. Bệnh nhân tiếp tục đi lại trên bề mặt sụn tổn thương, bề mặt sụn này không còn lớp bảo vệ sẽ chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, dần làm biến dạng mặt khớp, sinh ra gai xương và vẹo trục, làm giới hạn hoạt động và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, dẫn đến tàn phế.

thoai-hoa-khop-goi.gif

Thoái hóa khớp gối

Biểu hiện thoái hóa khớp ra sao
Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại thoái hóa khớp: nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thoái hóa khớp nguyên phát là do sự lão hóa, bệnh thường xuất hiện muộn, bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi, xảy ra ở nhiều vị trí, tiến triển chậm và tăng dần theo tuổi. Còn thoái hóa khớp thứ phát thường do chấn thương khớp gây ra, ngoài ra còn do biến dạng khớp bẩm sinh và béo phì, bệnh gặp ở người dưới 40 tuổi, có ở một vị trí nặng và phát triển nhanh.
Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chủ yếu của bệnh nhân, đặc biệt khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối. Bệnh tiến triển dần làm gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi thẳng gối được.
Để chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần được chụp X-quang khớp gối. Trên phim X-quang xuất hiện hình ảnh gai xương, hẹp khe khớp và khi đến giai đoạn nặng thì trục khớp sẽ bị lệch.
Chữa bệnh như thế nào?
Phương pháp chữa bệnh tùy thuộc vào độ nặng của bệnh. Độ 1 nhẹ nhất, bệnh nhân chưa đau nhiều thì dùng thuốc uống.
Bệnh nhân thoái hóa mức độ 4 thì khớp gối đã bị biến dạng, phải mổ thay khớp thì mới có thể cải thiện các triệu chứng đau và ảnh hưởng tới sinh hoạt, nhưng khớp gối nhân tạo chỉ có tuổi thọ là 15-20 năm, tỉ lệ biến chứng cao, chi phí lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chấp nhận phẫu thuật. Vì thế, nhiều người đành chịu tàn phế hoặc sống chung với thuốc. Trong khi bệnh nhân thoái hóa khớp ngày càng trẻ (do béo phì, tai nạn thể thao, sinh hoạt hằng ngày), nhiều khi phải mổ thay khớp lần 2.
Thoái hóa khớp gối độ 2 và 3 chiếm phần lớn số lượng người bệnh tới khám. Giai đoạn này bệnh nhân đã đau nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đây là giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để làm chậm thời gian tiến tới kết cục phải thay khớp gối.
Trước đây, phương pháp điều trị là dùng vật lý trị liệu, có hoặc không dùng thuốc (giảm đau và kháng viêm). Khi bệnh ngày càng nặng thì bệnh nhân được tiêm thuốc vào khớp gối (steroids hay acid hyaluronic). Mặc dù một số bệnh nhân có giảm triệu chứng đau nhưng phương pháp này không giải quyết đươc tận gốc của bệnh.
Nguyên nhân chính của bệnh là tổn thương lớp sụn khớp, các phương pháp điều trị trước đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng, nhưng không giúp phục hồi được lớp tế bào sụn khớp đã bị tổn thương. Hiện nay, tại các nước tiên tiến trên thế giới điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi khớp. Gần đây cấy ghép tế bào gốc (Người Lao Động số ra ngày 10/1/2013) sau khi phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Phẫu thuật nội soi : giúp lấy bỏ những tế bào hư trong khớp, đồng thời tạo vị trí cho những tế bào gốc cấy ghép có chỗ bám và phát triển thành tế bào sụn khớp mới. Chính lớp tế bào mới này giúp che phủ vùng sụn bị tổn thương, làm giảm các triệu chứng bệnh.
Tế bào gốc : Bệnh viện Vạn Hạnh đã sử dụng tế bào gốc từ mỡ của chính người bệnh điều trị thoái hóa khớp gối độ 2-3. Tế bào gốc từ mỡ là loại tế bào gốc rất thích hợp trong điều trị thoái hóa khớp do khả năng phát triển tự nhiên thành tế bào sụn khi được cấy vào dịch khớp, giúp phục hồi lớp tế bào sụn khớp của bệnh nhân.
te-bao-goc-lay-tu-mo-bung.jpg

Kỹ thuật lấy tế bào gốc từ mô mỡ tự thân - từ mỡ bụng điều trị thoái hóa khớp gối tại BV ĐK Vạn Hạnh - có sự tham gia của Bác sĩ TERRY GROSSMAN
Tế bào gốc từ mô mỡ tự thân (chủ yếu là từ mỡ bụng) điều trị thoái hóa khớp gối, tế bào gốc từ mô mỡ tự thân có ưu điểm là số lượng nhiều, tế bào đã trưởng thành và khả năng biệt hóa thành loại tế bào không mong muốn ít hơn. So với các vị trí khác, tế bào gốc từ mỡ bụng là dễ lấy và đơn giản.
tach-chiet-te-bao-goc.jpg

Quy trình tách chiết Tế bào gốc tại Bệnh viện Vạn Hạnh
bom-te-bao-goc-vao-khop-goi.jpg

Các bác sĩ bệnh viện Vạn Hạnh tiến hành bơm Tế bào gốc vào khớp gối bệnh nhân
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh đã điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tế bào gốc 16 ca (tính đến 02/2015), tắc nghẽn phổi mãn tính - COPD. Tự hào là bệnh viện sau BV Bạch Mai, một trong những bệnh viện đầu tiên ở TP HCM chính thức nghiên cứu điều trị bằng tế bào gốc.
Đơn vị tế bào gốc Vạn Hạnh tiếp tục nghiên cứu để triển khai điều trị thêm các bệnh như Loét chân đái tháo đường, Xơ cứng teo cơ cột bên .v.v… để giúp bệnh nhân vượt qua những căn bệnh suy nhược và thoái hóa, lấy lại được thể chất và tinh thần tốt nhất.
Làm sao để thoái hóa khớp gối chậm lại?
Trong cuộc sống hàng ngày nên tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Trước khi đứng dậy đi nên co - duỗi khớp gối hai chân nhịp nhàng 20-30 lần. Khi tập đi bộ, lên xuống cầu thang, chơi thể thao nên dùng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối, giúp khớp gối vững vàng hơn. Người bệnh có thể bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, tập dưỡng sinh.
Cần giảm cân khi có tình trạng mập phì vì cứ nếu tăng lên 1 kg thì khớp phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần.
Chống các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt như tư thế ngồi xổm vì sẽ làm mất cân bằng lực đè trên khớp gối, gây đau khi cử động và làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Tránh các tác động gây hại cho khớp như các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi bê vật nặng, mang vác, đẩy, xách, nâng.
Đối với trẻ em cần chữa sớm bệnh còi xương, chỉnh các dị dạng bất thường của khớp (bàn chân vẹo, chân chữ O, X ...) và cần phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát. Khi bị đau hoặc chấn thương khớp gối cần đi khám và chụp X-quang sớm để có cách xử trí tốt nhất, hạn chế quá trình tiến triển thoái hóa khớp dẫn đến hư khớp.
Phẫu thuật nội soi trong thoái hóa khớp gối
Nội soi khớp gối là phương pháp điều trị phẫu thuật với vết mổ nhỏ và ít đau, được ứng dụng rộng rãi điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiện nay. Qua hệ thống camera, nội soi khớp giúp bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào trong khớp, đánh giá chính xác vị trí và mức độ tổn thương của sụn và các cấu trúc khác trong khớp như: sụn chêm, dây chằng chéo, bao khớp. Từ đó có thể làm các thủ thuật điều trị hiệu quả các tổn thương sụn khớp: làm láng mặt sụn, kích thích xương dưới sụn, ghép sụn khớp, lọc rửa khớp.
Phẫu thuật nội soi khớp gối có nhiều ưu điểm : bệnh nhân có thể về trong ngày, tập vận động sớm, sớm trở lại các hoạt đồng thường ngày sau mổ. Khi kết hợp với việc cấy ghép tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, nhờ đó sẽ trì hoãn thay khớp cho bệnh nhân.
Phương pháp này thích hợp với các tình trạng bệnh sau:
• Thoái hóa khớp gối độ 1,2 uống thuốc và vật lí trị liệu không hiệu quả.
• Thoái hóa khớp gối độ 3.
• Thoái hóa khớp gối thứ phát ở người trẻ, trung niên.
dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi.gif

Điều trị thoái hóa khớp tại bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
 
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng ghép tế bào gốc tách ra từ mỡ của chính người bệnh sau khi mổ là phương pháp điều trị mới, hiệu quả và an toàn. Do đó, giúp bệnh nhân có thể có cuộc sống sinh hoạt bình thường và giảm nguy cơ việc thay khớp gối nhân tạo.

Thoái hóa khớp gối là tổn thương của toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Thoái hoá khớp là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của bệnh nhân, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng. Ở nước ta, cứ khoảng 100 bệnh nhân đến khám và điều trị thì có 10 người đến vì bệnh thoái hóa khớp trong đó thoái hóa khớp gối là 2 người.

Biểu hiện thoái hóa khớp ra sao

Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại thoái hóa khớp: nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thoái hóa khớp nguyên phát là do sự lão hóa, bệnh thường xuất hiện muộn, bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi, xảy ra ở nhiều vị trí, tiến triển chậm và tăng dần theo tuổi. Còn thoái hóa khớp thứ phát thường do chấn thương khớp gây ra, ngoài ra còn do biến dạng khớp bẩm sinh và béo phì, bệnh gặp ở người dưới 40 tuổi, có ở một vị trí nặng và phát triển nhanh.

Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chủ yếu của bệnh nhân, đặc biệt khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối. Bệnh tiến triển dần làm gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi thẳng gối được.

Chữa bệnh như thế nào?

Phương pháp chữa bệnh tùy thuộc vào độ nặng của bệnh. Độ 1 nhẹ nhất, bệnh nhân chưa đau nhiều thì dùng thuốc uống.

Bệnh nhân thoái hóa mức độ 4 thì khớp gối đã bị biến dạng, phải mổ thay khớp thì mới có thể cải thiện các triệu chứng đau và ảnh hưởng tới sinh hoạt, nhưng khớp gối nhân tạo chỉ có tuổi thọ là 15-20 năm, tỉ lệ biến chứng cao, chi phí lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chấp nhận phẫu thuật. Vì thế, nhiều người đành chịu tàn phế hoặc sống chung với thuốc. Trong khi bệnh nhân thoái hóa khớp ngày càng trẻ (do béo phì, tai nạn thể thao, sinh hoạt hằng ngày), nhiều khi phải mổ thay khớp lần 2.

Thoái hóa khớp gối độ 2 và 3 chiếm phần lớn số lượng người bệnh tới khám. Giai đoạn này bệnh nhân đã đau nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đây là giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực để làm chậm thời gian tiến tới kết cục phải thay khớp gối.

Nguyên nhân chính của bệnh là tổn thương lớp sụn khớp, các phương pháp điều trị trước đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng, nhưng không giúp phục hồi được lớp tế bào sụn khớp đã bị tổn thương. Hiện nay, tại các nước tiên tiến trên thế giới điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi khớp. Gần đây cấy ghép tế bào gốc (Người Lao Động số ra ngày 10/1/2013) sau khi phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi và đem lại nhiều kết quả tích cực.

Phẫu thuật nội soi : giúp lấy bỏ những tế bào hư trong khớp, đồng thời tạo vị trí cho những tế bào gốc cấy ghép có chỗ bám và phát triển thành tế bào sụn khớp mới. Chính lớp tế bào mới này giúp che phủ vùng sụn bị tổn thương, làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tế bào gốc :Bệnh viện Vạn Hạnh đã sử dụng tế bào gốc từ mỡ của chính người bệnh điều trị thoái hóa khớp gối độ 2-3. Tế bào gốc từ mỡ là loại tế bào gốc rất thích hợp trong điều trị thoái hóa khớp do khả năng phát triển tự nhiên thành tế bào sụn khi được cấy vào dịch khớp, giúp phục hồi lớp tế bào sụn khớp của bệnh nhân.

Sưu tầm.
 
×
Quay lại
Top