Tàng Bảo Các

~TRÌNH TỰ HẬU CUNG ~
Bảo Toạ Hoàng Hậu
-chính nhất phẩm:Hoàng Quý phi;Tứ phi:Quý phi, Thục phi, Hiền phi, Đức phi
-tòng nhất phẩm:Tam phu nhân
-chính nhị phẩm:Tam Phi
-tòng nhị phẩm:Chiêu nghi, Chiêu viện, Chiêu dung;Thục nghi, Thục viện, Thục dung;Tu nghi, Tu viện, Tu dung
-chính tam phẩm:Cửu Quý Tần
-tòng tam phẩm:Tiệp Dư
-chính tứ phẩm: Dung Hoa
-tòng tứ phẩm:Uyển nghi, Phương nghi, Phân nghi, Đức nghi, Thuận nghi
-chính ngũ phẩm:Tần
-tòng ngũ phẩm:Tiểu nghi, Tiểu viện, Lương viện, Lương đệ
-chính lục phẩm:Quý nhân
-tòng lục phẩm:Tài nhân, Mỹ nhân
-chính thất phẩm:Thường Tại, Nương Tử
-tòng thất phẩm:Tuyển Thị
-chính bát phẩm:Thái nữ
-tòng bát phẩm:Canh Y.
 
Nội quy ban phẩm hàm: Các tú nữ nhập cung chưa thị tẩm gọi là cung tần, phẩm hàm tuỳ lệnh, chỉ ban hàm vị từ hàng lục phẩm trở xuống. Sau khi thị tẩm gọi là phi tần, phẩm hàm ban tuỳ theo Thánh mệnh. Nếu chưa thị tẩm thì không được thăng phẩm dưới mọi hình thức(khẩu dụ, Chiếu dụ...). Từ hàm lục phẩm trở xuống xưng hô chủ tớ là 'tiểu chủ'; từ ngũ phẩm đến tam phẩm là 'chủ tử';từ hàm nhị phẩm trở lên là'nương nương'. Trong Tứ phi nhất phẩm, quý phi là cao nhất, chỉ dưới Hoàng quý phi và Hoàng Hậu. Cung nữ được ân sủng ban phẩm từ chức Canh Y, không được vượt quá hàm Quý nhân, ko dk mang long chủng. Tục xưa có ghi: Hoàng Đế thánh minh, mưa móc chia đều, lục cung hòa thuận, mới có thể tiếp nối huyết mạch và phúc trạch hoàng gia. Chốn tam cung lục viện nữ nhân phải hiền thục, không được nảy sinh ganh ghét đố kỵ, tận tâm tận lực hầu hạ Hoàng Thượng, tỷ muội phi tần phải biết cư xử sao cho hợp phép tắc lễ nghi, cho xứng đáng là bậc nữ nhân hậu cung.

_Tuệ_ :KSV@03:
 
Quy củ xưng hô
-Các công chúa, hoàng tử sẽ gọi các phi tần là mẫu phi(kể cả mẹ) và gọi Hoàng Hậu là Mẫu hậu. Những phi tần được gọi là mẫu phi phải từ hàng chính ngũ phẩm trở lên, những vị thấp hơn thì chỉ dk gọi phong hiệu+chức danh
 
quý tộc Triều Đình <1>
.QUY CỦ XƯNG HÔ.
-Mẹ đẻ của Hoàng Đế: Chiêm Thành Hoàng Thái Hậu
Hoàng Hậu của tiên đế: Quốc Mẫu Hoàng Thái Hậu
Bà nội của Hoàng Đế:Thái Hoàng Thái Hậu
Bà cố nội của Hoàng Đế:Thái Thái Hoàng Thái Hậu
Xưng:Ai gia, Ta, Bản cung
Hô:tuỳ trường hợp

-Phụ thân của Hoàng Đế(chưa băng hà): Thái Thượng Hoàng
Xưng:ta
Hô:tuỳ trường hợp
Phụ thân của Hoàng Đế(đã băng hà): Tiên đế
-Phi tần của tiên đế/Thái Thượng hoàng:+được sắc phong:Thái phi, Thái tần
+không được sắc phong:Hoàng Khảo Phi, Hoàng Khảo Tần...
+Những cung phi có phong hàm từ quý nhân trở xuống thì chỉ được phong thêm chữ Hoàng Khảo
 
quý tộc Triều Đình <2>
.QUY CỦ XƯNG HÔ.
-Vua:hoàng đế
xưng:trẫm
-Con trai vua: A ca
Vợ A ca:+Vợ lớn:Đích Phúc Tấn
+Vợ bé:Trắc Phúc Tấn
Con trai A ca:Quận Vương
Con trai kế thừa của A ca:Thế Tử
Con dâu Của A Ca:Quận Phúc Tấn, Quận Trắc Phúc Tấn
Con gái A Ca:+con Đích Phúc Tấn:Quận chúa
+con Trắc Phúc Tấn:Cách Cách
con rể:quận mã
Cháu trai của A ca:Công Tử
Cháu gái của A ca:Tiểu Thư

+Con thừa kế của vua:Thái Tử
Vợ Thái Tử:+Vợ lớn:Thái Tử phi
+Vợ bé:Trắc Phúc tấn(tuy nhiên thân phận cao hơn các Trắc Phúc Tấn của A ca)
Con trai thái tử:Hoàng Tôn
Con trai thừa kế của thái tử:Hoàng Thái Tôn
Cháu trai của thái tử, con thừa kế của Hoàng Thái Tôn:Hoàng Thành Tôn
Con dâu Của Thái Tử:Hoàng Tôn Phúc Tấn, Hoàng Thái Tôn Phúc Tấn, Thái Tôn Trắc Phúc Tấn
Con gái Thái Tử:+con Thái Tử phi:Quận chúa
+con Trắc Phúc Tấn:Cách Cách
con rể:quận mã
Cháu trai của Thái Tử:Công Tử
Cháu gái của Thái Tử:Tiểu Thư
+Con gái vua:+Con Hoàng Hậu:Hoà Thạc Trưởng Công Chúa
+Con các vị phi tần:Hoà Nghi Công Chúa
Con rể vua:Ngạch Phò/Phò Mã

A ca/Thái Tử tự xưng: Bổn Vương , Cô gia/nhi thần(đối với bậc tiền bối trong hoàng tộc)
Công Chúa tự xưng:ta,bản cung/nhi thần(đối với bậc tiền bối trong hoàng tộc)
A ca/Thái Tử/Công Chúa thân hô:
_đối với Thái Hậu:Hoàng Nãi Nãi, Hoàng Tổ Mẫu
_đối với Thái thượng hoàng: Hoàng gia gia
_đối với hậu cung:
+Hoàng Hậu: Mẫu hậu
+Mẹ đẻ:Mẫu phi
+Các phi tần khác của Hoàng Đế: _Mẫu phi
_phong hiệu+"nương nương"
 
quý tộc Triều Đình < 3 >
.QUY CỦ XƯNG HÔ.
Chị/em gái vua:Thái công chúa
Anh/em trai vua:được phong các tước vương(vd:Thanh Hà Vương, Ung Thân Vương...)
Con trai vua đến một độ tuổi nhất định cũng sẽ được phong vương, sau này tước vị sẽ chuyền cho Thế Tử
Cha Thái Hậu/Hoàng Hậu: Quốc Trượng
Mẹ Thái Hậu/Hoàng Hậu:Quốc Trượng Phu nhân
Anh/Em trai Thái Hậu/Hoàng Hậu:Quốc Cữu
Chị/em gái Thái Hậu/Hoàng Hậu:tuỳ trường hợp có thể được phong hàm phu nhân(hoặc KHÔNG)
 
CUNG PHÂN
Bổng lộc của Tần

Những hậu phi được hoàng đế ban tước vị kèm phẩm cấp đều được hoàng gia cấp bổng lộc thông qua phủ nội vụ. Tùy theo tước vị cao hay thấp mà bổng lộc cũng nhiều ít khác nhau.

Bổng lộc của phi tần được gọi là “Cung phân”, bao gồm cả tiền mặt (ngân lượng) và hiện vật (chủ yếu là đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày). Trong các cấp bậc phi tần, trừ Quan nữ tử không được liệt phẩm cấp, từ Đáp ứng đến Hoàng hậu đều có quy định chặt chẽ về bổng lộc.

Cung phân hàng năm của một vị Chính tứ phẩm Tần ước tính gồm:

_Hàng năm: 200 lượng bạc, 1 cuộn gấm Nhật Bản, 2 cuộn gấm óng, 4 cuộn gấm Vân Nam, 2 cuộn gấm trắng, 1 cuộn gấm dương, 1 cuộn lụa mỏng, 2 cuộn vải lót, 1 cuộn 'cung lụa', 1 cuộn sa, 3 cuộn lĩnh, 5 cuộn the, 3 cuộn lụa Hàng Châu, 3 cuộn đũi, 4 cuộn vải bố Cao Ly tiến cống, 8 cuộn vải bố lông xanh, 8 cuộn vải lam, 4 cuộn vải thô, 6 bó kim tuyến, 1,5 kg nhung, 7,5 kg bông, 4 mảnh da chồn, 12 mảnh da lông chồn loại dùng để may giày.

_Hàng tháng: 10 con gia cầm/tiểu gia súc, 2 bộ ấm pha trà, 20 bát sứ

_Hàng ngày: 3,4kg thịt heo, đường trắng 2 lạng, 5,5 lạng dầu vừng, rau củ quả tùy mùa vụ, (6 quả cà tím, 6 quả dưa hấu).

Thái giám theo hầu: 8 người
Cung nữ theo hầu: 6 người

(Theo cuốn Khâm định cung trung hiện hành tắc lệ)
 
CUNG PHÂN
Bổng lộc của Quý nhân

Những hậu phi được hoàng đế ban tước vị kèm phẩm cấp đều được hoàng gia cấp bổng lộc thông qua phủ nội vụ. Tùy theo tước vị cao hay thấp mà bổng lộc cũng nhiều ít khác nhau.

Bổng lộc của phi tần được gọi là “Cung phân”, bao gồm cả tiền mặt (ngân lượng) và hiện vật (chủ yếu là đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày). Trong các cấp bậc phi tần, trừ Quan nữ tử không được liệt phẩm cấp, từ Đáp ứng đến Hoàng hậu đều có quy định chặt chẽ về bổng lộc.

Cung phân hàng năm của một vị Chính ngũ phẩm Quý nhân ước tính gồm:
_Hàng năm: 100 lượng bạc, 1 cuộn gấm Nhật Bản, 2 cuộn gấm Vân Nam, 2 cuộn gấm trắng, 2 cuộn gấm lam, 1 cuộn gấm dương, 2 cuộn lụa mỏng, 2 cuộn vải lót, 1 cuộn 'cung lụa', 1 cuộn sa, 2 cuộn lĩnh, 4 cuộn the, 3 cuộn vải bố Cao Ly, 6 cuộn vải lông xanh, 6 cuộn vải lam, 3 cuộn vải thô, 3 bó kim tuyến, 1kg nhung, 1kg sợi bông, 6kg bông vải, 4 mảnh da chồn, 10 mảnh da lông chồn loại dùng để may giày.

Thái giám theo hầu: 4 người
Cung nữ theo hầu: 4 người

(Theo cuốn Khâm định cung trung hiện hành tắc lệ)
 
CUNG PHÂN
Bổng lộc của Thường tại

Những hậu phi được hoàng đế ban tước vị kèm phẩm cấp đều được hoàng gia cấp bổng lộc thông qua phủ nội vụ. Tùy theo tước vị cao hay thấp mà bổng lộc cũng nhiều ít khác nhau.

Bổng lộc của phi tần được gọi là “Cung phân”, bao gồm cả tiền mặt (ngân lượng) và hiện vật (chủ yếu là đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày). Trong các cấp bậc phi tần, trừ Quan nữ tử không được liệt phẩm cấp, từ Đáp ứng đến Hoàng hậu đều có quy định chặt chẽ về bổng lộc.

Cung phân hàng năm của một vị Chính lục phẩm Thường tại ước tính gồm:
_Hàng năm: 50 lượng bạc, 1 cuộn gấm 'bát tơ', 1 cuộn gấm 'ngũ cơ', 1 cuộn gấm trắng, 1 cuộn gấm lam, 1 cuộn gấm hoa, 1 cuộn lụa mỏng, 1 cuộn 'cung lụa', 1 cuộn sa, 1 cuộn lĩnh, 2 cuộn lụa tơ tằm, 1,5 kg bông gòn.

_Hàng tháng: 5 con tiểu gia súc, 15 khay thịt dê.

_Hàng ngày: 2,5 kg thịt heo, 1,2 thăng gạo tẻ, 1 kg bột mì, 2 lạng đường trắng, 3,5 lạng dầu vừng, 0,9 kg đậu phụ, 6 lạng tương ngọt, 2 lạng dấm chua, 3kg rau củ tươi tùy mùa vụ, 2 cây nến sáp ong, 1 cây nến mỡ dê, 5 kg than đen (mùa hạ), 10kg (mùa đông).

Thái giám theo hầu: 3 người
Cung nữ theo hầu: 3 người
(Theo cuốn Khâm định cung trung hiện hành tắc lệ)
 
Hoàng hậu
Hoàng đế luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:

  • Khi một Hoàng tử (A-ka) lên ngôi Hoàng đế, Đích Phúc tấn sẽ được sắc phong Hoàng hậu.
  • Khi một Hoàng hậu qua đời hoặc bị phế truất, triều đình sẽ tuyển chọn một Hoàng hậu mới hoặc một Phi tần được lập làm Hoàng hậu.
  • Khi một Phi tần qua đời được truy phong (thường là bởi chồng hoặc con trai ở ngôi Hoàng đế).
Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Mẫu hậu (mẹ) của tất cả các A-ka (Hoàng tử) và Cách Cách (công chúa) trong Hoàng cung.

quy_the_3A.jpg
ly-ky-chuyen-ong-hoang-hoang-dam-mo-ky-vien-giua-hau-cung-hinh-8.jpeg
1-chuyen-dong-troi-nang-trieu-phi-yen-muon-giong-trai-tre-sinh-con-hinh-4-1438165941641.jpeg


Phi Tần
Phi tần là vợ lẽ (thiếp, trắc thất) của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ (Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng). Là vợ thứ chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc Tỳ thiếp (Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng), việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp, người chính thức cử hành chính, chủ trì là Hoàng đế và người sắp xếp là Hoàng hậu. Mỗi Phi tần là Cung chủ của một trong mười hai cung ở Hậu Cung, vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Cũng như Hoàng hậu, Phi tần được quyền nuôi con và được những người danh phận thấp hơn gọi là “nương nương”. Phi tần được lập trong các trường hợp sau:

  • Khi một Hoàng tử (a-ka) lên ngôi Hoàng đế, Trắc Phúc tấn sẽ được lập làm Phi hoặc Quý phi, Cách cách (thiếp của các Hoàng tử, địa vị dưới Trắc Phúc tấn) sẽ được lập làm Tần.
  • Một vị Quý nhân đắc sủng được sắc phong lên thêm một bậc nếu có một vị trí trống.
  • Công chúa lân bang (thường là Công chúa của các bộ lạc Mông Cổ) hoặc con gái của đại thần có công có thể được sắc phong thẳng lên hàng Phi mà không cần thông qua các vị trí thấp hơn.
Phi tần được chia làm các cấp:

  • Hoàng quý phi: chính nhất phẩm, đứng đầu Phi tần, một người tại vị. Hoàng quý phi thường được coi như Phó hậu. Khi Hoàng đế chưa thể sắc phong một Phi tần làm Hoàng hậu vì trái quy tắc (các dịp đại tang của Tiên đế, Thái hậu hoặc Hoàng hậu), thường sắc phong làm Hoàng quý phi và ban quyền quản lý Hậu cung. Nhiều trường hợp Hoàng quý phi thay thế Hoàng hậu cai quản Hậu cung, đặc biệt khi Hoàng hậu bị thất sủng (như Lệnh Hoàng quý phi của Càn Long).
  • Quý Phi: chính nhị phẩm, hai người tại vị. Về phẩm cấp, Quý phi thấp hơn Hoàng hậu và Hoàng quý phi, nhưng thực tế ở triều Thanh có nhiều Quý phi thống lĩnh Hậu cung (như Hi Quý phi của Ung Chính, Ôn Hy Quý phi thời Khang Hy)
  • Phi: chính tam phẩm, bốn người được tại vị.
  • Tần: chính tứ phẩm, sáu người được tại vị.
17423485-256-k5034.jpg
chc6b0a-cc3b3-tc3aan.jpg


Tiểu chủ
Các Tiểu chủ là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa đến THIÊN NGUYỆT CUNG bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ . Các Tiểu chủ không được gọi là nương nương.

Các cấp bậc của tiểu chủ là:

  • Quý nhân: là cấp bậc cao nhất một Tú nữ mới vào cung có được sắc phong. Thường thì các Đáp ứng và Thường tại trước khi được sắc phong lên Phi tần (nương nương) đều qua bậc Quý Nhân.
  • Thường tại: Là cấp bậc lớn thứ hai một Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung.
  • Đáp ứng: Là cấp bậc thấp nhất của một “chủ tử” trong Hậu cung. Ngoài ra còn là một cấp bậc tiền ứng để sắc phong lên các bậc chính thức cao hơn.
Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử, là một cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Quan Nữ Tử không được coi là một Chủ tử ở Hậu cung. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.

10_35086.jpg
vi-sao-chu-nguyen-chuong-khong-bi-mang-tieng-xau-dam-loan-hinh-7.jpeg
 
×
Quay lại
Top