Tâm lý phụ nữ yêu mù quáng

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo sách “ Phụ nữ yêu như thế nào “ ( women who love too much) của tác giả Robin Norwood – Nhà xuất bản Trẻ.
Các đặc điểm điển hình của người phụ nữ yêu mù quáng:
1. Lớn lên trong 1 gia đình bất thường, không được đáp ứng các nhu cầu tình cảm.
2. Ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân nên họ cố khỏa lấp cảm giác thiếu vắng bằng cách quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của người khác và tự nguyện chăm sóc người ấy, đặc biệt là những ai có nhu cầu.
3. Vì không thể thay đổi cha mẹ mình nên họ dễ dàng hướng đến tuýp đàn ông vô cảm tương tự cha mẹ với hy vọng thay đổi được người ấy bằng tình yêu của mình.
4. Vì lo sợ bị bỏ rơi nên họ sẽ làm tất cả để giữ mối quan hệ tránh xa bờ vực tan rã.
5. Để “giúp” được người đàn ông mình yêu thương, họ chẳng tiếc thời gian hay tiền bạc.
6. Vốn đã quen với việc thiếu thốn tình yêu trong các mối quan hệ, họ sẵn lòng chờ đợi, hy vọng và cố gắng nhiều hơn để làm vui lòng đối phương.
7. Họ sẵn sàng gánh chịu hơn 50% trách nhiệm đối với tội lỗi hay sai lầm trong mối quan hệ của đôi bên.
8. Lòng tự trọng của họ cực thấp và tận sâu trong lòng, họ không tin mình xứng đáng được hạnh phúc. Họ một mực tin rằng mình cần phải làm một điều gì đó thì mới được quyền tận hưởng cuộc sống.
9. Vì trải qua tuổi thơ bất hạnh nên họ có nhu cầu tha thiết mong được kiểm soát người đàn ông mình yêu thương cũng như các mối quan hệ tình cảm khác. Họ biện hộ cho những nỗ lực kiểm soát đó là vì chúng “ có ích cho mọi người”.
10. Họ thường mơ mộng về 1 tình yêu lý tưởng hơn là chấp nhận thực tại của mối quan hệ.
11. Họ không thể sống thiếu đàn ông và những nỗi đau tình cảm.
12. Về mặt cảm xúc cũng như về mặt sinh học họ dễ rơi vào tình trạng lạm dụng ma túy , rượu hay một số loại thức ăn nào đó , đặc biệt là những thức ăn ngọt.
13. Bằng cách hướng đến những người đang gặp rắc rối cần được giúp đỡ hoặc đau khổ, họ lảng tránh trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
14. Họ có xu hướng giữ lấy những chuyện đau khổ lâu dài, trong đó họ cố ngăn chặn tình trạng bị kích động và gặm nhấm niềm vui trong mối quan hệ bấp bênh.
15. Họ không thích những người đàn ông tốt bụng, ổn định, đáng tin cậy và yêu thương họ bởi họ cho rằng những người đàn ông “tử tế” ấy thật đáng chán.

**
Trong tâm lý học có 1 quan điểm quen thuộc đến mức cũ kỹ mà hầu như ai cũng biết, đó là khi trưởng thành, con người thường có xu hướng kết hôn với người giống với hình ảnh cha/mẹ mình khi còn bé . Thật ra, khái niệm này cũng không hoàn toàn chính xác. Không hẳn là chúng ta sẽ chọn người bạn đời y hệt như cha/mẹ mình, mà ta sẽ chọn người nào mang đến cho ta cảm giác tương tự như những gì ta đã từng trải nghiệm thời niên thiếu. Điều đó thường tạo nên cảm giác mà ta vẫn gọi là tình yêu. Khi đó, ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu như ở nhà, “ hòa hợp và hoàn toàn ăn ý” với người có thể tái tạo cho ta những cảm xúc và vũ điệu thân quen thời bé. Ngay cả trong trường hợp những vũ điệu đó không đẹp mắt hoặc không thoải mái thì chúng vẫn là điều thân quen nhất với ta. Trước những người đàn ông này, ta thường có 1 cảm xúc hết sức đặc biệt : cảm giác hoàn toàn thuộc về họ. Và điều tất yếu là ta sẽ quyết định cố gắng hết sức để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người đàn ông như thế.
Chẳng có hoạt chất nào hấp dẫn bằng cảm giác thân quen bí ẩn khi 1 người đàn ông và 1 người đàn bà đến với nhau mà lại có những suy nghĩ, hành vi, lối sống tương hợp với nhau như các mảnh ghép hoàn hảo. Nếu người đàn ông còn có khả năng tạo cho người phụ nữ cơ hội để níu kéo và nỗ lực chiến thắng những nỗi đau, cảm giác cô đơn, vô dụng thì sự hấp dẫn đó càng trở nên mãnh liệt. Trong thực tế, nỗi đau tuổi thơ càng lớn, người phụ nữ càng có khuynh hướng tái hiện và chế ngự nỗi đau đó rõ rệt hơn khi trưởng thành.
Nếu ngày bé, trẻ phải trải qua 1 cơn chấn động về tinh thần, tình cảm thì trẻ sẽ có xu hướng tái hiện lại những nỗi đau đó nhằm chế ngự, kiểm soát được chúng. Ví dụ, nếu 1 đứa trẻ từng bị phẫu thuật thì có thể em sẽ thích chơi trờ bác sỹ với các con búp bê hoặc đồ chơi của mình. Trẻ sẽ tưởng tượng mình là bác sỹ hoặc bệnh nhân trong các tình huống tương tự cho đến khi nào không còn sợ cơn phẫu thuật đó nữa. Những người phụ nữ yêu mù quáng cũng hành động tương tự : họ tái hiện và trải nghiệm lại những mối quan hệ bất hạnh nhằm kiểm soát được chúng.
1 mối quan hệ càng chứa đựng và tái hiện nhiều yếu tố khó khăn quen thuộc thời thơ ấu đối với người phụ nữ trong cuộc bao nhiêu thì nó càng khó chấm dứt bấy nhiêu. Sở dĩ họ yêu mù quáng là vì họ cố khắc phục những nỗi sợ hãi, giận dữ, phiền muộn và đau đớn đã trải qua khi còn bé cũng như cố chứng tỏ bản thân mình.
Khi cố dứt khỏi mối quan hệ đó, người phụ nữ cảm thấy như có 1 luồng điện đau thương đang chạy khắp người mình. Cảm giác trống rỗng ngày xưa trỗi dậy và không ngừng ám ảnh họ.
Cảm xúc hưng phấn, say mê lẫn cảm giác thôi thúc phải tìm đến người đàn ông thuộc tuýp cần được chăm sóc, bảo vệ và ý nghĩ phải thay đổi anh ta, khiến cho mối quan hệ dù có trở nên tốt đẹp cũng không hề giống những mối quan hệ bình thường. Chính ý muốn điều chỉnh, sửa đổi mọi thứ cho đúng hơn, tốt hơn cùng tham vọng giành lại tình yêu đã mất thời thơ ấu cũng như đạt được sự thừa nhận của người khác là những lý do vô thức đã khiến những người phụ nữ yêu quá mức lao vào tình yêu.
Đó cũng là lý do vì sao họ không cảm thấy thú vị trước những người đàn ông tử tế, yêu thương họ. Vì những người đàn ông đầy cảm thông, chia sẻ đó không thể nào mang đến cho họ những tình cảm đầy kịch tính, đau đớn, căng thẳng lẫn những cảm xúc hưng phấn. Đó là vì ở những phụ nữ yêu mù quáng, khái niệm đúng đắn và sai lệch đã hoán chỗ cho nhau. Những điều lẽ ra rất tệ hại lại mang đến cho họ cảm giác tốt đẹp, thân quen, trong khi những điều thật sự tốt đẹp lại khiến họ cảm thấy xa lạ, nghi ngờ và không thoải mái. Kinh nghiệm sống cùng những trải nghiệm lâu dài trong quá khứ đã khiến họ cảm thấy gần gũi với sự đau khổ.
Một người phụ nữ lớn lên trong gia đình bình thường, hạnh phúc sẽ có những phản ứng và mối quan hệ khác hẳn. Vì những người này vốn xa lạ với việc phải chịu đựng, phải nỗ lực và chưa từng trải qua đau khổ lúc còn nhỏ nên họ sẽ cảm thấy khó bề chấp nhận những mối quan hệ tiêu cực đó. Nếu gặp phải người đàn ông khiến họ cảm thấy tổn thương, lo lắng, thất vọng, cáu giận, ghen tuông hoặc phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực khác, họ sẽ lập tức cảm thấy bất bình và do vậy sẽ tránh né mối quan hệ đó thay vì theo đuổi nó.
Những người phụ nữ yêu mù quáng thường phải đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ yêu đương không hạnh phúc mà vấn đề t.ình d.ục lại rất tuyệt vời. Nhiều người nghĩ rằng t.ình d.ục chỉ thăng hoa trong 1 tình yêu đích thực, và ngược lại, t.ình d.ục không thể nào thỏa mãn trọn vẹn nếu tình yêu gặp trắc trở. Nhưng điều này không đúng với những phụ nữ yêu mù quáng. Xuất phát từ động cơ của họ, t.ình d.ục hoàn toàn có thể thăng hoa trong 1 mối quan hệ tệ hại. Tình yêu của họ càng gian truân, trắc trở thì t.ình d.ục của họ càng trở nên mãnh lieejy và mức độ gắn bó của họ với đối phương cũng tăng lên. Ngược lại, khi quan hệ với 1 người bình thường, không đòi hỏi phải nỗ lực hay cố gắng nhiều, t.ình d.ục đối với họ bỗng giảm độ nồng nàn, say mê. Vì không cảm thấy hứng thú, hồi hộp thường xuyên đối với người đàn ông ấy cũng như t.ình d.ục lúc này chẳng dùng để chứng tỏ điều gì nên họ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt trong mối quan hệ của cả hai. SO với những mối quan hệ đầy bão tố mà họ từng biết, kiểu tình cảm êm đềm này càng khiến họ khẳng định niềm tin rằng “ tình yêu đích thực” phải chứa đầy chông gai, thử thách, đau đớn và thăng trầm.

**
Người phụ nữ yêu mù quáng thường sở hữu tình yêu si mê đối với người đàn ông không thể đáp ứng được nhu cầu tình cảm của họ. Thật ra, đấy mới chính là lý do khiến họ say mê người kia nhiều đến thế. Để duy trì được sự si mê đó, mối quan hệ giữa cả hai phải tồn tại những khó khăn, trắc trở để vượt qua. Si mê hiểu theo nghĩa đen chính là sự chịu đựng và thường thì sự chịu đựng càng lớn, niềm si mê càng sâu đậm. Cảm giác phấn khích mãnh liệt của mối tình si mê khác hẳn với cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng của mối quan hệ gắn bó, ổn định. Do đó, nếu nhận được những gì đã từng khao khát, người phụ nữ yêu mù quáng sẽ không còn sống trong cảnh chịu đựng nữa và do đó, niềm si mê của cô cũng tàn lụi theo. Có thể khi đó, cô sẽ nghĩ rằng mình đã hết yêu người kia.
Tình yêu si mê vốn chứa đầy cảm giác phấn khích, chịu đựng và đau khổ nhưng vẫn tồn tại cảm giác thiếu thốn một điều gì đó. Đó chính là sự gắn bó, hứa hẹn – những yếu tố mang lại cho người trong cuộc cảm giác an toàn. Nếu những trở ngại đó được giải quyết và 1 sự gắn bó thật sự xuất hiện, cả hai sẽ nhìn nhau và thắc mắc rằng cảm giác đam mê đã đi về đâu ? Họ cảm thấy an toàn ,ấm cúng trong tình yêu của nhau nhưng đồng thời cũng cảm thấy đôi chút thất vọng khi ngọn lửa đam mê đã tàn lụi và họ không còn khao khát nhau như ban đầu.
Cái giá mà ta phải trả cho sự si mê chính là nỗi lo sợ và sự đau đớn- những điều vừa có tác dụng nuôi dưỡng vừa hủy hoại tình yêu si mê ấy. Cái giá mà chúng ta phải trả cho mối quan hệ gắn bó, ổn định thật sự chính là cảm giác tẻ nhạt và sự an toàn – những yếu tố vừa có tác dụng gắn kết vừa là nguyên nhân khiến cho mối quan hệ trở nên khô cứng, thiếu sức sống.
Để duy trì sự phấn khích và thú vị trong mối quan hệ sau hôn nhân, cả hai cần tạo dựng mối quan hệ trên nền tảng của sự khám phá bất tận chứ không phải sự đau khổ hay khát khao.
Cảm giác phấn khích, hào hứng thường xuất phát từ sự tò mò nhiều hơn là sự quen thuộc. Đa số chúng ta khi đã đạt đến giai đoạn gắn bó ổn định trong mối quan hệ thường chấp nhận cuộc sống thoải mái, bình lặng bởi ta sợ phải khám phá ra những điều sâu kín trong người bạn đời của mình cũng như thể hiện mọi ngóc ngách tâm hồn của mình. Vì thế, vô tình chúng ta đã né tránh và br quên món quà quý giá nhất : tình yêu đích thực. Đối với những phụ nữ yêu mù quáng, họ chỉ có thể đạt được tình yêu đích thực sau khi trở lại cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng.
**
Quan niệm sai lệch rằng phụ nữ có thể thay đổi người yêu của mình, miễn là tình yêu trong cô đủ lớn.Các tạp chí dành cho phụ nữ được mọi người ưa thích dường như luôn có những bài viết đại loại như :” Làm thế nào để anh ấy trở thành ...”, trong khi những đề tài như “Làm thế nào để cô ấy trở thành...” lại không bao giờ xuất hiện trên các tạp chí dành cho nam giới. Và thế là, phụ nữ cố gắng làm theo những lời khuyên trên các tạp chí ấy với hy vọng sẽ giúp được người đàn ông mình yêu trở thành mẫu hình mình mong muốn. Vậy thì tại sao ý nghĩ thay đổi 1 ai đó, từ trạng thái tiêu cực, bất hạnh hoặc ốm yếu thành 1 người yêu hoàn hảo lại hấp dẫn chúng ta đến thế ? Câu trả lời rất rõ ràng : hầu hết chúng ta đều được dạy dỗ rằng phải luôn giúp đỡ những người bất hạnh hơn mình và thương xót, bao dung trước những hoàn cảnh khó khăn. Giúp đỡ thay vì phán xét gần như là phương châm sống của nhiều người.Đây chính là động cơ dẫn đến trạng thái yêu mù quáng ở hàng triệu phụ nữ - những người chấp nhận sống bên người bạn đời hoặc bạn tình nhẫn tâm, xa cách, nghiện ngập, lạm dụng và không hề có ý định gắn bó với họ. Sở dĩ như thế là vì họ luôn mong muốn được kiểm soát người mình yêu thương.
Trong chuyện cổ tích, “ người đẹp “ không hề có ý muốn thay đổi con quái vật. Cô ngợi ca và chấp nhận chính bản thân con quái vật cũng như trân trọng những đức tính của nó. Cô không hề có ý biến đổi nó từ con quái vật thành hoàng tử. Cô ta không hề nói :” Tôi sẽ hạnh phúc nếu chàng biến thành người”. Cô cũng không hề thương hại nó. Và bài học nằm ngay ở đây . Nhờ thái độ chấp nhận của “người đẹp”, con quái vật cảm thấy tự do để thể hiện những mặt tốt nhất ở mình. Việc con quái vật hóa thân thành hoàng tử điển trai ( và trở thành người bạn đời hoàn hảo của “người đẹp”) chính là sự tưởng thưởng cho việc biết chấp nhận thực tế của cô.
Chấp nhận bản chất vốn có của 1 con người mà không hề cố ý thay đổi người ấy là sự thể hiện của 1 tình yêu cao cả nhưng lại rất khó thực hiện đối với hầu hết chúng ta. Thật ra, nguồn căn của những nỗ lực thay đổi người khác trong chúng ta chính là động cơ mang tính ích kỷ, với niềm tin rằng sự thay đổi của người ấy sẽ mang đến hạnh phúc cho mình. Ở đây, mong muốn được sống hạnh phúc không có gì là sai trái cả, nhưng đi tìm hạnh phúc từ những yếu tố bên ngoài bản thân hoặc đặt nó trong tay người khác đồng nghĩa với việc ta đã tránh né khả năng lẫn trách nhiệm của bản thân trong việc thay đổi cuộc sống của mình.
Trong khi đó, chính hành động chấp nhận thực tế của ta lại có khả năng thay đổi được người khác.
Giả sử 1 cô gái có người yêu nghiện việc và cô không ngừng giảng giải, tranh cãi với anh ta về việc anh ta cứ vắng nhà biền biệt. Vậy thì kết quả thông thường của hành động này là sao ? Anh ta sẽ vắng nhà nhiều hơn và cảm thấy mình có quyền làm thế để thoát khỏi những lời ca thán bất tận của cô. Khi la rầy, van xin và cố gắng thay đổi người yêu của mình, cô gái ấy lại khiến cho anh ta tin rằng vấn đề của họ không phải nằm ở tật tham công tiếc việc của anh ta mà chính là thói ca cẩm của cô. Không những thế, việc cô gái không ngừng thúc bách người yêu của mình thay đổi có thể đào sâu thêm hố ngăn tình cảm giữa 2 người.
Tham công tiếc việc cũng là 1 chứng rối loạn nghiêm trọng và nó cũng giống như mọi hành vi mang tính ép buộc khác. Có thể anh ta nghiện việc là nhằm bảo vệ bản thân khỏi những trải nghiệm tình cảm khiến anh ta cảm thấy sợ hãi, đồng thời giúp ngăn chặn việc nảy sinh những cảm xúc bất ổn khác, mà trước hết là sự lo lắng và tuyệt vọng. Nghiện việc là biện pháp mà những người đàn ông xuất thân từ các gia đình bất ổn dùng để tránh né bản thân mình. Cái giá mà anh ta phải trả cho thái độ né tránh của mình chính là cuộc đời đơn điệu, không tận hưởng hết được những niềm vui trong cuộc sống. Chỉ khi nào thật sự thức tỉnh, anh ta mới có thể chấp nhận đương đầu với mọi rủi ro để thay đổi mình. Và nhiệm vụ của người phụ nữ đứng sau những người đàn ông này không phải là cố gắng sửa chữa anh ta mà chính là cải thiện bản thân mình.
Phần lớn chúng ta đều có khả năng được sống hạnh phúc và thỏa mãn nhiều hơn những gì ta có thể nhận biết. Nhưng thường thì ta lại không nhận ra điều đó vì mãi bị chi phối bởi hành vi của người khác. Chúng ta phớt lờ trách nhiệm của mình trong việc phát triển bản thân nhưng lại luôn tìm cách thay đổi và lôi kéo người khác, để rồi trở nên giận dữ, thất vọng và đau khổ khi gặp thất bại. Cố gắng thay đổi người khác thường chỉ mang lại cho ta đau khổ và bực dọc; trong khi sử dụng sức mạnh vốn có để thay đổi bản thân lại có thể giúp ta tạo ra nhiều niềm vui lớn.
Để vợ của người nghiện việc có thể tự do sống 1 cuộc đời trọn vẹn bất kể người chồng có làm gì chăng nữa thì cô ấy phải tin rằng vấn đề của anh ta cũng như việc thay đổi anh ta nằm ngoài khả năng , trách nhiệm và quyền hạn của cô. Cô cần phải học cách tôn trọng quyền tự do của anh ta.
1 khi làm được điều đó, người phụ nữ sẽ cảm nhận được cảm giác tự do: không còn oán giận vì sự bất tài của chồng mình, thoát khỏi gánh nặng và cảm giác tội lỗi khi không thể thay đổi được anh ta ( vốn là điều cô không thể làm được ). Khi đó, cô có thể yêu thương và trân trọng chồng mình nhiều hơn vì những phẩm chất tốt đẹp ở anh.
Một khi từ bỏ thói quen thay đổi người bạn đời của mình và chuyển nguồn năng lượng của bản thân sang việc phá triển những sở thích cá nhân, người phụ nữ ấy sẽ trải nghiệm được những mức độ khác nhau của hạnh phúc. Cuối cùng, cô có thể đạt được những mục tiêu của mình và được tận hưởng cuộc sống xứng đáng với mình mà không cần phải dựa dẫm quá nhiều vào chồng. Hoặc có thể khi ấy, cô sẽ quyết định sống 1 cuộc đời tự do, không ràng buộc với cuộc hôn nhân không xứng đáng. Và cả hai tình huống đó chỉ xảy ra khi cô từ bỏ mong muốn thay đổi người bạn đời của mình. Nếu không, cô mãi mãi sẽ sống trong cuộc đời ảo mộng , luôn chờ đợi vieecn cảnh 1 ngày nào đó người ấy sẽ thay đổi và cô có thể bắt đầu 1 cuộc đời mới cho mình.
**
Khi người đàn ông mà họ yêu thương phản bội hoặc làm cho họ thất vọng thì họ lại càng lệ thuộc vào anh ta nhiều hơn. Đó là do họ chỉ còn biết chú tâm vào người đàn ông kia cùng những vấn đề của anh ta. Càng tiếp tục tìm cách thay đổi anh ta thì họ càng bị suy kiệt. Chẳng mấy chốc, người đàn ông kia trở thành nguồn vui, nguồn sống của cuộc đời họ. Nếu mối quan hệ giữa 2 người xấu đi , lập tức họ sẽ tìm cách sửa chữa bản thân hoặc người kia để khắc phục. Quá bận rộn với việc tìm cách khắc phục tình cảm của mình, họ chẳng còn thời gian để tìm niềm vui ở những nơi khác. Họ tin rằng chỉ cần họ làm cho người đàn ông họ yêu thương hạnh phúc thì anh ta sẽ đối xử tử tế hơn với họ và nhờ vậy, họ cũng hạnh phúc. Vậy là họ trở thành người canh gác cần mẫn, luôn tìm cách giữ cho cuộc sống của anh ta được ổn thỏa. Họ cảm thấy có lỗi mỗi khi anh ta không vui, không hạnh phúc hoặc khi anh ta gặp thất bại. Nhưng có lẽ trên hết, họ cảm thấy có lỗi khi bản thân mình không thể sống hạnh phúc.
Tuyệt vọng vì những lời than phiền nhỏ nhặt và các rắc rối vặt vãnh, họ tha thiết muốn được nói chuyện với người mình yêu thương. Thế là sẽ có 1 cuộc thảo luận dài ( trong trường hợp anh ta chịu trò chuyện ) nhưng lại không hề đề cập đến các vấn đề cần thiết. Nếu anh ta mắc tật uống rượu quá nhiều, họ, với thói quen chối bỏ thực tế, cứ tìm cách hỏi anh ta vì sao buồn bã đồng thời cho rằng tật uống rượu đó không quan trọng bằng việc anh ta đang buồn. Nếu anh ta ngoại tình, họ sẽ hỏi anh ta mình phải làm gì để hấp dẫn hơn đồng thời tự đổ lỗi cho bản thân vì sự việc đã xảy ra.
Người đàn ông kia trở thành thước đo cảm xúc của cô. Còn cô sẽ không ngừng theo dõi từng cử chỉ, động thái của anh ta. Mọi cảm xúc của cô đều xuất phát từ những gì anh ta đã làm. Trong khi cho phép anh ta cái quyền xoay chuyển và chi phối đời sống tình cảm của mình, cô cũng đồng thời tíc cực can thiệp vào cuộc sống của anh ta. Cô cố gắng cải thiện vẻ ngoài của anh ta và luôn chứng tỏ mình là 1 đôi hạnh phúc trước mắt mọi người. Cô biện minh cho những thất bại của anh ta lẫn những thất vọng của bản thân. Trong lúc che dấu sựu thật với mọi người, cô đồng thời che giấu sự thật đối với bản thân mình. Do không thể chấp nhận được thwucj tế con người của người đàn ông mình yêu thương cũng như sự thật rằng rắc rối của anh ta không hề liên quan đến mình, cô cảm thấy hoàn toàn thất bại trong việc nỗ lực nhằm thay đổi anh ta. SỰ thất vọng và đau buồn đó sẽ dấy thành cơn giận dữ, dẫn đến các cuộc tranh cãi và thậm chí ẩu đả do cô khởi xướng. Cũng như đã từng biện minh cho những lỗi lầm của anh ta, giờ đây, cô lại tự gánh lấy mọi trách nhiệm. Cô cảm thấy chỉ có mình là người duy nhất phải nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ của đôi bên. Cô cảm thấy có lỗi và không ngừng tự hỏi tại sao mình lại giận dữ như thế và tại sao mình lại không đủ đáng yêu để anh ta phải thay đổi vì mình.
Với tha thiết muốn thay đổi người mình yêu thương, người phụ nữ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được điều đó. Họ bắt đầu hứa hẹn với nhau, rằng cô sẽ không càm ràm nếu anh không say xỉn, về khuya hoặc lăng nhăng nữa. Thế nhưng, chẳng ai trong số họ giữ được những lời hứa và cô lờ mờ nhận ra rằng mình hoàn toàn mất kiểm soát, chẳng những đối với anh ta mà còn đói với chính bản thân mình. Cô không thể ngăn mình khỏi việc tiếp tục đánh nhau, la mắng , dụ dỗ và năn nỉ anh ta. Lòng tự trọng của cô hoàn toàn tuột dốc.
Có thể họ vẫn tiếp tục mối quan hệ và cho rằng nguyên nhân của mọi rắc rối là các yếu tố bên ngoài chi phối, chẳng hạn như gia đình, bạn bè hay công việc. Cũng có thể mọi chuyện sẽ khá hơn trong một thời gian, nhưng chỉ là 1 thời gian ngắn mà thôi. Và chẳng mấy chốc, chuyện cũ sẽ lại tái diễn.
Đến lúc này thì người phụ nữ đã cạn kiệt mọi năng lượng lẫn thời gian. Khi đó, nếu họ có con cái thì đứa trẻ sẽ thiếu sự quan tâm của người lớn, thậm chí là bị bỏ rơi. Do vậy, mọi thứ đều trở nên ngừng trệ. Cuộc sống của họ chất đầy cay đắng và việc giữ thể diện trước mọi người trở thành 1 thử thách lớn. Việc thiếu tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng khiến người phụ nữ yêu mù quáng trở nên cô độc hơn. Họ đã đánh mất mối dây liên kết quan trọng với thực tế cuộc sống. Và chính vì thế, mối quan hệ với người đàn ông kia lại càng có dịp chiếm lĩnh toàn bộ cuộc sống của họ.
Ngày xưa. Chính lối sống vô trách nhiệm và nhu cầu được giúp đỡ của người đàn ông kia đã khiến họ say mê. Lúc ấy, họ tin rằng mình hoàn toàn có thể thay đổi được anh ta. Còn giờ đây, họ nhận ra mình đang phải đảm đương những gánh nặng của anh ta. Dù cảm thấy oán giận anh ta ghê gớm nhưng họ vẫn cảm thấy thích thú khi được kiểm soát mọi thứ, từ tài chính cho đến con cái trong gia đình.
Trong giai đoạn này, có thể người phụ nữ mắc phải chứng rối loạn ăn uống mà trước đây họ chưa từng bị. Nhằm tưởng thưởng cho những nỗ lực của bản thân cũng như để đè nén cơn giận và sự oán hận sôi sục trong lòng, cô bắt đầu sử dụng thức ăn như 1 chất gây nghiện nhẹ. Hoặc cũng có thể cô sẽ quên hẳn việc ăn uống do các chứng bệnh liên quan đến dạ dày cũng như thái độ sống “ tôi chẳng còn thời gian để ăn”. Hoặc cũng có thể cô sẽ quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống của mình để bù lại trạng thái mất kiểm soát đối với những cảm xúc cá nhân. Đến đây, những người phụ nữ này có thể bắt đầu lạm dụng rượu hoặc “ các chất gây nghiện có tính tiêu khiể “ khác, và các loại thuốc an thần sẽ thường xuyên có mặt trong cuộc sống của họ nhằm đối phó lại những tình huống mà họ cảm thấy hoàn toàn bất lực.
...
Và khi cơ thể bắt đầu suy kiệt vì căng thẳng, họ bắt đầu chuyển sang giai đoạn nguy kịch. Dấu hiệu nhận biết giai đoạn này rõ nhất chính là việc họ mất hẳn khả năng tư duy. Theo đó, họ không còn khả năng nhận định tình thế của mình được nữa. Lúc này, sự quẫn trí của người phụ nữ yêu mù quáng bắt đầu phát triển ở mức cao. Họ không còn khả năng đưa ra những chọn lựa của mình trong cuộc sống. Hầu hết những gì họ làm chỉ nhằm phản ứng lại người yêu của mình. Đối với họ, việc chuyển mối bận tâm sang người khác hoặc các thú vui khác cũng mang đầy sự ám ảnh.
Họ bắt đầu cay đắng và ghen tỵ với những người không phải chịu những tình cảnh như họ. Càng ngày, họ càng cảm thấy khó chịu đối với mọi điều xảy ra trong cuộc sống, thể hiện qua các mối xung đột ngày càng gia tăng với người bạn đời hoặc con cái trong gia đình.
Khi 1 người phụ nữ yêu mù quáng nhận ra rằng dù đã làm mọi thứ để thay đổi người đàn ông của đời mình nhưng vẫn thất bại , họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ 1 người nào đó, chẳng hạn như 1 nhà chuyên môn, để thay đổi được người họ yêu. Và điều quan trọng nhất ở đây là, nhà chuyên môn đó phải giúp họ nhận ra rằng, người cần được giúp đỡ và thay đổi chính là bản thân họ chứ không phải ai khác.
Điều này rất quan trọng bởi yêu mù quáng là 1 căn bệnh có quá trình tiến triển hẳn hoi.
Bệnh nghiện nam giới và sự phục hồi:
1. Nhu cầu được kiểm soát người khác cao, chọn bạn tình vô trách nhiệm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
2. Đảm nhận trách nhiệm và quan tâm đến người khác quá mức, do họ lớn lên trong gia đình thiếu tình thương.
3. Cảm thấy hấp dẫn trước những ngươi sống phụ thuộc vào họ.
4. Cố gắng “yêu” chồng/ bạn tình cũng như đã từng cố “yêu” cha mẹ mình.
5. Bắt đầu chối bỏ thực tế của mối quan hệ.
6. Ngày càng lệ thuộc tình cảm vào người đàn ông.
7. Nhu cầu cấp thiết phải thảo luận các rắc rối với nam giới.
8. Bắt đầu hoài nghi về cảm nhận bản thân.
9. Ngày càng chú tâm vào hành vi của chồng/ bạn tình.
10. Biện minh cho hành vi của đối phương với mọi người.
11. Luôn tìm cách che đậy rắc rối.
12. Cư xử hùng hổ với chồng/ bạn tình, mong muốn trả thù.
13. Cảm giác thất bại.
14. Luôn tìm cách kiểm soát thất bại của chồng/ bạn tình.
15. Luôn ăn năn vì đã xung đột với đối phương.
16. Cố né tránh chồng/ bạn tình bằng khoảng cách địa lý.
17. Mất dần các thú vui khác.
18. Gặp rắc rối trong công việc và tài chính, gánh lấy trách nhiệm của chồng/ bạn tình.
19. Né tránh gia đình và bạn bè.
20. Ăn uống vô độ hoặc thờ ơ với thức ăn.
21. Oán giận vô cớ.
22. Bắt đầu sử dụng các loại thuốc an thần.
23. Biểu lộ chứng rối loạn thần kinh.
24. Suy sụp thể chất.
25. Có thể hình thành thói quen lệ thuộc vào rượu hoặc các chất kích thích khác.
26. Ngoại tình, nghiện rượu, luôn nghĩ đến các thú vui bên ngafoi.
27. Đau khổ kéo dài.
28. Oán ghét những “ người bình thường”.
29. Suy nghĩ lệch lạc.
30. Không có khả năng tự khởi hành động.
31. Sợ hãi vu vơ, hoang tưởng.
32. Ngày càng bạo lực với chồng/ bạn tình, con trẻ.
33. Hoàn toàn bị ám ảnh bởi chồng/ bạn tình.
34. Có ý định tự tử.
35. Gặp các vấn đề nghiêm trọng về tình cảm dành cho bản thân và con trẻ.
36. Mọi nỗ lực kiểm soát cuộc sống đều thất bại.
37. Hoàn toàn thừa nhận thất bại.
38. Sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ.
39. Thành thật mong muốn được giúp đỡ bất kể chồng/ bạn tình có làm gì đi nữa.
40. Nhận biết “ yêu mù quáng” là 1 căn bệnh.
41. Biết rằng mình có thể hồi phúc, bất kể có sự hiện diện của chồng/ bạn tình hay không.
42. Đối diện với sự bất lực.
43. Bất đầu trị liệu theo nhóm.
44. Gặp gỡ các phụ nữ “ yêu mù quáng” đã hồi phục.
45. Bắt đầu suy nghĩ đúng đắn.
46. Bắt đầu có những hy vọng mới.
47. Tập trung vào bản thân thay vì chồng/ bạn tình.
48. Đón nhận những khả năng của cuộc sống mới.
49. Không còn lo sợ trước tương lai.
50. Được giúp đỡ trong việc cai nghiện.
51. Lấy lại lòng tự trọng.
52. Tham gia các buổi họp nhóm đều đặn.
53. Không còn có ý muốn lẩn trốn, bởi khả năng nói” không “ ngày càng mạnh mẽ.
54. Suy nghĩ thực tế.
55. Chấm dứt việc tạo điều kiện cho chồng/ bạn tình sống vô trách nhiệm.
56. Mọi thành viên cùng tham gia chương trình trân trọng những nỗ lực của họ.
57. Phát triển các mối quan tâm đến sức khỏe cá nhân.
58. Tái sinh tinh thần và lý tưởng của bản thân.
59. Được hỗ trợ trong việc nhìn nhận lại bản thân.
60. Trân trọng sự tiến triển của bản thân.
61. Gia tăng khả năng kiểm soát tình cảm.
62. Chấm dứt nhu cầu kiểm soát người khác.
63. Bước đầu đạt được niềm tin vào bản thân.
64. Lấy lại sự tin tưởng của con trẻ.
65. Chăm sóc diện mạo bản thân.
66. Sống hạnh phúc mà không phụ thuộc vào hành vi của chồng/ bạn tình.
67. Bước đầu nhận diện thói quen biện minh.
68. Gia tăng trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân.
69. Trị liệu theo nhóm và tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau.
70. Con đường lý thú và tươi sáng mở ra trước mắt, hứa hẹn những điều tốt đẹp chưa từng có.

Quyết tâm đạt được sự hồi phục còn đòi hỏi bạn phải gia giảm đáng kể hoặc bỏ hẳn thói quen uống rượu hay sử dụng các chất kích thích khác trong quá trình điều trị. Lý do là vì các chất kích thích đó sẽ cản trở bạn cảm nhận trọn vẹn những cảm xúc mới mẻ mà bạn sẽ khám phá trong thời gian này.
Quá trình bình phục của bạn diễn ra tương tự như khi bạn học 1 ngôn ngữ mới vậy. Nó buộc ta phải tiếp cận với cách phát âm hoàn toàn mới mẻ mà bạn sẽ không thể thuần phục được nó nếu không thường xuyên thực hành. Chỉ khi thực lòng theo đuổi chúng thì bạn mới có thể biến chúng thành thói quen của mình suốt đời.
Dừng việc kiểm soát và quản lý người bạn đời : nghĩa là bạn hãy từ bỏ vai trò động viên và tán thưởng người đàn ông của mình. Rất có thể bạn sử dụng phương thức này để khiến người ấy làm theo những gì bạn thích. Điều đó có nghĩa là cách làm đó đã trở thành công cụ để bạn lôi kéo, vận động anh ta. Tán thưởng và động viên cũng gần như trừng phạt; và khi bạn làm như thế nghĩa là bạn đang cố tìm cách kiểm soát cuộc sống của anh ta. Hãy nghĩ xem vì sao bạn lại khen ngợi người bạn đời của mình sau 1 việc làm nào đó ? Liệu đó có phải là nhằm tôn vinh giá trị anh ta hoặc để anh ta tiếp tục làm những gì bạn đã khen ngợi ? Thực tế, đó là để vận động, lôi kéo anh ta. Hay bạn phải làm thế để người ấy biết rằng bạn rất tự hào về anh ta ? Nếu thế thì những lời khen ngợi của bạn sẽ trở thành gánh nặng đối với anh ta. Hãy để người ấy tự phát triển niềm tự hào riêng từ những gì anh ta đã đạt được trong cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ phải gánh vác vai trò đáng ngại là trở thành mẹ của anh ta.
Tập chấm dứt việc luôn dõi theo cuộc sống của anh ta đồng thời tập trung vào cuộc đời của mình nhiều hơn. Thỉnh thoảng , khi bạn bắt đầu buông lơi mọi việc thì anh ta lại bắt đầu làm những việc khiến cho bạn lúc nào cũng phải chú ý đến anh ta và cảm thấy có trách nhiệm với hậu quả sự việc. Nhưng bạn hãy mặc kệ.Chính anh ta mới phải là người chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, chứ không phải bạn.
Tách biệt cái tôi của mình khỏi những cảm xúc của anh ta.
Để thực hiện được bước này, bạn phải biết nói không và không làm gì cả. Đây là 1 trong những nhiệm vụ khó nhất mà bạn phải thực hiện trong quá trình bình phục.
Bước này còn đòi hỏi bạn phải dám đối diện với những nỗi lo sợ khi nghĩ đến những gì có thể sẽ xảy đến với anh ta và mối quan hệ của 2 người nếu bạn không còn kiểm soát mọi thứ nữa. Hãy tập trung tìm cách chấm dứt nỗi lo sợ của mình thay vì tìm cách tác động đến anh ta.
Can đảm nhìn vào thực tế chứ không phải những gì bạn mong muốn nhìn thấy. Khi học cách từ bỏ thói quen kiểm soát, bạn cũng phải bỏ đi suy nghĩ “ mình sẽ hạnh phúc nếu anh ấy thay đổi” bởi rất có thể người bạn đời của bạn sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Vì vậy hãy học cách sống cuộc đời hạnh phúc cho riêng mình.
Một khi còn tập trung vào chuyện thay đổi 1 người nào đó mà mình lại hoàn toàn không thể ( tất cả chúng ta đều không thể thay đổi người khác, mà chỉ có thể thay đổi được chính bản thân mình ) thì bạn vẫn chưa thể tập trung mọi nguồn năng lượng của bản thân vào việc giúp đỡ chính mình. Nhưng điều đáng nói là việc thay đổi người khác thường hấp dẫn hơn thay đổi chính bản thân chúng ta rất nhiều.
Phần lớn cảm giác tuyệt vọng và sự điên cuồng mà bạn trải qua đều là do bạn luôn cố tìm cách quản lý và kiểm soát những gì mình không thể. Hãy thử nghĩ về những điều mà bạn đã cố làm : không ngừng giảng giải, van xin, đe dọa, dỗ dành , thậm chí là dùng cả bạo lực nhưng vẫn không thể làm cho mọi thứ khác đi. Và hãy nhớ lại cảm giác của bạn sau mỗi lần thất bại mà xem. Lòng tự trọng của bạn bị sút giảm nhiều hơn trong khi bạn lại cảm thấy lo lắng, tuyệt vọng và giận dữ hơn. Cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là hãy chấm dứt nỗ lực kiểm soát những điều mình không thể kiểm soát.
Cuối cùng, bạn nhất thiết phải chấm dứt thói quen kiểm soát của mình bởi vì người bạn đời của bạn hầu như không bao giờ thay đổi trước áp lực từ bạn. Dù anh ấy tìm cách xoa dịu bạn bằng cách hứa hẹn sẽ thay đổi, thì chắc chắn một lúc nào đó anh ta cũng sẽ trở lại thói quen cũ và khi đó, bạn sẽ càng cảm thấy oán giận hơn. Nếu bạn là lý do để anh ta từ bỏ 1 thói quen nào đó thì chính bạn cũng sẽ là lý do để anh ta trở lại đường cũ.
Bạn cần phải từ bỏ thói quen tỏ ra “ hữu ích”. Điều nực cười là việc bạn ngừng kiểm soát người mình yêu thương lại chính là điều hữu ích nhất mà bạn có thể và nên làm cho họ. Thật ra, cốt lõi của việc tỏ ra “hữu ích” chỉ là nhằm thể hiện cái tôi của mình. Nếu bạn thật sự muốn tỏ ra hữu ích, hãy ngừng kiểm soát và quản lý người mình yêu thương.
Khi bạn không còn ý muốn kiểm soát và quản lý người bạn đời của mình nữa, 1 số lớn năng lượng của bạn sẽ được giải phóng và bạn có thể dùng chúng vào việc khám phá, phát triển và củng cố bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ rằng bản thân bạn rất dễ bị cám dỗ trong việc tìm kiếm lẽ sống bên ngoài mình. Vì thế, hãy kiềm chế xu hướng trượt dốc này và tập trung vào bản thân.
Bạn cũng sẽ phải học cách sống không có những cao trào cảm xúc như khi sống trong những mối quan hệ thăng trầm, căng thẳng. Nhiều phụ nữ yêu mù quáng đã chôn vùi cảm xúc của bản thân sâu đến nỗi họ cần phải có tác động từ những cảm xúc căng thẳng, hồi hộp từ những lần cãi vã, đánh nhau, chia tay rồi tái hợp thì mới cảm thấy mình đang sống. Hãy cảnh giác. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt vì chẳng cảm thấy gì ngoài thế giới nội tâm của mình. Nhưng nếu bạn vượt qua được cảm giác đó, bạn đã bước qua được giai đoạn tiếp theo của quá trình bình phục.
Làm phong phú bản thân
Có nghĩa là bạn hãy chủ động tìm kiếm cho mình những niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn quá bận bịu vì lúc nào cũng chạy theo người ấy đồng thời đánh mất cuộc sống riêng của mình thì hãy thử bắt đầu tìm kiếm xem liệu còn có điều gì khác thu hút bạn hay không.Đối với phụ nữ yêu mù quáng, vì đã xem người đàn ông đó là tất cả cuộc đời mình trong suốt 1 thời gian dài nên họ sẽ cảm thấy khó chịu khi chuyển mối quan tâm của mình sang chính bản thân. Mỗi tuần, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui bằng cách thực hiện 1 điều gì đó mới mẻ.
Nói tóm lại là bạn phải làm những điều mà trước nay không đủ can đảm thực hiện.
Bạn sẽ phải đối diện với cảm giác trống trải khi không còn chú tâm vào người khác nữa. Đôi lúc sự trống trải đó lớn đến nỗi bạn cảm thấy hoang hoác trong lòng. Hãy sống chan hòa với sự trống trải đó và hiểu rằng đây chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi. Một khi đã trải nghiệm thấu đáo cảm xúc đó và biết chấp nhận bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy ấm áp hơn.
Bạn càng độc lập với nam giới thì bạn càng có khả năng trở thành 1 người vợ, người yêu lý tưởng. Và một phụ nữ hấp dẫn bao giờ cũng có khả năng tìm được 1 người đàn ông tốt hơn.
Tỏ ra quá hữu ích và luôn tập trung vào người khác là một phần của căn bệnh mà bạn đang mang.
Nếu tin rằng mình có bệnh, bạn cũng cần nhận thức rằng căn bệnh đó có thể sẽ tái phát. Nếu không thường xuyên cảnh giác, có thể bạn sẽ đi vào vết xe đổ trước đây; tức là suy nghĩ , cảm nhận và hành động như xưa. Làm việc với những người mới tham gia chữa trị sẽ gisp bạn nhớ lại những khoảnh khắc yếu đuối của mình ngày trước cũng như làm thế nào mình đạt được 1 cuộc sống tinh thần khác biệt như ngày nay.
Sau đây là những đặc điểm của 1 người phụ nữ đã thoát khỏi tình trạng yêu mù quáng:
1. Họ hoàn toàn chấp nhận bản thân, ngay cả khi muốn thay đổi một phần nào đó trong con người mình. Đây chính là nền tảng của tình yêu bản thân và lòng tự trọng, nghĩa là biết nuôi dưỡng bản thân cẩn thận đồng thời phát triển cá nhân có mục đích.
2. Họ chấp nhận con người thật của mọi người xung quanh mà không hề có ý muốn thay đổi người đó.
3. Họ cảm nhận sâu sắc nhu cầu và thái độ của bản thân về mọi khía cạnh diễn ra trong cuộc sống của mình, kể cả đời sống t.ình d.ục.
4. Họ nâng niu mọi khía cạnh của bản thân : tính cách, diện mạo, niềm tin và giá trị cá nhân, thú vui cũng như những thành tựu đạt được. Họ công nhận giá trị bản thân thay vì phụ thuộc vào 1 mối quan hệ nào đó để cảm nhận được điều đó.
5. Họ tự tin về bản thân và có thể sống thoải mái cùng mọi người, đặc biệt là những nam giới cũng tốt đẹp như họ. Họ không cần được người khác nương nhờ mới cảm thấy mình có giá trị.
6. Họ cho phép bản thân sống cởi mở và tin cậy vào những người thích hợp. Họ không ngại bộc lộ bản thân ở mức độ sâu sắc nhưng cũng không để những người không thật sự yêu mến họ lợi dụng.
7. Họ biết băn khoăn về mối quan hệ hiện tại :” Mối quan hệ này có tốt cho mình không ? Liệu nó có giúp mình phát huy mọi khả năng của bản thân ?”
8. Khi mối quan hệ ảnh hưởng không tốt đến mình, họ có thể dứt bỏ nó mà không cảm thấy đau khổ hay tuyệt vọng. Họ có bên cạnh nhiều người thân, bạn bè và các thú vui lành mạnh khác để có thể vượt qua được điều đó.
9. Họ coi trọng sự bình yên trong tâm hồn mình. Tất cả mọi mâu thuẫn, đấu tranh, bi kịch, xáo trộn của quá khứ đều không còn hấp dẫn với họ nữa. Họ biết tự bảo vệ bản thân, sức khỏe cũng như sự an vui của mình.
10. Họ hiểu rằng để có được 1 mối quan hệ tốt đẹp thì 2 người phải cùng chia sẻ những giá trị, thú vui, mục tiêu chung, đồng thời cả hai đều phải có khả năng yêu thương. Họ cũng hiểu rằng mình xứng đáng nhận được những gì tốt đẹp nhất mà cuộc sống trao tặng.
Một khi đã chấp nhận và yêu quý bản thân, chúng ta đã sẵn sàng thực hành có ý thức bài tập “là chính mình” mà không phải diễn trò có tính toán để được người khác yêu thương hay thừa nhận. Có thể ta cảm thấy mình kỳ quặc hoặc dễ bị tổn thương khi chỉ là chính mình. Khi phải tự đấu tranh để bản thân tin rằng mình thật sự đáng yêu ( mà thực tế là thế ), và xứng đáng với tình yêu của 1 ai đó, rất có thể đôi lúc ta cảm thấy thèm được diễn 1 trò nào đó để làm vừa lòng người ấy. Tuy nhiên, nếu quá trình bình phục của ta đã đạt được 1 mức độ nhất định thì ta sẽ biết cách từ chối ý muốn quay trở lại cách sống và lối suy nghĩ cũ.
Chẳng phải sự đau khổ đã níu chân chúng ta . Chúng ta vẫn thường chịu đựng những mức độ khác nhau của sự đau khổ mà không hề biế đến khái niệm giải thoát, trừ khi ta chịu thay đổi. Điều níu chân chúng ta chính là sự sợ hãi, sợ những điều mình chưa biết.

 
×
Quay lại
Top