Tâm lý học về sự cay đắng: 10 bài học quan trọng

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
image43.jpg


10 điều bạn nên biết về sự cay đắng

Nhà nghiên cứu Wrosch sau một nghiên cứu mới về tuổi già và rối loạn trầm cảm đã chia sẻ các mẹo để làm thế nào không biến mình trở thành một ông già (hoặc bà già) cau có.

Wrosch nói về tầm quan trọng của việc học cách buông bỏ khi bạn ngày càng lớn tuổi, và chia sẻ những bài học khác về sự cay đắng từ nghiên cứu của ông với Jesse Renaud trong cuốn sách mới Embitterment.

BÀI HỌC #1 Sự cay đắng theo sau những trải nghiệm không mong muốn - những thất bại, sự thất vọng, đình đốn - được xem là nằm ngoài tầm kiểm soát của một người.

Wrosch nói: "Đặc tính của những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta cảm nhận khi sự việc không thành công có thể phụ thuộc vào cách chúng ta đánh giá những lý do cho thất bại. Nếu chúng ta cho rằng bản thân mình chịu trách nhiệm thì chúng ta có thể cảm thấy hối tiếc và buồn bã. Tuy nhiên, nếu chúng ta cảm thấy đó không phải là lỗi của chúng ta, mà người khác phải chịu trách nhiệm cho vấn đề, thì khi ấy chúng ta có thể cảm thấy tức giận hoặc cay đắng."

image44.jpg


BÀI HỌC #2 Sự cay đắng xuất hiện khi một người tin rằng, phải quấy, những người khác có thể ngăn chặn kết quả không mong muốn. Còn sự hối tiếc thì liên quan đến việc đổ lỗi cho bản thân.

Wrosch nói: "Các nhà tâm lý đã chỉ ra những hiện tượng nào đó, ví dụ như hối tiếc, không hoàn toàn thuần tuý là cảm xúc. Chúng liên quan đến việc xây dựng những ý nghĩ cụ thể gắn liền với một thực tại khác. Một số người có thể nghĩ rằng 'Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn thì tôi đã có được một công việc tốt hơn.' Điều tương tự có thể đúng với sự cay đắng, ngoại trừ kịch bản có liên quan đến người khác: 'Nếu đồng nghiệp không can thiệp vào công việc của tôi thì tôi đã hoàn thành dự án đúng hạn.'


BÀI HỌC #3 Sự cay đắng cũng giống như những cảm xúc tiêu cực khác, có thể tiên đoán về bệnh tật thể lý.

Wrosch nói:

"Tâm lý học Sức khoẻ đã cho thấy những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến những phản ứng stress và phóng thích hóc-mon cortisol. Mức độ hóc-mon cortisol cao kinh niên có thể làm gián đoạn các hệ thống khác trong cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch. Nếu điều này xảy ra, nó có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của một người trước một số loại bệnh."


BÀI HỌC #4 Để quản lý sự cay đắng, những người đã thất bại nên đánh giá về khả năng đạt được mục tiêu nếu họ quyết định thử lại.

Wrosch nói: "Những mong đợi về kết quả được cho là hoặc kích thích người đó tiếp tục nỗ lực nếu lạc quan hoặc từ bỏ nếu bi quan. Nếu bạn có thể vượt qua vấn đề đem đến sự cay đắng, ví dụ như khi một người không được thăng tiến nhưng vẫn có thể được ứng cử lại, thì sự kiên trì có thể mang lại phần thưởng. Đôi lúc thì không, như khi một cuộc hôn nhân tan vỡ."


BÀI HỌC #5 Nếu sự thành công là không thể đạt được, thì những người đó nên chuyển sang những mục tiêu khác.

Wrosch nói: "Buông thả mục tiêu có thể ngăn chặn sự thất bại lặp đi lặp lại và những cảm xúc tiêu cực đi cùng, và mức hóc-mon cortisol thấp hơn, ít viêm nhiễm hơn, và ít vấn đề về sức khoẻ hơn. Tuy nhiên, con người cũng cần tìm được những hoạt động có ý nghĩa mới. Họ phải tái dấn thân - tìm một công việc khác hoặc một người yêu khác. Tái dấn thân đến lượt nó cho thấy là dự đoán về những mức cảm xúc tích cực cao hơn và ý nghĩa trong cuộc sống."


BÀI HỌC #6 Người đang cảm thấy cay đắng nên thử làm hoà, chịu trách nhiệm và vượt qua trò chơi đổ lỗi.

Wrosch nói: "Con người thường cảm thấy cay đắng trong bối cảnh họ đổ lỗi cho người khác về vấn đề. Trong một số trường hợp, những người đó có thể là một phần của giải pháp, như khi một người bạn đời cần giúp đỡ để hàn gắn một cuộc hôn nhân đang trục trặc. Trong những trường hợp đặc biệt đó, người đang cảm thấy cay đắng có thể phải thay đổi những quy kết đổ lỗi của họ vì họ có thể mắc vào những rắc rối mới với người khác."


BÀI HỌC #7 Những người lớn tuổi nhìn chung trải nghiệm nhiều nỗi thất vọng có thể dẫn đến sự cay đắng.

Wrosch nói:

"Các cơ hội để thực hiện một loạt mục tiêu bị thay đổi theo tuổi tác trong xã hội chúng ta. Ví dụ, bạn khó mà trở thành bác sỹ hoặc chơi ở NFL ở độ tuổi 50. Khả năng tự điều chỉnh trở nên đặc biệt quan trọng để xử lý với những mất mát đang gia tăng và bảo vệ sự yên an tinh thần. Những người hay đổ lỗi cho người khác vì không đạt được tiềm năng của họ có thể gặp vấn đề trong việc vượt qua trạng thái cay đắng. Họ phải điều chỉnh lại những khao khát và mục tiêu của họ."


BÀI HỌC #8 Phần lớn những người lớn tuổi có thể dễ dàng buông bỏ những mục tiêu phi thực tế và cam kết với những mục tiêu, công việc ý nghĩa khác.

Wrosch nói:

"Khả năng điều chỉnh mục tiêu được cải thiện khi con người lớn tuổi. Có lẽ nó dựa vào kinh nghiệm sống. Theo thời gian, những người nhận ra rằng họ có thể điều chỉnh và sống cuộc đời hạnh phúc, như một người muốn trở thành bác sỹ nhưng sau đó lại làm y tá, có thể quản lý những hoàn cảnh đó tốt hơn. Khả năng này đặc biệt hữu ích cho việc duy trì hạnh phúc ở tuổi già, khi nhiều người bị suy giảm sức khoẻ có thể làm giới hạn một số mục tiêu."

BÀI HỌC #9 Những người lớn tuổi không thể kìm lại nỗi cay đắng của họ có thể làm tổn hại đến sức khoẻ và hạnh phúc của họ.

Wrosch nói:

"Không may là, không phải khả năng điều chỉnh lại mục tiêu của tất cả mọi người đều tăng theo tuổi tác. Những người gặp khó khăn trong việc điều chỉnh mục tiêu có thể trở nên rất dễ bị tổn thương trước những vấn đề tâm lý lớn. Trong nghiên cứu gần đây của chúng tôi trong Tâm lý học Sức khoẻ, chúng tôi chỉ ra rằng những người lớn tuổi không có khả năng buông bỏ những mục tiêu không thể đạt được, nhưng trải nghiệm sự khởi đầu của tình trạng khuyết tật chức năng, cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong triệu chứng trầm cảm theo thời gian."


BÀI HỌC #10 Nếu sự cay đắng vẫn còn dai dẳng, hãy đi tham vấn tâm lý.

Wrosch nói:

"Sự cay đắng có thể bị kích hoạt bởi những sự kiện gắn liền với cảm giác của sự bất công. Nếu bạn không thể tự xử lý những cảm xúc đó thì hãy xem xét đến việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Một số nhà lâm sàng thông báo rằng sự cay đắng có thể là kết quả của chứng rối loạn cay đắng hậu sang chấn (Post-Traumatic Embitterment Disorder (PTED)*, nó có thể phát triển sau những sự kiện cuộc sống tiêu cực trầm trọng và đòi hỏi sự điều trị phù hợp."

* PTED LÀ GÌ?

Bác sỹ tâm thần Michael Linden, người đề xuất chứng rối loạn tâm thần mới này vào năm 2003, nói:

PTED là một trạng thái tinh thần nghiêm trọng trước sự trỗi dậy của một sự kiện cuộc sống tiêu cực, chủ yếu là sự bất công và nhục nhã. Bệnh nhân cảm thấy cay đắng, thu mình khỏi những hoạt động xã hội, than phiền về nhiều triệu chứng thần kinh, cảm thấy chán nản và nuôi dưỡng ý nghĩ tự tử cũng như ý nghĩ giết người và tự tử. Họ thường bị chẩn đoán nhầm là đang mắc rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách.


Rubi dịch

Nguồn: https://www.theatlantic.com/health/archiv...4/#slide11
 
×
Quay lại
Top