Tại sao con người quá hoài nghi.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : "The Trust Gap: Why People Are So Cynical"
Spring.org.uk.

Làm thế nào mà bạn tin rằng những người khác ít đáng tin hơn chính bạn ? Đã có bằng chứng vững chắc cho thấy, theo trung bình, chúng ta khá hoài nghi về bản chất con người.

Khi nghĩ về những người lạ, các nghiên cứu cho thấy con người nghĩ về người khác là có động cơ ích kỷ hơn và ít giúp đỡ hơn so với thực tế.

Tương tự như vậy, trong những trò chơi tài chính mà các nhà tâm lý thực hiện trong phòng thí nghiệm, con người đặc biệt hoài nghi về tính đáng tin của những người khác.In one experiment people honoured the trust placed in them between 80% and 90% of the time, but only estimated that others would honour their trust about 50% of the time.

Sự hoài nghi của chúng ta đối với người lạ có thể bộc lộ từ rất sớm , khoảng 7 tuổi (Mills & Keil, 2005). Đáng ngạc nhiên là mọi người thậm chí còn quá hoài nghi về những người thân yêu của họ, giả định rằng họ sẽ hành xử ích kỷ hơn họ thực sự làm (Kruger & Gilovich, 1999).

Mọi người thường nói rằng chính kinh nghiệm đã gây ra sự hoài nghi này hơn là 1 nhược điểm trong bản chất con người. Điều này là đúng, nhưng chỉ đúng trong một phương diện đặc biệt.

Hãy nghĩ về điều đó giống như thế này : lần đầu tiên bạn tin tưởng 1 người xa lạ và bị phản bội nên việc tránh tin tưởng những người lạ trong tương lai là hợp lý. Vấn đề là khi chúng ta không bao giờ tin tưởng người lạ thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy tính đáng tin  thực sự của mọi người là như thế nào. Kết quả là sự đánh giá của chúng ta về họ bị thống trị bởi nỗi sợ hãi.

Nếu lập luận này là đúng thì chính sự thiếu vắng những kinh nghiệm đã dẫn đến sự hoài nghi của mọi người, đặc biệt là thiếu những kinh nghiệm tích cực trong việc tin tưởng những người lạ. Quan điểm này đã được kiểm tra trong 1 nghiên cứu mới được xuất bản trong " Psychological Science ". Fetchenhauer và Dunning (2010) đã thiết lập 1 kiểu thế giới lý tưởng trong phòng thí nghiệm , nơi mà mọi người được cung cấp những thông tin chính xác về sự đáng tin của những người xa lạ , để xem thử nó có làm giảm bớt sự hoài nghi của họ không.

Họ tuyển 120 người tham gia vào 1 trò chơi gọi là " sự tin cậy về kinh tế ". Mỗi người được phát cho 7.5 euro và được hỏi nếu họ thích trao số tiền đó cho ai khác. Nếu người khác cũng thực hiện quyết định tương tự như vậy thì số tiền sẽ tăng lên 30 euro. Sau đó họ được hỏi hãy đánh giá xem liệu người khác sẽ chọn cách tặng cho họ một nửa số tiền thắng được không.

Những người tham gia được xem 56 video ngắn về những người đang chơi. Các nhà nghiên cứu thiết lập 2 hoàn cảnh thí nghiệm, một là bắt chước những gì xảy ra trong thế giới thực, và một kiểm tra về 1 bối cảnh của thế giới lý tưởng :
 
Hoàn cảnh cuộc sống đời thực : ở nhóm này, những người tham gia chỉ được nói về quyết định của những người khác khi họ quyết định tin tưởng người khác. Ý tưởng ở đây là hoàn cảnh này mô phỏng cuộc sống đời thực. Bạn chỉ phát hiện thấy những người khác là đáng tin khi bạn quyết định tin tưởng họ. Nếu bạn không tin tưởng ai, bạn sẽ không bao giờ phát hiện được liệu họ có đáng tin hay không.

Hoàn cảnh thế giới lý tưởng : ở đây những người tham gia được cung cấp những phản hồi về tính đáng tin của những người khác cho dù họ có quyết định tin người khác hay không. Hoàn cảnh này mô phỏng 1 thế giới lý tưởng , nơi mà tất cả chúng ta đều biết từ kinh nghiệm về sự đáng tin của mọi người là như thế nào ( đáng tin nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ )
 
Một lần nữa nghiên cứu này cho thấy con người đặc biệt hoài nghi về người lạ. Những người tham gia trong nghiên cứu này nghĩ rằng chỉ có 52% số người họ nhìn thấy trong video là có thể tin tưởng để chia sẻ số tiền họ thẳng được. Nhưng mức độ đáng tin thật sự là 80%. Đó là tính hoài nghi.

Dù sao thì sự hoài nghi cũng nhanh chóng bị phá vỡ bằng cách cung cấp cho những người tham gia những phản hồi chính xác về tính đáng tin của người khác. Mọi người sống trong hoàn cảnh thế giới lý tưởng nhận thấy những người khác có thể là đáng tin ( họ nâng sự đánh giá của mình lên 71% ) và cũng tin tưởng vào bản thân hơn, trao tiền cho người khác đến 70.1% thời gian.

Mọi người trong điều kiện thế giới lý tưởng thậm chí có thể được thấy là bỏ rơi sự hoài nghi của họ khi cuộc nghiên cứu tiếp tục diễn ra, trở nên tin tưởng hơn khi họ nhận thấy những người khác là đáng tin. Điều này cho thấy mọi người không phải vốn sẵn là hoài nghi, nó chỉ là chúng ta không luyện tập đủ về sự tin tưởng.

Điều không may là chúng ta không được sống trong hoàn cảnh thế giới lý tưởng và chỉ nhận được phản hồi khi chúng ta quyết định tin tưởng người khác. Điều này đặt chúng ta vào thế phải tin vào những nghiên cứu tâm lý học giống như nghiên cứu này để nói cho chúng ta biết rằng những người khác là đáng tin hơn chúng ta tưởng ( hoặc ít nhất những người tham gia trong những nghiên cứu tâm lý học là đáng tin ).

Nếu bạn cố gắng tin tưởng người khác, bạn sẽ phát hiện thấy họ sẽ thường xuyên đền đáp lại sự tin tưởng đó, dẫn đến bạn càng trở nên tin người khác hơn. Mặt khác, nếu bạn không bao giờ tin tưởng bất cứ ai, ngoại trù những người gần gũi và thân yêu nhất , thì sau đó sẽ đi đến chỗ là bạn trở nên hoài nghi nhiều hơn đối với những người lạ.
 
×
Quay lại
Top