Tác dụng của nhân sâm trong việc chữa bệnh

nhansamhan

Thành viên
Tham gia
29/6/2018
Bài viết
0
Nhân sâm là một loại thảo dược quý đã được con người biết đến và sử dụng từ 1.500 năm trước. Trong y học phương Đông, nhân sâm được sử dụng như là phương thuốc thần kỳ đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Đông y: “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”.

Nhân sâm có chứa nhiều glucoxit nhân sâm, acid amin, các loại chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, tinh dầu, adcid sunfuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường glucose, vitamin A, B1, B2, C…

Sau đây là một số tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người :

1.Ngăn chặn bệnh ung thư

Nhân sâm chứa ginsenosides, loại chất được cho là có đặc tình chống ung thư. Ginsenosides ức chế sự phát triển chu trình tế bào, do đó làm chậm lại quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư. Nếu bạn đã được chuẩn đoán mặc bệnh ung thư, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng nó thường xuyên.

– Nhân sâm là thực phẩm chức năng nên chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị ung thư, không phải là thuốc thay thế để chữa bệnh

– Không phải loại nhân sâm nào cũng có tác dụng như nhau. Hiệu quả của nhân sâm còn phụ thuộc vào hàm lượng Ginsenosides.

– Nhiều loại Hồng sâm hàn quốc phân phối trên thị trường, hàm lượng sâm rất nhỏ (2-5%) nên không có hiệu quả.


2. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Adaptogen có trong nhân sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào bạch cầu và kháng thể trong máu. Điều này giúp bạn chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng khác.

3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một lợi ích sức khỏe khác mà người thường xuyên uống nhân sâm có được là cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua việc ức chế sự kết tập tiểu cầu và duy trì mức cholesterol. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy nhân sâm có thể khiến bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người mặc bệnh cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại nhân sâm nào.

>> Tham khảo 1 số loại nhân sâm tươi hàn quốc.

4. Làm giảm mệt mỏi

Nhân sâm được biết đến như một phương thuốc giúp giảm mệt mỏi và tăng cường hệ thống thần kinh. Uống một cốc trà nhân sâm mỗi ngày là cách để chống lại mệt mỏi do căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên nghỉ 1 tuần không uống trà nhân sâm nếu đã uống nó liên tục 5 tuần trước đó. Quãng thời gian nghỉ này sẽ giúp bạn tránh các tác dụng phụ do uống nhân sâm quá nhiều như mất ngủ, huyết áp thấp và bồn chồn.




5. Điều trị bệnh tiểu đường

Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhân sâm có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu của những người mắc tiểu đường type 2. Tuy nhiên, do những tác dụng lâu dài của nhân sâm vẫn chưa được biết và cách thức tương tác của nó với thuốc kê toa tiểu đường cũng chưa được nghiên cứu nên các bệnh nhân tiểu đường không được tự ý sử dụng nó nếu không có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.

6. Giảm căng thẳng

Ginsenosides tìm thấy trong nhân sâm có thể làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và khắc phục tình trạng tính khí thất thường. Vì vậy mà nhân sâm là loại thảo mộc tuyệt vời trong việc chống trầm cảm. Hãy uống một viên nhân sâm hay một tách trà 3 lần mỗi tuần nếu bạn thấy tâm trạng không tốt hay công việc quá vất vả.

7. Giảm cholesterol

Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhân sâm có tác dụng rất lớn trong việc giúp làm giảm cholesterol xấu. Các nhà nghiên cứu cho rằng ginsenoside có trong nhân sâm chính là loại chất có tác dụng giảm cholesterol.


8. Tăng cường khả năng chịu đựng

Ngoài tác dụng làm giảm mệt mỏi, adaptogen còn giúp cải thiện năng lượng và tăng khả năng chịu đựng. Vì vậy, nhân sâm là loại thuốc bổ tuyệt vời dành cho các vận động viên.

9. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Ở Châu Á, nhân sâm thường được sử dụng như một phương thuốc để điều trị rối loạn dạ dày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và khó tiêu.

10. Kích thích chức năng t.ình d.ục của nam giới

Nhân sâm từ lâu đã được dùng để chữa bệnh bất lực ở nam giới. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, nhân sâm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự cương dương và làm gia tăng số lượng cũng như chất lượng t.inh tr.ùng. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng nhân sâm cùng với thuốc theo toa.
 
×
Quay lại
Top