Suy nghĩ cấm đoán (Forbidden thinking)

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tại sao tất cả chúng ta đều có những ý nghĩ đen tối đó, và tại sao một số người dính chặt vào những ý nghĩ đó.

25563-30330.jpg


Tất cả chúng ta đều có những thôi thúc đen tối (động lực ngầm). Không ai trong chúng ta muốn chúng. Nhưng, những nỗ lực để kìm nén chúng lại có thể gây hại. Xin cảnh báo trước: lực lượng lao động trong hệ thống giá trị của nền văn hoá chúng ta có thể làm chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước những ý nghĩ cấm đoán--và ít khả năng để đương đầu với chúng.

Bạn đã từng có ý nghĩ lừa dối bạn đời của bạn chưa? Còn ý nghĩ tát vào mặt một đồng nghiệp đáng ghét thì sao? Hoặc đâm vào một số tên ngốc trên đường cao tốc? Bạn đã từng có những ý nghĩ về điều cấm kỵ hoặc t.ình d.ục hoang dại chưa? Hoặc ly dị? Hoặc bỏ nhà? Còn ý nghĩ h.ãm hại một ai đó thân thiết thì sao? Hoặc thậm chí h.ãm hại bản thân bạn? Cũng có những thứ lành hơn: ví dụ, Bạn có tưởng tượng về thức ăn khi bạn đang ăn kiêng? Có ai chưa từng hả hê trước sự bất hạnh của người khác hoặc thèm muốn ngôi nhà, chiếc xe hơi hoặc lối sống hào nhoáng của một người hàng xóm khi chúng ta muốn tưởng tượng bản thân có cuộc sống như thế?

Vài người trong chúng ta sẽ bác bỏ quan điểm cho rằng con người dành nhiều thời gian để nghĩ về những ý nghĩ mà tốt hơn không nên nghĩ tới.

Đa số chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện những thôi thúc bị cấm đoán của chúng ta. Nhưng sự thật là chúng ta có thể nghĩ về những ý nghĩ đó cũng có thể làm chúng ta quá lo lắng đến nỗi chúng ta tốn nhiều nỗ lực kìm nén và giữ chúng bí mật. "Tôi không thể kể với chồng tôi", Beth nhớ lại, một người mẹ dịu dàng của ba đứa con, sau khi trải qua những suy nghĩ điên rồ về việc làm hại các con của cô. "Tôi dành nhiều thời gian tự hỏi bản thân, 'Điều này có ý nghĩa gì? Tôi đang bị bệnh?"

Chừng nào loài người còn tán dương những sức mạnh sáng tạo của tâm trí, thì chúng ta bị buộc phải đối mặt với phần đen tối, xấu xa của trí tưởng tượng: những ý nghĩ quá xấu hổ, quá đáng sợ, quá trái ngược với tục lệ xã hội và những nguyên tắc của riêng chúng ta mà chúng ta giật mình vì ghê tởm hoặc sợ hãi. Năm 1852, gần ba thập kỷ trước sự trở lại của tâm lý học hiện đại, tác giả Herman Melville cung cấp một trong những quan sát sâu sắc về cuộc sống của tâm trí. "Một người rùng mình suy nghĩ," ông viết, "điều bí ẩn trong tâm hồn,...mặc cho cái tôi vô tội của cá nhân đó, sẽ vẫn mơ về những giấc mơ kinh khủng, và thì thầm những ý nghĩ không nên nói đến."

Trong quá khứ, chúng ta đổ lỗi cho Cái ác vì những thôi thúc xấu xa đó, hoặc đổ lỗi cho nhân cách đạo đức yếu kém của chính mình. Chúng ta không xem những suy nghĩ tương đương với hành vi, và quở trách bản thân-hoặc bị người khác quở trách-để mỗi lần đều chà đạp lên những thứ tạp nham không thích đáng. (Không phải ngẫu nhiên mà, năm trong số bảy tội lỗi chết người - tức giận, hám lợi, ghen tỵ, tham lam, và dục vọng--chỉ cụ thể về những trạng thái của tâm trí.)

Thậm chí ngày nay, sau hơn một thế kỷ khám phá khoa học về tâm trí, "những ý nghĩ không nên nói đến" của Melville vẫn nêu ra những câu hỏi khó giải thích. Điều gì gây ra chúng? Liệu chúng phản ánh cái tôi "đích thực" của chúng ta? Liệu chúng nên được xem như những dấu hiệu cảnh báo? Một số ý nghĩ thực sự không có giới hạn? Nếu vậy, khi một ý nghĩ vượt qua ranh giới, và nó nên được xử lý như thế nào?

Chúng ta biết về những nguy hại của sự chối bỏ, phủ nhận, và chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc chấp nhận ngay cả những phần kém hoàn hảo của bản thân chúng ta. Nhưng trong một nền văn hoá được định nghĩa ngày càng sâu về những câu chuyện về sự rối loạn chức năng tâm lý, trong một thế kỷ qua, được nhấn mạnh với hành động tàn bạo có chủ tâm, thì một số thứ do bộ não của chúng ta gợi lên vẫn có sức mạnh đủ làm chúng ta khiếp sợ. "Đối với nhiều người, nó giống như việc khám phá ra họ có một con thú bên trong họ,"nhà xã hội học Pepper Schwartz ở đại học University of Washington nói, người nghiên cứu về những huyễn tưởng t.ình d.ục. "Cảm giác thường là 'Lạy Chúa! Tôi là một trong những người lập dị mà bạn đọc trên báo sao?"

Được tranh cãi trong nhiều thế kỷ như là một câu hỏi về đạo đức hoặc triết học, nhan đề của những suy nghĩ cấm đoán đã trở thành một chủ đề tâm lý học thú vị, và nghiên cứu thu được một số dữ liệu hấp dẫn. Những suy nghĩ cấm đoán - những suy nghĩ mà chúng ta cảm thấy mình không nên có vì chúng vi phạm những đạo lý văn hoá không thành văn, nhưng có tính thâm căn cố đế, và phổ quát truyền thống, dù nội dung cụ thể khác nhau ở các nền văn hoá, dân số và những giai đoạn lịch sử. Ví dụ, những huyễn tưởng t.ình d.ục không mong muốn, thường bao gồm những hành vi mà nền văn hoá của chúng ta cho rằng chúng không phù hợp, như ngoại tình, t.ình d.ục đồng giới, loạn luân và cưỡng hiếp. Những suy nghĩ cấm đoán mà chúng ta có thể có về người khác thường bao gồm những kiểu mẫu mà thường không được xã hội tán thành. Những suy nghĩ cấm đoán có một phẩm chất ở chúng lại có đặc điểm: Những thứ mà chúng ta không nên nghĩ đến dường như là lại là thứ quyến rũ nhất.

Chúng rõ ràng có liên quan đến những cơ chế đưa ra quyết định của chúng ta, khả năng phân biệt "đúng" và "sai" của chúng ta, và khả năng tránh những hậu quả nguy hiểm, không có lợi của chúng ta. Chúng cũng có thể được gắn liền với những quá trình sáng tạo của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng có thể thoát khỏi tầm kiểm soát. Trong những trường hợp cực đoan, những suy nghĩ cấm đoán có thể trở nên quá mạnh mẽ đến nỗi chúng bùng phát thành hành động thực tế. Chúng lặp lại khá thường xuyên và trở nên "mắc kẹt", không thể xua đuổi được, và làm hại khoẻ thể chất và tinh thần của chúng ta.

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào quá trình kìm nén ý nghĩ - đó là, những cách thức mà chúng ta cố gắng để xua đuổi những suy nghĩ không mong muốn- và những hậu quả của sự kìm nén. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu xem làm thế nào và tại sao những ý nghĩ nào đó lại trở thành sự cấm đoán ngay từ lúc đầu. Thứ xuất hiện là một bức tranh xuất hiện phức tạp và hấp dẫn của tâm trí, bao gồm mọi thứ từ gen cho đến những chất dẫn tuyền thần kinh và lòng tự trọng và "những giá trị gia đình". Cuối cùng, nhan đề của suy nghĩ cấm đoán dựa vào bản lĩnh tin vào chính mình.

SINH RA ĐỂ LO LẮNG

Các nghiên cứu cho rằng tính dễ bị tổn thương cá nhân của chúng ta trước những suy nghĩ cấm đoán phần nào là được thừa hưởng, và rằng một số người đơn giản là "bẩm sinh" hay chìm đắm trong những suy nghĩ lo lắng. Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy gần như tất cả chúng ta có thể bị tổn thương thông qua nhiều ảnh hưởng bên ngoài - trong nhiều trường hợp, những ảnh hưởng đó được tăng cường. Trong thực tế, một số nhà tâm lý suy đoán rằng hệ giá trị dễ dãi và hay thay đổi của nền văn hoá chúng ta có thể làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước những suy nghĩ cấm đoán--Và ít có khả năng để đương đầu với chúng.

"Có một thời, chúng ta có nhiều tiêu chuẩn hạn hẹp hơn về những ý nghĩ nào là đúng và sai - và hầu như mọi thứ là sai" Schwartz ở đại học University of Washington nói. "Ngày nay, những ranh giới đó nằm ở đâu là ít rõ ràng hơn." Và không có những ranh giới xã hội đó, nhiều nhà tâm lý học nói, con người có thể bù đắp quá mức với những ranh giới tự đặt ra không thực tế--và vô ý tạo ra những kiểu suy nghĩ "cấm đoán".

Điều này đặc biệt phổ biến trong mảng t.ình d.ục. Nền văn hoá của chúng ta khuyến khích sự thoả mãn và tự do t.ình d.ục đồng thời vẫn khăng khăng về sự tiết chế và "trách nhiệm." Thiếu những tiêu chuẩn rõ ràng cho lối suy nghĩ "lành mạnh", một số cá nhân nỗ lực để cấm đoán những ý nghĩ t.ình d.ục của riêng họ.

Quan điểm cho rằng chúng ta bằng cách này hay cách khác tạo ra những suy nghĩ cấm đoán nghe có vẻ kỳ lạ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những điều mà chúng ta chỉ về như là "suy nghĩ" thường không bắt đầu hoặc là "tốt" hoặc "xấu" mà chỉ đơn giản là một dòng hình ảnh và biểu tượng "vô giá trị" được sinh ra một cách ngẫu nhiên. "Nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể xây dựng được một dụng cụ ghi lại suy nghĩ, thì những gì chúng ta ghi được sẽ là mọi kiểu ý nghĩ có thể tưởng tượng được", nhà tâm lý David H. Barlow, giám đốc Trung tâm Stress và những chứng rối loạn lo lắng ở đại học University of New York-Albany. "Những ý nghĩ về t.ình d.ục, bạo lực, một số chúng là rất kỳ lạ và kỳ quái - nhưng phần lớn ý nghĩ có tính phù du, thoáng quá. Chúng đi vào tai này và đi ra tai kia, và một phần nghìn giây sau bạn quên mất chúng."

SỰ THOÁNG QUA NGỌT NGÀO

Sự việc trở nên phức tạp và rắc rối có thể nảy sinh khi những ý nghĩ không biến đi. Vì nhiều lý do khác nhau, bộ não nắm chặt lấy một ý nghĩ nào đó, giữ chặt ý nghĩ đó và quyết định liệu có nên hành động. Trong một số trường hợp, cơ chế xem xét kỹ lưỡng này gây bối rối. Ý nghĩ được xử lý bằng cách này hay cách khác trở nên thường xuyên, lâu dài, hoặc "xâm nhập," và có thể gây ra những phản ứng sinh lý và cảm xúc không thoải mái. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu nói, không phải bản thân ý nghĩ là cấm đoán, mà chính phản ứng của chúng ta đối với ý nghĩ đó - một phản ứng có thể bao gồm những cảm xúc mạnh mẽ của sự xấu hổ, tội lỗi và thậm chí sợ hãi.

Làm thế nào sự dính chặt này xảy ra vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều yếu tố chính có thể gây ra nó. Ví dụ, một số sự dính chặt vào rõ ràng là cảm ứng hoá học. Nghiên cứu về những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD), có thiên hướng tập trung hoặc "nghiền ngẫm," về những ý nghĩ đau đớn hoặc lạ kỳ, cho rằng tính dễ bị tổn thương có một nền tảng thần kinh. Các kết luận tương tự xuất hiện từ các nghiên cứu về stress, một tình trạng có thể tạm thời làm thay đổi dòng chất dẫn truyền thần kinh và làm các đối tượng có nhiều khả năng dính chặt vào những ý nghĩ nào đó không thoải mái.

Các phát hiện đó có thể giúp giải thích tại sao các thuốc như Prozac, Paxil, và Zoloft có thể ngăn chặn hoặc làm giảm bớt quá trình dính chặt. Các phát hiện cũng có thể giúp lý giải về những huyễn tưởng như của Beth, mà theo Barlow và các nhà nghiên cứu khác, là khá phổ biến ở những bậc cha mẹ trẻ, bị stress.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định được các yếu tố nhận thức ở mức độ cao hơn có thể ảnh hưởng những kiểu suy nghĩ mà bộ não đóng vào, và làm thế nào nó diễn giải chúng. Một yếu tố được các nhà tâm lý học gọi là "tính có thể kiểm soát". Có liên quan chặt chẽ với lòng tự trọng, tính có thể kiểm soát là đánh giá về cảm giác có sức mạnh, hoặc cảm giác kiểm soát của một người đối với các sự kiện trong cuộc sống của anh/ cô ấy. Chúng ta càng cảm thấy kiểm soát được, Barlow nói, chúng ta càng ít diễn giải bất kỳ sự kiện nào, dù là đến từ bên ngoài hay bên trong đầu óc chúng ta, là đáng để quan tâm hoặc nghiền ngẫm. "Ngược lại" Barlow cảnh báo, "nếu bạn cảm thấy các sự kiện về cơ bản là nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì bạn có thể sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn" trước những suy nghĩ cấm đoán hoặc không mong muốn. Nói cách khác, cá nhân dễ bị tổn thương có thể "đọc" nhiều hơn trong một ý nghĩ cấm đoán, cũng giống như một nhân viên hay lo lắng, ví dụ, có xu hướng đọc giọng nói hoặc những biểu lộ trên khuôn mặt của sếp nhiều hơn.

KHÔNG VẤP NGÃ, KHÔNG THÀNH CÔNG

Tệ hơn là, các nhà tâm lý nói rằng đối với những kiểu người có sự kiểm soát thấp, thì những ý nghĩ cấm đoán có thể gây ra một hiệu ứng banh tuyết nguy hại. Con người càng thường xuyên trải nghiệm những ý nghĩ mà họ cho là không đúng đắn hoặc không thoải mái, thì cảm giác kiểm soát và lòng tự trọng của họ càng trở nên méo mó. Và nhà tâm lý học nhận thức Frank Fincham, ở đại học University of Wales, "con người phản ứng như thế nào trước những ý nghĩ không mong muốn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ lòng tự trọng của anh/ cô ấy."

Nhưng rõ ràng là, những ý nghĩ cấm đoán không đơn giản chỉ là sản phẩm của sự mất cân bằng hoá học hoặc lòng tự trọng thấp. Một yếu tố phức tạp hơn, và là yếu tố mà các nhà nghiên cứu đang bắt đầu làm sáng tỏ, đó là mối liên kết giữa những ý nghĩ cấm đoán của chúng ta và hệ giá trị to lớn hơn của chúng ta để đánh giá đúng, sai. Một ý nghĩ cấm đoán, theo định nghĩa, là một ý nghĩ vi phạm hệ giá trị đó, và gây ra nỗi đau, các nhà nghiên cứu nói, là một phần của những gì giúp chúng ta hoạt động như những sinh vật xã hội. Ví dụ, không thoải mái trước một huyễn tưởng ngoại tình hoặc bạo lực "có thể đơn giản là cho thấy con người tiếp cận cuộc sống theo một cách có nguyên tắc," Norman Epstein, một nhà tâm lý học trong các nghiên cứu về gia đình ở đại học University of Maryland. "Nếu một ý nghĩ như thế xuất hiện trong đầu bạn nhưng bạn hoàn toàn không bận tâm bởi chúng thì điều đó có thể là một vấn đề." Thiếu đáp ứng đau đớn này có thể giúp giải thích một số hành vi bạo lực và chống đối xã hội khác.

Ngoài ra, một số nhà tâm lý xem những ý nghĩ cấm đoán như một phần của quá trình kiểm tra và tái khẳng định những quy tắc nội tâm của tâm trí. Những huyễn tưởng hiếp dâm - cả hiếp dâm và bị cưỡng hiếp - là khá phổ biến và thường được diễn giải bởi các cá nhân như là bằng chứng của những vấn đề nghiêm trọng. Nhưng Schwartz cho rằng trong nhiều trường hợp, bộ não có thể đang dạy bản thân nó về những hậu quả của việc cưỡng hiếp. Trong trí tưởng tượng, Schwartz nói, "có lẽ bạn có một ai đó mà trong đời thực bạn có thể chưa bao giờ hy vọng có, hoặc có thể bạn chế ngự một ai đó theo cách sẽ làm tổn thương họ. "Nhưng sớm hay muộn, thực tế cũng xâm nhập. "Bạn nhận ta người đó đang sợ hãi hoặc tổn thương," Schwartz nói, "và trong tâm trí của bạn, bạn lùi lại."

Điều thú vị là, khi các cá nhân có thể "sử dụng" những ý nghĩ cấm đoán để khám phá những giới hạn của cái tôi bên trong của họ, thì nhiều nghệ sỹ và tác giả sử dụng những ý nghĩ đó để khám phá những giới hạn bên ngoài của nền văn hoá của họ. Những tác phẩm như Tropic of Cancer của Henry Miller hoặc phim Blue Velvet của David Lynch (hoặc các tác phẩm của nhà nhiếp ảnh Robert Mapplethorpe). Một người có thể cho rằng, trong thực tế, nhiều môn nghệ thuật, văn hoá và chính trị phá cách một phần vì một cá nhân sẵn sàng thách thức tình trạng hiện tại, "nghĩ về thứ không thể tưởng tượng được."

Tất nhiên, một vài người trong chúng ta phải trả giá đắt cho những ý nghĩ cấm đoán của chúng ta. Thêm nữa, nền văn hoá của chúng ta cung cấp ít quy tắc tích cực hoặc những thủ tục để diễn giải và đối phó với những ý nghĩ cấm đoán theo một cách tích cực. Thay vào đó, chúng ta có khả năng phân tích chúng là thứ độc hại, là bằng chứng cho thấy một số khuyết điểm về tâm lý sâu sắc hoặc như một khúc mở đầu cho hành vi chống đối xã hội hoặc hành vi nguy hiểm. Các nhà tâm lý nói, phản ứng của chúng ta khá dễ dự đoán: Chúng ta cố gắng kìm nén chúng, thường dùng nhiều năng lượng hơn thực tế cần, để ngăn ngừa ý nghĩ khó chịu chuyển thành hành động.

VẤN ĐỀ VỚI SỰ TỘI LỖI

Một lần nữa, chúng ta phản ứng mạnh mẽ và tiêu cực như thế nào có thể phụ thuộc vào những yếu tố sinh lý và tính cách. Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy những kinh nghiệm trong quá khứ, đặc biệt trong suốt thời gian được nuôi dạy, đóng một vai to lớn và những cá nhân được nuôi dạy trong hoàn cảnh độc đoán có nhiều khả năng phản ứng quá mức và bù đắp quá mức cho những ý nghĩ cấm đoán. Nghiên cứu chỉ ra, ví dụ, những người được nuôi dạy trong các gia đình mộ đạo, nơi mà những ý nghĩ "độc ác" bị xem như những hành động độc ác-đang chờ đợi, thì có nhiều khả năng dính chặt vào những ý nghĩ mà họ cảm thấy là tội lỗi hoặc không đúng đắn hơn những người không theo đạo. Thế giới quan "ý chí của Chúa" có thể tạo ra một cảm giác kiểm soát thấp và lòng tự trọng thấp, và do đó có một cảm giác dễ bị tổn thương (trước những ý nghĩ cấm đoán) cao hơn trung bình.

Đồng thời, những cá nhân đó lớn lên biết chính xác những ý nghĩ nào là không đúng và do đó "đáng" để lo lắng. "Là một tín đồ công giáo, có những thứ mà tôi không nên nghĩ về chúng" Thomas Borkovec thú nhận, một giáo sư tâm lý ở đại học Penn State University người nghiên cứu về hiện tượng lo lắng. "Khi làm vậy, tôi cảm thấy rất tội lỗi, và sẽ rất cố gắnh để làm bản thân sao lãng." Thật không may, chính xác là phản ứng này - nỗ lực để tránh né hoặc kìm nén một ý nghĩ cấm đoán--có thể biến những ý nghĩ đó từ công cụ tinh thần hữu ích thành công cụ gây hại. Kể từ thời Freud, các nhà tâm lý đã hiểu rằng sự kìm nén những ý nghĩ và cảm xúc có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Nhưng giữa những năm 1980, nghiên cứu bởi nhà tâm lý Daniel Wegner ở đại học University of Virginia, đem đến một ý nghĩa mới hoàn toàn cho từ "phản tác dụng": một người càng cố gắng để không nghĩ về một hình ảnh hoặc ý nghĩ nào đó, Wegner phát hiện, nó càng có nhiều khả năng xuất hiện và lặp lại.

ĐỀ PHÒNG CON GẤU TRẮNG

Các thực nghiệm của Wegner rất đơn giản. Ông để mọi người ở trong một căn phòng với một máy ghi âm và yêu cầu họ nói bất kì điều gì xuất hiện trong tâm trí, với một yêu cầu: Họ không nghĩ về một con gấu trắng." Mọi người đề cập đến con gấu khoảng một lần mỗi phút, mặc cho sự việc là họ không được nghĩ về nó" Wegner nói. "Họ sẽ thử tất cả các mẹo, nhưng nó vẫn tiếp tục quay lại trong đầu họ."

Wegner và các cộng sự không chắc chắn được tại sao điều này lại xảy ra. Ông nghi ngờ rằng khi kìm nén một ý nghĩ, tâm trí vẫn "kiểm tra" "những nội dung của ý thức" đối với bất kì vết tích nào của ý nghĩ đau đớn, và do đó nhạy cảm hơn với ý nghĩ đó. Một lý thuyết khác cho rằng trong nỗ lực làm bản thân sao lãng khỏi một ý nghĩ bằng cách nghĩ về thứ khác, bộ não tạo ra những liên tưởng giữa hai ý nghĩ. Kết quả là, ý nghĩ gây sao lãng trong thực tế lại giúp mang ý nghĩ ban đầu quay lại. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng bằng cách kìm kén một ý nghĩ cấm đoán, bộ não chưa bao giờ có cơ hội xử lý đầy đủ ý nghĩ. Cá nhân chưa bao giờ có thể nhận thấy ý nghĩ cấm đoán là không thực tế và cực kì không có khả năng chuyển thành hành động. Nói ngắn gọn, khi chưa được xử lý đầy đủ, ý nghĩ có thể vẫn chưa được giải quyết và sẽ tiếp tục xuất hiện lại trong ý thức để được xử lý thêm - và kìm chế nhiều hơn.

Cho dù những cơ chế thật sự của sự kìm nén là gì, Wegner nói, nó gần như là một đáp ứng tự động trước những ý nghĩ cấm đoán hoặc không mong muốn. Người đang ăn kiêng, ông nói, sẽ kìm nén những ý nghĩ về thức ăn. Những nạn nhân của những kinh nghiệm sang chấn tâm ký - tai nạn, mất người thân yêu, chia tay người yêu - sẽ cố gắng kìm nén những ký ức đau thương. Người có những bí mật, sử dụng sự kìm nén để che giấu thông tin.

Một lần nữa, các nhà nghiên cứu nhìn thấy một hiệu ứng quả banh tuyết. Chúng ta có xu hướng kìm nén những ý nghĩ mạnh mẽ nhất làm chúng ta đau đớn nhất, Wegner nói, và chúng ta càng nỗ lực để kìm nén, thì ý nghĩ càng trở nên khó chịu và xâm nhập. Trong một nghiên cứu, 4 nhà nghiên cứu--C. Neil Macrae và Alan Milne ở đại học University of Wales; Galen Bodenhausen, ở đại học Michigan State University; và Jolanda Jetten ở đại học University of Nijmegen ở Hà Lan--phát hiện thấy những đối tượng nỗ lực kìm nén những ý nghĩ, định kiến càng làm cho những ý nghĩ đó mạnh mẽ hơn trước khi kìm nén. Các nhà tâm lý gọi kết quả không được dự tính này là một quá trình "mỉa mai".

"Hành động cố gắng không có định kiến đối với người khác cuối cùng lại làm tăng việc sử dụng những định kiến," Bodenhausen giải thích. Các nghiên cứu khác xác nhận quan điểm của ông: các nhà nghiên cứu đã cho thấy những nỗ lực của chính phủ trong việc xua đuổi những suy nghĩ của người Phương Tây khỏi cuộc nói chuyện công chúng, như trường hợp ở Iran, trong thực tế làm tăng số lần những quan điểm đó được thảo luận và, suy nghĩ về nó.

Trong nghiên cứu khác, Constantina Giannopoulos, M.A., và Michael Cownay, ở Montreal's Concordia University, yêu cầu các đối tượng kìm nén những suy nghĩ về thức ăn. Họ phát hiện thấy nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với những người không bị ngăn cấm. Nhìn chung, Wegner nói, "những trạng thái tinh thần mà chúng ta sợ nhất chính là những trạng thái tinh thần mà chúng ta có xu hướng tạo ra thông qua quá trình này. Nó là một điều trớ trêu, giống như cố gắng ngủ vào ban đêm trước một chuyện gì đó quan trọng."

THÚ NHẬN, ĐỪNG KÌM NÉN

Tuy nhiên, điều làm các nhà nghiên cứu giật mình là những hậu quả của việc kìm nén ý nghĩ cấm đoán là nghiêm trọng ra sao. Trong một trường hợp nổi tiếng, kẻ sát nhân hàng loạt bị kết tội Jeffrey Dahmer tâm sự với nhà tâm lý Judith Becker rằng y từng bị dằn vặt khi còn là một đứa trẻ bởi những ý nghĩ hành hạ động vật (Clearly Dahmer bị quấy rầy bởi nhiều thứ chứ không chỉ có sự kìm nén ý nghĩ.) "y thấy những ý nghĩ đó là ghê tởm và cố gắng kìm nén chúng" Barlow nhận thấy. "Và y kết thúc bị ám ảnh bởi chúng trong suốt quãng đời còn lại của y."

Nhiều nhà nghiên cứu và trị liệu cho rằng cách để nới lỏng sự kẹp chặt của những ý nghĩ cấm đoán hoặc không mong muốn bắt đầu với việc không kìm nén chúng. Wegner và nhà tâm lý James Pennebaker, ở đại học Southern Methodist, ủng hộ việc tâm sự về những ý nghĩ cấm đoán của một người. Họ phát hiện thấynhững đối tượng thảo luận về những suy nghĩ của họ có thể cảm thấy tốt hơn cả về tinh thần và thể chất.

Một phần của nó có thể muốn tống một điều rắc rối, khó chịu ra khỏi "ngực" của chúng ta. Nhưng nghiên cứu của Roxane Cohen Silver, một nhà tâm lý học ở đại học University of California--Irvine người từng làm việc với các cựu chiến binh Việt Nam và những người sống sót sau sang chấn khác, tin rằng sự chia sẻ giúp chúng ta nhận ra chúng ta không cô độc trong nỗi thống khổ của chúng ta, rằng những người khác cũng có những ý nghĩ cấm đoán và không mong muốn. Bà nói, điều này có thể giúp làm giảm sự kỳ thị thường tạo ra ý nghĩ cấm đoán lúc ban đầu. "Các cá nhân từng trải qua sang chấn tâm lý càng cho rằng tình trạng [tinh thần] của họ là độc nhất" Silver nói, "thì họ càng ít có khả năng kể về chúng, và họ càng ít có khả năng nhận được sự thừa nhận cho những ý nghĩ của họ."

Thật không may, bỏ kìm nén chỉ là một nửa trận chiến. Lúc đầu, thật khó để tìm được một ai đó chịu lắng nghe. Những người mà chúng ta sẵn sàng nói chuyện--bạn đời, họ hàng, bạn thân - thường thiếu chuyên môn hoặc sự kiên nhẫn để đánh giá những ý nghĩ của chúng ta một cách thực tế. Thật vậy, bạn bè và bạn đời có thể không có khả năng đối mặt với những ý nghĩ đặc biệt gây bối rối. Nhìn chung, Silver nói, nghiên cứu chỉ ra ý nghĩ càng kinh khủng và bị xã hội tẩy chay, thì người nghe càng ít sẵn sàng để nghe, và cá nhân đó càng trải nghiệm thường xuyên những ý nghĩ không mong muốn. Nơi duy nhất để tìm đến là nhà tham vấn tâm lý, mục sư hoặc những người được huấn luyện để lắng nghe - một lựa chọn được gắn với sự kỳ thị xã hội.

ĐIỀU GÌ ẨN NÁU TRONG BÓNG TỐI

Chướng ngại vật làm nản chí hơn có lẽ là tìm ra "những quy tắc" tâm lý mới, thực tế hơn để thay thế những thứ đã giúp tạo ra những ý nghĩ cấm đoán. Chắc chắn là, những quy tắc chống lại những ý nghĩ giết người hoặc bạo hành trẻ em vẫn được áp dụng. Nhưng còn những ý nghĩ như ly dị thì sao? Bạn có thể từng được nuôi dạy và tiếp thu những quy tắc của một nền văn hoá mà ở đó từ L" chưa bao giờ được nói ra. Thậm chí, nghĩ về việc ly dị tức là thừa nhận cuộc hôn nhân của bạn không hoàn hảo, rằng bạn đã lên kế hoạch để chia tay. Ngày nay, "những quy tắc" đối với suy nghĩ về việc ly dị là khác biệt vô cùng. Trong khi những hậu quả của những cuộc hôn nhân thất bại là rõ ràng, cũng như những mối nguy hiểm khi sống trong cuộc hôn nhân đó bằng mọi giá. Ly dị vừa bị kì thị, đồng thời cũng được xem như một sự lựa chọn lành mạnh, có thể nghĩ ra được.

Các nhà tâm lý học nói, vấn đề là trong khi một hệ giá trị quá cứng nhắc có thể tạo ra những sự dễ bị tổn thương trước những ý nghĩ cấm đoán, cũng như một hệ giá trị không rõ ràng và mập mờ. Đây là bằng chứng đặc biệt ở những cá nhân đã bắt đầu hoài nghi về những niềm tin tôn giáo của họ, chống lại quyền lực của một người bố/mẹ hoặc bạn đời, chống lại những quan điểm văn hoá mà họ lớn lên, hoặc thậm chí lột bỏ một hình ảnh bản thân lạc hậu, không mong muốn. Cho dù đối tượng là gì, thì những cá nhân đó, về bản chất, tìm cách để cho bản thân họ có những ý nghĩ từng bị cấm đoán. (Không ngạc nhiên khi nhiều bước tiến về sự tự trợ giúp bản thân và tinh thần mới khuyến khích các môn đồ của họ tránh những từ như "nên" và "không nên" trong bối cảnh của những suy nghĩ và hành động.)

Ý THỨC TRONG XUNG ĐỘT

Những nỗ lực đó cuối cùng có thể là lành mạnh và tự do. Nhưng chúng cũng có thể trái ngược sâu sắc với nhiều thái độ và lời giảng dạy truyền thống và có thể làm tăng sự bối rối - và tính dễ bị tổn thương- ở những người có những thái độ trong quá khứ vẫn còn mạnh mẽ. Họ có thể phát hiện thấy những ý nghĩ mà họ muốn có- ví dụ, về sự bình đẳng chủng tộc, ở mức độ nào đó vẫn là "điều cấm đoán" bởi những thái độ và kinh nghiệm quá khứ. Đồng thời, những ý nghĩ là phù hợp và được khuyến khích dưới những quan điểm thế giới trước đây - như đánh giá người khác thông qua định kiến, ví dụ - thì bây giờ là không phù hợp, và do đó cũng là "sự cấm đoán."

In a sense, thậm chí trước khi một người chế ngự được một loạt những ý nghĩ cấm đoán, thì anh/cô ấy có thể lại bận rộn tạo ra một ý nghĩ cấm đoán mới. "Nó là một thời điểm khó khăn," Epstein ở đại học University of Maryland nói. "Bạn không có một hệ niềm tin để bám vào. Về cơ bản, bạn biết bạn đang cố gắng bỏ lại điều gì, nhưng bạn vẫn chưa xác định được bạn sắp làm gì."

Và, trong thực tế, ít người chỉ bị giằng xé giữa hai hệ thống niềm tin. Văn hoá phương Tây, đặc biệt là văn hoá Mĩ, là một nơi có nhiều hệ giá trị cạnh tranh nhau, những tiểu văn hoá khác biệt và những quan điểm khác nhau về những ý nghĩ "không thích hợp". Điều là suy nghĩ đúng đắn trong một tiểu văn hoá này có thể không được chấp nhận trong tiểu văn hoá khác, gây ra sự bối rối cho những người di chuyển giữa hai tiểu văn hoá. Ví dụ, một phụ nữ được nuôi dạy trong một cộng đồng nông thôn bảo thủ có thể học cách "cấm đoán" bản thân cô khao khát một nghề nghiệp chuyên nghiệp hoặc bình đẳng với đàn ông. Nhưng nếu người phụ nữ này chuyển đến một môi trường thành thị tự do, nơi những suy nghĩ như vậy được khuyến khích, thì cô ấy có thể thấy khó có được những suy nghĩ "tự do" mà không cảm thấy tội lỗi hoặc hoài nghi về bản thân

Quả thực, chính trị văn hoá có đầy những ý nghĩ cấm đoán. Nhiều học thuyết tự do chỉ trích tôn giáo truyền thống là "kiểm soát suy nghĩ", nhưng bản thân họ lại bác bỏ những kiểu suy nghĩ "không đúng đắn về chính trị." Ví dụ, hãy xem xét những cuộc xung đột nội tâm của người đàn ông "nhạy cảm" xem bản thân anh ta là người tôn trọng những quyền lợi và cảm xúc của phụ nữ nhưng lại phát hiện thấy bản thân anh đang tưởng tượng về chuyện cưỡng hiếp. Hoặc hãy xem xét những xung đột của một phụ nữ theo thuyết nữ quyền thấy bản thân cô đang tưởng tượng về niềm vui khi ở nhà với những đứa con. Hoặc tưởng tượng về việc bị chế ngự về t.ình d.ục!

Không có kiểu suy nghĩ nào mà lại đầy ắp những điều trái ngược, và rất khó để đánh giá, như t.ình d.ục. Chúng ta bị công kích hằng ngày bởi những hình ảnh khêu gợi về t.ình d.ục, những cảnh báo nghiêm khắc, những lý thuyết mới và thường xuyên mâu thuẫn dựa trên khoa học cũng như chính trị. Chúng ta được cho biết rằng những cảm xúc t.ình d.ục là tốt, nhưng các cảm xúc t.ình d.ục đó có thể vượt khỏi sự kiểm soát. Chúng ta được cho biết lý do phim khiêu dâm là kích thích vì nền văn hoá chúng ta "cấm đoán" sự yêu thích t.ình d.ục, nhưng xem phim khiêu dâm làm hư hỏng đầu óc chúng ta. Chúng ta được bảo rằng dục vọng là điều bình thường (Jimmy Carter đã thú nhận nó), nhưng dục vọng là một thói quen xấu. t.ình d.ục đồng tính là do di truyền, nhưng nó cũng là một lối sống được chọn và một tội lỗi. Ngoại tình là gây tai hoạ, nhưng cũng là một hiện tượng xã hội phổ biến. "Có những ý nghĩ t.ình d.ục với bất kỳ ai ngoài vợ của bạn là sai trái," Schwartz quan sát. "Bây giờ, nó như thể chúng ta được cho phép nhiều hơn."

NHỮNG TIÊU CHUẨN TỰ TAY LÀM LẤY

Những ranh giới xã hội hay thay đổi không chỉ làm chúng ta dễ bị tổn thương trước những ý nghĩ cấm đoán, mà chúng đồng thời còn phủ nhận những công cụ mà chúng ta cần để đương đầu với những ý nghĩ xâm nhập không mong muốn. Cách duy nhất để hiểu được những hỗn loạn, một số nhà tâm lý nói, là không mù quáng dựa vào nền văn hoá cung cấp những tiêu chuẩn tinh thần của chúng ta. Chúng ta phải sẵn sàng tự mình xử lý vấn đề. Điều đó có nghĩa là tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, đặc biệt nếu chúng ta cảm thấy một ý nghĩ đang có nguy cơ bùng phát thành hành động. Một nguyên tắc ngón tay cái: Nếu một ý nghĩ gây ra đau đớn, hoặc can thiệp vào cuộc sống của bạn, thì có lẽ đến lúc nói với một ai đó.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, ở đó một người bị tê liệt bởi phản ứng của anh/ cô ấy trước những ý nghĩ cấm đoán, thì việc dùng thuốc hoặc trị liệu tập trung sâu là cần thiết. Tuy nhiên trong những trường hợp ít nghiêm trọng, thì những trung tâm điều trị giúp con người phục hồi và tái tạo một quan điểm lành mạnh và thực tế hơn về những ý nghĩ của họ. Và dù những cách điều trị đó thường được tiến hành trong môi trường được kiểm soát của văn phòng nhà trị liệu, thì các nhà tâm lý học nói rằng, chúng cũng có thể được áp dụng hiệu quả trong những tình huống hằng ngày.

QUAN ĐIỂM CHO PHÉP

Ví dụ, một số nhà trị liệu "cho phép" các thân chủ của họ được nghĩ về suy nghĩ cấm đoán trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày, trong những trường hợp ít nghiêm trọng, cho phép những quá trình tinh thần bình thường của chúng ta tẩy sạch nỗi lo lắng gắn liền với nó. Những người khác đề xuất cách tiếp cận Tổng thể. "Điều chúng tôi cố gắng làm là yêu cầu các thân chủ lùi lại và xem cuộc đời của họ như tổng thể, một cách khách quan" Épstein nói. "những ý nghĩ có một tác động đến mức độ nào lên cuộc sống của một người? Họ có xu hướng sống theo những nguyên tắc cơ bản? Họ có xu hướng đối xử với mọi người theo cách công bằng?" Ông nói, thường thì con người gặp rắc rối bởi những ý nghĩ cấm đoán "có những tiêu chuẩn cao một cách không thực tế đối với bản thân họ."

Nhìn chung, các nhà tâm lý nói, những thân chủ được giúp đỡ để hiểu rằng những stress trong cuộc sống có thể tạo ra những ý nghĩ thôi thúc, không mong muốn chứ không hẳn là chết người. Công việc là một nguồn phổ biến gây ra những ý nghĩ cấm đoán. Nhưng các tình huống ở gia đình cũng có thể là nơi sinh ta những ý nghĩ cấm đoán nhất. Điều này đặc biệt đúng trong hôn nhân hoặc trong các mối quan hệ, nơi mà công việc và stress vì giữ cho một mối quan hệ tồn tại, nuôi dạy con cái, quản lý tiền, dọn dẹp nhà cửa, và xử lý chuyện gia đình nội ngoại có thể đôi lúc làm nảy sinh những ý nghĩ không tốt về bạn đời của một người.

Chìa khoá là luôn phấn đấu vì một cảm giác của chủ nghĩa hiện thực. Neil Jacobson, giáo sư tâm lý học ở đại học University of Washington, nói: "sự thật là kết hôn với một ai đó tức là thỉnh thoảng nghĩ anh ta như một lỗ đít."

Cho dù chúng ta tự mình xử lý vấn đề mà không cần ai giúp hoặc đi tham vấn, các nhà tâm lý nói, việc đương đầu với những ý nghĩ cấm đoán của chúng ta đòi hỏi lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm để tạo ra và sống theo những quy tắc của riêng chúng ta. Lòng dũng cảm để đối mặt với những nỗi sợ tồi tệ nhất của chúng ta và hoài nghi về những sự tự cấm đoán của riêng chúng ta với sự nhiệt huyết mạnh mẽ như chúng ta hoài nghi về những quy tắc của xã hội. Nhưng nó cũng là lòng can đảm đơn giản để tin vào bản thân chúng ta.

Những suy nghĩ cấm đoán có thể ngăn chúng ta không phạm những tội ác ghê tởm và những hành động đáng tiếc khác. Chúng có thể giúp chúng ta sống sót khi tham gia vào một điệu nhảy xã hội rắc rối. Nhưng chúng cũng có thể hoạt động như phương tiện phá hoại bản thân chúng ta, nhìn bản thân chúng ta theo một cách tiêu cực là chính. Cuối cùng, ý nghĩ "cấm đoán" nguy hại nhất, ý nghĩ mà chúng ta từng tập để ngăn chặn nó mỗi lần nó xuất hiện, có thể cho thấy chúng ta thực sự ổn. "Đa số chúng ta từng có một số ý nghĩ khá điên rồ, và khi chúng ta hoài nghi về bản thân, ở một mức độ nào đó đó là một phần của quá trình sức khoẻ tâm thần," nhà trị liệu Michael Donnen nói. "Nhưng chúng ta phải học cách để dịu dàng với bản thân."



Rubi dịch
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/articles/...n-thinking
 
×
Quay lại
Top