Súc miệng bằng nước muối

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Bệnh đau họng có thể gây đau, kích ứng và đôi khi có thể gây ngứa. Cảm giác ngứa trong cổ họng có thể khiến bạn khó nuốt. Đau họng là bệnh phổ biến và có thể là dấu hiệu nhiễm vi-rút, nhiễm khuẩn (viêm họng). Bên cạnh đó, đau họng cũng có thể là triệu chứng của dị ứng, thiếu nước, căng cơ (do la hét, nói chuyện, ca hát), bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), nhiễm HIV hoặc khối u. Hầu hết bệnh đau họng là do vi-rút (cảm lạnh thông thường, cảm cúm, bạch cầu đơn nhân, sởi, thủy đậu và viêm thanh khí phế quản) hoặc vi khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus) gây ra.[1] Rất may là súc miệng bằng nước muối là một liệu pháp đơn giản và hiệu quả để xoa dịu cơn đau họng do nhiều nguyên nhân.

Phương pháp 1 : Súc miệng với nước muối

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-1-Version-2.jpg

1. Cho 1 thìa muối tinh hoặc muối biển vào 240 ml nước

Nước muối giúp giảm sưng cổ họng bằng cách rút nước ra khỏi các mô ở họng. Muối còn hoạt động như một chất kháng khuẩn nên thường được dùng để phòng chống hư hỏng thực phẩm bằng cách ngăn vi khuẩn phát triển.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-2-Version-2.jpg

2. Súc miệng nước muối trong 30 giây

Đầu tiên, hít một hơi thật sâu rồi hớp 60-90 ml nước muối (không nuốt). Ngửa đầu ra sau (khoảng 30°), khép chặt cuống họng và súc miệng 30 giây rồi nhổ ra.

Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ súc miệng bằng nước ấm thường trước. Độ tuổi giới hạn khi áp dụng phương pháp này là trẻ từ 3-4 tuổi, tức trẻ có khả năng súc miệng mà không nuốt phải nước muối. Để trẻ có thể súc miệng trong suốt 30 giây, bạn có thể cho hát một bài hát mà trẻ yêu thích trong thời gian đó.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-3-Version-2.jpg

3. Súc miệng cho đến khi hết 240 ml nước muối

Tùy vào lượng nước muối súc mỗi lần mà bạn có thể cần súc miệng khoảng 3-4 lần để hết 240 ml. Hít một hơi thật sâu và súc miệng 30 giây mỗi lần.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-4-Version-2.jpg

4. Thử hỗn hợp khác nếu không thể súc miệng với nước muối

Một số người sẽ gặp khó khăn khi súc miệng bằng nước muối vì không chịu được vị mặn ở cổ họng. Trong trường hợp đó, bạn có thể súc miệng với các hỗn hợp khác hoặc thêm tinh dầu vào nước muối để giảm vị mặn. Ví dụ:
Cho thêm giấm táo. Axit trong giấm táo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tương tự nước muối. Bạn có thể cho 1 thìa cà phê giấm táo vào nước muối để tăng công dụng kháng khuẩn và khử đi vị muối. Tuy nhiên, một số người có thể sẽ không thích cả vị giấm.
Thêm 1-2 giọt dầu tỏi. Tinh dầu tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút
Thêm 1-2 giọt tinh dầu ngưu bàng. Y học Trung Hoa cổ truyền thường dùng ngưu bàng để điều trị đau họng.Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đối với công dụng của ngưu bàng vẫn còn hạn chế.
Sử dụng bạc hà. Bạn có thể thêm 1-2 giọt tinh dầu bạc hà - tinh dầu được dùng để xoa dịu cơn đau họng.
Thêm 1-2 giọt tinh dầu thục quỳ. Thảo mộc này có chứa chất nhầy - chất giống gel có tác dụng bảo vệ cổ họng, giảm đau họng.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-5-Version-2.jpg

5. Súc miệng lại nếu cần thiết

Bạn có thể súc miệng bằng tất cả những hỗn hợp trên mỗi tiếng một lần (hoặc nhiều hơn) nếu cần thiết. Quan trọng nhất là không được nuốt nước muối vì có thể gây mất nước cơ thể, tương tự như gây mất nước trong các mô ở cổ họng.

Phương pháp 2: Áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà để điều trị đau họng

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-6-Version-2.jpg

1. Uống nhiều nước

Uống nước ngăn mất nước và giữ ẩm cho cổ họng để giảm cơn khó chịu.[9] Hầu hết mọi người đều thích uống nước sôi để nguội, nhưng bạn có thể uống nước lạnh hoặc nước ấm nếu thấy dễ chịu hơn.
Uống ít nhất 8 cốc nước, mỗi cốc 240 ml mỗi ngày và nhiều hơn nếu bị sốt.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-7-Version-2.jpg

2. Tạo ẩm cho không khí xung quanh

Việc giữ ẩm không khí sẽ giúp ngăn cổ họng khỏi bị quá khô. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm (nếu có) hoặc đặt một tô nước trong phòng khách và phòng ngủ (nếu không có máy tạo ẩm).

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-8.jpg

3. Ngủ đủ giấc

Dù cơ thể có đang chống lại bệnh nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn hay không thì ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là khi bị bệnh.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-9.jpg

4. Ăn thức ăn mềm, không nhiều gia vị

Uống nhiều nước súp và nước dùng. Thời xưa, người ta thường dùng súp gà khi điều trị cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy súp gà giúp làm chậm chuyển động của các loại tế bào miễn dịch cụ thể, từ đó giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Súp gà còn giúp tăng chuyển động của sợi lông nhỏ trong mũi để giảm nhiễm trùng. Những thức ăn mềm, không chứa gia vị khác gồm có:
Sốt táo
Cơm
Trứng bác
Mì ống nấu chín
Bột yến mạch
Sinh tố
Đậu nấu chín

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-10.jpg

5. Cắn miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn

Thức ăn càng nhỏ, càng ẩm sẽ càng ít gây kích thích cổ họng. Bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ và nhai kỹ để nước bọt làm ẩm thức ăn trước khi nuốt.

Phương pháp 3: Đi khám bệnh

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-11.jpg

1. Nhận biết khi nào nên đến gặp bác sĩ

Đau họng có thể là triệu chứng của một bệnh khác, ví dụ như nhiễm vi-rút hoặc nhiễm khuẩn. Bạn nên đi khám ngay nếu cơn đau họng kéo dài hơn một tuần (hoặc hơn 3 ngày nếu đã súc miệng nước muối thường xuyên) hoặc có những triệu chứng dưới đây. Triệu chứng khác gồm có:
Khó nuốt
Khó thở
Khó mở miệng
Đau khớp
Đau tai
Phát ban
Sốt trên 38°C
Có máu trong nước bọt hoặc đờm
Xuất hiện một khối u hoặc cục trong cổ
Khan tiếng kéo dài hơn 2 tuần
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên đưa trẻ nhỏ đi khám bác sĩ nếu cơn đau họng kéo dài qua đêm và không cải thiện khi đã bổ sung nước hoặc đau họng đi kèm triệu chứng khó nuốt, khó thở và chảy nước dãi bất thường.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-12.jpg

2. Đăng ký xét nghiệm chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau họng, bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, bao gồm khám lâm sàng, trong đó, bác sĩ sẽ soi đèn để kiểm tra cổ họng.

Xét nghiệm bổ sung gồm có xét nghiệm cấy bằng tăm bông để xác định nguyên nhân có phải là nhiễm khuẩn không và là vi khuẩn gì. Nếu kết quả âm tính, đau họng có thể là do nhiễm vi-rút, đặc biệt là nếu có triệu chứng ho. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm dị ứng và xét nghiệm công thức máu (CBC) để đánh giá phản ứng miễn dịch hiện tại.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-13.jpg

3. Uống kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn

Nếu xét nghiệm cấy cho thấy đau họng là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đó, bạn cần uống đủ liều kháng sinh, ngay cả khi đã khỏe hơn. [16] Nếu không, một số loại vi khuẩn (vi khuẩn kháng kháng sinh) có thể sống sót và tăng lượng vi khuẩn kháng kháng sinh, tăng nguy cơ biến chứng và tái nhiễm khuẩn.

Nếu được kê đơn uống kháng sinh, bạn nên ăn sữa chua chứa men sống để thay thế vi khuẩn đường ruột thông thường đã bị kháng sinh tiêu diệt. Phải ăn sữa chua chứa men sống, vì khác với sữa chua tiệt trùng hoặc đã qua chế biến, loại sữa chua này chứa lợi khuẩn. Sữa chua chứa men sống cũng được khuyến nghị để ngăn tiêu chảy (do dùng kháng sinh) và giúp duy trì hệ khuẩn đường ruột để giữ cơ thể (và hệ miễn dịch) được khỏe mạnh.

Cẩn thận với triệu chứng tiêu chảy bất thường khi dùng kháng sinh. Tiêu chảy bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tình trạng nhiễm trùng khác.

aid1056168-v4-728px-Gargle-Saltwater-Step-14.jpg

4. Nghỉ ngơi nếu đau họng là do nhiễm vi-rút

Nếu chẩn đoán đau họng là do vi-rút (ví dụ như cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm), bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và áp dụng chế độ ăn lành mạnh. Chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại bệnh tật.

Một số nghiên cứu cho thấy tăng cường bổ sung vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống bệnh nhiễm vi-rút.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top