Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

suckhoehanhphuc79

Thành viên
Tham gia
24/6/2017
Bài viết
0
Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã lập 8 đoàn kiểm tra giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh này tại 20 tỉnh, thành phố trọng điểm
Hiện đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Trong các tuần gần đây, số ca mắc tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Tại Việt Nam theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp tử vong, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương.

Các tỉnh, thành phố có số ca mắc /100.000 nghìn dân cao nhất nước là Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận và Đồng Nai.
Dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc. Trước tình hình này, tại Quyết định số 3301/QĐ-BYT, ký ban hành ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lập 8 đoàn công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm: Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.

Thuốc Hạ Sốt Efferalgan 250mg

Theo quyết định này, các đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm tra công tác triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết; hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, công tác chuyên môn về dự phòng, giám sát xử lý ổ dịch, tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng; vai trò của chính quyền các cấp, huy động các ban ngành đoàn thể tham gia phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương; thu dung điều trị; truyền thông và đáp ứng chống dịch.
Bên cạnh đó, đánh giá, nhận định tình hình và đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh về các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước nói rõ, hiện nay đang là mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết, số mắc tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số ca mắc mới sẽ gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu UBND các cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7/2019 và duy trì 1 tuần/ 1 lần tại các vùng có nguy cơ cao; 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng, bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại. Huy động các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia diệt lăng quăng, bọ gậy

Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục cho cộng đồng về phòng, chống sốt xuất huyết tập trung tuyên truyền đến người dân về việc diêt lăng quăng, bọ gậy; phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun muỗi tại gia đình. Ngành y tế tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và phát sinh. Tổ chức các phun hoá chất diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hoá chất xử lý triệt để khi phát hiện những ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng
Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở y tế tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, khi nhập viện thì đã nặng, nguy cơ tử vong cao. Đồng thời có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế quá tải.

Các địa phương thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch và xử lý nghiêm các hộ gia đình vi phạm trong vệ sinh môi trường để phát sinh lăng quăng, bọ gậy.
Nguồn: skđs
 
Các món ăn giúp tim khỏe
Trong vài thập kỷ trở lại đây, bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Có nhiều lý do góp phần làm gia tăng tình trạng này. Nhưng một trong những nguyên nhân lớn là do chế độ ăn đã thay đổi trong các bữa ăn của các gia đình Việt Nam.
Kinh tế phát triển làm các bữa ăn của người Việt đã nhiều thịt hơn so với 20 năm trước đây. Việc tiêu thụ bia rượu cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển đó. Chưa kể hiện nay, trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh hơn, các thức ăn nhiều chất béo hơn. Điều này làm gia tăng đáng kể các bệnh lý tim mạch. Tại Mỹ, chỉ bằng cách giáo dục thay đổi chế độ ăn, đã góp phần giảm đáng kể các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khỏe mạnh là vũ khí quan trọng nhất để chống lại bệnh tim mạch. Hãy tuân theo những bước cơ bản như sau để có một sức khỏe tốt và đặc biệt là để có một trái tim khỏe.
che_do_an_cho_trai_tim_khoe.jpg


Ăn đa dạng các loại thức ăn
Bạn có thể tiêu thụ rất nhiều thực phẩm nhưng chưa chắc chúng đã cung cấp đủ các chất thiết yếu cho cơ thể. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng là những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, cung cấp đủ protein, nhưng không giàu calo. Những loại thực phẩm này giúp bạn kiểm soát cân nặng, cholesterol và huyết áp.
Một chế độ ăn nhiều rau quả và trái cây sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Rau và hoa quả các loại: Ăn nhiều rau quả và trái cây sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt với đủ thành phần vỏ cám bên ngoài, tinh bột và phôi. Loại gạo này giàu dinh dưỡng do giữ lại được các vi chất trong quá trình chế biến, xay xát.
Sản phẩm từ sữa ít béo như sữa không béo, phomat, sữa chua.
Thịt gà bỏ da và cá: Cá là thực phẩm có chứa chất đạm rất có lợi cho cơ thể. Ăn cá sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm trylycerid. Người ta nhận thấy các chủng tộc ăn nhiều cá có tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch rất thấp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần, đặc biệt những loại cá giàu acid béo không bão hòa như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ... để giảm nguy cơ tim mạch và đột tử do bệnh tim.
Đậu, lạc, dầu ô liu giúp cung cấp cholesterol tốt cho cơ thể.
Thực phẩm nào cần hạn chế?
Hạn chế chất béo bão hòa, thịt đỏ, muối, kẹo và đồ uống có nhiều đường. Nếu ăn thịt đỏ, cố gắng chọn loại nhiều nạc nhất có thể.
Người ta thấy rằng có sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm. Và người ta đã đưa ra một khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp, đó là việc hạn chế natri hàng ngày dưới 100mEq hay 2,4g.
Hạn chế lượng cồn tiêu thụ
Đây là một biện pháp rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg HA tâm thu và 2mmHg HA tâm trương. Và khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu/ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12 độ) và 45ml rượu 40 độ.
Như vậy, có thể nói rằng một chế độ ăn hợp lý và khoa học sẽ giúp giảm huyết áp, kiểm soát cân nặng, kiểm soát mỡ máu, đường máu... làm giảm các yếu tố nguy cơ và giảm biến cố tim mạch.
Nguồn: SKĐS
Cần thêm thông tin về các sản phẩm thuốc tim mạch thông dụng vui lòng truy cập muabanthuoctay.com
 
×
Quay lại
Top