"Sốc" với ca dao, tục ngữ tự chế của giới trẻ.

Cỏ May

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/1/2011
Bài viết
239
Một nữ SV hí hửng khoe áo của mình với dòng chữ “Yêu anh mấy núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội, thấy anh nghèo thì thôi”.

Sử dụng những câu ca dao tục ngữ bị biến dạng, những câu danh ngôn, câu nói nổi tiếng bị cắt xén… đang là “mốt” của giới trẻ hiện nay.

Hiện diện trên áo…
Trào lưu mặc áo thun “slogan” thu hút bạn trẻ từ hơn hai năm nay. Những áo thun với những dòng chữ “Đẹp trai bẩm sinh”, “Tôi giàu tôi có quyền”…không còn xa lạ gì với mọi người. Cách đây khoảng hai tháng trở về trước, trên áo chỉ in những dòng chữ là các câu tự nói của các bạn, thích gì nói đó và yêu cầu những cửa hàng in vào, có cả những dòng chữ “Tôi yêu Môi trường”, “Hãy vì thành phố xanh sạch đẹp”…khiến mọi người ủng hộ, hoan nghênh vì nghĩ rằng từ những slogan này đem đến những thông điệp ý nghĩa dành cho bạn trẻ thì giờ đây, thay vào đó là các bạn cắt xén những câu ca dao tục ngữ, biến những câu danh ngôn trở nên méo mó để in lên.

t564204.jpg

Những kiểu áo và dòng chữ "chế biến" đang được nhiều bạn trẻ ưa thích


“Lúc đầu mình mới nhìn áo của hai cô nàng mình cứ nghĩ đó là “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, thế nhưng nhìn kỹ thì mới ngỡ ngàng khi lời Bác Hồ dạy đã được thay bằng “Không có việc gì khó - chỉ sợ mình không liều – Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều”, Lan Anh, nữ SV trường ĐH Tài chính Marketing kể.
Lan Anh cho biết “Đây là hiện tượng rất đáng báo động của giới trẻ. Các bạn có thể thỏa sức sáng tạo, tuy nhiên làm biến dạng những câu nói nổi tiếng, những câu danh ngôn hay ca dao tục ngữ là điều không nên”.

Huy Tuấn, SV trường ĐH quốc tế RMIT thì không khỏi bất ngờ trước nhóm bạn cùng lớp thường đồng phục đến lớp với quần jean và áo thun in dòng chữ trước ngực: “Học, học nữa, học mãi. Đuối thì nghỉ”. “Chẳng hiểu các bạn ấy nghĩ gì nữa, một câu nói nổi tiếng của một vị lãnh tụ như Lê Nin lại trở thành như vậy”, Tuấn thở dài.
Đúng là áo có chất lượng vải không tốt tí nào, nhưng chúng mình vẫn rất thích vì có in những câu nói độc đáo như vậy. Những câu “ca-rao” tục ngữ được “chế biến” như vậy nghe thật vui”, một nữ SV hí hửng khoe áo của mình với dòng chữ “Yêu anh mấy núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội, thấy anh nghèo thì thôi”.

Theo SV này, hiện có rất nhiều bạn trẻ sử dụng những loại áo in ca dao tục ngữ bị biến dạng kiểu này. “Mình mặc, mấy bạn thấy hay hay thế là mua theo, ở lớp mình hiện nay nhiều bạn khoái những dòng chữ như thế này lắm”, nữ SV này cho biết thêm.

…Và trên mạng xã hội
Cộng đồng mạng chính là nơi tập trung nhiều nhất những câu nói dạng này. Thử truy cập trên hơn 500 trang Facebook khác nhau của các thành viên là những bạn trẻ, không khỏi bất ngờ khi hầu hết đều chế những câu tục ngữ, ca dao đăng tải trên trang cá nhân của mình. Có thể kể những câu đại loại như “Yêu em mấy núi cũng trèo – Khi em mang bụng mấy đèo anh cũng dông”, “Ta về ta tắm ao ta – Sảy chân chết đuối có người nhà vớt lên”, “Cá không ăn muối cá ươn – Không có xe xịn thôi đừng yêu em”…


Tại một trang cá nhân của một bạn trẻ tên N.T., câu status (tình trạng) “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Mai sau có lúc ra đường đập nhau” đã thu hút gần 100 bạn yêu thích và hơn 300 câu bình luận.
Nguồn: Zing News

:KSV@07:Những câu "chế" thế này nghe thì cũng...vui tai, hài hước chứ nhể? Nhưng xét về lâu về dài thì ngó bộ....không ổn ha các bạn? Thế hệ kế tiếp sẽ không còn biết những câu ca dao tục ngữ thật thâm thúy do cha ông tổ tiên truyền lại. Tất nhiên trong học đường cũng sẽ vẫn đựợc học, nhưng học trong trường sao tiếp thu nhanh và ăn sâu vào tâm trí cho bằng áp dụng trong cuộc sống hàng ngày khi mà những câu nói, những chữ viết ấy cứ như bị dán vào mắt vào tai mọi lúc mọi nơi! Mình cũng thích những câu "chế" như vầy, thỉnh thoảng nghe cũng bớt xì-trét, nhưng hậu quả cũng đáng lo ngại, đáng suy nghĩ.....
Haizzzzzzzzzz:KSV@15:




 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Trên báo thanh niên, tuổi trẻ cũng vừa đưa tin có chuyện mặc cái áo này vào mà bị thất bại khi đi phỏng vấn xin việc! :)):))đúng là giới trẻ!
 
Không có việc gì khó
Chỉ sợ mình không làm
Đào núi và lấp biển
Nếu khó... mướn làm thuê ;))
Ca dao tục ngữ chính là phản ánh nhưng kinh nghiệm, tính cách của người sử dụng, mỗi con người mỗi khác nhau, mỗi xã hội lại mỗi khác, bây giờ so với ngày xưa đã thay đổi nhiều rồi.
Với lại mấy cái câu chế đó không quan trọng, quan trọng là con người sống thế nào thôi. Chứ miệng nói ca dao tục ngữ mà sống không ra gì cũng vứt.
Trong hoàn cảnh xã hội bây giờ thì thấy mấy câu chế đó có vẻ thực tế hơn câu gốc ;))
 
×
Quay lại
Top