Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
9 giờ sáng nay (23-6-2011), các khách mời gồm: Ông TRẦN ANH TUẤN, Ông LÊ HUỲNH HOA và Bà TRẦN THÙY TRÂM bắt đầu giao lưu với độc giả về chuyên đề “Sinh viên mới ra trường và nỗi lo việc làm”.

Mặc dù trên thị trường lao động khá phong phú nhưng để tìm được công việc phù hợp, mức lương thỏa đáng đối với sinh viên mới ra trường thật không dễ. Nguyên nhân do yêu cầu khắt khe từ các nhà tuyển dụng, tâm lý ngại khó của sinh viên, thiếu kinh nghiệm...

Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức giao lưu trực tuyến “Sinh viên mới ra trường và nỗi lo việc làm” cung cấp cho sinh viên mới ra trường thông tin về nhu cầu việc làm trên thị trường lao động TP.HCM trong 6 tháng cuối năm 2011 và nhu cầu các ngành nghề trong năm 2012.

Khách mời:
- Ông TRẦN ANH TUẤN, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM;
- Ông LÊ HUỲNH HOA, Phó Tổng giám đốc phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao;
- Bà TRẦN THÙY TRÂM, Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates (L&A).

Nhà tài trợ: Trường Trung cấp Ánh Sáng

1b.jpg


Sau đây là nội dung các thắc mắc của các bạn sinh viên và trả lời của các chuyên gia:

Trần Lê Trọng Vi - Nam 22 tuổi
Em chuẩn bị ra trường và em muốn tìm một công việc nhân sự làm việc tại một doanh nghiệp. Em băn khoăn và chưa biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì trong khi phỏng vấn? Ban tư vấn Báo Pháp Luật TP.HCM cho em lời khuyên và hướng dẫn giúp em vài “tuyệt chiêu” để lọt vào mắt nhà tuyển dụng?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Thông thường nhà tuyển dụng quan tâm về năng lực của những người làm công tác nhân sự là:
- Khả năng xây dựng chi tiết kế hoạch nhân sự ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Hiểu biết về pháp luật lao động và kiến thức có liên quan.
- Am hiểu về nghiệp vụ về xây dựng chương trình đào tạo nhân sự, lập kế hoạch năng suất lao động-tiền lương.
- Am hiểu về những ngành nghề cần thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt công tác quản lý hành chánh.
- Khả năng làm việc nhóm, tư duy độc lập và ngoại ngữ cũng là điều cần thiết.


Nguyễn Thanh Khoa - Nam 23 tuổi
Thưa các cô chú trong Ban tư vấn, cháu là sinh viên mới ra trường nên băn khoăn ngoài những kiến thức đã được học tập trong nhà trường, sinh viên cần được đào tạo và có những kỹ năng nào để dễ dàng tiếp cận công việc và khi không được làm việc đúng chuyên môn được đào tạo trong nhà trường?

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Đa số sinh viên khi ra trường đều không định hướng được sự nghiệp sau này. Chính vì thế, họ thường nhận làm những công việc không phù hợp chuyên môn, sau một thời gian dài họ mới nhận ra công việc nào phù hợp với mình và tìm ra hướng đi đúng cho mình.

Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn trong trường, các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng về giao tiếp, bồi dưỡng tinh thần học hỏi mọi lúc mọi nơi trong quá trình làm việc. Ngoài ra, bạn nên tự tin phát huy thế mạnh bản thân và thể hiện tiềm năng phát triển của mình trong bất cứ công việc nào.


LƯƠNG THỊ TRIỂN - Nữ 26 tuổi
HIỆN EM CHƯA TỐT NGHỆP NHƯNG MUỐN CÓ MỘT CÔNG VIỆC LÀM DÚNG VỚI CHUYÊN MÔN MÌNH ĐƯỢC HỌC.(EM HỌC TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NT VÀ DL SÀI GÒN,NGHÀNH THƯ KÝ VĂN PHÒNG)XIN CHO EM LỜI KHUYÊN

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Triển,
Để làm được những việc mà Triển được đào tạo ngoài những kiến thức đã được học tại trường, Triển cần cần bổ sung thêm những kỹ năng mềm. Ví dụ: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng báo cáo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề... vì những kỹ năng này tạo thêm giá trị của công việc của Triển rất nhiều.


Trần Thị Tuyết Nhung - Nữ 22 tuổi
Hiện nay, do tình trạng lạm phát tăng cao, cơ chế ngày càng thắt chặt, Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp đang có chính sách tinh giảm biên chế, hạn chế đầu tư, hoặc đầu tư cầm chừng, Vậy em xin hỏi sinh viên mới ra trường phải làm như thế nào để có được cơ hội việc làm?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Hiện nay và những năm tới, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (về nhu cầu việc làm) tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao.
Những năm sắp tới do nền kinh tế phục hồi và phát triển, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu thường xuyên tuyển lao động bao gồm lao động quản lý; chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông để đào tạo nghề gắn bố trí việc làm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển năng động, tăng quy mô, quan tâm đến chính sách phát triển nhân lực, đây là môi trường phù hợp với đa số người lao động là sinh viên, học sinh mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề.
Vấn đề việc làm của sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp hoặc hoàn thành khóa học nghề; điều cốt lõi phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.


Trần Thanh Hùng - Nam 20 tuổi
Em đang học năm thứ 3 ĐH Kinh tế ngành QTKD, qua thông tin báo chí em thấy việc tìm kiếm việc làm ngày càng khó khăn. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng lại đòi hỏi nhiều yêu cầu mà sinh viên mới ra trường ko thể đáp ứng. Xin hỏi các chuyên gia tư vấn giúp em, phải cần học thêm nhưng kỹ năng nào để sao này dễ dàng tìm được việc làm đúng ngành học. Xin cám ơn.

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Sinh viên mới ra trường đều có những mong ước lớn lao, nhưng thực tế các bạn còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, các bạn nên bắt đầu công việc chuyên môn như một thực tập sinh.

Bạn đang ở năm thứ 3 đại học, bạn có thể xin thực tập tại các công ty đúng chuyên ngành của bạn và bắt đầu với những công việc đơn giản nhất. Thông qua quá trình thực tập, bạn sẽ học hỏi được nhiều về chuyên môn cũng như các kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong văn hóa doanh nghiệp. Qua đó, quá trình làm việc cũng giúp bạn nhận thức được hướng đi đúng đắn và phù hợp với khả năng cũng như sở thích của bạn trong tương lai.

Trong quá trình thực tập, có thể bạn sẽ không được làm đúng chuyên môn đang học, nhưng việc bạn cần chú ý là quan sát và học hỏi tất cả về cấu trúc, cách vận hành và sự hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó bạn mới có thêm nhiều kinh nghiệm. Đừng chỉ đòi hỏi làm nhiều việc cụ thể. Chúc bạn thành công!

DSC1.jpg
Bà TRẦN THÙY TRÂM, (Thứ 2 từ phải sang)
Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên,
Công ty Cổ phần Le&Associates (L&A). Ảnh Huyền Vi




Minh Sơn - Nam 23 tuổi
Xin hỏi, nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin trong năm 2011. Em đã tốt nghiệp ĐH, anh văn B nhưng rất khó tìm được việc làm.

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Nhu cầu ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 4% trong tổng nhu cầu nhân lực hàng năm tại thành phố. Riêng năm 2011 nhu cầu chỗ làm việc ngành này vào khoảng 20.000 chỗ làm việc trống.

Tại TP.HCM, những tháng cuối năm sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm gắn kết doanh nghiệp với các trường nghề. Hiện nay, riêng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung các ngành chủ lực của thành phố như: điện tử trên 38%, cơ khí 15%, thực phẩm, dịch vụ từ 12-15% và dệt may, các ngành nghề khác chỉ chiếm 8-11%.

Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh với khả năng thu hút nhân lực cao nhất, kế hoạch đào tạo 140.000 lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên để đáp ứng nhu cầu phát triển gần 10.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin từ nay đến năm 2015. Điều này cần có sự định hướng giúp người lao động và doanh nghiệp nắm bắt đúng nhu cầu thị trường, đào tạo có địa chỉ, đào tạo lại và tái bố trí nguồn lực hiệu quả.


Trần Trọng San - Nam 21 tuổi
Em là sinh viên trường Aptech FPT. Khóa học là 2 năm chuyên về lập trình viên, tháng 8/2011 này ra trường.Các Cty trong lãnh vực CNTT họ đòi hỏi phải có kinh nghiệm ít nhất là 2 năm họ mới nhận. Xin hỏi có thể tìm việc ở đâu mà không có điều kiện khắc nghiệt trên? Tụi em mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm 2 năm làm việc?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Ngành công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh với khả năng thu hút nhân lực cao nhất, kế hoạch đào tạo 140.000 lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên để đáp ứng nhu cầu phát triển gần 10.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin từ nay đến năm 2015.

Trong thực tế vấn đề kinh nghiệm mà các doanh nghiệp thường yêu cầu ở người sau khi học nghề từ các trường đào tạo chủ yếu là năng lực chuyên môn và sự am hiểu cụ thể về chuyên môn ngành nghề của vị trí ứng tuyển. Vì vậy sinh viên, học sinh nếu trong quá trình học tập đã tham gia các công việc làm bán thời gian, các hoạt động xã hội, có hiểu biết thực tế thông qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp thường rất thuận lợi khi tham gia các đợt phỏng vấn tuyển dụng của doanh nghiệp. Để sẵn sàng làm việc, các bạn trẻ cũng nên tìm hiểu rõ ràng về thị trường lao động, pháp luật lao động để có thể chọn nghề, việc làm phù hợp chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo. Các bạn trẻ cần trang bị về kỹ năng nghề, ngoại ngữ. Như vậy sẽ thuận lợi về việc làm và phát triển sự nghiệp.

DSC2.jpg

Ông TRẦN ANH TUẤN, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực
và thông tin thị trường lao động TP.HCM cùng trợ lý (Ảnh Huyền Vi)

Phạm Kiều Hạnh - Nữ 20 tuổi
Xin hỏi ông LÊ QUỲNH HOA, khi tuyển dụng nhân viên, điều các ông quan tâm hơn cả là bằng cấp và bảng điểm "đẹp" HAY LÀ các kĩ năng mà người đó tích lũy được (chưa nói đến kinh nghiệm làm việc)? Các ông có cho rằng khả năng làm việc của một người mới là quan trọng còn chuyên môn nghiệp vụ có thể đào tạo thêm hay không?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Hạnh,

Khi tuyển dụng ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường quan tâm cả hai yếu tố bằng cấp hay bảng điểm và các kỹ năng tùy vào yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng quan tâm yếu tố nào hơn. Khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng quan tâm nhiều đến khả năng thích ứng công việc hơn, vì các tổ chức thường có những chương trình đào tạo bên trong hay bên ngoài cho cán bộ công nhân viên để trang bị những kiến thức phù hợp với tổ chức.


Vũ Quốc Hùng - Nam 22 tuổi
Em và nhóm bạn thân có ý định cùng nhau hùn vốn lập 1 công ty. Xin cho em hỏi, ngay từ đầu khởi nghiệp bọn em có nên đề cập đến việc phân chia lợi nhuận hay không để tránh rơi vào tình trạng khi công ty đó phát triển lên, giữa các thành viên xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia nguồn lợi, dẫn đến nguy cơ tan rã?

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Bất cứ vấn đề hợp tác làm ăn nào đều phải được phân tích rõ về nguồn vốn, phân chia lợi nhuận dựa vào tỷ lệ góp vốn và trách nhiệm trong từng công việc cụ thể.

Để tránh mất tình cảm trong quá trình làm ăn với nhau, các bạn cần soạn thảo văn bản quy định rõ về tất cả các khía cạnh trong công việc. Bạn bè làm việc chung thường có tính cả nể, đôi khi không dám than phiền và nhận xét đánh giá công việc của các thành viên khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, các bạn nên tách bạch rõ tình cảm và công việc.

DSC4.jpg
Bà TRẦN THÙY TRÂM, GĐ Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên,
Công ty CP Le&Associates (L&A). (Ảnh Huyền Vi)
Châu Thanh - Nam 23 tuổi
Tôi đang học năm cuối ngành cơ khí của Trường ĐH Nông lâm TPHCM nhưng tôi phát hiện ra rằng tôi chẳng thích thú gì ngành này cả. Ngày xưa, ba tôi nói rằng không gì qua ngành cơ khí nông nghiệp vì 80% dân số Việt Nam sống bằng nghề nông. Tôi cũng biết vậy và đã theo học nhưng giờ đây tôi phát hiện mình rất mê nghề y và tôi có niềm tin mình sẽ thành công. Tôi đang phân vân giữa ngã ba đường. Xin hãy cho tôi lời khuyên để tôi có thêm sức mạnh. Xin cám ơn các chuyên gia.

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Có rất nhiều sinh viên có suy nghĩ giống như bạn. Chính vì khi còn học phổ thông, các bạn không được định hướng đầy đủ về nghề nghiệp tương lai, một phần cũng do sức ép từ gia đình khiến các bạn chọn ngành học không đúng nguyện vọng.

Tuy nhiên, kiến thức nhà trường chỉ chiếm 15%. 85% còn lại là thu thập trong quá tình làm việc. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng hoàn tất chương trình học của ngành cơ khí và làm việc một thời gian. Đôi khi bạn chưa thực sự làm việc nên bạn chưa nhận ra niềm yêu thích đối với công việc này. Mỗi công việc đều có nét đặc trưng riêng và có ích cho xã hội.

Nếu sau khi bạn đã làm việc và có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn muốn theo đuổi ước mơ về ngành y thì bạn có thể học lại. Tuy nhiên thời gian học rất dài, bạn nên suy nghĩ đến vấn đề tài chính, tránh để mình thành gánh nặng cho gia đình.

Chúc bạn thành công!


Lương Bích Hằng - Nữ 21 tuổi
Hiện nay, Sinh viên ra trường ngày càng nhiều, vậy cơ hội để sinh viên mới ra trường tiếp cận việc làm như thế nào?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Hằng,

Cơ hội việc làm hiện nay rất nhiều tạo cơ hội tiếp cận công việc từ nhiều phía, Hằng có thể tiếp cận công việc thông qua các kênh tuyển dụng như: Vietnamword, Kiếm việc, báo chí... và các mối quan hệ. Ngoài ra Hằng cần tạo một hồ sơ tốt tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.


Trần Anh Tú - Nam 23 tuổi
Tôi học ngành tài chính ngân hàng ở Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Xin hỏi nhu cầu nhân lực ngành này khi tôi ra trường khoảng 1 năm nữa như thế nào? Ai cũng nói nhu cầu nhân lực ngân hàng đã bão hòa. Vậy cụ thể như thế nào, liệu với sinh viên mới ra trường làm vị trí nhân viên tín dụng thì tôi nên đề nghị mức lương bao nhiêu là vừa. Tôi hy vọng tốt nghiệp loại khá, đạt TOEIC 500 và có tham gia các khóa học kỹ năng mềm ở trường. Xin tư vấn giúp tôi

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Tổng quan chung thì các ngành nghề được nhiều thí sinh chọn lựa có phù hợp nhu cầu lao động mà xã hội đang cần.
Tuy nhiên cần có sự chú ý là những ngành nghề vào những năm trước được xem là “hot” thì xu hướng việc làm ngày càng đòi hỏi sự cạnh tranh về tính chuyên môn cao như: Tài chính ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin.

Theo báo cáo xu hướng việc làm mới được Bộ lao động - Thương binh và Xã hội công bố, nhu cầu tuyển lao động trong 10 năm tới (2011-2020) sẽ có ngành nghề tăng nhu cầu việc làm là: Tài chính – Ngân hàng và Bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động khoa học công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động Đảng, đoàn và các hoạt động dịch vụ.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong giai đoạn 2011-2015 nhu cầu nhân lực nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Kế toán - Bảo hiểm chiếm 10% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm, bình quân 30.000 chỗ làm việc/năm, riêng ngành Ngân hàng chủ yếu tuyển chọn người có trình độ chuyên môn cao, sinh viên giỏi kỹ năng và ngoại ngữ.

DSC3.jpg
Ông LÊ HUỲNH HOA, Phó Tổng giám đốc phát triển nguồn nhân lực của
Tập đoàn Quốc tế Năm Sao; (Ảnh Huyền Vi)
Vũ Bình - Nam 20 tuổi
Xin cho biết, ơ TPHCM, trung tâm hoặc đơn vị nào có giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường hoặc là việc làm bán thời gian. Cám ơn

Ông TRẦN ANH TUẤN:
- Trung tâm Hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên thành phố, số 04A Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm các khu chế xuất - công nghiệp TP.HCM, 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm Votex, CT.29-30 Tam Đảo, quận 10, TP.HCM.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm Vinhempich, 189 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM...


Hà Anh - Nữ 21 tuổi
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và đạt loại giỏi, tiếng anh khá tốt? em có nên ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia hay không?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Nếu như vậy em nên ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

DSC7.jpg
Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh Huyền Vi

Hoàng Tuấn Anh - Nam 20 tuổi
Theo học ngành Quản trị Kinh doanh, em mong muốn sẽ lập một công ty riêng, nhưng em đang trăn trở với suy nghĩ: nên đi làm một thời gian để tích lũy kinh nghiệm rồi sau đó làm chủ sẽ tốt hơn hay tự lập nghiệp để làm chủ ngay từ đầu?

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Hầu hết sinh viên ra trường đều có ước mơ lớn, điều này rất tốt. Tuy nhiên, thực tế các bạn phải nhìn nhận là thương trường là chiến trường. Nếu không đủ kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng gục ngã khi gặp sóng gió.

Bạn nên dành thời gian làm việc bên ngoài để học hỏi kiến thức thực tế, kỹ năng quản lý, tìm hiểu cách vận hành doanh nghiệp và xâm nhập đủ lâu để hiểu rõ bản chất, quy luật chuyển hóa của thị trường. Qua đó, bạn mới cân nhắc được thời điểm nên mở công ty hay chưa. Khi bạn có đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tôi tin chắc bạn sẽ thành công!


Trần Ưng Thái - Nam 22 tuổi
Em học ngành toán-tin có vài lần mang hồ sơ đi xin việc ở các công ty, nhưng chưa lấy được lòng nhà tuyển dụng. Mong các chuyên gia nhân sự chỉ giúp em bí quyết để các công ty lưu tâm tới em? Em xin cảm ơn!

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Thái,

Để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn, ngoài kiến thức chuyên môn Thái cần bổ sung thêm những kỹ năng mềm khác như: kỹ năng làm việc, khả năng thích ứng công việc, khả năng làm báo cáo... và sự tự tin bản thân.


Hoàng Đôn Nhật Minh - Nam 20 tuổi
Em học ngành xã hội và mong muốn có một công việc ngành nhân sự, anh chị đang tư vấn có thể chia sẽ các doanh nghiệp thường căn cứ vào đâu để trả lương cho người lao động?Anh chị tư vấn giúp em nên đề nghị lương tháng của em bao nhiêu là hợp lý?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Minh,

Các doanh nghiệp khi trả lương cho một vị trí công việc thường dựa vào các yếu tố:

1. Vị trí công việc mà người lao động đó đang làm.
2. Kết quả công việc của người lao động đó.
3. Thương hiệu cá nhân của ứng viên đó.

Mức lương bao nhiêu là phù hợp với Minh tùy thuộc vào độ lớn và trách nhiệm của Minh đảm trách trong tổ chức đó.


Hoàng Lan - Nữ 22 tuổi
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm làm việc, bất kỳ công việc gì mình có nên nói thật hay là bịa đại một công việc nào đó mà ai cũng có thể làm: gia sư, phát tờ rơi, bán hàng đa cấp… những công việc vốn chẳng liên quan gì tới công việc mình đang ứng tuyển.

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Theo tôi thì bạn nên nói thật vì đa số nhà tuyển dụng thích sự trung thực. Bạn cũng không nên quá lo lắng về yếu tố kinh nghiệm, vì đó chỉ là một yếu tố để xem xét thêm khi nhà doanh nghiệp tuyển dụng. Quan trọng là kiến thức chuyên môn, sự tự tin và các kỹ năng mà bạn tiếp thu trong quá trình học.



DSC6.jpg
"Hãy suy nghĩ kỹ xem bản thân bạn thích làm công việc nào trước khi quyết định ... " (Ảnh Huyền Vi)
Như Thuật - Nam 22 tuổi
Em tốt nghiệp Môi trường, nhưng gia đình em muốn em làm trong ngân hàng vì có người thân hứa giúp đỡ. Vậy để có thể làm việc trong ngân hàng em cần trang bị thêm những kiến thức nào?

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Bạn đã tốt nghiệp ngành Môi trường và bạn hoàn toàn có khả năng phát triển được trong ngày này. Tuy nhiên ngành ngân hàng cũng là một môi trường tốt. Bạn nên suy nghĩ kỹ xem bản thân bạn thích làm công việc nào trước khi quyết định vì nếu không có sự đam mê trong công việc bạn sẽ không thể thành công.

Nếu bạn quyết định đi theo hướng ngân hàng, trước mắt bạn chỉ có thể làm những công việc đơn giản, sau đó bạn cần học thêm kiến thức chuyên môn về ngân hàng theo yêu cầu của nơi bạn làm việc.

Chúc bạn suy nghĩ thấu đáo và có quyết định đúng.


Quang Tuyến - Nam 23 tuổi
Tôi quê ở Quảng Ngãi, học chuyên ngành Kế toán Kiểm toán. Tôi sắp có buổi phỏng vấn tại một công ty của Hàn Quốc. Tôi thật sự rất lo lắng vì sợ mình không được tuyển do chưa có kinh nghiệm. Tôi lại muốn làm việc tại nơi này vì tiện lợi cho cuộc sống và vì thích làm việc cho công ty nước ngoài. Tôi làm hồ sơ dự tuyển vào vị trí kế toán. Trong trường hợp của tôi, có thể có những câu hỏi nào được đặt ra? Và tôi nên trả lời như thế nào để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Tôi có thể hỏi lại nhà tuyển dụng những câu hỏi như thế nào để không bị mất điểm?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Vấn đề kinh nghiệm mà các doanh nghiệp thường yêu cầu chủ yếu là năng lực chuyên môn và sự am hiểu cụ thể về chuyên môn ngành nghề của vị trí ứng tuyển, vì vậy sinh viên, học sinh nếu trong quá trình học tập đã tham gia các công việc làm bán thời gian, các hoạt động xã hội, có hiểu biết thực tế thông qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp thường rất thuận lợi khi tham gia các đợt phỏng vấn tuyển dụng của doanh nghiệp.

Để sẵn sàng làm việc, các bạn trẻ cũng nên tìm hiểu rõ ràng về thị trường lao động, pháp luật lao động để có thể chọn nghề, việc làm phù hợp chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo.

Để có thể tham gia tốt các cuộc phỏng vấn của doanh nghiệp Hàn Quốc, bạn nên tìm hiểu trước về doanh nghiệp, chú trọng về kiến thức xã hội, khả năng xử lý thực tiễn và giao tiếp ngoại ngữ. Có thể cũng sẽ có câu hỏi với bạn về hiểu biết đối với phong tục, tập quán Hàn Quốc.


Lý MinhTùng - Nam 23 tuổi
Xin hỏi các chuyên gia tư vấn việc làm, khi đi phỏng vấn tìm việc, DN nào cũng đòi hỏi ngoài kinh nghiệm còn phải có kỹ năng. mà những kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm... thì nhà trường không dạy. Vậy muốn có được những kỹ năng này, sinh viên như tui em phải làm sao để có.

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Tùng,

Trong môi trường cạnh tranh và nhiều áp lực, doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi rất cao. Trước khi xin việc, Tùng nên trang bị thêm các kỹ năng mền để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Về những kỹ năng này hiện nay ở TP.HCM rất có nhiều trung tâm đào tạo, Tùng lên mạng Google tìm các trung tâm đạo tạo phù hợp với những yêu cầu và mức phí phù hợp với bạn.


Phương Giang - Nữ 27 tuổi
Tôi mới vừa tốt nghiệp ĐH. Hiện tôi muốn tìm việc làm nhưng không biết tìm hiểu thông tin từ đâu là oan toàn và không bị các công ty môi giới việc làm lừa đảo. Xin các khách mời cung cấp các địa chỉ tin cậy để tôi tham khảo được không?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bạn rất dễ dàng tiếp cận nhanh thông tin về nhu cầu lao động các ngành nghề trong xã hội, cụ thể:
- Các trang website của các báo, đài như: Báo Giáo dục, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, báo Người Lao Động, báo Pháp Luật TP.HCM... và nhiều cơ quan thông tin khác.
- Các website của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
- Website Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM: “dubaonhanluchcmc.gov.vn”.
- Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm.
- Các trung tâm hỗ trợ và quan hệ doanh nghiệp, trung tâm tư vấn tuyển sinh của các trường đại học – cao đẳng, dạy nghề.


Mai Hằng Hà - Nữ 23 tuổi
Thưa chú Tuấn, qua các sàn giao dịch việc làm chú thường thuyết trình rất thuyết phục, nhưng hôm nay cháu muốn hỏi chú sinh viên mới ra trường thường có xu hướng tìm việc làm tại các thành phố, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, Vậy để cho Các SV về công tác tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn thì nhà nước đã có những chính sách gì?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Hiện nay nhà nước có nhiều chế độ đãi ngộ đối với sinh viên nhận công tác tại các vùng sâu, vùng xa.

Cháu có thể vào website của Bộ Nội vụ (https://www.moha.gov.vn), Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh (https://www.sonoivu.hochiminhcity.gov.vn) để tìm những thông tin mà cháu cần thiết. Hoặc cháu có thể liên lạc với https://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn để chú sẽ gửi thêm các thông tin này đến mail của cháu. Chúc cháu thành công.


Thái văn Linh - Nam 23 tuổi
Để chắc ăn khi mang hồ sơ đi xin việc, em vừa học ngành xã hội vừa phải học thêm vài khóa học về ngành kinh tế để nhu cầu ngành nghề nào cao thì em nộp hồ sơ vào ngành đó. Nhưng em băn khoăn chưa biết nhóm ngành nghề nào xã hội đang có nhu cầu cao. Xin chú Tuấn, Phó giám đốc trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM có thể khái quát nhu cầu ngành nghề TP đang cần?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Xu hướng chung, nhu cầu nhân lực yêu cầu cao về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong giai đoạn 2011-2015; dự kiến tốc độ tăng bình quân chỗ làm việc từ 3% đến 3,5%/năm cho thấy thành phố sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 đến 300.000 chỗ làm việc/năm.

Có thể nhận định những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố bao gồm: Quản lý kinh tế -Kinh doanh - Quản lý chất lượng, Du lịch- Nhà hàng - Khách sạn, Bán hàng - Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Dịch vụ và phục vụ, Tài chính - Ngân hàng - Kế toán - Kiểm toán, Tư vấn - Bảo hiểm, Pháp lý - Luật, Nghiên cứu - Khoa học, Quản lý nhân sự - Tổ chức, Hành chánh văn phòng, Giáo dục - Đào tạo - Thư viện, Ngoại ngữ - Biên phiên dịch, Xây dựng - Kiến trúc, Công nghệ thông tin -Viễn thông - Truyền thông, Cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy, Điện - Điện tử - Điện công nghiệp - Điện lạnh, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi-Cầu đường, Dầu khí - Địa chất, Môi trường- Xử lý chất thải, Thiết kế - Đồ họa - In ấn - Bao bì - Xuất bản, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Công nghệ cao trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, Y tế - Chăm sóc sức khỏe - Mỹ Phẩm, Dược - Công nghệ sinh học, Hóa-Hóa thực phẩm- Hóa chất-Hóa dầu, Chế biến tinh thực phẩm, Dệt - May - Giày da.

Hai ngành của em đang học, thành phố đều có nhu cầu. Nhưng quan trọng bạn phải biết mình giỏi về lĩnh vực nào và bạn cần phải nắm vững kiến thức cũng như nghiệp vụ về ngành bạn sẽ tìm việc.


Trần Lê Dung - Nữ 23 tuổi
Tốt nghiệp chuyên ngành nhà hàng - khách sạn, em đã nộp đơn vào khách sạn Caravelle, Tp.HCM. Trong mẫu đơn ứng tuyển của khách sạn có câu hỏi yêu cầu mức lương. Cho em hỏi nếu trong đơn xin việc có hỏi mức lương yêu cầu, mình có nên ghi hay không và nên đề nghị bao nhiêu? Nếu em đề nghị mức lương thấp hơn mức lương có sẵn thì họ trả theo mức nào?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Theo tôi, bạn nên ghi là mức lương thỏa thuận và khi phỏng vấn nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra mức lương bạn có thể đề nghị doanh nghiệp cho biết mức lương mà doanh nghiệp thường tuyển đối với trường hợp công việc đang tuyển dụng bạn. Từ đó bạn có thể thỏa thuận cao hơn một chút hoặc thấy hợp lý thì bạn nhân việc làm.

Tuy nhiên bạn cần chú ý Caravelle là một khách sạn có thương hiệu và thực hiện khá tốt về chính sách sử dụng, trả lương đối với người lao động.


Quang Thái - Nam 23 tuổi
Tôi vừa tốt nghiệp. Nhờ chuyên mục tư vấn giúp cách viết sơ yếu lý lịch và thư xin việc ấn tượng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Xin cảm ơn.

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Bạn có thể vào website dubaonhanluchcmc.gov, timviecnhanh.com, vietnamworks.com... để tìm hiểu cụ thể cách viết sơ yếu lý lịch và thư xin việc ấn tượng để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Chúc bạn thành công!


Hoài Anh - Nữ 22 tuổi
Em sắp tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng và truyền thông. Có người khuyên mới ra trường nên làm ở những công ty nhỏ rồi hãy tiến đến công ty lớn. Nhưng có người lại khuyên là làm ở những công ty lớn để học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Em nên làm như thế nào?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Hoài Anh,

Nếu bạn có điều kiện và cơ hội vào môi trường lớn chuyên nghiệp thì bạn nên nhận lời, vì ở những môi trường như vậy bạn sẽ được học hỏi kiến thức, chuyên môn rất nhiều và những kỹ năng khác. Nhưng những môi trường như vậy thường là nhiều áp lực, bạn nên chuẩn bị tinh thần tốt nhất để thích nghi môi trường.


Hồ Nguyệt - Nam 23 tuổi
Bạn em tốt nghiệp trước em khóa, chỉ trong 1 năm đã nhảy 5 công ty, và thực hiện "rải thảm" hồ sơ bất cứ khi nào có thể. Sắp tốt nghiệp, em có nên “học” theo bạn của mình?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Theo tôi thì bạn không nên làm như thế, vì khi nhảy việc sẽ mất đi quá trình làm việc và nhiều cơ hội để bạn có thể tích lũy kinh nghiệm. Và khi gặp các nhà tuyển dụng tiếp theo bạn cũng sẽ rất mất thời gian để giải thích về sự thường xuyên chuyển đổi công việc.

Tất nhiên cũng không loại trừ khi bạn gặp tình huống vì gặp điều kiện làm việc không phù hợp dẫn tới bạn phải nhảy việc.


Thúy Anh - Nữ 20 tuổi
Do khi thi đại học tôi chưa biết nhiều về thị trường lao động nên chọn thi vào chuyên ngành chứng khoán. Vậy trong giai đoạn sắp vào học chuyên ngành tôi nên giữ chuyên ngành này hay chuyển sang tài chính, ngân hàng, marketing...?

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu so với các nước phát triển khác. Ngành này vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Học ngành chứng khoán, bạn có thể làm nhiều công việc khác xung quanh nó như môi giới, thẩm định, phân tích tư vấn, góp vốn đầu tư v.v....

Nếu bạn cảm thấy yêu thích công việc này thì bạn có thể tiếp tục học chuyên ngành. Nhưng nếu bạn chỉ chọn ngành chứng khoán để tìm kiếm một công việc ổn định trong thị trường lao động thì bạn có thể chọn bất cứ ngành nào khác.

Tuy nhiên, sự thành công chỉ đến khi bạn chọn đúng công việc phù hợp khả năng và sở thích của bạn.


Thảo Vi - Nam 20 tuổi

Em vừa đi phòng vấn xin việc và đang băn khoăn lo lắng về kết quả vì nhà tuyển dụng cho biết sẽ thông báo sau nhưng không xác định ngày. Một tuần sau buổi phỏng vấn, em có gởi email hỏi kết quả nhưng vẫn chưa nhận được thư hồi âm. Em phải làm gì? Có nên gọi điện thoại hỏi trực tiếp để hỏi về kết quả cuộc phỏng vấn đó?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Theo tôi, bạn nên tiếp tục chờ doanh nghiệp trả lời trong thời gian 2 tuần, đồng thời bạn có thể tiếp tục tìm hiểu thêm về nhu cầu công việc khác mà bạn thấy phù hợp.

Thanh Điền - Nam 30 tuổi
Tôi tốt nghiệp đại học kỹ thuật điện nhưng có duyên làm biên tập sách kỹ thuật và đã làm được 5 năm. Giờ tôi lại muốn đi học khóa y học dân tộc để làm lương y. Theo các chuyên gia tôi nên làm theo ý thích của mình hay nên tiếp tục công việc biên tập để có thu nhập và cuộc sống ổn định? Tôi nghe nói là không có sự bắt đầu nào là muộn cả, vậy tôi nên lắng nghe con tim mình hay sao? Xin tư vấn giúp tôi, xin cám ơn.

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Con người ai cũng có rất nhiều ước mơ và sở thích. Tuy nhiên, bạn cần xác định được mục tiêu và đích đến của cuộc đời mình. Nếu bạn vẫn tìm được niềm vui trong công việc hiện tại và đang có cơ hội để phát triển nó trong tương lai, bạn nên tiếp tục làm việc và tìm hiểu thêm về y học dân tộc như một sở thích.

Nếu bạn đặt nghề y là mục tiêu của cuộc đời thì bạn có thể bắt đầu ngay. Bạn cũng nên lường trước những khó khăn trong quá trình học vì thời gian sẽ rất dài. Bạn nên cân nhắc xem niềm đam mê của mình có đủ lớn để theo đuổi ước mơ này đến cùng hay không, tránh tình trạng dở dang giữa hai con đường.

Chúc bạn vui!


Nguyễn Anh Tuấn - Nam 24 tuổi
Tôi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ở Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Gia đình tôi có ý định cho tôi học lên thạc sĩ ở Hàn Quốc. Theo các chuyên gia với ngành học trên vào thời điểm thị trường lao động có vẻ dư thừa ngành này tôi nên đi học lên hay đi làm lấy kinh nghiệm để tăng sức cạnh tranh. Hoặc tôi phải học thêm bổ sung thêm kỹ năng gì để có thể tìm việc với chuyên môn quản trị kinh doanh của mình

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Tuấn,

Khi bạn có kiến thức và sự trải nghiệm thực tế bạn sẽ hiểu và cảm nhận sâu những chia sẻ của giảng viên cao học, cơ hội học cao học rất tốt, nhất là môi trường nước ngoài thì bạn nên cân nhắc mà thực hiện. Có thể qua đó bạn vừa học vừa làm để hiểu sâu kiến thức đã học và cảm nhận công việc thực tế hơn vì đó là môi trường chuyên nghiệp.


Huy Thành - Nam 22 tuổi
Sắp ra trường, mong muốn lớn nhất của em là tìm được việc làm để không phải phụ thuộc vào gia đình. Em đang băng khoăn: nên tìm hiểu sâu một vài công ty rồi nộp hồ sơ hay là thực hiện “dải truyền đơn” đến bất kỳ công ty nào có đăng tuyển dụng? Xin cho em lời khuyên?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Em nên tìm hiểu sâu về một vài công ty phù hợp với ngành nghề em đã học và điều kiện, sở thích của mình.

Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp điều cốt lõi là người sinh viên phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bảo và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Người sinh viên sau khi tốt nghiệp để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.


Trần Thanh Tùng - Nam 20 tuổi
Em đang rất cần việc làm bán thời gian. Xin hỏi hiện có những nơi nào giới thiệu việc làm bán thời gian cho sinh viên. Cám ơn

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Em có thể đến Trung tâm Hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên TP.HCM, số 04A Phạm Ngọc Thạch - quận 1, TP.HCM, điện thoại 08.38292066.

Hiện nay có nhiều nhu cầu công việc bán thời gian cho sinh viên.


Lê Thúy Văn - Nam 21 tuổi
Em đang băn khoăn giữa đi làm ngay hay là nghỉ 1 thời gian mới đi làm sau khi tốt nghiệp. Bạn bè em bảo nghỉ xả hơi đã rồi hãy làm vì sau này khi đi làm rồi rất ít có cơ hội để chơi? Em nên làm như thế nào thì tốt

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Theo tôi nếu có điều kiện thì em nên sớm làm việc vì quá trình tìm việc làm cũng thực sự không dễ dàng.

Mặt khác, khi em làm việc cũng có thể kết hợp với thư giãn. Nếu em để thời gian quá dài rồi mới đi làm thì có thể sẽ gặp lỗ hổng về kiến thức thực tế, và nhà tuyển dụng cũng sẽ băn khoăn khi phỏng vấn.


Ninh Phi Yến - Nữ 24 tuổi
Em học đại học ngành quản trị kinh doanh và sắp ra trường. Gia đình đã tìm chỗ làm cho em ở cơ quan nhà nước với công việc làm ở phòng thanh tra. Em đang băn khoăn liệu làm thanh tra thì có liên quan gì đến ngành quản trị kinh doanh mà em học không. Đi theo sự sắp xếp của gia đình liệu có ổn không hay em nên tự lập, tự mình tìm việc và bắt đầu với bất cứ công việc nào mà mình thấy thích? Xin cho em lời khuyên

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Mỗi công việc đều có đặc trưng riêng. Vì thế, dù ở cơ quan nhà nước về thanh tra hay ở doanh nghiệp bên ngoài, bạn đều phải bắt đầu từ những việc đơn giản nhất rồi từ đó học hỏi thêm.

Điều quan trọng là bạn nên xác định rõ niềm đam mê và sự nghiệp mà mình mong muốn trong tương lai 5 năm, 10 năm hay cho cả cuộc đời bạn. Theo đó, bạn cần cân nhắc chọn những công việc cụ thể giúp bạn có cơ hội đi đến mục tiêu cuối cùng.

Có nhiều người mất rất nhiều thời gian mới nhận ra được con đường mình muốn đi. Họ thường phải trải qua rất nhiều công việc khác nhau trước khi gặp được công việc đúng với sở trường của họ. Chúc bạn sớm tìm được con đường riêng cho mình.


Nguyễn Xuân Toan - Nam 22 tuổi
Em Tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán, bằng khá. Em dự định thi công chức hoặc xin việc vào một công ty nào đó. Mà em nghe nói lương công chức thấp, lương ở Công ty bên ngoài thì cao. Nhưng tại sao nhiều người lại muốn làm công chức vậy? Em đang băn khoăn. Cám ơn nhà tư vấn.

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Toan,

Tùy vào hoài bão của mỗi cá nhân mà nên chọn môi trường nào phù hợp. Thường thì môi trường bên ngoài năng động và có cơ hội học hỏi chuyên môn, kiến thức hơn. Bạn còn trẻ nên trước khi chọn môi trường nào thì bạn xác định lại hoài bão và mong đợi của cá nhân thì bạn sẽ chọn mô trường phù hợp.


Lâm Nguyễn - Nam 20 tuổi
em là sinh viên mới tốt nghiếp đại học tại nước ngoài mới về nước. Em muốn hỏi về qui trình xin việc của các công ty thường trải qua các bước như thế nào? có điểm khác biệt nào lớn nào giữa các cty Vn và các cty nước ngoài không ạ

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Bạn có thể vào website dubaonhanluchcmc.gov.vn, phapluat.vn, vietnamworks.com, timviecnhanh.com, tuoitre.com... để tìm hiểu rõ về quy trình xin việc của các công ty thường trải qua các bước như thế nào.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là bước bạn làm hồ sơ xin việc làm và kế tiếp nếu được doanh nghiệp mời phỏng vấn.


Trương Đình Chính - Nam 22 tuổi
Doanh nghiệp khi tuyển dụng điều đòi hỏi kinh nghiệm 2 năm hoặc 3 năm, nhưng sinh viên mới ra trường làm sao có được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.Em xin hỏi Ban tư vấn là làm sao để có được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Trong thực tế vấn đề kinh nghiệm mà các doanh nghiệp thường yêu cầu ở người sau khi học nghề từ các trường đào tạo chủ yếu là năng lực chuyên môn và sự am hiểu cụ thể về chuyên môn ngành nghề của vị trí ứng tuyển. Vì vậy sinh viên, học sinh nếu trong quá trình học tập đã tham gia các công việc làm bán thời gian, các hoạt động xã hội, có hiểu biết thực tế thông qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp thường rất thuận lợi khi tham gia các đợt phỏng vấn tuyển dụng của doanh nghiệp.

Để sẵn sàng làm việc, các bạn trẻ cũng nên tìm hiểu rõ ràng về thị trường lao động, pháp luật lao động để có thể chọn nghề, việc làm phù hợp chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo. Các bạn trẻ cần trang bị về kỹ năng nghề, ngoại ngữ. Như vậy sẽ thuận lợi về việc làm và phát triển sự nghiệp.
Vấn đề việc làm của sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp hoặc hoàn thành khóa học nghề, điều cốt lõi phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Hoàng Đôn Nhật Minh - Nam 20 tuổi
Chào các anh chị trong ban tư vấn, em trai tôi đang lựa chọn một trường nghề để theo học, nhưng chưa biết nhu cầu thực tế xã hội như thế nào về ngành nghề xã hội đang cần, mong các anh Tuấn ở Trung tâm dự báo cung cấp thêm thông tin về ngành nghề dễ kiếm việc?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Tổng quan chung thì các ngành nghề được nhiều thí sinh chọn lựa có phù hợp nhu cầu lao động mà xã hội đang cần.
Tuy nhiên cần có sự chú ý là những ngành nghề vào những năm trước được xem là “hot” thì xu hướng việc làm ngày càng đòi hỏi sự cạnh tranh về tính chuyên môn cao như: Tài chính ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin. Một số nhóm ngành đang phát triển nhanh về số lượng do thuộc nhóm ngành kinh tế chủ lực của thành phố như: Cơ khí, Điện – Điện tử - Viễn thông, Xây dựng dân dụng, Công nghệ trong nông nghiệp và các ngành thuộc nhóm Khoa học xã hội, được học sinh quan tâm chú trọng.
Theo báo cáo xu hướng việc làm mới được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội công bố, nhu cầu tuyển lao động trong 10 năm tới (2011-2020) sẽ có ngành nghề tăng nhu cầu việc làm là: Tài chính – Ngân hàng và Bảo hiểm ; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động khoa học công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động Đảng, đoàn và các hoạt động dịch vụ.
Theo tôi, khi chọn ngành học, các em học sinh không nên chỉ căn cứ dự báo ngành học dễ kiếm việc làm hoặc hoàn toàn dựa vào những hướng dẫn của các chuyên gia đào tạo, tư vấn nguồn nhân lực. Mà vấn đề là các em nên căn cứ vào những dự báo, hướng dẫn để so sánh chọn lựa hợp lý ngành học phù hợp với sở thích, sở trường, hoàn cảnh phù hợp với năng lực học tập bản thân để đăng ký dự thi và quyết tâm học thành tài cho tương lai có việc làm ổn định.

Lê Thúy Hiền - Nữ 50 tuổi
Con trai tôi học ngành CNTT về mạng máy tính. Cháu đang thi tốt nghiệp khoảng T9/2011 ra trường. Xin cho hỏi với chuyên ngành này thì có thể làm việc ở những nơi nào? Cụ thể là những công ty nào đang cần tuyển dụng vị trí này ? Xin cảm ơn !

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghệ thông tin có nhu cầu việc làm rất lớn và nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thường xuyên tuyển dụng.

Chị có thể liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm của các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố và khu kỹ thuật cao thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghệ phần mềm Quang Trung.

Chị có thể tìm hiểu thêm thông tin về việc làm trên các website việc làm như dubaonhanluchcmc.gov.vn, vietnamworks.com, timviecnhanh.com...

Nguyễn Thị Xuyến - Nữ 23 tuổi
Tháng 7 tới em mới tốt nghiệp, nhưng em đã đi làm được 3 tháng. Khi còn học thì “rất máu lửa” với nghề đã chọn nhưng đi làm một thời gian lại trở nên ù lì và mất hết nhiệt huyết. Vậy làm gì để duy trì ngọn lửa với nghề?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Xuyến,

Thường sinh viên mới ra trường mang nhiều "nhiệt huyết và máu lửa" vào công công việc, nhưng những "nhiệt huyết và máu lửa" đó có phù hợp doanh nghiệp không. Bạn cần phải suy nghĩ. Vậy để duy trì "nhiệt huyết và máu lửa" đó bạn hãy lên kế hoạch hành động cá nhân và môi trường phù hợp thực hiện hoài bão đó.

Nguyễn Ngọc Hà - Nam
Rất mong Ông TRẦN ANH TUẤN cho biết xu hướng phát triển việc làm của nhân lục về nhóm ngành Khoa học xã hội - Nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh. Cám ơn ông.

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện đang hoạt động trên 55.000 cơ quan doanh nghiệp. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP trên 12%/năm; thành phố sẽ thu hút bố trí việc làm bình quân 280.000-300.000 lao động/năm trong đó 120.000 chỗ làm việc mới.
Theo thống kê, phân tích nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trên địa bàn thành phố; nhóm ngành có trình độ đại học – cao đẳng Khoa học xã hội và Nhân văn chiếm tỷ trọng khoảng 7% trong số chỗ làm việc cần tuyển mới hàng năm (18.000-20.000). Những nhóm ngành có nhu cầu khá lớn bao gồm: Thư viện – Thông tin, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Đô thị học, Công tác xã hội, Du lịch, Địa lý, Giáo dục, Lịch sử, Văn học – Ngôn ngữ, Báo chí và các chuyên ngành ngoại ngữ đặc biệt nhu cầu số lượng lớn về chuyên ngành Anh ngữ và Trung quốc.
Ngành Khoa học xã hội và Nhân văn không chỉ có nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời rất cần cho sự phát triển của các tỉnh Nam bộ, đặc biệt khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng. .. Với nhu cầu mỗi năm trên 10.000 người.

Lê Diễm Hồng Châu - Nam

Em muồn hỏi về nhu cầu nhân lực của TP.HCM trong 5 năm tới ngành nào "hot"?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Thực tế thị trường lao động không có ngành nghề nào sẽ là "hot" hoặc lên "ngôi" Năm 2011 và những năm sắp tới do nền kinh tế phục hồi phát triển, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu thường xuyên tuyển dụng lao động bao gồm lao động quản lý; chuyên môn mỹ thuật và lao động phổ thông để đào tạo gắn với bố trí việc làm. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển năng động, tăng quy mô, quan tâm đến chính sách phát triển nhân lực, đây là môi trường phù hợp với đa số người lao động là sinh viên, học sinh mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề.

Thị trường lao động thành phố sắp tới với nhu cầu nhân lực nhiều về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Về nhu cầu nhân lực các ngành nghề thu hút nhiều lao động trong giai đoạn 2011-2015 bạn có thể tham khảo ở câu hỏi đã trả lời trên.

Tấn Thành - Nam 23 tuổi
Tôi học ngành kế toán kiểm toán, quê ở Quảng Ninh. Tôi định xin ứng tuyển vào chi nhánh Viettel Quảng Ninh, tôi nghĩ sẽ có một số câu hỏi đại loại như: Tại sao bạn lại muốn xin vào Viettel làm? Kỹ năng chuyên ngành của bạn như thế nào? Bạn có thể nêu một vài điểm mạnh của mình? Nhờ ban tư vấn giúp tôi vượt qua những câu hỏi này?

Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Thành,

Qua những câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã hiểu và biết gì về văn hóa, công việc, tổ chức... Công ty Viettel (sự đầu tư vào kế hoạch xin việc), điểm mạnh của ứng viên có phù hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển và mức độ gắn bó với công việc không, vậy bạn biết được mục đích của nhà tuyển dụng thì bạn có câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm phỏng vấn.

Hưng - Nam 22 tuổi
Hiện tại em vừa thi xong tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm HCM chuyên ngành CNTT (ra trường đi làm chứ không phải đi dạy) nhưng kết quả không được như ý nên đến tháng 10 em mới được thi lại lần 2.Hiện tại em đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm.Xin có thể tư vấn cho em chỗ làm về ngành CNTT chuyên ngành quản trị mạng hoặc bảo mật(phỏng vấn hoặc có test trình độ trước khi làm việc càng tốt, như thế cũng phần nào giúp em tự tin hơn và có công việc tốt hơn).Xin cám ơn !

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Bạn nên đến Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh Niên, số 04A Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM.

Hoặc bạn có thể đến Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Phòng Quan hệ cung ứng lao động- việc làm), số 250 Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn.

Thanh Hồng - Nữ 24 tuổi
Em đã tốt nghiệp ĐH, xin việc làm mấy năm này mà không việc nào ổn định cả. Chỗ thì lương thấp, chỗ thì công việc nhàm chán quá, hiện giò em rất bất mãn, muốn đi học thêm lên thạc sĩ. Xin các chuyên gia tư vấn cho em là có nên học tiếp hay không, hay là học thêm kỹ năng gì? Cám ơn rất nhiều.

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Bạn cần xét lại quá trình làm việc lâu nay xem sự không ổn định đến từ những yếu tố nào. Do công việc không phù hợp khả năng hay do bạn mong đợi được làm nhiều hơn hoặc được giữ vị trí cao hơn so với khả năng hiện tại?

Thực tế, nhiều bạn dễ dàng chấp nhận một công việc không đúng sở trường để có mức thu nhập và cuộc sống ổn định sau khi ra trường. Điều đó dễ dẫn đến sự nhàm chán, đôi lúc làm mai một niềm đam mê ban đầu. Bạn cần tìm cho mình một mục tiêu lâu dài và cố gắng từng bước để đạt đến mục tiêu đó.

Về phía doanh nghiệp, tôi tin chắc họ sẵn sàng trả mức lương theo năng lực để có được người đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Về việc học, nếu có cơ hội và thời gian bạn nên bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công việc bạn chọn.

Trương Đình Chính - Nam 22 tuổi
Khi đi xin việc thì nhà tuyển dụng có đặt ra một câu hỏi là :"Mức lương bạn muốn có là bao nhiêu?".Câu này luôn làm khó khăn cho các bạn sinh viên cũng như em.Mong Ban tư vấn trả lời giúp em là mình trả lời nhà tuyển dụng như thế nào để đạt được mức lương mà mình mong muốn và đúng với năng lực của mình?

Ông TRẦN ANH TUẤN
:
Câu này tôi đã trả lời, đề nghị bạn tham khảo ở những câu tương tự.
Lưu Danh Khánh - Nam 23 tuổi
Em đang là sinh viên năm cuối Trường ĐH luật TPHCM, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là thi tốt nghiệp nhưng em mong muốn được tìm kiếm cơ hội việc làm ngay từ bây giờ. nhưng hầu như yêu cầu của nhà tuyển dụng là khá cao, sinh viên mới ra trường như em khó có thế đáp ứng được. Em mong muốn được làm việc tại các Ngân hàng- phòng pháp chế, nhưng NH nào cũng đưa ra yêu cầu về kinh nghiệm. Em muốn hỏi là như vậy thì có phải nhà tuyển dụng thật sự không mặn mà lắm và muốn hạn chế ứng viên là sinh viên mới ra trường? và xin cho biết học ngành luật thì cơ hội nghề nghiệp có vẻ như hạn chế hơn so với những ngành khác?

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Ngành Ngân hàng hiện nay chủ yếu tuyển dụng nhân lực chuyên ngành có trình độ cao và khả năng quản lý, vì vậy có thể bạn sẽ gặp khó khăn như bạn nói. Về vấn đề kinh nghiệm bạn có thể tham khảo ở những câu hỏi tôi đã trả lời trên.

Lê Thị Kim Ngân - Nữ 22 tuổi
Xin chào các cô chú!!! Con hiện đang là sinh viên năm 3. Con học chuyên ngành Luật. Con nghĩ không chỉ riêng con mà nhiều sinh viên đều lo lắng về công việc của mình sau này. Bằng kinh nghiêm của mình, cô chú có thể giúp chúng con làm thế nào để có thể chôn lựa nghề nghiệp phù hợp với mình ạ? cũng như làm cách nào để ó cơ hội được tuyển dụng trong thị trường lao độn đầy cạnh tranh như hiện nay ạ. Con xin cảm ơn cô chú ạ!

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Tốt nghiệp chuyên ngành Luật, bạn có thể chọn một trong những công việc như: tư vấn luật cho doanh nghiệp, làm việc ở các văn phòng luật sư, làm nhân sự v.v...

Để chọn lựa nghề nghiệp phù hợp, bạn cần nhìn rõ tính cách và sở trường của bản thân. Để có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp nào đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ bản chất công việc xem có phù hợp với khả năng thực sự của mình hay không. Ngoài kiến thức nhà trường, bạn cũng cần thể hiện được sự năng động, tự tin, tinh thần cầu tiến và tiềm năng phát triển của mình.

Chúc bạn sớm tìm được công việc như ý.

Trương Đình Chính - Nam 22 tuổi
Kính gởi Bác TRẦN THÙY TRÂM, cháu là sinh viên sắp ra trường.Hiện cháu học ngành công nghệ thông tin(hệ cao đẳng).Cháu nghe nói ngành này khi ra trường sẽ khó tìm được việc và mức lương không cao như những ngành khác?Và sẽ làm trái nghề.Vậy Bác hãy cho cháu biết công ty hiện giờ có tuyển nhiều lập trình viên như cháu không?Và mức lương khởi điểm là bao nhiêu ạ.Cháu cảm ơn Bác.

Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Công nghệ thông tin hiện nay là một ngành mũi nhọn hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp. Có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào mảng phát triển phần mềm tại Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng sinh viên mới ra trường không đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó, ngoài kiến thức nhà trường, các bạn nên tìm hiểu và cập nhật thêm xu thế phát triển trong lĩnh vực này để có đủ kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Thực tế, hầu hết sinh viên ngành công nghệ thông tin rất yếu về kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh. Bạn nên bổ sung thêm những kỹ năng này.

Theo thị trường, mức thu nhập khởi điểm cho một sinh viên mới ra trường cho vị trí lập trình viên khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng tùy theo năng lực.

Chúc bạn sớm tìm được công việc vừa ý!


Quang Hùng - Nam 27 tuổi
Tôi có tìm việc trên báo và gặp phải công ty môi giới việc làm. Công ty này đăng quảng cáo mập mờ trên trang Mua & bán để đánh lừa người xin việc. Khi giới thiệu xong thì lấy phí từ 100 - 200 nghìn nhưng cũng chỉ giới thiệu lại những công ty khác trên báo chí. Như vậy là tôi đã bị lừa, vậy thưa Ông TRẦN ANH TUẤN tôi có thể kiện doanh nghiệp này hay không? Và tôi cũng có lưu ý với các báo nếu như đăng tin quảng cáo hoặc tuyển dụng cần có luật cấm các hoạt động quảng cáo lừa đảo người xin việc như thế này. Xin cảm ơn!

Ông TRẦN ANH TUẤN:
Bạn nên đến:

- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, số 378/3 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TP.HCM.

Hoặc đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, nơi công ty giới thiệu việc làm đó đang hoạt động để phản ảnh cụ thể.

Quốc Khánh - Nam 20 tuổi
Xin hỏi, theo các chuyên gia, việc đi làm thêm của sinh viên trong thời gian đi học có quan trọng không và năm thứ mấy thì đi làm là tốt nhất. Xin cám ơn.


Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Việc làm thêm giúp bạn có thêm kiến thức thực tế về thị trường, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. Nếu có cơ hội làm thêm đúng ngành nghề đang theo học, đó là một cơ hội để bạn phát triển toàn diện về cả chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khác.

Tuy nhiên, việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để việc làm thêm không ảnh hưởng kết quả học tập. Thời gian hợp lý để tìm một công việc làm thêm là khi bạn tự kiểm soát được thời gian và biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Thực tế, nhiều bạn sau một thời gian làm thêm và gặp được công việc tương đối tốt đã bỏ lỡ việc học.

Chúc bạn thành công!



tinhyeutrongsang@yahoo.com - Nữ 22 tuổi
Tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, xếp loại khá, em đang băn khoăn, liệu nhà tuyển dụng có đánh giá thấp em khi biết em học tại một trường dân lập không ạ?


Bà TRẦN THÙY TRÂM:
Xu thế của nhà tuyển dụng hiện nay không quan trọng bằng cấp thuộc trường dân lập, công lập hay xếp loại tốt nghiệp. Điều quan trọng để có cơ hội được tuyển dụng là kiến thức chuyên môn, tiềm năng phát triển của bạn trong lĩnh vực này cùng với một số yếu tố khác như sự năng động, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, lòng nhiệt tình trong công việc.

Chúc bạn thành công!



Xuân Thanh - Nữ 22 tuổi
Cho em hỏi, trong lúc trả lời phỏng vấn, mình có nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng? Nếu có thì nên đặt những câu hỏi như thế nào và khi nào thì phù hợp?


Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Thanh,

Nhà tuyển dụng rất vui khi ứng viên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng vì qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ đầu tư tìm hiểu công việc trước khi bạn xin việc có nghĩa là bạn là người chủ động. Khi đặt câu hỏi, bạn nên đi vào những định hướng và kỳ vọng của doanh nghiệp. Bạn có thể đặt những câu hỏi như: Mong đợi của anh/chị (nhà tuyển dụng) đòi hỏi vị trí này như thế nào? Anh/chị có thể chia sẻ sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp? Hoài bão của doanh nghiệp 2-3 năm tới như thế nào?...


Thế Xuân - Nam 23 tuổi
Em đã nộp hồ sơ và được gọi đi phỏng vấn. Vậy em cần chuẩn bị gì để buổi phỏng vấn thành công? Và em có cần đến trước giờ phỏng vấn hay không?


Ông LÊ HUỲNH HOA:
Chào Xuân,

Trước khi đi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị những hành trang sau: tìm hiểu văn hóa, tổ chức, ngành nghề kinh doanh... của doanh nghiệp, yêu cầu chuyên môn của vị trí này... và chuẩn bị những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề... và tự tin trong phỏng vấn.

Chúc bạn thành công buổi phỏng vấn.
Báo Pháp Luật Online
 
Hiệu chỉnh:
năm nay ra trường ùi, giờ mình đang đc nghỉ hè chờ lấy bằng thui..hjx
kiến thức sau 4 năm học ĐH h mình thấy thật lơ mơ, cảm giác như qua 4 năm vừa rồi mình chưa thu nạp đc cái j, vẫn như cái thùng trống rỗng => 7nghiệp rồi sa0..:((:((huhu...
 
Hjx,học thì học mà ko bít ra có việc làm ko nữa,bước vào ngưỡng cửa đh đc là mừng lắm rùi but ko bít sau này sẽ ra sau đây!!><
 
nói ching là khi nói thì dễ nhưng để thực hiện thì khó
bây giờ công ty nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm mà sinh viên thì lấy đâu ra kinh nghiêm làm việc cơ chứ
 
ai chẳng qua thời gian "thử thách" ấy - nhưng "qua" hết :KSV@09:
vấn đề là salary thôi
 
sắp ra trường rồi không biết có tìm được viêc làm không.nghĩ tới sợ quá huhuhu.......
 
Vấn đề muôn thuở, Khóa trước của mình, có mấy anh ra trường từ cuối năm ngoái, bây h vẫn thất nghiệp, hoặc làm trái nghề. Haizzzzzzz, không biết mình sẽ ra sao đây
 
Ngày trước nộp hồ sơ thi ĐH mình cứ thấy ngành nào hot, trường nào hay là thi vào!! giờ đây mới thấy có lẽ mình đã không đi đúng hướng khi chọn học kinh tế.
 
Khó hay không là do bản thân mình mà, tìm việc thì dễ nhưng đúng những gì các bạn ra trường thì không có hẳn là lẽ dĩ nhiên vì có rất nhiều người làm vài chục năm cũng vậy, sao cho mình thích nghi với hoàn cảnh chứ sao mong được hoàn cảnh thích nghi với mình?!:KSV@11:
 
Công việc cho sinh viên, lương tốt, ổn định. Enjoy!!!

GIỚI THIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

DINH PHONG TELECOM CO., LTD
Địa chỉ: 144A Bạch Đằng, P2, Quận Tân Bình, Tphcm

Là công ty chuyên hoạt động lĩnh vực ngành viễn thông.Hiện tại công ty đang phát triển không
ngừng và mở rộng thêm nhiều đối tác và thị trường mới.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
DO NHU CẦU PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG. PHỤC VỤ CHO NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG SỬ DỤNG CÁC MẠNG ĐIỆN THOẠI MOBIFONE, VINAFONE, VIETTEL, VIETNAM MOBILE, BEE
LINE, S FONE, EVN.
CTY CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN 1 SỐ VỊ TRÍ LÀM VIỆC TỪ 17h30 – 20h30 :

Vị trí 1 : 10 Nhân viên. Lương 1tr9/tháng.
CV :Thanh toán cước phí cho khách hàng, mở rộng mạng lưới viễn thông.

Vị trí 2 : 1 Quản lí. Lương 3tr8/tháng.
CV : hợp tác phát triển thị trường, đẩy mạnh nguồn nhân lực, theo dõi tình hình NV và báo cáo.

Trình độ chuyên môn
Yêu cầu:
+ Tuổi từ 18 đến 26
+ Tối thiểu tốt nghiệp THPT (tốt nghiệp trung cấp đối với vị trí QLKD)
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.
+ Ưu tiên cho những người hòa đồng, vui vẻ.
+ Chấp nhận ứng viên chưa kinh nghiệm. Cty sẽ tổ chức lớp đào tạo.

Lưu ý :
+ Công việc có khả năng thăng tiến cao khi bạn có sự tự tin và biết phát huy các năng lực của
bản thân.
+ Công việc không có đi tiếp thị, không có đi bán hàng, không phải bán hàng đa cấp
+ Ổn định và thăng tiến đối với nhân viên muốn phát triển lâu dài.

Hồ sơ xin việc gồm :
- 1 Đơn xin việc
- 1 Sơ yếu lý lịch.
- 2 bản sao CMND.
- 2 Tấm hình 3x4

Liên hệ phòng nhân sự để được hẹn lịch phỏng vấn: 01286687128 gặp Nhung
Ưu tiên ứng viên gọi điện hẹn trước. Thân!
 
học cho cố xác ra đời làm việc ko giống cái mình học tí ti nào hết...nản:KSV@19: haizz....
 
Chung ý kiến với bn kethjchdua, thích cái chữ ký của bn ghê:KSV@07:
 
Cứ giỏi thì ko lo thất nghiệp..Còn gà gà như mình thì...:KSV@16:
 
×
Quay lại
Top