Sao Hải Vương – “Cục băng” khổng lồ xa tít tắp

myloveshinichi13

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/3/2010
Bài viết
564
Đây cũng là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được phát hiện thông qua các phương trình toán học.

Sẽ chẳng đơn giản nếu bạn muốn tận mắt ngắm nhìn sao Hải Vương. Thiên thể này nằm cách Trái Đất khoảng 4,41 tỉ km và rất mờ, do đó không thể nhìn bằng mắt thường. Phải trang bị một ống nhòm, chọn một đêm tối trời và không có mây, những người yêu thiên văn mới có thể nhìn thấy một đốm sáng nhỏ. Nếu muốn nhìn sắc xanh của hành tinh này, bạn sẽ phải có một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ.

Vị thần của biển cả.
3110201000Neptune.jpg

Đường kính tại xích đạo: 49.528 km hay 3,883 lần Trái Đất

Đường kính qua hai cực: 48.681 km hay 3,829 lần Trái Đất

Khối lượng: 102,43 X 1024 hay 17,147 lần Trái Đất

Nhiệt độ bề mặt: -218 độ C

Sao Hải Vương là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất trong Thái Dương hệ. Tên nước ngoài của nó là Neptune, vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, vị thần này tương đương với thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. Cái tên Sao Hải Vương xuất xứ từ tiếng Trung Quốc và cũng có nghĩa là Ngôi sao của vị vua biển cả.

Sao Hải Vương có cấu tạo chính là các chất khí ở thể lỏng, đây cũng là đặc điểm chung của các hành tinh cỡ lớn trong Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”. Sao Hải Vương có tất cả 13 vệ tinh và một hệ thống các vành đai mờ nhạt.
3110201001Neptune.jpg
Hình ảnh thực của Sao Hải Vương (Đốm đen lớn nằm ở phía trái).

Vì ở cách rất xa Mặt Trời (gấp khoảng 30 lần quãng đường Trái Đất – Mặt Trời) nên Sao Hải Vương cực kỳ lạnh giá. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h.

Trên bề mặt Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn. Người ta dự đoán rằng ở Sao Hải Vương cũng có bốn mùa và mỗi mùa kéo dài khoảng 40 năm.


3110201002Neptune.jpg

Cấu tạo Sao Hải Vương. 1 - Lớp mây trên tầng cao khí quyển 2 - Khí quyển bao gồm Hidro, Heli và các khí gas 3 – Lớp vỏ cứng tạo thành từ băng của nước và các chất khác 4 – Lõi đá và băng cứng.

Các nhà khoa học cho rằng Sao Hải Vương vẫn có thể tỏa nhiệt vì trong quá khứ nó đã từng nuốt chửng cả một hành tinh. Họ đặt giả thuyết rằng trước khi Sao Hải Vương và cả Sao Thiên Vương đều ở gần Mặt Trời hơn nhưng chúng đã dần di chuyển ra xa. Trên quãng đường đó, Sao Hải Vương đã hút một hành tinh lớn gấp Trái Đất khoảng 2 lần và nhiệt lượng hiện tại chính là tàn dư của vụ va chạm đó. Vệ tinh Triton (tên chiếc đinh ba của thần biển cả) cũng bị “bắt cóc” và đổi chủ.

3110201003.Neptune.jpg

So sánh kích thước các hành tinh. Sao Hải Vương ở bên phải hàng trên, Trái Đất ở bên trái hàng dưới.

Sao Hải Vương được phát hiện theo cách rất thú vị. Nhà thiên văn nổi tiếng Galilei từng nhìn thấy nó từ thế kỷ 17 trong khi quan sát bầu trời ở khu vực của Sao Mộc. Tuy nhiên ông lại lầm tưởng đây là một ngôi sao và do đó không được công nhận là người tìm ra Sao Hải Vương.

Tới đầu thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học nhận ra rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương có một sự sai lệch so với lý thuyết và dự đoán rằng phải có một hành tinh ở phía ngoài ngôi sao này để gây ra sự ảnh hưởng tới con đường di chuyển đó. Tới giữa thế kỷ 19, người ta đã tính toán ra quỹ đạo của hành tinh giả định này và các quan sát thực tế đã tìm thấy Sao Thiên Vương ở đúng vị trí đã định trước trên bầu trời.

Tàu vũ trụ duy nhất của con người từng bay qua Sao Hải Vương là tàu Voyager 2. Nó đã ghi nhận được các luồng gió cực mạnh trên hành tinh này cũng như các mạch nước nóng trên vệ tinh Triton.
3110201004Neptune.jpg



Nguồn: Kenh14.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top