Hoàn Sao Chiếu Mệnh - Sidney Sheldon

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
CHƯƠNG 1
Chiếc phản lực 727 lọt vào giữa những đám mây đang cuồn cuộn hung dữ lao tới. Tiếng người phi công lo lắng vang lên trong loa:
- Bà thắt dây cẩn thận rồi chứ, thưa bà Cameron?
Không có tiếng trả lời.
- Bà Cameron... Bà Cameron...
Nàng choàng thức giấc sau cơn mơ màng.
- Vâng.
Trí óc nàng đang hồi tưởng lại những ngày tháng hạnh phúc, những nơi chốn hạnh phúc đã qua.
- Bà vẫn yên ổn chứ? Chỉ lát nữa, chúng ta sẽ ra khỏi trận bão này.
- Tôi vẫn bình thường, anh Roger.
Rất có thể mình gặp may nếu chiếc máy bay này rơi xuống và mình sẽ chết, Lara Cameron thầm nghĩ.
Đó là một cái chết đúng lúc. Mọi thứ đều sụp đổ cả rồi. Đấy là số mệnh. Nàng thầm nghĩ. Mi không thể cưỡng lại được số mệnh. Trong một năm qua cuộc đời nàng đã bị cuốn vào một cơn lốc, dữ dội đến mức nàng không sao điều khiển được nữa. Nàng đã rơi vào tình trạng có nguy cơ mất hết. Ít nhất thì mình cũng chẳng còn gì nữa để mà lo gìn giữ, nàng chua chát thầm nghĩ. Chẳng còn gì nữa.
Mình sẽ không kịp về dự bữa tiệc sinh nhật của mình mất, Lara thầm nghĩ. Mọi khách khứa lúc này đang chuẩn bị để đến dự tiệc. Hai trăm khách, trong đó có cả Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Thông đốc bang New York, Thị trưởng, các nghệ sĩ lừng danh của Hollywood, các vận động viên thể thao, các nhà tài phiệt nôỉ tiêng của mười hai quốc gia. Đích thân nàng đã duyệt lại bản danh sách khách mời.
***
Bữa tiệc sẽ hết sức linh đình và náo nhiệt. Nàng sẽ ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào tất cả khách khứa, như thể không có chuyện gì xảy ra hết. Nàng là Lara Cameron kia mà!
Khi chiếc máy bay riêng của Lara Cameron, cuối cùng hạ cánh an toàn xuống phi trường La Guardia nhưng chậm nhất một tiếng rưỡi.
Nàng quay sang nói với viên phi công:
- Ta sẽ quay lại Reno ngay đêm nay, Roger.
- Tôi xin sẵn sàng, thưa bà chủ.
Xe hơi Limousine cùng tài xế đã chờ nàng ngoài cửa nhà ga sân bay. Tài xế nói:
- Tôi đang rất lo cho bà, thưa bà Cameron.
- Máy bay bị lọt vào giữa một đám mây bão. Hãy chạy sao cho chúng ta về kịp buổi tiệc.
- Vâng, thưa bà chủ.
Lara với tay nhấc máy điện thoại trong xe, quay số điện của Jerry Townsend. Vậy là anh ta đã chuẩn bị xong mọi thứ cho bữa tiệc. Lara hỏi thêm xem khách đã đến đông đủ chưa? Không thấy câu trả lời.
Chắc anh ta chạy sang phòng vũ hội rồi, Lara thầm nghĩ.
- Nhanh nữa lên, Max. - Nàng bảo tài xế.
- Vâng, thưa bà Cameron.
Hình dáng toà nhà Cameron Plaza không bao giờ làm Lara Cameron nhìn thấy mà trong lòng không trào lên một cảm giác hài lòng vì đó là tác phẩm của nàng, là sáng tạo của nàng. Nhưng tối nay, nàng sốt ruột đến mức không cảm thấy gì hết.
Bao nhiêu người đang nóng lòng chờ nàng tại đó.
Lara đẩy cánh cửa quay tròn, đi nhanh qua gian tiền sảnh rộng lớn và sang trọng. Carlos, giám đốc điều hành toà nhà nhìn thấy nàng vội chạy ra đón.
- Chào bà Cameron. Thưa bà...
- Khoan mọi chuyện đã, - Lara đáp, chân nàng vẫn bước thoăn thoắt. Nàng đã đến bên cánh cửa khép lại của phòng vũ hội lớn và đứng lại hít một hơi rất sâu. Mình sẵn sàng đón nhận mọi thứ tồi tệ nhất, nàng thầm nghĩ. Nàng đẩy mạnh cánh cửa, tươi cười bước vào đột nhiên đứng sững lại, choáng váng.
Phòng vũ hội rộng lớn vẫn tối tăm. Chỉ có những ngọn đèn thường trực bố trí dưới chân tường hắt lên làn ánh sáng yếu ớt. Không có một ai. Không một người nào ở trong đó. Lara đứng lặng đi, kinh hoàng.
Vậy hai trăm khách quý đâu? Họ làm sao? Trong thiếp mời của nàng ghi là tám giờ, vậy mà bây giờ đã mười giờ. Tất cả ngần ấy con người biến đâu mất sạch? Không khác gì trong giấc mơ. Nàng đứng nhìn gian phòng thênh thang trống rỗng và tăm tối mà toàn thân run lên. Bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật nàng năm ngoái, cũng ở gian phòng rộng lớn này chật ních bè bạn của nàng, vang động tiếng nhạc và tiếng cười vui vẻ.
Nàng còn nhớ rất rõ buổi tối hôm đó...
 
CHƯƠNG 2 -
Một năm trước đó, Lara Cameron đã ghi chương trình làm việc trong ngày theo đúng như lệ thường:
10, tháng Chín, 1991
5.00 Tập thể dục với huấn luyện viên.
7.00 Xuất hiện trong chương trình Tivi "Chào buổi sáng nước Mỹ".
7.45 Gặp các chủ ngân hàng Nhật Bản.
9.30 Jerry Townsend.
10 30 Họp Uỷ ban kế hoạch.
11.00 Đánh fax, gọi điện ra nước ngoài. Thư tín.
11 30 Họp Uỷ ban xây dựng.
12.30 Gặp S-L
13.00 Ăn trưa. Tạp chí Fortune phỏng vấn - Hugh Thompson.
14.00 Gặp các chủ nhà băng của Metropolitan Union.
16.00 Uỷ ban quận.
17.00 Gặp Thị trưởng - Nhà từ thiện.
18.15 Gặp các kiến trúc sư
18.30 Uỷ ban quản lý nhà đất
19.30 Tiệc nhẹ với Tập đoàn Đầu tư Dallas
20.00 Tiệc kỷ niệm sinh nhật ở phòng vũ hội lớn, Toà nhà Cameron.
Lara đã mặc xong quần áo tập, đang sốt ruột chờ đợi thì Ken, huấn luyện viên thể dục của nàng đến.
- Anh đến trễ, Ken.
- Bà tha lỗi, thưa bà Cameron. Đồng hồ báo thức của tôi hỏng và...
- Tôi rất bận. Ta bắt đầu!
- Đúng thế, thưa bà.
Cùng huấn luyện viên, nàng tập thể dục nửa giờ rồi mở băng hình thể dục thẩm mỹ, băng có hình mẫu những động tác mạnh mẽ.
Bà ta giữ được thân hình như cô gái tuổi hai mốt, Ken thầm nghĩ. Mình rất thèm được làm tình với người có tấm thân như thế này. Anh rất thích thú mỗi sáng lại được nhìn thấy Lara Cameron, được bên cạnh nàng. Người ta thường hỏi anh, bà Lara Cameron thân hình ra sao và anh luôn trả lời họ rằng, trông như cô gái mười tám.
Hôm nay Lara tập như cái máy, đầu óc nàng đang ở tận đâu đâu.
Buổi tập kết thúc, Ken nói:
- Tôi sẽ mở ti vi xem bà trong chương trình "Chào buổi sáng nước Mỹ".
- Anh nói gì? - Đầu óc Lara đột nhiên quên bẵng việc ấy. Nàng đang nghĩ đến cuộc gặp sắp tới với các chủ nhà băng Nhật Bản.
- Hẹn gặp bà ngày mai, thưa bà Cameron.
- Và anh đừng đến trễ như hôm nay đấy, Ken.
Lara vào tắm vòi hoa sen rồi thay y phục, ngồi ăn điểm tâm một mình trên sân trời, bữa ăn chỉ có nho tươi, ngũ cốc và trà xanh. Xong bữa, nàng vào phòng giấy.
Nàng nói với cô thư ký:
- Tôi cần nói chuyện điện thoại với nước ngoài tại phòng giấy. Bây giờ tôi phải có mặt ở Đài truyền hình ABC. Cô bảo Max đem xe đón tôi ngoài cổng.
Buổi phát hình "Chào buổi sáng nước Mỹ" tiến hành tốt đẹp. Joan Lunden tiến hành cuộc phỏng vấn và cô vẫn duyên dáng giống như mọi khi.
- Lần trước, cũng trong chương trình phát hình này, - Joan Lunden nói, - bà mới khởi công xây toà nhà chọc trời cao nhất thế giới. Đó là cách đây bốn năm.
Lara gật đầu:
- Đúng thế. Toà tháp Cameron sẽ được khánh thành vào năm tới.
- Ở địa vị hiện nay bà cảm thấy thế nào, thưa bà Cameron? Bà đã hoàn thành được những công trình kiến trúc vĩ đại đến mức khó có thể tin nổi, trong khi bà vẫn trẻ và đẹp như thế này? Bà đang được rất nhiều phụ nữ coi là tấm gương để họ noi theo.
- Cô quá khen đấy thôi, - Lara cười vang. - Tôi không có thời giờ để nghĩ đến chuyện lại có những ai muốn noi theo tôi. Tôi quá bận rộn.
- Bà là một trong những nhà tư bản xây dựng thành đạt nhất trong một lĩnh vực kinh doanh mà xưa nay thường được quan niệm là lĩnh vực của nam giới. Bà đã làm cách nào vậy? Chẳng hạn, thoạt đầu bà đã suy nghĩ thế nào mà lại quyết định chọn lĩnh vực xây dựng. Rồi cách bà chọn địa điểm nữa?
- Tôi không chọn, - Lara nói, - mà địa điểm chọn tôi. Tôi cứ ngồi trong xe, lái đi khắp mọi chỗ, và thế rồi tôi đi ngang qua một khoảng đất. Đột nhiên tôi không nhìn thấy đó là đất trống mà lại hình dung thấy ở đó một toà nhà lớn lộng lẫy hoặc dùng làm văn phòng cho những tổ chức kinh doanh hoặc làm cư xá đầy ắp những gia đình đáng được sống trong điều kiện tiện nghi và khung cảnh dễ chịu. Tôi mơ màng ra như thế.
- Và thế là bà biến những hình ảnh trong mơ thành hiện thực. Xin cảm ơn bà.
Tốp chủ ngân hàng Nhật Bản phải đến đây lúc 7 giờ 45. Họ vừa mới bay từ Tokyo tới vào tối hôm qua, vậy mà Lara đã bố trí cuộc gặp vào thời gian sớm sủa này khiến họ chưa kịp nghỉ ngơi cho lại sức sau chuyến bay vất vả, kéo dài mười hai tiếng mười phút. Khi thấy họ phản đối, Lara nói:
- Tôi rất tiếc, thưa các ngài. Nhưng tôi chỉ có thể bố trí được thời gian đó. Sau khi gặp các ngài tôi còn phải đi ngay Nam Mỹ.
Mấy chủ ngân hàng Nhật đành phải chịu. Họ có bốn người, đều nhỏ thó, lịch sự và đầu óc sắc như lưỡi kiếm Võ Sĩ Đạo. Vào thập kỷ trước, giới tài chính thế giới chưa đánh giá đúng khả năng của các nhà tài chính Nhật Bản. Bây giờ thì sai lầm đó đã được chỉnh đốn.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Trung tâm Cameron trên Đại lộ số Sáu.
Các vị khách Nhật Bản định đầu tư một trăm triệu đô la vào một khách sạn lớn do Lara sắp khởi công xây cất. Họ được dẫn vào phòng họp. Mỗi người đem đến một món quà tặng. Lara cảm ơn họ và để đáp lại cũng tặng họ mỗi người một món quà.
Nàng đã dặn cô thư ký bọc các món quà vào giấy bao bì màu nâu hoặc màu ghi. Người Nhật coi mầu trắng là mầu tang và quà bọc trong giấy trắng là điều họ không thể chấp nhận.
Trợ lý của Lara tên gọi Tricia, bưng vào khay trà pha theo kiểu Nhật Bản và cà phê cho bà chủ. Thật ra mấy vị khách Nhật cũng muốn uống cà phê nhưng vì lịch sự, họ không nói ra. Họ uống cạn tách trà, Lara bảo trợ lý rót thêm vào.
Howard Keller, người hùn vốn với Lara, bước vào phòng họp. Ông đã ở tuổi ngoài năm mươi, gầy và xanh xao, tóc hoa râm, mặc bộ âu phục nhẩu nát, trông như mới vừa ngủ dậy, Lara giới thiệu. Howard Keller đưa mỗi người một bản in tờ thiệp mời đầu tư.
- Như các vị thấy đấy, - Lara nói, - chúng tôi đã có sẵn một khoản thế chấp ban đầu. Toà nhà khách sạn liên hoàn này bao gồm bẩy trăm hai mươi đơn vị diện tích khép kín dành cho khách thuê, khoảng ba mươi ngàn bộ (1 bộ = 0,3 mét) vuông dùng cho các phòng sử dụng chung và một nhà để xe chứa được một ngàn chiếc...
Giọng nàng đầy sôi nổi và dứt khoát. Các chủ ngân hàng Nhật cố giữ tỉnh táo để nghiên cứu bản mời đầu tư, bởi họ vẫn chưa hết buồn ngủ sau chuyến bay quá tốn sức tối qua.
Cuộc gặp gỡ diễn ra chưa đầy hai tiếng đồng hồ nhưng kết thúc với thành công mỹ mãn. Lara đã hiểu được rằng huy động một trăm triệu đô la bằng cách mời đầu tư dễ dàng hơn nhiều so với vay năm chục ngàn đô la.
Đám khách Nhật Bản vừa ra khỏi, Lara họp ngay với Jerry Townsend. Ông này đã từng là chuyên gia quảng cáo của Hollywood, vóc người cao lớn, hiện phụ trách về quan hệ đối ngoại của Hãng xây dựng Cameron.
Ông nói:
Cuộc phỏng vấn bà sáng nay trong chương trình "Chào buổi sáng nước Mỹ" trên tivi quả là một sự kiện lớn. Cho đến giờ này tôi đã nhận được khá nhiều cú điện thoại khen ngợi cuộc phỏng vấn đó.
- Tờ Forbes sao rồi?
- Đã lên khuôn. Tuần báo People sẽ đưa ảnh bà lên bìa số tới. Bà đã đọc bài báo nói về bà trên tờ New Yorker chưa? Bà thấy bài báo vĩ đại đấy chứ?
Lara bước đến sau bàn giấy:
- Cũng tạm được.
Cuộc phỏng vấn của tờ Fortune ấn định vào chiều nay.
- Tôi đã báo thay đổi rồi.
Townsend sửng sốt:
- Tại sao vậy?
- Tôi sẽ tiếp phóng viên của họ vào bữa ăn trưa nay.
- Bà định tạo không khí thoải mái chăng?
Lara ấn nút máy truyền âm.
- Kathy, cô sang đây gặp tôi.
Một giọng nhẹ nhõm vang lên:
- Vâng, thưa bà Cameron.
Lara Cameron ngẩng đầu lên.
Việc của ông thế là xong, ông Townsend. Tôi yêu cầu ông và người của ông tập trung vào Toà tháp Cameron.
Chúng tôi đã đang tiến hành...
- Phải làm nhiều hơn nữa. Tôi muốn thấy các báo và tạp chí đều có bài về toà cao ốc này. Dù sao nó cũng là toà nhà cao nhất thế giới. Nhất thế giới ông nghe rõ rồi chứ. Trong tuần lễ khai trương, tôi muốn mời tất cả mọi người vào thăm quan các phòng và các cửa hiệu trong đó.
Jerry Townsend đứng lên:
- Đúng vậy.
Kathy, trợ lý điều hành của Lara bước vào. Trông cô duyên dáng trong bộ đồ đen lịch sự, tuổi trên ba mươi.
- Cô đã điều tra xem ông nhà báo khẩu vị ra sao chưa?
- Ông ta là loại sành ăn. Thích thức ăn nấu theo kiểu Pháp. Tôi đã gọi điện cho nhà hàng Le Cirque và yêu cầu ông Sirio mang thức ăn đủ cho hai người ăn trưa đến đây.
- Tốt. Chúng tôi sẽ ngồi ăn trong phòng ăn riêng của tôi.
- Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài bao lâu, thưa bà? Bởi bà còn phải vào khu Trung tâm gặp các chủ ngân hàng của Thủ đô.
- Cô báo họ là tôi sẽ tiếp họ lúc ba giờ và tại đây.
Kathy ghi vào sổ:
- Bà có muốn biết thư từ gửi cho bà ngay bây giờ không?
- Cô đọc đi - Quỹ Thiếu nhi hân hạnh mời bà ngày hai mươi tám...
- Không được rồi. Cô gửi lời tôi cảm ơn họ và tặng họ một ngân phiếu.
- Cuộc gặp của bà đã ấn định tại Tulsa, ngày thứ ba vào...
- Hủy cuộc gặp ấy đi.
- Bà được mời đến dự bữa tiệc ban ngày vào thứ sáu tới của Hội phụ nữ Manhattan.
- Tôi không đi được. Nếu họ cần tiền, biếu họ một tấm ngân phiếu.
- Liên hiệp Văn học mời bà đến nói chuyện trong một bữa tiệc nhẹ chiều ngày bốn...
- Hiện chưa biết có nhận lời họ được hay không.
- Có cả giấy mời của Quỹ từ thiện những người tàn tật, nhưng thời gian lại không thích hợp. Thời gian đó bà đang còn ở San Francisco.
- Gừi biếu họ một tấm ngân phiếu.
Hai ông bà Deborah Srb mời bà đến dự tiệc vào tối thứ bảy này.
- Tôi sẽ cố đến dự, - Lara nói. Hai vợ chồng Kristian và Deborah rất đáng mến, nếu đến đó nàng sẽ gặp nhiều bè bạn và được hưởng một tối nghỉ ngơi thoải mái, vui vẻ. - Kathy, có bao nhiêu cái tôi?
- Bà nói gì, tôi chưa hiểu?
- Tôi có bao nhiêu thân xác.
Kathy nhìn nàng.
- Bà chỉ có một, thưa bà Cameron.
- Đúng thế. Tôi chỉ có một thân xác. Cô làm cách nào để tôi tiếp các chủ ngân hàng Thủ đô vào hai giờ rưỡi hôm nay, rồi tiếp Uỷ ban quận vào bốn giờ, gặp Thị trưởng vào năm giờ, tiếp các kiến trúc sư lúc sáu giờ rưỡi, dự tiệc nhẹ bảy giờ rưỡi và kỷ niệm sinh nhật tôi vào tám giờ? Lần sau bố trí lịch cho tôi, cô phải tính toán cho khéo.
- Tôi rất tiếc. Bà yêu cầu tôi...
- Tôi yêu cầu cô động não. Tôi không cần đến những người lười suy nghĩ. Cô sắp xếp lại lịch đi, nhất là bố trí lại cuộc gặp với các kiến trúc sư và với Uỷ ban Quận.
- Đúng thế, - Kathy lạnh nhạt nói.
- Cháu bé thế nào rồi?
Câu hỏi làm cô thư ký ngơ ngác.
- Cháu David ấy ạ? Cháu... yên ổn.
- Bây giờ chắc thằng bé lớn lắm rồi nhỉ?
- Cháu đã tròn hai tuổi.
- Cô đã nghĩ cho cháu học trường nào chưa?
- Thưa bà, chưa. Cháu còn nhỏ quá...
- Cô lầm rồi, Kathy. Nếu cô định cho con cô một trường loại tốt ở New York này thì cô phải lo chạy ngay từ khi nó chưa ra đời kia.
Lara ghi gì đó vào cuốn sổ trên bàn giấy.
- Tôi quen hiệu trưởng trường Dalton. Tôi sẽ liên lạc để cháu nhà cô được vào học ở đấy.
- Xin cảm ơn bà...
Lara không buồn ngẩng đầu lên.
- Thế là xong.
- Vâng, thưa bà, - Kathy bước ra khỏi phòng giấy trong lòng băn khoăn, không biết bà chủ là người đáng yêu hay đáng ghét.
Hồi cô mới vào làm ở Hãng Cameron, cô đã được người ta doạ về tính tình của bà chủ "Bà ta là thứ người đúc bằng sắt, chạy bằng dây cót, giống như chiếc đồng hồ bấm giây. Cô không sống nổi với bà ta đâu!". Kathy nhớ lại lần đầu tiên gặp bà chủ, trong cuộc tuyển chọn. Cô đã thấy ảnh Lara Cameron in trên hàng chục tờ báo và tạp chí nhưng không tấm ảnh nào phản ánh đúng con người bà. Lúc gặp, cô mới thấy Lara Cameron đẹp khủng khiếp.
Câu đầu tiên bà nói là "Cô ngồi xuống, Kathy!"
Bà đã đọc bản khai lý lịch, trình độ của Kathy và bây giờ giọng bà sao lạnh lùng và quan cách đến thế.
Kathy thấy rõ ngay đây là một phụ nữ đầy nghị lực và có ý chí phi thường.
- Đây là bản khai đầy đủ?
- Cảm ơn bà.
- Trong này bao nhiêu phần trăm là sự thật?
- Xin lỗi, tôi chưa hiểu.
- Hầu hết trong giấy tờ được đặt lên cái bàn này đều là trò bịa đặt! Cô có thật sự thích làm công việc ở đây không?.
- Tôi rất thích, thưa bà Cameron.
- Hai thư ký của tôi vừa mới thôi việc. Công việc cô phải đảm nhiệm sẽ rất nặng đấy. Liệu cô có chịu được cách thức làm việc ở đây không?
- Tôi nghĩ là chịu được.
- Tôi sẽ ra lệnh và cô phải thi hành mọi mệnh lệnh đó.
- Vâng, - Kathy đã cảm thấy có điều gì đó đáng ngại.
- Tốt. Thời gian thử thách là một tuần. Cô sẽ phải ký vào bản cam đoan là không bao giờ đem chuyện của tôi hoặc của hãng ra kể với bất cứ ai. Có nghĩa là cô không được trả lời báo chí phỏng vấn, không được cung cấp tư liệu cho ai viết sách. Mọi chuyện xảy ra ở đây đều tuyệt đối bí mật, chỉ tôi và cô được biết mà thôi.
- Tôi hiểu.
- Tốt lắm?
Từ đó đến nay đã năm năm. Suốt năm năm đó Kathy đã trải qua đủ thứ tâm trạng: yêu, ghét, thán phục và khinh bỉ bà chủ. Hồi đầu, chồng cô hỏi:
- Người ta đồn có đúng không?.
Câu hỏi đó thật khó trả lời.
- Bà ấy lớn lao hơn cuộc đời, - Kathy trả lời chồng. - Bà ấy đẹp khủng khiếp. Làm việc nhiều hơn bất cứ ai khác mà em biết. Có trời mới biết bà ấy ngủ vào lúc nào. Cầu toàn, đến mức mọi người xung quanh đều khốn khổ vì những đòi hỏi. Về mặt nào đấy, đó là một thiên tài. Đôi khi bà ấy cũng nhỏ nhen, để bụng, đôi khi lại vô cùng hào hiệp...
Chồng Kathy đã phải bật cười:
- Nói cách khác, bà Cameron vẫn là một phụ nữ.
Hôm ấy Kathy nhìn chồng và không cười, cô đã nói tiếp:
- Em cũng không biết nhận định về bà chủ ra sao nữa. Đôi lúc em thấy sờ sợ bà ta.
- Không sao đâu, em yêu. Em quá lo đấy thôi.
- Không phải đâu. Mà em có cảm giác nếu ai cản chân Lara Cameron, bà ấy dám giết người đó lắm.
Khi Lara xong việc đánh fax và gọi điện thoại ra nước ngoài, nàng cho đòi Charlie Hunter, một chàng trai đầy tham vọng, phụ trách kế toán.
- Charlie, anh vào đây?
- Vâng, thưa bà Cameron.
Một phút sau, Hunter đã có mặt trong phòng giấy bà chủ.
- Có tôi thưa bà Cameron!
- Tôi đã đọc những câu trả lời phỏng vấn của anh trên số báo New York Times sáng nay, - Lara nói.
Mặt chàng trai rạng rỡ hẳn lên.
- Ôi vậy mà tôi chưa được đọc. Bà thấy sao ạ?
- Anh kể với họ về hãng Cameron và về những khó khăn chúng ta phải đương đầu.
Hunter cau mày:
- Thưa bà, nếu thế tức là ông nhà báo đã hiểu sai những câu tôi trả lời ông ta...
- Anh đã bị thải hồi?
- Sao ạ? Tôi sao ạ? Tôi...
- Lúc tôi tuyển anh vào đây, anh đã ký bản cam đoan không trả lời bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Sáng nay tôi thấy anh đã vi phạm lời cam đoan đó.
- Tôi... Bà không thể làm như thế được, thưa bà Cameron. Chưa có ai thế chân tôi.
- Tôi đã lo chuyện đó rồi, - Lara nói.
***
Bữa ăn trưa đã gần kết thúc. Phóng viên của tờ Fortune là Hugh Thompson, một người đàn ông vẻ mặt rất trí thức, có cặp mắt màu nâu sắc sảo đằng sau cặp kính râm gọng sừng.
- Bữa ăn ngon quá, thưa bà Cameron, - ông ta nói. - Toàn món ăn tôi thích cả. Cảm ơn bà.
- Tôi vui mừng thấy ông hài lòng.
- Lẽ ra bà không nên quan tâm đến tôi quá nhiều như vậy.
- Ông đừng ngại, - Lara mỉm cười. - Cha tôi ngày xưa thường nói rằng con đường đi đến trái tim người đàn ông là thông qua dạ dày họ.
- Và bà muốn chinh phục trái tim tôi trước khi bước vào cuộc phỏng vấn hay sao, thưa bà Cameron?
- Đúng thế, - Lara mỉm cười đáp.
- Hãng của bà đang gặp nhiều khó khăn lắm phải không?
- Xin lỗi, tôi chưa hiểu câu hỏi, - nụ cười trên môi Lara vụt tắt.
- Chuyện đó bà không thể giấu được. Người ta đồn một số tài sản của bà đang có nguy cơ bị tan biến do kinh phí của chúng đều từ những trái phiếu ít giá trị. Và nếu thị trường chứng khoán tụt giá là Hãng Cameron lập tức sụp đổ.
Lara bật cười:
- Đấy là ông căn cứ vào những miệng lưỡi ác độc. Nhưng xin ông hãy tin lời tôi nói, ông Thompson. Tôi sẽ đưa ông xem thứ này. Bản sao danh sách các nhà tài phiệt tham gia đầu tư trực tiếp vào những công trình xây dựng của tôi. Được chưa nào?
- Tốt lắm. Nhân đây xin hỏi bà một câu, tại sao tôi không thấy chồng bà có mặt trong buổi khai trương khách sạn mới của bà hôm trước?
Lara thở dài:
- Phillip chồng tôi rất muốn có mặt nhưng ông ấy đang ở xa trong chuyến đi biểu diễn nước ngoài.
- Trước đây ba năm tôi có xem một buổi biểu diễn của ông nhà. Đúng là tuyệt vời. Hình như ông bà đã cưới nhau được một năm rồi phải không nhỉ?
- Vâng. Một năm qua là năm hạnh phúc nhất của đời tôi. Tôi quả là người phụ nữ diễm phúc. Tuy vậy tôi luôn luôn phải trên đường, chồng tôi cũng vậy Nhưng mỗi khi xa nhau, tôi có thể nghe băng những buổi biểu diễn của Phillip, bất kể ở đâu.
Thompson mỉm cười:
- Và ông nhà cũng có thể nhìn thấy những toà nhà bà xây dựng, bất kể ở đâu.
Lara bật cười:
- Ông quá khen.
- Đúng quá rồi còn gì? Bà đã xây dựng trên khắp nước Mỹ, bà sở hữu bao nhiêu cư xá, nhà cho các văn phòng doanh nghiệp thuê, và cả một mạng lưới các khách sạn... Bà làm cách nào mà thành công như thế, thưa bà Cameron?
Nàng mỉm cười.
- Bằng cách lòe thiên hạ.
- Bà là con người bí hiểm.
- Thật ư? Tại sao ông nói thế?
- Lúc này đây, rõ ràng bà là nhà kinh doanh xây dựng thành đạt nhất ở New York. Điều đó không ai có thể chối cãi. Tên bà được đắp nổi trên một nửa số bất động sản trong thành phố này. Bà lại đang xây toà cao ốc cao nhất thế giới. Các địch thủ của bà gọi bà là "Người sắt". Bà đã tỏ ra xuất sắc trong một lĩnh vực xưa nay vẫn được quan niệm là của nam giới.
- Điều đó làm ông bất bình ư, ông Thompson?
- Không. Tuy nhiên điều làm tôi băn khoăn là cho đến nay tôi vẫn chưa hiểu nổi bà thuộc loại người nào. Hễ tôi hỏi hai người xem họ nghĩ gì về bà thì đều nhận được ba nhận định khác nhau. Mọi người đều thừa nhận bà là nhà doanh nghiệp lớn, một nhà doanh nghiệp tài tình. Ý tôi muốn nói... Bà không phải người nhà trời, vậy mà bà thành đạt nhanh đến mức khủng khiếp. Tôi biết đám chủ, thợ trong các đội xây dựng của bà. Họ đều là những người đàn ông dữ dằn. Vậy bà làm cách nào điều khiển được họ?
Lara cười:
- Đúng là không có người phụ nữ nào giống tôi. Nói vậy thôi, thật ra bí quyết của tôi rất đơn giản, tôi thuê những người giỏi nhất và trả công họ ở mức cao nhất có thể.
Quá đơn giản hoá vấn đề! Thompson thầm nghĩ. Quá đơn giản hoá. Thật ra bà ta chưa chịu lộ sự thật ra với mình. Ông định chuyển hướng cuộc phỏng vấn.
- Mọi báo chí đều viết về những thành công trong kinh doanh của bà. Riêng tôi muốn đi một chút vào đời tư. Chưa ai viết gì về lai lịch của bà, thưa bà Cameron.
- Tôi rất tự hào về lai lịch của tôi.
- Tốt lắm. Vậy xin bà kể cho nghe đôi chút. Do đâu mà bà đi vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản?
Lara mỉm cười và người phóng viên thấy nụ cười của nàng lành hiền như của một cô bé con.
- Do túng bấn.
- Bà túng bấn?
- Cha tôi, - nàng chỉ lên tấm chân dung treo trên bức tường sau lưng. Đó là hình một người đàn ông dáng quý tộc, đầu to và tóc bạc. - Đó là cha tôi, ông James Hugh Cameron, - giọng nàng trở nên trìu mến. - Chính cha tôi là nguyên nhân những thành đạt của tôi hôm nay. Cha tôi chỉ có mình tôi. Mẹ tôi qua đời từ khi tôi còn nhỏ xíu, cha tôi đã nuôi dạy tôi khôn lớn. Cha mẹ tôi gốc ở Scotland bên Anh, di cư sang vùng Nova Scotia bên Mỹ này từ rất lâu rồi và sống tại thị trấn Glace Bay.
- Glace Bay?
- Một thị trấn chài lưới ở đông bắc Mũi Breton, trên bờ Đại Tây Dương. Những người thám hiểm Pháp đầu tiên đặt chân lên đã đặt cái tên đó, có nghĩa là "vũng băng". Ông dùng thêm cà phê nữa?
- Không, cảm ơn bà.
- Ông nội tôi có một trang ấp rất lớn ở Scotland. Cha tôi sau đấy còn tậu được thêm nhiều đất đai nữa. Người rất giàu. Hiện nay chúng tôi vẫn còn toà lâu đài riêng của gia đình gần thị trấn Loch Morlich. Năm tôi lên tám, tôi đã có ngựa riêng để cưỡi. Áo quần của tôi đều được mua tại London. Cha mẹ tôi sống trong ngôi nhà nguy nga và có rất nhiều người hầu hạ. Đúng như câu chuyện cổ tích cho đám trẻ nhỏ. - Giọng nàng trầm xuống do hồi tưởng lại quá khứ xa xăm.
"Mùa đông chúng tôi trượt băng và đi xem đấu hockey trên băng. Mùa hè chúng tôi bơi trên hồ Glace Bay. Luôn có vũ hội trong các phiên chợ và trong những khu vườn kiểu Venise...
Người phóng viên mải miết ghi vào sổ tay.
"Cha tôi từng xây những toà nhà ở Edmonton, Calgary, ở Ontario. Cha tôi say mê việc xây dựng. Khi còn rất nhỏ tôi đã được người dạy dỗ và tôi cũng rất mê cái nghề này...
Giọng nàng trở nên trìu mến, say sưa:
- Ông phải hiểu cho một điều, ông Thomspon. Trong việc xây cất nhà cửa, điều quan trọng không phải là tiền bạc, sắp thép, gạch đá mà là con người. Con người mới là yếu tố quan trọng nhất. Tôi muốn tạo cho mọi người nơi ở dễ chịu, tiện nghi để họ tận hưởng đời sống tự do riêng tư. Cha tôi coi đấy là điều quan trọng hơn cả và tôi cũng tiếp nhận được quan niệm đó của cha tôi...
Hugh Thompson ngẩng đầu lên:
- Bà còn nhớ ngôi nhà đầu tiên bà tiến hành xây dựng không?
Lara dướn người lên:
- Tất nhiên tôi nhớ. Hôm tôi kỷ niệm sinh nhật lần thứ mười tám, cha tôi hỏi tôi muốn được tặng món quà gì. Bấy giờ rất nhiều người kéo đến thị trấn Glace Bay và thị trấn trở thành đông đúc. Tôi cảm thấy rất thiếu diện tích nhà ở cho họ. Tôi bèn trả lời muốn xây dựng một cư xá nhỏ. Cha tôi bèn tặng tôi một khoản tiền, coi là quà sinh nhật. Nhưng chỉ hai năm sau tôi đã thu lại đủ khoản đó, hoàn lại cho cha tôi. Sau đấy tôi vay tiền của một nhà băng và bắt đầu xây toà nhà thứ hai. Đến năm hai mươi mốt tuổi, tôi đã là bà chủ ba toà nhà và đều đo tay mình xây lên.
- Chắc cụ thân sinh ra bà phải rất tự hào về con gái?
Một nụ cười trìu mến lại hiện lên cặp môi nàng.
- Đúng thế. Cha tôi đặt tên tôi là Lara, có nghĩa là "nổi tiếng", "lừng lẫy". Ngay từ khi tôi còn rất nhỏ, ông đã luôn nói rằng sau này tôi sẽ thành người lừng lẫy.
Nụ cười trên môi nàng biến mất.
- Cha tôi qua đời do một cơn đau tim nặng, lúc đó ông chưa già - Lara ngừng lại một chút. - Hàng năm tôi đều về Scotland thăm mộ cha. Tôi... tôi rất đau khổ nên không thể ở lại Glace Bay nữa. Tôi quyết định chuyển đến sống ở Chicago. Đến đó tôi nảy ý định xây dựng một khách sạn nhỏ, có kèm dịch vụ thương mại và tôi đã thuyết phục được một chủ nhà băng cấp vốn. Toà nhà khách sạn đó đã thành công.
Nàng nhún vai:
- Và sau đấy, con đường cứ mở ra dần. Tôi thoáng có ý nghĩ là có thể một nhà tâm lý học nào đó sẽ nói rằng toàn bộ vương quốc bất động sản này không phải tôi tạo ra cho bản thân tôi mà chính là để hiến dâng hương hồn cha tôi. Cha tôi, James Cameron, là con người kỳ diệu nhất trong tất cả những người tôi biết.
- Chắc chắn bà phải yêu quý cụ lắm.
- Đúng thế. Và cha tôi cũng rất yêu tôi, - nàng thoáng nở khẽ một nụ cười. - Tôi nghe nói hôm tôi ra đời, cha tôi mời tất cả dân cư ở Glace Bay, mỗi người một ly rượu.
- Ra vậy đấy, - Thompson nói. - Vậy là mọi thứ bắt đầu tại Glace Bay.
- Đúng thế, - Lara dịu dàng nói. - Mọi thứ khởi đầu từ thị trấn Glace Bay. Cách đây đã bốn chục năm...
 
CHƯƠNG 3 - GLACE BAY, NOVA SCOTIA 10 THÁNG CHÍN, 1952
Glace Bay, Nova Scotia 10 tháng Chín, 1952
James Cameron đang nằm trong một nhà thổ, say khướt, vào đúng cái đêm vợ ông sinh đôi, một trai một gái. Ông nằm trên gi.ường, kẹp giữa hai ả gáỉ điếm cũng sinh đôi thì Kirstie, mụ chủ nhà chứa đập cửa thình lình.
- James! - Mụ hét lên, đẩy mạnh cửa, bước vào.
- Bà làm cái trò gì thế, - James giận dữ quát. - Tôi đã chui vào tận trong này mà vẫn không được yên ổn sao?
- Xin lỗi đã gián đoạn thú vui của ông, James. Nhưng bà vợ ông...
- Mặc xác mụ ta, - James Cameron gầm lên.
Vợ ông đang đẻ...
- Vậy hả? Thì cho mụ đẻ. Đấy là chuyện đàn bà các người.
- Nhưng bác sĩ gọi điện đến. Ông ta tìm hỏi mãi mới biết ông ở đây. Vợ ông đang nguy kịch lắm. Ông nên đến với bà ấy xem sao.
James lồm cồm ngồi dậy, trườn ra khỏi gi.ường, mắt đờ đẫn, cố tỉnh lại.
- Mụ khốn khiếp. Không để cho người ta được yên nữa - ông ngước nhìn mụ chủ chứa. - Thôi được rồi. Tôi đi. - Rồi đưa mắt nhìn hai ả gái điếm loã lồ trên gi.ường. - Nhưng tôi không trả tiền hai cô này đâu. Tôi chưa làm được gì.
Được! ông hãy mau về nhà trọ đi đã, - mụ chủ quay sang hai ả điếm:
- Còn hai đứa, đi theo tao.
James Cameron là một gã đàn ông mặt mũi trông như đã có thời là người dòng dõi cao quý, nhưng bây giờ thì sa đoạ đến mức không còn gì là tư cách nữa.
Ông đã ngoài năm chục tuổi và làm quản lý một trong những nhà trọ của lão chủ ngân hàng Sean McAllister.
Trong năm năm qua, James Cameron cùng với vợ là Peggy chia nhau số công việc nặng nhọc tại đấy. Bà thì lau dọn nhà và nấu ăn cho hai tá khách trọ. James thì lo thức uống cho họ. Thứ Sáu nào ông cũng làm nhiệm vụ đi thu tiền thuê trọ của khách ở cả bốn nhà trọ khác nữa trong thị trấn Glace Bay về nộp cho chủ là lão McAllister. Ngoài ra còn một việc nữa là khi nào thấy cần giải sầu, ông lại uống rượu say khướt.
James Cameron hận đời. Dường như ông đã nếm đủ mọi nỗi uất hận của kẻ thất thế và không còn thấy cuộc đời có gì thú vị nữa. Năm ông mới một tuổi, gia đình ông bỏ quê hương ở Scotlanđ bên Anh, di cư sang đây với hai bàn tay trắng và cha mẹ ông phải vật lộn vất vả với cuộc sống.
Cha ông bắt con vào làm thợ trong mỏ than từ lúc James mới mười bốn tuổi. Năm mười sáu tuổi, ông bị tàn tật vì một tai nạn nhỏ và thôi việc. Năm sau, cha mẹ ông qua đời trong một tai nạn đường sắt. Vì vậy James thấy nỗi khổ cực của ông đâu phải do ông. Ông đổ cho số phận ông hẩm hiu. Nhưng ông có hai ưu thế lớn. Hình dáng ông đẹp trai và khi cần ông có thể làm người xung quanh mến mộ.
Trong một lần nghỉ cuối tuần ở Sydney, một thị trấn gần Glace Bay, ông gặp một cô gái Mỹ trẻ tuổi, dễ thương, tên là Peggy Maxwell. Cô đến đó nghỉ hè cùng với gia đình. Peggy không xinh đẹp gì lắm nhưng cha mẹ cô rất giầu, trong khi James đang nghèo xác, James bèn chài cô gái. Và bất chấp cha mẹ phản đối, Peggy đã lấy James.
- Tôi sẽ cho con Peggy một khoản hồi môn là năm ngàn đô la, - bố Peggy nói với chàng rể. Anh hãy dùng khoản tiền đó để làm vốn làm ăn. Anh có thể đầu tư vào bất động sản và chỉ sau năm năm số tiền sẽ tăng gấp đôi. Tôi sẽ giúp anh.
Nhưng James không đợi được đến 5 năm. Không hỏi ý kiến ai hết, ông bỏ số tiền bố vợ cho, chung vốn với một người bạn kinh doanh dầu lửa bất hợp pháp.
Sau mười ngày, công việc tan tành, mất sạch cả vốn lẫn lãi. Bố vợ ông nổi cáu, kiên quyết không chịu giúp con rể lần nữa.
- Anh là thằng ngu, James. Tôi không bỏ tiền ra cho thứ ngu như anh nữa?
James lấy vợ định để đào mỏ ai ngờ lại đâm thành cực nhọc thêm. Bởi từ nay ông có thêm một cái miệng nữa phải nuôi mà ông lại đang thất nghiệp.
Chính lão Sean McAlhster đã cứu ông. Lão chủ nhà băng này tuổi đã gần sáu mươi, dáng thấp tè và béo múp míp, có một đồng hồ quả quít vàng đeo trên sợi dây cũng bằng vàng. Lão đến sống ở thị trấn Glace Bay này cách đây hai chục năm và lập tức thấy ngay những thuận lợi ở vùng này. Thợ mỏ và dân nghèo từ khắp các nơi ùn ùn kéo đến thị trấn và không tìm ra nhà để ở. McAllister có thể cho họ vay tiền để xây nhà nhưng lão không làm thế.
Lão thấy cách rẻ tiền hơn là xây những nhà trọ cho họ ở thuê. Hai năm sau lão đã có trong tay một khách sạn cùng năm nhà trọ, và tất cả đều chật ních.
Rất khó tìm người quản lý các nhà trọ đó, bởi công việc của quản lý hết sức vất vả. Phải trông nom ngần ấy căn phòng, nấu ăn cho khách trọ và làm sao thu được đủ tiền của khách. Trong khi đó lão không muốn trả công cao.
Vừa mới có một người quản lý đòi thôi việc, lão McAllister bèn phát hiện ra James Cameron có thể làm thay. Ông thường vẫn đến nhà băng của lão vay tiền và luôn trả chậm. Lão bèn sai người đến gọi James.
- Tôi có việc làm cho anh đây, - McAllister nói.
- Ông nói thật đấy chứ?
- Anh gặp may. Tôi đang có một công việc tuyệt vời, mở ra nhiều triển vọng.
- Làm ở nhà băng phải không? - James Cameron hỏi, trong lòng khấp khởi mừng. Nhà băng là nơi lắm tiền, làm ở đó thế nào chẳng kiếm được chút gì rơi vãi.
- Không - McAlhster nói. - Anh là người có cái mã đẹp lại biết cách ăn nói. Anh nên làm công việc tiếp xúc với nhiều loại người. Tôi muốn thuê anh làm quản lý cho nhà trọ của tôi ở phố Cablehead.
- Ông bảo làm quản lý nhà trọ ư? - James khó chịu hỏi.
- Chứ sao nữa, - lão chủ nhà băng nói. - Anh chị đang chưa có chỗ ở tử tế. Bây giờ trông nom nhà trọ cho tôi, trước hết anh chị có nơi ăn chốn ở đàng hoàng, lại thêm một khoản tiền lương nhỏ nữa.
- Nhỏ là bao nhiêu?
- Tôi rộng tay với anh, James. Tôi trả anh hai mươi nhăm đô la một tuần.
- Hai mươi nhăm thôi à?
- Tuỳ anh thôi. Nhận hay không tuỳ anh. Còn khối người muốn làm chân này.
Cuối cùng James không còn sự lựa chọn nào khác.
- Thôi, cũng được.
- Tốt. Nhân tiện anh thu cho tiền thuê trọ của bốn nhà trọ khác của tôi và cứ sáng thứ bảy anh nộp cho tôi.
Khi James kể lại với vợ, Peggy không bằng lòng:
- Mình có biết công việc quản lý nhà trọ ra sao đâu James?
- Thì ta học. Hai vợ chồng sẽ cùng làm.
Peggy tin lời chồng.
- Cũng được, - bà nói.
Và họ quản lý nhà trọ đó theo cách của họ.
Những năm sau, nhiều dịp cho James kiếm việc làm tốt hơn, khiến ông có thể sống danh giá và nhiều tiền hơn, nhưng ông đã quá tin vào số mệnh và đâm nghi ngờ mọi thứ.
Ông thường nói:
- Xoay xở làm gì cho mệt. Số phận mình đã hẩm hiu, mình có làm gì thì cũng chẳng thể khá được.
***
Vào đêm tháng Chín đó, ông thầm nghĩ. Vậy là con mụ vợ khốn kiếp? Mình đã vào nhà chứa mà rồi nó cũng không thể để mình giải khuây cho yên ốn.
Ở nhà mụ chủ Kirstie ra, gió lạnh tháng Chín tạt vào mặt ông. Lạnh quá, mình ghé vào làm chút men cho ấm đã, James nghĩ và ghé vào quán rượu Ancient Mariner.
Một giờ sau ông loạng choạng đi về nhà trọ của mình trong khu New Aberdeen, khu phố nghèo khổ nhất của thị trấn Glace Bay.
Lúc đến nơi, chừng gần một chục khách trọ đã đang lo lắng chờ ông.
- Bác sĩ đang ở trong đó với bà nhà đấy - một người khách nói, - ông vào nhanh lên.
James chệnh choạng bước vào gian phòng nhỏ của hai vợ chồng ở phía sau nhà. Ông nghe thấy ở gian bên cạnh tiếng khóc oe oe của trẻ sơ sinh. Peggy, vợ ông, nằm bất động trên gi.ường. Bác sĩ đang cúi xuống theo dõi bà. Thấy James bước vào, bác sĩ quay đầu ra.
- Thế nào rồi? - James hỏi.
Bác sĩ đứng thẳng lên, nhìn James vẻ căm giận.
- Lẽ ra anh phải đưa chị ấy đến cho tôi khám từ trước chứ?
- Để tốn tiền vô ích à? Chúng tôi đâu có giầu gì!
- Chị ấy đã tắt thở rồi. Tôi đã làm mọi cách nhưng không cứu được. Chị ấy đẻ sinh đôi. Nhưng chỉ đứa bé gái còn sống.
- Lạy Chúa? - James nức nở khóc: - Lại số mệnh rồi.
- Anh nói cái gì?
- Số mệnh! Số tôi bao giờ cũng đen đủi. Bây giờ nó lại chơi tôi một vố nữa.
Nữ hộ sinh bước vào, bế đứa trẻ quấn kín mít trong chiếc khăn trải gi.ường trắng.
- Con anh đây, anh Cameron. Con gái anh đây.
- Con gái à? Con gái thì sau này làm được cái gì? - Giọng James líu lại.
- Tôi thấy anh thật đáng tởm, - bác sĩ Duncan nói.
Chị hộ sinh quay sang James.
- Tôi sẽ ở lại đây cho đến ngày mai, hướng dẫn anh cách trông nom đứa bé.
James Cameron nhìn đứa trẻ đỏ hỏn, bé xíu, bọc gần như kín mít trong tấm vải trắng, thầm nghĩ:
- Khéo rồi nó cũng chết thôi.
Trong ba tuần lễ đầu tiên, không ai dám nghĩ rằng đứa bé sống nổi. Một người vú đến cho đứa trẻ bú. Và cuối cùng, một hôm, ông bác sĩ đã có thể nói:
- Vậy là con gái anh sống được rồi.
Xong, ông ta nhìn James Cameron rồi nói tiếp, rất khẽ:
- Chúa Trời đã động lòng thương con bé.
Chị vú nói:
- Ông Cameron, ông phải đặt tên cho cháu chứ?
- Tôi chẳng biết đặt tên gì cho nó hết. Chị đặt đi.
- Đặt là Lara được không? Cái tên ấy nghe đẹp lắm...
- Tuỳ chị.
Thế là đứa trẻ có cái tên là Lara.
***
Trong cuộc đời Lara, không có ai săn sóc hoặc chiều chuộc cô bé. Nhà trọ đầy chật những người khách đàn ông và họ đều bận tối mắt tối mũi vào việc kiếm sống. Người duy nhất chăm lo cho Lara là Bertha, một phụ nữ gốc Thuỵ Điển to lớn, được lão McAllister thuê để làm công việc lau dọn các phòng và cơm nước cho khách, thay thế Peggy.
James ôm chặt ý nghĩ rằng đứa trẻ chẳng quan hệ gì đến ông hết. Số phận đen đủi đã giáng xuống đầu ông thêm một đòn ác hiểm nữa, là đã không cho con bé chết đi. Buổi tối, ông ngồi trong phòng khách, bên chai rượu Whiskey, than vãn:
- Số phận cướp đi của ta cô vợ và thằng con trai!
- Anh đừng nói thế, James
Chứ còn gì nữa? Nếu thằng con trai tôi còn, lớn lên nó sẽ là đứa giỏi giang. Nó sẽ giầu có và nuôi bố nó lúc tuổi già.
Khách trọ bèn bỏ mặc ông lầu bầu, than thở.
James nhièu lần tìm cách liên hệ với bố vợ, hy vọng ông già Maxwell sẽ thương đứa cháu ngoại mà đem nó về nuôi. Nhưng ông già không đáp lời gì hết.
Và James thầm nghĩ, giá đứa con gái chết đi được thì may cho mình quá.
***
Glace Bay là một thị trấn nghỉ chân và khách trọ liên tiếp đến rồi lại đi. Họ từ Pháp, Trung Hoa, Ucren... Họ là người Italia, người Ailen, người Hy Lạp... là thợ mộc, thợ may, thợ hàn, thợ giầy. Họ chen chúc đến nghỉ tại các phố Chính, phố Chuông, phố Bắc, phố Biển, ngay gần bờ biển. Họ đến đây để vào làm trong hầm mỏ, cưa xẻ gỗ và đánh cá.
Glace Bay là thị trấn biên phòng, hẻo lánh và tồi tàn. Khí hậu ở đây thật khủng khiếp. Mùa đông, tuyết rơi liên miên và phủ kín cho đến tận tháng Tư.
Do băng ngoài biển mãi không tan cho nên đến tháng Năm trời vẫn lạnh và nhiều gió. Sang tháng Bảy trời lại bắt đầu mưa không ngớt, cho đến tháng Mười.
Thị trấn có mười tám nhà trọ, một số chứa được tới bảy mươi hai khách. Nhà trọ James Cameron làm quản lý chứa được hai mươi tư khách, đại đa số là dân gốc Scotland.
Bé Lara đói tình cảm. Em không có đồ chơi, không có búp bê để ôm ấp và cũng không có bạn. Em chỉ có mỗi một người bên cạnh là bố. Em tự tạo ra những món quà nhỏ tặng bố bởi em rất muốn được chiều bố, nhưng James không thèm biết đến, thậm chí còn chế nhạo con gái.
Năm Lara lên năm, em nghe lỏm thấy bố nói với đám khách trọ:
- Đứa đáng sống thì lại chết. Đứa đáng chết thì lại sống? Giá như thằng con trai tôi sống thì hay biết mấy.
Tối hôm đó Lara khóc mãi cho đến lúc mệt quá ngủ thiếp đi. Em yêu bố bao nhiêu. Nhưng em cũng căm ghét bố không kém.
Năm Lara lên sáu tuổi, em giống như trong tác phẩm của danh hoạ Keane, mắt rất to và da mặt xanh xao, gầy. Năm đó có một khách trọ đến, tên là Mungo McSween. Vóc người ông ta to lớn như con gấu. Ông ta lập tức mến đứa trẻ.
- Tên bé là gì?
- Lara.
- Bé có cái tên đẹp lắm. Thế bé đi học chưa?
- Đi học ạ? Chưa.
- Sao lại chưa?
- Cháu không biết.
- Vậy hả? Thế thì ta sẽ hỏi xem.
Ông già đến gặp James Cameron.
- Tôi hỏi cháu, thấy nó không đi học.
- Sao nó lại phải đi học? Nó chỉ là con gái. Không cần phải đi học.
- Ông nghĩ thế là sai rồi. Phải cho nó đi học. Sau này còn có cơ hội trong đời.
- Quên ch.uyện ấy đi? - James nói. - Phí công.
Nhưng McSween không chịu quên và cuối cùng ông làm cho James phải đồng ý. Thôi cũng được, càng đỡ phải thấy mặt con bé mỗi ngày được vài tiếng đồng hồ.
***
Nghe nói phải đi học, Lara hốt hoảng. Từ khi ra đời em chỉ sống với toàn người lớn, chưa hề tiếp xúc với một đứa trẻ nào.
Thứ hai sau, cô Bertha to lớn đưa bé Lara đến Trường sơ đẳng Saint Anne và dẫn vào văn phòng bà hiệu trưởng.
- Đây là cháu Lara Cameron.
Bà hiệu trưởng tên là Cummings, trung niên, tóc hoa râm, goá chồng và nuôi ba đứa con. Bà chăm chú ngắm đứa trẻ ăn mặc luộm thuộm đứng trước mặt bà.
- Lara à? Cái tên đẹp đấy, - bà mỉm cười nói. - Em lên mấy rồi?
- Sáu ạ bé đang cố ghìm để nước mắt khỏi trào ra.
Nó đang sợ, bà Cummings thầm nghĩ:
- Thôi được. Cô rất mừng thấy em đến đây, Lara. Ở đây em sẽ vui và biết thêm được nhiều thứ.
- Cháu không ở lại đây đâu! - Lara oà khóc.
- Tại sao?
- Bố cháu sẽ nhớ cháu lắm, - bé đã kiên quyết nín khóc.
- Thôi được. Cô chỉ giữ em ở đây mỗi ngày vài tiếng đồng hồ thôi.
Lara theo bà hiệu trưởng vào một lớp học đông chật trẻ con và được bà xếp ngồi tít tận cuối lớp.
Cô giáo Terkel đang mải viết chữ lên bảng đen.
- A là cái áo, - cô giảng. - B là con bò, em nào biết C là cái gì không?
Một cánh tay xinh xắn giơ lên:
- Quả cam ạ.
- Tốt lắm. Còn chữ D
- Con dê ạ.
- Chữ E?
- Em bé.
- Giỏi lắm. Có em nào biết chữ nào bắt đầu bằng chữ Đ không?
Lara giơ tay:
- ***!
***
Lara ít tuổi nhất trong lớp nhưng cô giáo Terkel cảm thấy về nhiều phương diện em già dặn nhất.
Một sự già dặn đáng lo ngại.
- Nó là người lớn trong cái vóc nhỏ. Nó đang chờ để có cao lên thôi, - bà hiệu trưởng Cummings nói với cô giáo.
Buổi học đầu tiên, đến giờ nghỉ giải lao để ăn trưa, các trẻ khác đều lấy trong xắc ra những gói giấy đủ loại mầu sắc, lôi ra nào táo, bánh quy, bánh mì kẹp thức ăn bọc trong giấy bóng.
Không ai nghĩ đến chuyện chuẩn bị thức ăn cho bé Lara ăn trưa.
- Thức ăn của em đâu, Lara? - Cô giáo Terkel hỏi.
- Em không đói, - Lara bướng bỉnh đáp. - Sáng nay em ăn nhiều rồi.
Hầu hết trẻ gái trong trường đều mặc đẹp, váy áo sạch sẽ. Váy áo Lara thì vừa xấu vừa bẩn. Em đến gặp bố.
- Con cần quần áo để đi học, bố ạ, - Lara nói.
- Vậy hả? Tao không có tiền. Mày đến Đoàn Cứu trợ mà xin.
- Đấy là nơi từ thiện, bố ạ.
Thế là bé bị bố giáng một cái tát tai giữa mặt.
***
Trẻ học trong trường chơi các trò chơi mà Lara chưa bao giờ được thấy. Chúng đều có búp bê, có đồ chơi và nhiều đứa cho Lara cùng chơi nhưng em đau lòng thấy không có thứ gì là của em cả. Không phải chỉ có vậy.
Trong vài năm tiếp đó, Lara phát hiện ra một thế giới khác, thế giới của những đưa trẻ có cha có mẹ và được cha mẹ tặng quà cho chúng vào những bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật. Những cha mẹ đó yêu chúng, luôn nhấc bổng chúng lên, và hôn chúng. Và lần đầu tiên Lara hiểu ra rằng cuộc đời của em thiếu rất nhiều thứ. Điều đó khiến em càng cảm thấy mình cô đơn.
Nhà trọ cũng là một kiểu trường học. Đây là một thứ thế giới thu nhỏ lại. Lara biết căn cứ vào tên người để biết được họ thuộc dân tộc nào trên thế giới.
Tên là Mac thì tức là gốc Scotland... Tên là Hodder và Pyke tức là dân vùng đảo của Canada... tên là Chiasson và Aucoin tức là gốc Pháp... Dudash và Kosick là gốc Ba Lan..
Khách đến trọ là dân vô nghề nghiệp, hoặc là đánh cá, thợ mỏ, lái buôn. Sáng sáng họ tụ tập trong phòng ăn để ăn điểm tâm và tối tối để ăn bữa tối.
Lara rất say sưa nghe họ bàn luận với nhau về đủ mọi thứ. Mỗi nhóm đều có một kiểu ngôn ngữ bí hiểm riêng của họ.
Trong vùng Nova Scotia có hàng ngàn dân vô nghề nghiệp rải rác khắp bán đảo. Họ đều ăn mặc luộm thuộm và mốc meo. Họ nói rất nhiều thứ Lara không hiểu gì hết.
Một lần một người thợ mộc tuyên bố trong phòng ăn:
- Năm nay bọn tôi phải làm được đến hai trăm triệu thanh?
- Thanh là gì hả bác? - Lara hỏi.
Mọi người cười vang.
- Thanh là thanh gỗ ấy. Sau này cháu lấy chồng muốn làm ngôi nhà năm phòng thì cháu phải cần đến những thanh gỗ ấy! - Một bác thợ nói.
- Cháu sẽ không lấy chồng đâu, - Lara thề.
Đám dân đánh cá lại có kiểu nói khác. Mỗi lần đi biển về họ lại sôi nổi bàn tán về biển khơi. Người này tìm ra được một phương pháp nuôi sò huyết trên hồ Bras d Or, người kia có kinh nghiệm tìm nơi nào sẵn cá hồi hoặc cá trích để đánh bắt.
Nhưng đám khách trọ thu hút chú ý của Lara nhiều hơn cả là thợ mỏ. Trong Mũi Breton có tới 3.500 người làm trong các mỏ than Lingan, Prince và Phalen. Lara thích những cái tên mỏ. Có nhiều cái tên nghe rất hay: Ngày Vui, Cơ Hội Cuối Cùng, Kim Cương Đen, Phu Nhân, Hạnh Ngộ...
Em cũng say mê lắng nghe họ trao đổi về công việc.
- Mình nghe đồn về thằng cha Mike rồi. Có đúng thế không?
- Đúng đấy. Toa xo goòng đổ và đè vào chân nó, thế là bị nhiễm trùng nặng và phải cưa...
Bao nhiêu điều em chỉ hiểu được lờ mờ và nhiều khi mãi sau mới hiểu ra.
***
Năm Lara đủ mười lăm tuổi, em vào học trường Trung học St. Michael. Trông Lara ngộc nghệch, hai chân dài ngoẵng, mái tóc đen để xoã, cặp mắt mầu tro thông minh, quá to so với khuôn mặt gầy choắt.
Khó ai có thể đoán cuộc đời cô bé sau này sẽ ra sao.
Cô đang ở tuổi dậy th.ì. Lúc này cơ thể đang chuyển biến mạnh, cô bé có thể đẹp mà cũng có thể xấu.
Trong con mắt của James thì con gái ông hết sức xấu.
- Hễ có đứa ngu xuẩn nào muốn lấy mày thì vội mà nhận ngay đi kẻo rồi thành gái già đấy. Trông mày như thế kia thì có đứa nào con nhà hẳn hoi nó thèm lấy?
Nghe bố đay, Lara chỉ đứng im, không nói năng gì hết.
- Và hãy bảo nó biết là đừng hòng tao cho vợ chồng mày được một xu.
Ông Mungo McSween vừa vào phòng. Ông đã nghe thấy điều James vừa nói, ông rất cáu.
- Thôi, tao nói thế đủ rồi, - James Cameron quát. - Cút xuống bếp?
Lara chạy biến đi.
- Sao anh lại nói với con gái anh câu ấy, James? - Mc Sween hỏi.
James ngẩng đầu lên, cặp mắt lờ đờ:
- Không phải việc của ông!
- Anh lại say rồi đấy, James?
- Đúng thế. Ở đây còn có gì thú hơn là nốc rượu? Không có gái không có rượu thì còn sống làm cái gì
McSween xuống bếp, thấy Lara đang rửa bát đĩa. Mắt em đỏ ngầu vì khóc.
- Cháu đừng buồn. Bố cháu say thôi, có biết nói gì đâu.
- Bố cháu ghét cháu.
- Không phải thế đâu.
- Chưa bao giờ bố cháu nói một câu ngọt ngào với cháu. Chưa bao giờ.
McSween không còn biết đáp sao nữa.
***
Mùa hè, khách du lịch từ khắp nơi kéo đến Glace Bay. Họ đến trong những chiếc xe hơi đắt tiền, mặc những bộ áo quần đẹp, đi dạo mua bán dọc phố Castle và ăn trong các nhà hàng Cedar, Jasper, tham quan bãi biển Ingonish, Mũi Smoky, Đảo Chìm. Họ như là ông thần bà thánh từ một thế giới hoàn toàn khác.
Lara nhìn họ mà thèm và khi hết mùa hè, họ ra đi, cô bé chỉ muốn trốn theo họ. Nhưng không biết thực hiện bằng cách nào.
Lara đã được nghe những câu chuyện về ông ngoại Maxwell. Cha cô luôn phàn nàn với bất kỳ người khách trọ nào muốn nghe ông kể lể:
- Lão già bố vợ tôi đúng là táng tận lương tâm. Lão giầu nứt đố đổ vách vậy mà không chịu thí cho con gái lão một xu. Lão tưởng làm như thế Peggy sẽ bỏ tôi ngay, nhưng ngược lại tôi hết lòng chăm lo cho cô ây Thế là Lara mơ mộng tới một ngày kia ông ngoại sẽ đến tìm cháu và dẫn Lara đến những thành phố lộng lẫy mà cô đã nghe nói đến: London, Rome và Paris. Mình sẽ có quần áo đẹp. Hàng trăm bộ và rất nhiều giầy dép.
 
CHƯƠNG 4 -
Nhưng đã bao nhiêu năm tháng trôi qua, Lara vẫn không thấy gì hết. Cuối cùng cô bé hiểu ra rằng mình sẽ không bao giờ được thấy mặt ông ngoại. Rằng mình đành phải chịu chìm đắm cuộc đời trong cái thị trấn nghèo nàn và hẻo lánh Glace Bay này thôi.
Thị trấn Glace Bay có vô vàn hoạt động cho những đứa trẻ sống và lớn lên tại đây. Các sân bóng đá và hockey, bãi trượt băng và bóng ném, mùa hè thì bơi lội và câu cá. Hiệu "Carl s Drug" là nơi có nhiều thứ giải trí ngoài giờ học cho đám trai trẻ. Tại đây có hai rạp chiếu bóng, một sàn nhẩy và nhiều vườn hoa.
Lara không có điều kiện hưởng tất cả những thứ giải trí ấy. Sáng nàng dậy từ năm giờ giúp cô Bertha nấu bữa điểm tâm cho khách trọ, dọn gi.ường chiếu cho họ, sau đấy mới được đi học. Buổi trưa, nàng vội vã chạy về chuẩn bị cho bữa chiều. Nàng giúp cô Bertha dọn bàn cho khách và sau đấy rửa bát đĩa, lau khô tất cả, cất vào trạn.
Nhà trọ này có nhiều món ăn ngon lành cho khách. Lara rất thích ngồi nghe khách vừa ăn vừa nói chuyện, đặc biệt là những khách trọ từ Scotland đến. Qua câu chuyện giữa họ, Lara ngày càng hình dung được rõ nét về quê gốc của nàng: cao nguyên Scotland.
Khách kể với nhau về những rặng núi, những hồ và những hòn đảo ngoài biển ở Scotland. Trong phòng khách có cây đàn pianô và nhiều khi, sau bữa ăn tối, khoảng nửa tá khách Scotland ngồi tụ tập tại đó, hát những bài dân ca quê hương họ mà cũng là quê hương của nàng.
Mỗi năm có một ngày hội lớn trong thị trấn và tất cả những người gốc Scotland sinh sống ở đây hãnh diện đánh chiếc váy dân tộc vào, nắm tay thành hàng trên đường phố, vừa đi vừa hát và nhẩy múa.
- Tại sao đàn ông mà lại mặc váy? - Có lần Lara hỏi ông Mungo McSween.
Ông già nhăn mặt:
- Thứ đó không phải váy mà tiếng dân tộc gọi là "kilt". Tổ tiên Scotland chúng ta đã may thứ đó để mặc từ thuở xa xưa. Quê hương chúng ta là cao nguyên có nhiều đồi núi, rừng rậm, dốc cao. Khí hậu lại lạnh giá và ẩm thấp cho nên mặc váy dầy bằng vải lên thô như thế vừa ấm hai chân, vừa dễ chạy nhẩy, tha hồ lên dốc xuống đèo. Nhất là khi phải chạy trốn quân giặc. Ban đêm, tấm "kilt" ấy có thể dùng làm chăn đắp, thậm chí làm mái lều che sương.
Lara thấy tên các địa điểm ở Scotland rất thơ mộng. Nàng nhận thấy dân Scotland ham thích tranh luận. Tối tối họ ngồi chơi rất khuya trong phòng khách, trò chuyện và tranh cãi nhau đủ thứ, có vẻ họ rất tự hào về tổ tiên của họ là những người dân can trường luôn phải đối phó với giặc cướp cũng như thú dữ. Và hình như con cháu họ bây giờ vẫn giữ được tính kiêu hãnh và lòng tự trọng nhiều khi quá mức.
Dân Scotland có vẻ rất ghét dân vùng England, tức là đồng bằng phía Nam nước Anh, bị họ gọi là Anh hèn nhát. Lara thuộc lòng bài thơ của Walter Scott kể về chàng hiệp sĩ Lachinwar dũng cảm. Câu thơ mới đẹp làm sao. Hiệp sĩ Lachinwar đã liều mình cứu nàng thiếu nữ chàng yêu đang bị gia đình ép buộc lấy một người đàn ông khác.
Nàng thầm nghĩ. Một ngày nào đó, một chàng Lachinwar kiêu hùng sẽ đến đây và cứu ta ra khỏi cuộc sống lầm than này.
Một hôm đang làm việc dưới bếp thì Lara đọc thấy một quảng cáo đăng trên báo và cổ họng nàng nghẹn lại. Bức ảnh chụp một chàng trai cao, tóc vàng, nét mặt cao quý, mặc áo đuôi tôm sang trọng và đeo nơ trắng. Chàng có cặp mắt xanh biết, nụ cười hiền hậu và trông như một hoàng tử.
Chàng Lachinwar của mình trông cũng giống như người này đây, Lara thầm nghĩ. Chàng sẽ tới đây tìm ta, cứu ta ra khỏi nơi này. Chàng sẽ đến giữa lúc ta đang rửa bát đĩa. Chàng cúi xuống sau lưng ta, quàng hai tay ôm cổ ta, thì thầm: "Nàng có cần ta giúp gì không?" Ta sẽ quay đầu lại nhìn thẳng vào mắt chàng và nói: "Chàng lau khô những bát đĩa này cho em!".
- Cháu muốn bảo cô làm gì? - Tiếng cô Bertha vang lên. Thì ra vừa rồi, mãi mê, Lara đã nói to lên những ý nghĩ sôi nổi của nàng.
Lara đứng phắt dậy, quay tròn một vòng. Bertha đứng đằng sau ngạc nhiên nhìn nàng.
- Không đâu, cô ạ, - Lara đáp và má nàng đỏ ửng.
Tha thiết tìm hiểu quê hương Scotland, nàng thường năn nỉ ông McSween kể cho nàng. Ông già chiều cô thiếu nữ thơ ngây và kể cho Lara nghe rất nhiều chuyện cổ xứ Scotland. Lara ao ước lớn lên nàng sẽ về đó, và biết đâu nàng sẽ giầu có để tậu được một trang ấp lớn và một toà lâu đài cổ kính, toà lâu đài mà ngày xưa một dòng họ vương tôn quý tộc nào đó đã từng sống.
Một buổi tối đầu tháng Bảy, James Cameron đang nằm trên gi.ường với một trong số những ả gái điếm của mụ chủ nhà chứa Kirstie thì bị một cơn nhồi máu cơ tim. Lúc đó ông đang say mềm và khi ông nằm vật ra, ả gái điếm lại tưởng ông ngủ.
- Đừng ngủ, James? Anh thức dậy đi và làm cho nhanh kẻo em còn có khách khác đang chờ. Dậy, James! Dậy mau lên!
James thở phì phò, hai tay ôm ngực.
- Lạy Chúa? - ông thì thào mệt nhọc. - Gọi bác sĩ cho tôi.
Xe cấp cứu chở James đến một bệnh viện nhỏ trên phố Quarry. Bác sĩ cho người gọi Lara đến. Lúc bước vào bệnh viện, tim nàng đập thình thình. Ông bác sĩ đã đứng đó đợi nàng.
- Có chuyện gì thế, thưa bác sĩ? - Nàng vội vã hỏi. Cha cháu chết rồi phải không ạ?
- Chưa đâu, cô Lara. Nhưng tôi lo cha cô bị nặng đấy!
Nàng đứng sững lại, kinh hoàng:
- Liệu... liệu cha cháu có sống được không?
- Hiện chưa biết. Chúng tôi đang làm mọi cách để cứu chữa.
- Cháu vào thăm cha cháu được không ạ?
- Tốt nhất là cô hãy về đã. Sáng mai vào thăm.
Lara quay về nhà trọ, đầu óc đờ đẫn. Lạy Chúa, xin Ngưởi đừng bắt cha con phải chết. Con chỉ có mỗi một mình cha trên đời!
Lúc Lara về đến nhà trọ, Bertha đứng ngoài cửa chờ nàng.
- Chuyện gì vậy, Lara?
Nàng kể cho cô Bertha nghe.
- Lạy Chúa? - Bertha nói. - Mà hôm nay lại là thứ Sáu.
- Thì sao ạ?
- Là ngày cha cháu phải đi thu tiền ở mấy nhà trọ kia. Theo cô biết thì lão chủ McAllister là thằng cha tàn bạo. Lão sẽ không ngần ngại gì mà sẽ quẳng tất cả chúng ta ra ngoài vỉa hè.
Đã dăm bảy lần trước đây, mỗi khi James Cameron say quá, ông vẫn sai con gái đi làm giúp mình việc này. Những lần đó Lara đều thu được đầy đủ về đưa cha và ông đem nộp cho McAllister.
- Bây giờ biết làm thế nào đây? - Bertha than thở.
Và đột nhiên Lara hiểu ngay nàng phải làm gì.
- Cô đừng lo, - nàng nói. - Cháu sẽ làm công việc đó
Ngay tối hôm đó, trong lúc mọi người ngồi ăn tối, Lara nói:
- Thưa các vị, nghe cháu nói được không? - Mọi người đang trò chuyện bèn ngừng bặt chăm chú nhìn cô gái trẻ. - Cha cháu bị... bị mệt, đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ phải giữ cha cháu lại để kiểm tra thêm. Trong khi cha cháu chưa về, cháu làm thay việc của cha cháu là thu tiền trọ của các vị. Ăn xong, cháu sẽ chờ các vị ngoài phòng khách.
- Liệu ông ấy có nguy kịch lắm không? - Một khách trọ hỏi.
- Ồ, không đâu. - Lara đáp và cố gượng cười. - Không có gì nặng đâu.
Sau bữa ăn tối mọi người đều vào phòng khách, nộp cho Lara tiền trọ tuần.
- Tôi mong ông James chóng bình phục, Lara?
- Nếu cô cần gì, cứ bảo nhé, Lara!
- Ôi, ông James ốm thì cô vất vả đấy, cô Lara thân mến.
- Thế còn bốn nhà trọ nữa cũng của lão chủ ngân hàng Allister thì sao? - Bertha lo lắng hỏi Lara. - Cha cháu còn có nhiệm vụ ấy nữa.
- Cháu biết. - Lara đáp. - Cô rửa bát đĩa hộ cháu, để cháu đi thu mấy nhà đó.
Bertha hoài nghi nhìn cô gái:
- Cô chúc cháu thành công.
Lara không ngờ công việc lại dễ dàng đến thế.
Hầu hết khách trọ đều tốt bụng và rất mến cô gái đáng thương này.
Sáng sớm hôm sau, Lara cầm phong bì đựng tiền đến nhà lão Allister. Lúc nàng bước vào phòng giấy của lão, lão đang ngồi sau bàn.
- Cô thư ký của tôi bảo cô cần gặp tôi?
- Vâng, thưa Ngài.
Sean McAllister ngắm cô gái gầy gò, ăn mặc xoàng xĩnh đang đứng trước mặt lão.
- Cô là con gái James Cameron phải không nhỉ?
- Vâng, thưa Ngài.
- Tên cô ra Sarah phải không nhỉ?
- Lara.
- Tôi rất thông cảm nghe tin cha cô bị bệnh - Allister nói. Nhưng không có chút nào "thông cảm" trong giọng của lão hết. - Nhưng tôi đành phải sắp xếp lại thôi. Cha cô bị ốm nặng như vậy tất không thể tiếp tục làm công việc được. Tôi...
- Ồ, không đâu, thưa ngài McAllister. - Lara vội vã nói - Cha cháu sai cháu đem tiền đến nộp cho Ngài đây.
- Sai cô à?
- Vâng, đúng thế, thưa Ngài.
- Nhưng có đầy đủ không đấy?
Lara không đáp, đặt phong bì bên bàn giấy, rồi mới nói.
- Trong này đầy đủ tiền thuê trọ của khách.
Lão già ngạc nhiên nhìn nàng:
- Không thiếu một người nào?
Lara gật đầu.
- Cô đi thu à?
- Vâng, thưa Ngài. Và cháu sẽ thu hàng tuần cho đến khi cha cháu khỏi bệnh.
- Tôi hiểu.
Lão chủ nhà băng mở các phong bì nhỏ bên trong phong bì lớn và cẩn thận đếm từng tờ giấy bạc. Lara thấy lão cho tất cả vào một phong bì lớn mầu xanh lá cây.
Gần đây, lão McAllister đã tính sẽ tìm người khác thay James Cameron bởi ông suốt ngày say rượu và sống quá trác táng. Hôm nay thấy James ốm, lão nghĩ sẽ là dịp thuận tiện để tống cổ ông.
Lão nghĩ cô gái nhỏ gầy gò đứng trước mặt lão đây sao mà làm tròn được công việc nặng nhọc là quản lý một nhà trọ và thu tiền của nhiều nhà trọ khác nhưng đồng thời lão cũng ngại tống cổ gia đình James Cameron ra vỉa hè lúc này, vì làm thế lão sẽ mang tiếng với dân trong thị trấn. Lão thấy phải quyết định một giải pháp.
- Ta sẽ thử xem cô làm ăn ra sao trong một tháng, lão nói. - Sau một tháng ta sẽ quyết định.
- Cảm ơn Ngài, thưa ngài McAllister. Cháu rất cảm ơn Ngài.
Khoan đã, - lão chìa ra cho Lara hai mươi nhăm đô la. - Đây là tiền công của cô.
Lara cầm số tiền và thấy vui sướng. Đây là lần đầu tiên cô được trả công lao động của mình.
Ở nhà băng ra, Lara tới thẳng bệnh viện. Bác sĩ Duncan cũng vừa trong phòng James Cameron đi ra. Lara đột nhiên hốt hoảng:
- Cha cháu đã...
- Chưa... Chưa... Ông James đã yên ổn, Lara, - bác sĩ ngập ngừng. - Tôi nói "yên ổn" có nghĩa là cha cô chưa chết... Chưa đâu, cô hiểu chứ? ông ấy sẽ phải nằm vài tuần nữa. Và cần có người chăm sóc ông ấy.
- Cháu sẽ chăm sóc, - Lara nói.
Bác sĩ nhìn cô gái rồi dịu dàng nói:
- Cha cô không biết là ông thực diễm phúc khi có một cô con gái đáng quý như cô. Lara thân mến.
- Bây giờ cháu vào thăm bố cháu được không ạ?
- Được!
Lara vào phòng bệnh và đứng đó nhìn cha. James Cameron nằm trên gi.ường, xanh lướt và tội nghiệp làm sao. Nàng đột nhiên thấy cha rất già. Nàng trào lên một niềm thương cảm. Bây giờ thì nàng đã có dìp giúp đỡ cha và nàng tin rằng cha sẽ thấy tình cảm của con gái và sẽ yêu nàng. Lara bước đến bên gi.ường.
- Cha...
James mở mắt nhìn con gái, lầm bầm:
- Mày đến đây làm cái mẹ gì, con khốn kiếp? Bao nhiêu công việc ở nhà bỏ bê đấy hả?
Lara lạnh người:
- Ôi, con biết chứ. Con đến đây chỉ để báo cha biết là con đã đến gặp ngài McAllister. Con bảo Ngài ấy rằng con sẽ thay cha thu tiền của khách trong lúc cha nằm viện...
- Mày thu tiền ư? Thật là buồn cười - Người ông rung lên vì khi nói tiếp, giọng ông chỉ còn thều thào. - Số mệnh đấy mà, - ông rên rỉ - Tao cam đoan là lão McAllister sẽ tống cổ tao với mày ra vỉa hè.
James Cameron không thể hiểu được con gái ông có khả năng làm những gì. Lara đứng lặng đi một lúc nhìn cha rồi nàng quay gót bước ra.
***
Ba ngày sau xe chở ông James về nhà và người ta đặt ông lên gi.ường.
- Trong vòng hai tuần ông không được ra khỏi gi.ường, - bác sĩ Duncan căn dặn. - Sau đây vài ngày tôi sẽ đến khám lại cho ông.
- Tôi không thể nằm mãi như thế được, - James Cameron phản đối. - Tôi phải làm việc. Có bao nhiêu việc tôi phải làm.
Bác sĩ bình thản nhìn ông, nói:
- Ông không có sự lựa chọn nào khác. Muốn khỏi, ông phải nằm nghỉ hoàn toàn. Ông mà đứng dậy là chết liền đấy.
Thời gian đầu, khách trọ thích thú nhìn thấy cô gái thơ ngây đi thu tiền, nhưng chỉ ít lâu sau, thích thú ban đầu biến mất và họ bắt đầu viện đủ lý do để trì hoãn nộp tiền cho Lara.
- Tuần này tôi bị ốm và bao nhiêu tiền mua thuốc hết cả...
- Xưa nay con trai tôi vẫn gửi tiền đều đặn, nhưng sao tuần này chưa thấy nó gửi đến. Có thể bưu điện chậm trễ sao đó...
- Tôi đang còn thiếu tiền để trả hiệu bán dụng cụ.
- Bảo đảm với cô là đầu tuần sau tôi sẽ nộp đầy đủ
Nhưng Lara đâu có chịu. Đấy là công việc kiếm sống của nàng và nếu không làm tròn nàng sẽ bị tống cổ ra vỉa hè. Nàng lắng nghe rất lịch sự rồi nói:
- Tôi rất tiếc, nhưng Ngài McAllister bảo các vị phải nộp hôm nay và nếu không nộp thì đành phải mời các vị rời khỏi nhà trọ này vậy.
Cuối cùng thì ra ai cũng có tiền để nộp.
- Cha cô dễ tính hơn, - một khách trọ phàn nàn.
- Ông ấy luôn cho chúng tôi chậm vài ngày.
Nhưng cuối cùng họ đều thán phục cô gái trẻ tuổi này.
Nếu như Lara nghĩ rằng cha nàng ốm và thấy con gái tận tình chăm sóc thì sẽ yêu là nàng lầm to.
Lara càng tận tình với cha bao nhiêu ông càng ghét nàng bấy nhiêu.
Hàng ngày nàng đều đem hoa vào phòng cho ông, kèm chút quà nhỏ.
- Đồ hoang phí? Hoa làm gì? Mà mày không có việc gì để làm hay sao, con khốn kiếp! - ông thét lên giận dữ.
- Con nghĩ là cha thích...
- Cút! - Và James Cameron quay mặt vào tường không muốn nhìn thấy mặt "con khốn kiếp"!
Mình căm thù ông ấy, Lara thầm nghĩ. Mình căm thù ông ấy!
 
CHƯƠNG 5 -
Năm mười bảy tuổi, cô thiếu nữ gầy còm ấy đã biến đổi như thành một người khác hẳn. Gương mặt Lara đã mang đầy đủ nét của tổ tiên Scotland nàng.
Làn da mịn màng, lông mày cong và nhỏ, cặp mắt to sáng, làn tóc đen nhánh chảy dài. Thêm vào tất cả những nét đó là một vẻ buồn man mác lúc nào cũng phủ lên khuôn mặt xinh đẹp kia, như thể những tấn bi kịch của dân tộc Scotland đã in dấu ấn lên đó.
Lara Cameron có một sắc đẹp quyến rũ, khiến ai thấy cô cũng không thể không nán lại nhìn.
Khách trọ hầu hết là nam giới. Họ thiếu thốn phụ nữ và một số đành kiếm cách giải toả bằng các ả gái điếm ở nhà chứa của mụ Kirstie hoặc vài nhà chứa khác. Vì vậy một cô gái đẹp ắt phải là mục tiêu của họ. Một khách thấy nàng một mình dưới bếp bèn mò vào định dở trò. Một khách khác thấy nàng đang lau sàn cũng định tán tỉnh...
- Sao cô không chiều tôi một chút? Tôi sẽ đền đáp cô rất hậu... Hãy để tôi cho cô thấy đàn ông là thế nào...
- Sao cô không có bồ, Lara xinh đẹp? Bắt bồ với tôi đi!
- Cô muốn ra thành phố Kansas không? Tuần tới tôi không ở đây nữa, cô đi với tôi nhé?
Cứ mỗi lần khách trọ nào tán tỉnh, năn nỉ cô làm tình với họ, Lara đều từ chối thẳng thừng. Sau đó cô vào gian phòng nhỏ nơi ông James nằm và nói:
- Cha lầm rồi. Tất cả mọi người đều thích con?
Nói xong, cô đi ra, để mặc cha nhìn theo giận dữ.
***
James Cameron qua đời trong buổi sáng sớm mùa xuân. Lara mai táng cha trong nghĩa trang Greenwood ở quận Passiondale. Đưa ông ra đó, ngoài Lara chỉ có Bertha. Và đó là một đam tang không có nước mắt.
Người khách trọ mới đến là người Mỹ tên gọi Bill Rogers. Đó là một ông già đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu hói và to béo, tính nết dễ dãi, thích nói chuyện.
Sau bữa ăn tối, ông thường ngồi trò chuyện với Lara.
- Cháu xinh đẹp thế này mà chôn vùi cuộc sống ở nơi hẻo lánh như nơi đây thật phí, - ông khuyên nàng. - Cháu nên ra Chicago hoặc New York.
- Vâng, một ngày nào đó cháu sẽ đi, - Lara đáp.
- Cháu còn trẻ, còn cả cuộc đời trước mặt. Cháu có mơ ước cuộc đời mình sẽ ra sao không?
- Cháu muốn có các thứ.
- Áo quần đẹp và...
- Không. Cháu muốn có đất. Cháu muốn sở hữu đất đai. Cha cháu lúc sống chẳng có thứ gì hết. Suốt đời cha cháu chỉ sống dựa dẫm vào người khác.
Mắt ông già sáng lên.
- Bất động sản chính là lĩnh vực kinh doanh của ta hồi trẻ.
- Thật ạ?
- Ta đã xây không biết bao nhiêu toà nhà suốt cả miền Trung Tây nước Mỹ. Thậm chí có thời kỳ ta sở hữu cả một mạng lưới khách sạn, - giọng ông già như thể nuối tiếc.
- Rồi sau đấy chuyện gì đã xảy ra ạ, thưa ông?
Bill Rogers nhún vai:
- Ta đã tham quá, cuối cùng đâm mất sạch...
Thế là suốt tối hôm đó ông già và Lara trò chuyện về bất động sản, về kinh doanh xây dựng. Cả những buổi tối sau nữa.
- Quy tắc đầu tiên của nghề xây dựng, - Bill Rogers nói. - Là TNT. Cháu hãy nhớ kỹ là như thế.
- TNT là gì ạ? - Lara ngạc nhiên hỏi.
- Là tiền người khác! Lĩnh vực xây cất nhà cửa phát triển rất nhanh chính vì nhà nước cho vay với lãi suất thấp và thậm chí trong quá trình xây dựng còn cho thêm những ưu đãi khác. Ba thứ quan trọng nhất trong nghề kinh doanh xây cất bất động sản là địa điểm, địa điểm và địa điểm. Một toà nhà lộng lẫy nhưng xây trên núi thì chỉ là trò tốn công vô ích. Nhưng một ngôi nhà xấu xí giữa phố xá đông đúc, ở trung tâm thành phố thì đem lại cho ta vô số tiền.
Bill Rogers dạy cho Lara Cameron hiểu về thế chấp, về tạo vốn, về sử dụng các khoản vay ngân hàng. Lara lắng nghe và ghi nhớ. Nàng giống như miếng bọt biển hút rất nhanh mọi thông tin đến với nàng.
Điều quan trọng nhất ông già Bill Rogers nói với nàng là:
- Cháu biết không? Thị trấn Glace Bay này là nơi đang rất thiếu nhà ở. Ai biết khai thác tình trạng thiếu thốn này thì giàu to. Giá như ta trẻ lại được hai chục tuổi...
Từ hôm đó Lara nhìn thị trấn Glace Bay bằng cặp mắt khác. Nàng ngắm những chỗ đất trống và hình dung ra ở đó những toà nhà dành cho dân chúng đến ở và cho các công sở dùng làm văn phòng. Nàng mơ ước xây lên những toà nhà đó, nhưng nàng đành chỉ mơ ước bởi không có vốn để thực hiện.
Hôm ông già Bill Rogers rời đi, ông nói với Lara Cháu ghi nhớ cho kỹ: tiền người khác? Chúc cháu gặp nhiều may mắn!
***
Một tuần sau, Charles Cohn vào trọ ở đây. Đó là một ông già ngoài sáu mươi tuổi, nhỏ thó, ăn mặc đẹp sạch sẽ, lịch sự. Ông cũng ngồi ăn với các khách trọ khác nhưng rất ít nói. Dường như ông nấp kín trong ổ kén của thế giới riêng mình.
Ông hay ngắm cô gái Lara làm lụng trong nhà trọ và nhận thấy lúc nào nàng cũng tươi cười, không hề phàn nàn than vãn gì.
Ông còn ở đây với chúng cháu lâu không? - Một hôm nàng hỏi.
- Tôi chưa biết. Có thể một tuần mà cũng có thể vài tháng...
Charles Cohn là người bí hiểm đối với Lara. Ông không chan hoà với các khách trọ khác. Nàng cố dò đoán xem ông là loại người như thế nào. Chắc chắn ông không phải thợ mỏ hoặc dân chài, nhưng ông cũng không có vẻ là nhà buôn. Rõ ràng ông cao hơn các khách trọ khác, có học thức hơn họ nhiều. Ông kể với Lara rằng ông định thuê phòng ở khách sạn, nhưng không nơi nào còn chỗ. Lara còn nhận thấy trong bữa ăn, hầu như ông không ăn gì.
- Nếu như cô có ít hoa quả, - có lần ông rụt rè nói, - hoặc rau...
- Ông ăn chay sao ạ? - Lara hỏi.
- Không hẳn như thế. Nhưng tôi quen ăn thức ăn kosher và tôi e ở thị trấn Glace Bay này không có.
***
Tối hôm sau, lúc Charles Cohn ngồi vào bàn ăn tối, trông thấy một đĩa thịt cừu trước mặt. Ông ngẩng lên, ngạc nhiên nhìn Lara:
- Rất tiếc tôi không ăn được thứ này, - ông nói. - Tôi tưởng tôi đã nói với cô...
Lara mỉm cười:
- Vâng, ông đã kể cháu nghe. Thì đây là món ăn kosher, - theo nàng kiểu kosher nghĩa là Do Thái.
- Sao lại thế? Cô nói gì vậy, cô Lara?
- Cháu đã cất công ra thành phố Sydney, tìm đến chợ Do Thái và mua thịt cừu ở đó. Xin ông cứ thoải mái ăn. Tiền trọ là tính cả tiền hai bữa ăn trong đó rồi. Ngày mai cháu sẽ nấu món kosher khác cho ông.
Từ hôm đó, mỗi khi Lara rảnh rỗi, ông già Charles Cohn lại mời cô đến trò chuyện. Ông rất quý tính đôn hậu, tốt bụng và thông minh của cô gái trẻ này, cả cách suy nghĩ tự lập của Lara nữa.
Một hôm Charles Cohn thú thật với Lara mục đích ông đến thị trấn Glace Bay này.
- Tôi là uỷ viên ban điều hành của Công ty Cung ứng Lục địa, đó là một Tập đoàn công ty nổi tiếng. Tôi đang tìm địa điểm để mở một cửa hiệu chi nhánh tại đây.
- Hay quá nhỉ? - Lara nói. Vậy là mình đã biết ông này đến đây có mục đích quan trọng. - Ông định xây một ngôi nhà dùng làm cửa hiệu ạ?
- Không. Tôi tính xem có ai đứng ra xây, rồi chúng tôi thuê lại.
Ba giờ sáng hôm đó Lara choàng thức giấc, ngồi phắt dậy. Phải chăng đấy là một giấc mơ? Nhưng không phải. Đầu óc nàng đang hoạt động rất mạnh, đến mức nàng không sao ngủ tiếp được nữa.
Sáng ra, lúc Charles Cohn ra khỏi phòng để ăn điểm tâm, ông đã thấy cô gái đứng cửa chờ.
- Thưa ông Cohn... Cháu biết một địa điểm rất đẹp - Nàng bật ra..
Ông khách nhìn nàng ngạc nhiên:
- Cô nói gì?
- Một địa điểm rất đẹp để ông dùng làm cửa hiệu...
- Vậy à? Chỗ nào?
Lara không trả lời ngay vào câu hỏi vội.
- Nhưng cháu cần hỏi ông cho rõ thêm vài điều. Nếu như cháu có được miếng đất, địa điểm đúng như ông mong muốn, và cháu xây một ngôi nhà tại đây, liệu ông có đồng ý thuê nó trong năm năm để mở cửa hiệu không?
Charles Cohn lắc đầu:
- Điều cô hỏi chỉ là "giả sử" thôi chứ gì?
- Nhưng nếu là sự thật thì ông có thuê không? - Lara vẫn không buông.
- Lara, cô đã biết những gì về chuyện xây cất nhà nào?
- Cháu sẽ xây được, - nàng nói. - Cháu sẽ thuê kiến trúc sư và một hãng xây dựng có uy tín để làm việc đó
Charles Cohn đang ngắm nghía cô gái.
- Tôi hiểu. Nhưng địa điểm cô nói là chỗ nào?
- Cháu sẽ dẫn ông đến đó, - Lara nói. - Cháu tin là ông sẽ ưng. Địa điểm rất đẹp.
Sau bữa điểm tâm, Lara dẫn Charles Cohn vào trung tâm thị trấn. Góc Phố Chính và các phố buôn bán giữa thị trấn Glaee Bay có một khoảnh đất trống vuông vắn. Đúng là khoảnh đất Charles Cohn đã để ý đến cách đây hai ngày rồi.
- Đấy địa điểm cháu định đưa ông đến xem, - Lara nói.
Ông Cohn đứng ngắm một lúc rồi nói:
- Quả là cô có con mắt tinh tường. Đây là địa điểm rất đẹp.
Ông đã bí mật điều tra về khoảnh đất này và biết nó là của McAllister, chủ nhà băng ở đây. Nhiệm vụ của công ty giao cho Charles Cohn là kiếm địa điểm rồi tìm người bỏ tiền xây cất, sau đấy công ty sẽ thuê lại. Ai xây đối với công ty không quan trọng. Vấn đề chỉ là địa điểm và kiến trúc toà nhà thích hợp với một cửa hiệu bán những mặt hàng của công ty.
Charles Cohn ngắm nghía cô gái, cô ta quá trẻ, ông nghĩ. Đúng là một ý nghĩ táo tợn, liều lĩnh. Nhưng cô gái tốt bụng làm sao: "Cháu đã cất công ra tận thành phố Sydney, tìm đến chợ Do Thái...".
Lara vẫn đang sôi nổi nói:
- Nếu cháu tậu được khoảnh đất này và xây lên một toà nhà đúng như yêu cầu của ông thì ông sẽ đồng ý thuê nó trong năm năm chứ?
Charles Cohn ngừng lại, chậm rãi đáp:
- Không đâu? Không phải năm năm mà là mười năm!
Chiều hôm đó Lara đến gặp lão chủ nhà băng Sean McAllister. Thấy nàng bước vào văn phòng lão sửng sốt.
- Cô đến sớm như vậy? Hôm nay thứ tư. Còn vài ngày nữa mới đến hạn kia mà?
- Cháu biết. Cháu đến vì việc khác. Cháu muốn nhờ Ngài một chuyện, thưa Ngài McAllister.
Lão già ngồi đó ngắm nghía cô gái. Cô ta lớn lên đâm xinh đẹp và hấp dẫn gớm. Không còn là trẻ con nữa mà đã là một thiếu nữ thật sự rồi. Lão nhìn thấy cặp vú nàng nhô lên sau mảnh vải bông.
- Cô ngồi xuống đi. Cô cần gì nào?
Lara đang xáo động trong lòng, không muốn ngồi.
- Ngài cho cháu vay một khoản tiền.
- Cô nói gì? - Lão sửng sốt.
- Cháu đề nghị Ngài cho cháu vay tiền.
Lão chủ nhà băng mỉm cười độ lượng.
- Tôi nghĩ là được. Nếu như cô cần tiền để may một bộ áo quần hoặc để mua sắm thứ gì đó thì tôi xin vui lòng tạm ứng cho cô trước...
- Cháu cần vay hai trăm ngàn đôla.
Nụ cười trên môi lão già vụt tắt.
- Cô định nói đùa?
- Không đâu, thưa Ngài, - Lara bước đến gần bàn giấy, sôi nổi nói. - Ở đây có một mảnh đất cháu muốn tậu để xây nhà. Cháu có sẵn một người muốn thuê ngôi nhà đó trong mười năm. Số tiền đó đủ để mua đất và xây dựng.
Lão McAllister ngắm cô gái, cau mày.
- Cô đã thoả thuận kỹ với người sở hữu khoảnh đất ấy rồi chứ?
- Cháu sắp đưa vấn đề ấy ra bàn với Ngài đây. - Lara nói.
Khoan cho tôi một phút, - lão chậm rãi nói. - Vậy khoảnh đất ấy là của tôi?
- Đúng thế. Đấy là khoảnh nằm ở góc Phố Chính với mấy phố buôn bán.
- Và cô đến đây hỏi vay tiền tôi để mua miếng đất của tôi?
- Miếng đất ấy trị giá không quá hai mươi ngàn đôla. Cháu đã đi khảo giá rồi. Cháu xin trả Ngài ba mươi ngàn. Ngài sẽ được lợi mười ngàn đôla nhờ bán cao hơn giá bình thường cộng với lãi suất của số tiền hai trăm ngàn đôla cho cháu vay nữa.
McAllister lắc đầu:
- Cô hỏi vay tôi hai trăm ngàn đôla nhưng không có thứ gì bảo đảm hết. Không được.
Lara dướn người về phía trước:
- Bảo đảm là thế này. Cháu sẽ dùng miếng đất ấy và ngôi nhà làm vật thế chấp. Nếu cháu không trả được nợ, Ngài sẽ sử dụng ngôi nhà đó. Ngài không sợ bị thiệt đâu.
Lão chủ nhà băng ngắm cô gái, ngẫm nghĩ. Lão cười:
- Chà, cô bạo gan đấy. Nhưng tôi e Ban giám đốc điều hành nhà băng sẽ không đồng ý.
- Làm gì có ban giám đốc nào. Ngài là chủ duy nhất. - Lara nói ngay. Nàng tiến đến sát bàn và lão nhìn thấy cặp vú của nàng áp vào thành bàn trước mặt lão.
- Nếu Ngài đồng ý cháu cam đoan Ngài sẽ không phải ân hận đâu...
Lão không rời được mắt khỏi cặp vú Lara.
- Cô không giống ông thân sinh ra cô chút nào, đúng thế không nhỉ?
- Đúng vậy - Lara kiêu hãnh nói.
- Kể ra nghe cô nói cũng có lý đấy, - lão chủ nhà báng thận trọng nói. - Ai là người sẽ thuê ngôi nhà đó?
- Tên ông ta là Charles Cohn, uỷ viên ban điều hành của Công ty Cung ứng Lục địa.
- Tức là Công ty có cả mạng lưới cửa hiệu khắp nước Mỹ?
- Đúng thế.
Lập tức lão McAllister quan tâm đến vấn đề này.
- Họ muốn mở một cửa hiệu để bán hàng cho đám thợ mỏ và dân lao động trong vùng này, - Lara nói tiếp.
Lão chủ nhà băng đánh hơi thấy ngay đây là một áp phe lớn và ăn chắc.
- Cô gặp ông ta ở đâu? - Lão thận trọng hỏi.
- Ông ấy nghỉ trong nhà trọ.
- Tôi hiểu. Vậy cô để tôi suy nghĩ đã, Lara. Mai tôi sẽ trả lời.
Lara run lên vì mừng rỡ.
- Cảm ơn Ngài, Ngài McAllister. Ngài sẽ không phải ân hận đâu.
- Tôi cũng nghĩ thế. - lão già mỉm cười nói.
***
Chiều hôm đó Sean McAllister đến nhà trọ gặp Charles Cohn.
- Tôi ghé qua đây mời ông ra thị trấn Glace Bay, - lão nói. - Tôi là Sean McAllister, chủ nhà băng ở đây. Tôi nghe tin ông đến đây, nhưng lẽ ra ông không nên nghỉ ở nhà trọ này, mà nên đến khách sạn của tôi ở đó có đầy đủ tiện nghi hơn.
- Khách sạn đã hết chỗ, - ông Cohn phân trần.
- Bởi chúng tôi không biết ông là ai.
- Vậy tôi là ai? - ông Cohn hỏi vui.
Sean McAllister cười:
- Ông không việc gì phải giấu, thưa ông Cohn. Nhiều người đã biết và họ đã kháo nhau rồi. Tôi còn được biết là ông đang muốn thuê một ngôi nhà làm cửa hiệu cho mạng lưới bán lẻ của công ty. Nó sẽ được xây trên khoảnh đất do tôi sở hữu.
- Khoảnh đất nào vậy?
- Ở góc Phố Chính và mấy phố buôn bán. Đấy là địa điểm rất đẹp, ông công nhận không? Tôi nghĩ chúng ta có thể bàn chuyện đó.
- Tôi đã bàn chuyện đó với người khác rồi.
Lão chủ nhà băng bật cười:
- Cô bé Lara chứ gì? Cô ấy đúng là xinh đẹp, ông công nhận không? Nhưng tại sao ông không ghé vào nhà băng của tôi và ký hợp đồng với nhau?
- Vậy ra ông vẫn chưa hiểu hay sao? Tôi đã nhận lời với người ta rồi.
- Tôi lại cho rằng người không hiểu chính là ông, thưa ông Cohn. Lara không phải là chủ khoảnh đất ấy Tôi mới là chủ.
- Nhưng cô ấy xin mua khoảnh đất ấy của ông, đúng vậy không?
- Đúng vậy, nhưng tôi sẽ không bán cho cô ấy.
- Nếu vậy tôi cũng sẽ không thuê nơi đó. Tôi đã thấy có ba khoảnh đất nữa cũng đẹp không kém. Cảm ơn ông đã ghé đến đây.
Lão chủ nhà băng ngó Charles Cohn một lúc lâu.
- Ông nói nghiêm chỉnh đấy chứ?
- Rất nghiêm chỉnh. Tôi không bao giờ làm sai lời tôi đã hứa với người khác.
Nhưng Lara không biết gì về xây dựng hết. Cô ấy…
- Cô ấy đã tính toán kỹ. Tất nhiên chúng tôi là người thông qua cuối cùng.
Lão chủ nhà băng lộ vẻ băn khoăn.
- Có đúng là công ty Cung ứng Lục địa bằng lòng ký hợp đồng thuê trong mười năm không?
- Đúng.
- Tôi hiểu. Thôi được. Nếu vậy tôi... tôi sẽ suy nghĩ thêm.
***
Khi Lara về đến nhà trọ, Charles Cohn thuật lại câu chuyện giữa ông và Lão McAllister.
Lara choáng váng:
- Vậy là lão ta đã phỗng tay trên của cháu?
- Cô đừng lo, - Charles Cohn trấn an nàng. - Lão sẽ phải nhượng cho cô mảnh đất ấy.
- Có chắc như vậy không ạ?
- Lão là chủ nhà băng. Việc chính của lão là cho vay lấy lãi.
- Còn ông, thưa ông Cohn? ông sẽ làm việc này vì cháu chứ?
- Tất nhiên rồi.
- Tại sao ông lại làm việc này giúp cháu, ông Cohn?
Charles Cohn đã tự đặt ra câu hỏi như thế và đã trả lời rồi.
- Tại cô quá trẻ. Tại cô không thuộc về thị trấn này. Tại tôi thèm có một đứa con gái như cô.
Nhưng ông không nói ra điều đó.
- Tôi không mất thứ gì cả, Lara. Tôi đã tìm được vài khoảnh đất khác, địa điểm cũng rất đẹp. Nếu như cô mua được khoảnh đất sáng nay, tôi sẵn lòng giúp cô. Công ty không quan tâm tới việc tôi thoả thuận với ai. Nếu cô vay được tiền và tôi chấp nhận công ty xây dựng cô thuê, hai chúng ta sẽ làm chung công việc kinh doanh này.
Lara cảm động quá gần như nghẹn lại.
- Cháu không biết làm cách nào để đền đáp ơn ông, thưa ông Cohn. Cháu sẽ đến gặp lão McAllister và sẽ…
- Nếu ở vào địa vị cô, tôi không đến lão, - Charles Cohn khuyên, - mà hãy để lão đến đây tìm cô.
- Nhưng nếu lão không đến? - Lara lo lắng hỏi.
Charles Cohn mỉm cười:
- Lão sẽ đến, - rồi ông đưa Lara bản hợp đồng thuê nhà đã đánh máy sẵn. - Đây là bản hợp đồng thời hạn mười năm mà tôi và cô đã thoả thuận. Từ hợp đồng này cô sẽ sử dụng làm văn bản trong công việc của cô sắp tới. - Ông lại đưa Lara bản vẽ toà nhà trên giấy can. - Còn đây là kiến trúc toà nhà.
Suốt đêm hôm ấy Lara ngồi nghiên cứu bản vẽ và những ghi chú trên đó.
Sáng hôm sau lão chủ nhà bằng McAllister gọi điện cho Lara.
- Mời cô đến tôi bây giờ, được không?
Tim nàng đập thình thình.
- Sau đây mười lăm phút tôi sẽ có mặt ở chỗ ngài.
Lão đã chờ nàng.
- Tôi đã suy nghĩ về câu chuyện ta trao đổi hôm qua rồi, - lão nói. - Tôi cần có bản hợp đồng thuê thời hạn mười năm của ông Cohn.
- Tôi có đem theo đây, - Lara nói. Nàng mở xắc và lấy bản hợp đồng ra.
Lão chủ nhà băng xem xét rất kỹ.
- Đầy đủ rồi.
- Vậy là ngài bằng lòng cho tôi vay chứ? - Lara hỏi và nàng nín thở hồi hợp đợi câu trả lời.
Lão McAllister lắc đầu:
- Không.
- Nhưng tôi tưởng...
Lão gõ ngón tay xuống mặt bàn.
- Thú thật với cô. Tôi không vội vã gì phải bán khoảnh đất ấy. Càng để lâu, đất càng lên giá.
Lara ngơ ngác nhìn lão:
- Nhưng ngài...
- Việc cô định làm rất trái khoáy. Cô chưa có chút kinh nghiệm nào trong nghề xây cất: Chưa đủ để tôi tin cậy và cho cô vay tiền.
- Tôi chưa hiểu... Vậy ngài còn cần có thứ gì nữa mới đủ tin cậy?
- Tôi cần... một khoản thưởng nhỏ. Lara, cô đã ngủ với người đàn ông nào chưa?
Câu hỏi hoàn toàn bất ngờ đối với nàng.
- Tôi... chưa, - nàng cảm thấy chuyện "làm ăn" như đã tuột khỏi tay.
- Tôi thấy chuyện đó có quan trọng gì đâu kia chứ?
Lão chủ nhà băng dướn người lên:
- Tôi xin được thật lòng với cô, cô Lara. Tôi thấy cô rất đẹp, rất hấp dẫn. Tôi muốn ngủ với cô. Sau đó ta coi như không có chuyện gì hết...
Mặt Lara đột nhiên đanh lại.
- Cô nên nghĩ như thế này. Nếu cô chịu ngủ với tôi, cô sẽ có cơ hội để đạt được một thành công, có cơ hội thành nhà kinh doanh, có cơ hội để chứng minh rằng cô không giống cha của cô.
Đầu óc Lara quay cuồng.
- Cô khó lòng tìm cơ hội nào như thế này nữa đâu, Lara. Có lẽ cô cần cân nhắc một chút. Nếu vậy cô hãy nghĩ và...
- Không cần, - giọng nàng như vang lên trong hai lỗ tai của chính nàng. Đầu nàng ù lên. - Tôi có thể trả lời ngay bây giờ. - Lara kẹp hai cánh tay chặt vào sườn, cố không để toàn thân run lên. Bởi phút này đây quyết định toàn bộ tương lai cuộc đời nàng. Nhưng lời nàng sắp thốt lên quyết định mọi thứ.
- Tôi chịu để ngài ngủ với tôi.
Lão chủ nhà băng nhe răng cười, đứng dậy và dang rộng hai cánh tay.
- Nhưng không phải lúc này, - Lara nói. - Sau khi tôi nhìn thấy bản hợp đồng ngài ký.
Ngày hôm sau, lão Sean McAllister đưa Lara bản hợp đồng của nhà băng đồng ý cho nàng vay tiền.
- Đây bản hợp đồng rất đơn giản, cô em. Thời hạn mười năm, hai trăm ngàn đôla, lãi suất tám phần trăm một năm. - lão đưa nàng cây bút. - Cô ký vào trang cuối cùng ấy.
- Nếu ngài không phiền, cho tôi xem kỹ đã, - Lara nói. Nàng liếc nhìn đồng hồ. - Nhưng bây giờ tôi đang có việc gấp. Ngài cho phép tôi mang về nhà. Mai tôi sẽ đem lại đây.
Lão Sean McAllister nhún vai:
- Được thôi, - lão hạ giọng. - Còn về vụ riêng hai chúng ta, thứ bảy tới tôi phải đến Halifax. Tôi mời cô đi cùng.
Lara nhìn nụ cười đểu giả của lão mà thấy ruột gan quặn đau.
- Vâng, được, - nàng nói không ra hơi.
- Tốt lắm. Cô ký xuống dưới rồi đem bản hợp đồng đưa lại cho tôi. Thế là chúng ta đã là bạn hàng của nhau, - lão nghĩ một lát rồi nói tiếp. - Cô cần một hãng xây dựng tốt. Cô có biết công ty xây dựng Nova Scotia không?
Lara mừng rỡ:
- Có. Tôi quen ông giám đốc, Buzz Steele. Ông này đã xây một loạt những công trình vào loại lớn nhất ở thị trấn Glace Bay này.
- Tốt lắm. Đấy là công ty có uy tín. Tôi muốn giới thiệu với cô.
- Mai tôi sẽ gặp ông Buzz Steele.
Tối hôm đó Lara đưa Charles Cohn xem bản hợp đồng vay tiền. Nàng không dám kể cho ông biết về "thoả thuận riêng" với lão chủ nhà băng. Nàng quá xấu hổ. Charles Cohn đọc rất kỹ bản hợp đồng. Đọc xong ông trao lại cho Lara.
- Tôi thấy cô không nên ký bản hợp đồng này.
- Tại sao ạ? - Nàng ngạc nhiên.
Trong này có một điều khoản là công trình phải xây dựng xong trước ngày 31 tháng 12, nếu không, toàn bộ số tiền cho vay sẽ phải hoàn lại đầy đủ cho nhà băng, nói cách khác, toàn bộ ngôi nhà đó sẽ vào tay lão McAllister và công ty của tôi sẽ trở thành người thuê nhà của lão. Cô sẽ mất hết mà vẫn phải trả lãi suất cho lão. Cô bảo lão sửa lại điều khoản ấy đi.
Câu lão McAllister vẫn còn văng vẳng bên tai nàng. Tôi không vội gì phải bán khoảnh đất ấy. Đất để càng lâu càng cao giá. Nàng lắc đầu:
- Lão không chịu đâu.
Nếu vậy thì cô bước vào một canh bạc nguy hiểm đấy, Lara. Cô rất có thể mất sạch mà vẫn nợ hai trăm ngàn đôla kèm theo tiền lãi.
Nhưng nếu cháu xây xong trước thời hạn đó...
- Chữ "nếu" ở đây phải gạch đít ba lần. Khi cô xây cất, cô sẽ phụ thuộc vào rất nhiều người. Và chỉ cần họ sai sót gì đó là cô gay go ngay..
- Đây là một công ty xây dựng có uy tín ở vùng này. Họ đã xây cất bao nhiêu toà nhà lớn ở đây. Cháu lại quen ông giám đốc. Cháu sẽ thoả thuận với họ. Nếu như họ không bảo đảm đúng thời hạn hoàn thành công trình, cháu sẽ đi tìm công ty khác.
Giọng Lara quả quyết quá làm Charles Cohn đâm thôi không nghi ngại nữa.
- Thôi được, - ông nói. - Cô hãy bàn với ông ta.
***
Lara thấy Buzz Steele đang đi trên dàn giáo của một toà nhà đang xây ở thành phố Sydney. Ông ta ngoài bốn mươi tuổi, tóc hoa râm và gương mặt sương gió. Ông niềm nở chào Lara.
- Chà, đúng là một sự bất ngờ thú vị, - ông nói. - Sao người ta lại cho một cô gái xinh đẹp như thế này ra khỏi Glace Bay nhỉ?
- Cháu lẩn đi đấy, - nàng nói. - Cháu có một đơn đặt hàng cho chú đây, chú Buzz.
- Thật không? - ông mỉm cười. - Xây nhà gì? Nhà búp bê chăng?
- Không đâu, - nàng đưa ông xem bản vẽ của Charles Cohn đưa nàng. - Ngôi nhà đây.
Buzz Steele xem xét một lúc lâu.
- Nhà đẹp đấy. Vậy thế nào? Cô liên quan thế nào đến toà nhà này?
- Nhà của cháu. Cháu thuê công ty chú xây cất, - Lara đáp kiêu hãnh.
- Nếu vậy thì tuyệt rồi.
- Nhưng có hai yêu cầu quan trọng.
- Là gì?
- Là phải hoàn thành toàn bộ công trình trước ngày 31 tháng 12, nếu không thì toà nhà sẽ thuộc về nhà băng và yêu cầu thứ hai là tính trọn gói không được quá 170 ngàn đôla.
- Từ nay đến đó còn mười tháng.
- Vâng. Chú làm xong được không?
Buzz Steele lại nhìn vào bản vẽ. Lara chăm chú theo dõi ông ta nhẩm tính. Cuối cùng ông nói:
- Sẽ xong trước 31 tháng 12 nếu như cô bật đèn xanh cho chúng tôi ngay từ bây giờ.
- Vậy là chú nhận lời?
Nàng muốn thét lên sung sướng. Vậy là xong!
Hai người bắt tay nhau.
- Cô là khách hàng xinh đẹp nhất của tôi từ xưa đến nay đấy.
- Cảm ơn chú. Vậy hôm nào chú muốn khởi công.
- Thế này nhé. Mai tôi đến Glace Bay nhìn qua khoảnh đất. Tôi sẽ xây một toà nhà khiến cô phải hãnh diện vì nó.
***
Trên đường về Glace Bay, nàng cảm thấy như được chắp thêm đôi cánh.
Lara về Glace Bay, kể mọi chuyện cho Charles Cohn biết.
- Cô có tin tưởng công ty xây dựng đó làm ăn đứng đắn không?
- Cháu biết là họ làm ăn tốt. - Lara trấn an ông.
- Họ đã xây cất rất nhiều toà nhà lớn ở Sydney và ở đây rồi ở Halifax, ở...
Niềm lạc quan của nàng dễ lây, Cohn mỉm cười:
- Vậy thì được. Nghĩa là cô với tôi đã trở thành bạn làm ăn rồi đấy.
- Thật không, thưa ông Cohn? - Mặt nàng rạng rỡ. Nhưng chợt nghĩ đến "thoả thuận riêng" với lão chủ nhà băng Sean McAllister nụ cười trên môi nàng biến mất ngay. Thứ Bẩy tới tôi phải đi Halifax. Tôi mời cô đi cùng. Chỉ còn hai ngày nữa đã là thứ Bẩy.
***
Lara ký dưới các hợp đồng vào sáng hôm sau.
Nhìn nàng bước ra khỏi văn phòng nhà băng, lão Sean McAllister vô cùng thích thú. Lão tính, nhất quyết không để cô gái kia sở hữu toà nhà sẽ xây. Và lão cười ré lên tháy cô gái quá ngây thơ. Lão cho nàng vay khoản tiền đó nhưng thật ra là lão tự cho lão vay. Nghĩ đến lúc làm tình với tấm thân non trẻ tuyệt đẹp kia, lão thấy tuổi trẻ như đang trở lại.
Lara mới đến Halifax có hai lần. So với Glace Bay, đây là một thành phố đông đúc, phố xá chật ních người đi bộ và xe hơi. Các cửa hiệu đều chất đầy hàng hoá. Lão Sean McAllister chở Lara đến một khách sạn ngoại ô thành phố. Lúc lái xe vào bãi đậu, lão vỗ tay lên đùi nàng.
- Cô ngồi đợi để tôi vào đăng ký thuê phòng nhé, cô em?
Lara ngồi lại trong xe chờ, lòng hết sức hoang mang. Mình tự đem bán thân mình, nàng thầm nghĩ. Như gái điếm. Nhưng mình còn thứ gì khác nũả để đem bán. Ít nhất thì lão cũng coi mình trị giá hai trăm ngàn đô la. Cha mình lúc sinh thời đã bao giờ nhìn thấy hai trăm ngàn đôla đâu? Cha mình lúc nào cũng quá...
Cửa xe mở ra và lão chủ nhà băng đứng bên ngoài cười:
- Xong rồi. Ta vào đi.
Đột nhiên Lara thấy cổ họng tắc lại và nàng như không thở nổi. Tim nàng đập mạnh đến nổi nàng cảm giác nó sắp bung ra khỏi lồng ngực. Mình sẽ bị cơn đau đứng tim mất, nàng thầm nghĩ.
- Lara... - Lão nhìn nàng lo lắng. - Cô không làm sao đấy chứ?
- Không... - Ta đang chết đây. Lát nữa người ta sẽ chở ta đến bệnh viện và ta sẽ chết ở đó, chết khi vẫn còn là cô gái trinh tiết.
Nàng chậm rãi bước ra khỏi xe và đi theo lão McAllister vào một căn phòng có một gi.ường lớn, hai ghế bành, một bàn trang điểm và một buồng tắm nhỏ xíu.
Nàng cảm thấy đang sống trong cơn ác mộng.
- Vậy đây là lần đầu tiên của cô phải không? - McAllister nói.
Lara nghĩ đến những đứa con trai ở trường đã sờ soạng nàng, hôn lên vú nàng rồi cố thọc tay vào chỗ kín của nàng.
- Vâng, - nàng nói.
- Tốt lắm. Cô em đừng sợ nhé. Làm tình là trò bình thường nhất trên đời.
Lara nhìn lão McAllister cởi quần áo. Thân hình lão thật tởm.
- Cô em cởi ra, - lão ra lệnh.
Lara chậm chạp cởi áo, váy và giầy. Trên người nàng chỉ còn xu chiêng và xi líp.
Lão chủ nhà băng Sean McAllister ngắm thân hình nàng rồi sán đến.
- Cô em đẹp lắm!
Lão hôn lên môi nàng và nàng cảm thấy ghê tởm.
- Cô em cởi nốt ra đi, - lão sốt ruột thúc, - rồi lão cởi nốt quần lót, bước lên gi.ường. Cái đàn ông của lão đỏ hỏn và cứng ngắc.
- Thế kia thì làm sao mình chịu nổi, nàng thầm nghĩ. Mình sẽ chết mất.
- Nhanh lên!
Lara chậm chạp cởi xu chiêng và xilíp.
- Lạy Chúa! - Lão nói. - Cô em đẹp tuyệt trần. Lên đây.
Lara leo lên gi.ường và ngồi xuống. Lão bóp mạnh vú nàng và Lara đau quá thét lên.
- Cô thấy sướng chứ? Cô đã đến tuổi phải nếm mùi đàn ông rồi. - lão đẩy nàng nằm ngửa và kéo hai chân nàng giạng ra.
Đột nhiên Lara hốt hoảng.
- Tôi không có gì tránh thai hết, - nàng nói. - Tôi sợ có thai.
- Đừng lo, - lão McAllister hứa. - Tôi sẽ không để cô mang bầu mà sinh rắc rối cho cả tôi đâu.
Lát sau, Lara để cho lão đưa cái của lão vào.
- Khoan đã! - Nàng thét lên. - Tôi...
Lão McAllister đã không thể chờ thêm được nữa. Lão đi vào trong nàng và nàng đau khủng khiếp.
Lara vội đưa tay bịt miệng để khỏi hét lên. Cố chịu đựng một phút nữa thôi, nàng thầm nghĩ, và sau đấy mình sẽ làm chủ cả một toà nhà lớn. Mình sẽ còn xây một toà nhà nữa...
Bây giờ thì cảm giác đau đã tăng lên mức không chịu đựng nổi.
- Rướn mông lên, - lão già gắt. - Sao cứ nằm ườn ra thế. Rướn người lên chứ?
Nàng cố dướn lên nhưng không nổi. Nàng quá đau.
Đột nhiên lão McAllister rên rỉ, thở hồng hộc và Lara thấy chất lỏng trào vào bên trong nàng. Lão thở phào khoan khoái và lịm đi trên người nàng.
Nàng hoảng hốt:
- Ngài bảo Ngài sẽ không...
- Cô em đẹp quá, ta không nhịn nổi. Nhưng cô em đừng lo. Nếu cô em có thai, ta biết một bác sĩ giỏi chuyên làm ch.uyện ấy.
Lara quay mặt đi để lão khỏi nhìn thấy vẻ ghê tởm của nàng. Nàng vội vã bước nhanh xuống đất, chạy vào buồng tắm, mở vòi hoa sen để làn nước ấm cuốn đi khỏi trên cơ thể nàng những thứ nhơ bẩn.
Nàng thầm nghĩ: Thế là xong. Mình đã làm xong. Bây giờ mình là chủ khoảnh đất. Mình sẽ giầu có. Giờ chỉ còn việc mặc quần áo, trở về Glace Bay và tiến hành khởi công xây cất toà nhà.
Nàng ra khỏi buồng tắm. Lão chủ nhà băng Sean McAllister nói:
- Hôm nay cô em làm ta sướng quá. Ta sẽ lại tiếp tục nhé!
Chú thích:
(1) Tiếng Do Thái có nghĩa là thịt súc vật không bằng cách cắt tiết. Còn nghĩa khác là thức ăn riêng của người Do Thái (N.D)
 
CHƯƠNG 6 -
Charles Cohn đi xem thử năm toà nhà do Công ty Nova Scotia đã xây cất.
- Đúng là một công ty làm ăn nghiêm túc, - ông nói với Lara. - Cô sẽ không phải lo lắng gì về họ đâu.
Bây giờ Lara, Charles Cohn và Buzz Steele đến khảo sát khoảnh đất mới.
- Tuyệt vời, Buzz Steele nói. - Diện tích toàn bộ là 43,560 bộ vuông(1) vậy là cô sẽ có hai mươi ngàn bộ vuông diện tích xây dựng.
Charles Cohn nói:
- Ông bảo đảm toà nhà xây cất xong trước ngày 31 tháng 12 chứ? - Cohn vẫn còn lo cho Lara.
- Trước nhiều - Buzz Steele nói. - Tôi hứa sẽ hoàn thành công trình trước ngày Nôen, hai mươi nhăm.
Lara mừng rỡ:
- Bao giờ chú bắt đầu khởi công, chú Buzz?
- Tôi cho đội làm móng đến đây vào giữa tuần sau. Cô ứng trước một khoản chứ, Lara?
Cohn nhìn Lara gật đầu.
- Vâng. Cháu sẽ đưa chú một khoản trước, - Lara sung sướng nói.
***
Ngắm toà nhà cao lên dần là việc Lara thích thú nhất, điều chưa bao giờ nàng được hưởng. Ngày nào nàng cũng ra đó ngắm.
- Cháu cần phải học, - nàng bảo Charles Cohn. Đây là bước khởi đầu. Cháu phải biết cách thức để sau này còn phải xây cất một trăm toà nhà nữa.
Cohn băn khoăn, không biết Lara đã hiểu như thế nghĩa là thế nào chưa?
Tốp đầu tiên đặt chân lên khoảnh đất là đội khảo sát. Họ cắm các cột mốc ở các góc toà nhà tương lai.
Họ quét thứ sơn lân tinh lên các cột mốc ấy để dễ nhận. Tốp khảo sát làm việc trong hai ngày. Sáng sớm ngày thứ ba, xe ủi nhãn Carterpillar đến làm.
Lara đã có mặt ở đó, đang chờ.
- Bây giờ đến công việc gì? - Nàng hỏi Buzz Steele.
- San nền và đào móng.
Họ đào các hố móng, các đường ngầm để lắp ống nước. Tốp thứ ba đến lắp ống dẫn nước và thoát nước.
Bây giờ khách trọ đều đã nghe được câu chuyện và trong bữa điểm tâm cũng như bữa ăn tối, đề tài chính họ trò chuyện, trao đổi xung quanh chuyện xây dựng toà nhà trên phố Chính. Họ rất mừng cho Lara.
- Tình hình đã ra sao rồi? - Họ luôn hỏi nàng.
Lara đã trở thành "chuyên gia".
- Sáng nay lắp nốt hệ thống cấp và tiêu nước. Mai bắt đầu xây móng và dựng khung sàt để đổ bê tông, - nàng cười tươi. - Tôi nói các vị có hiểu không nhỉ?
Đổ bê tông xong phần móng, họ bắt đầu làm dàn giáo và bây giờ khắp công trường lúc nào cũng vang động khủng khiếp. Tiếng ồn làm mọi người phải bịt tai, nhưng đối với Lara thì đấy lại là âm thanh đáng yêu như âm nhạc. Tiếng búa máy đập uỳnh uỳnh, tiếng gõ, tiếng trộn bê tông... Hai tuần sau, khung toà nhà đã dần dần hiện lên trên khoảng đất trước đây trống trải.
Đối với người khác thì đây là cả một khối sắt thép, bê tông kệch cỡm, nhưng đối với Lara thì đây là giấc mơ của nàng đang biến dần thành sự thật.
Sáng nào và cả tối nào cũng vậy, nàng đến đây để hưởng niềm sung sướng. Tất cả những thứ này là của mình, nàng thầm nghĩ. Của mình?
Sau vụ hiến thân cho lão chủ nhà băng McAllister, Lara rất lo mình có thai. Mỗi lần nghĩ đến khả năng đó, nàng thấy ruột quặn đau. Và đến kỳ kinh nguyệt, nàng thở phào nhẹ nhõm. Vậy là xong. Tất cả trí óc mình bây giờ sẽ chỉ tập trung vào việc xây cất nữa thôi.
***
Nàng tiếp tục thu tiền thuê của khách trọ để nộp cho lão Sean McAllister bởi nàng vẫn cần nơi để ở, nhưng nàng tìm mọi cách để khỏi giáp mặt với lão.
- Cô và tôi đã được hưởng một lần vui vẻ với nhau ở Hahfax, đúng không nào? Tại sao chúng ta không tiếp tục hưởng nữa?
- Tôi rất bận, - nàng kiên quyết từ chối.
Việc xây cất được tiến hành khẩn trương. Bắt đầu đổ mái và cả mấy đội thợ cùng làm một lúc. Số vật hệu xây dựng, máy móc và thợ tăng lên gấp ba.
Charles Cohn đã rời khỏi Glace Bay, nhưng tuần nào ông cũng điện thoại cho Lara.
- Tình hình xây dựng đến đâu rồi, - lần gần đây nhất, ông hỏi nàng trong máy điện thoại.
- Tốt lắm, - nàng phấn khởi đáp.
- Tiến hành đúng lịch đấy chú?
- Vâng, thậm chí còn sớm hơn lịch.
- Tốt lắm. Phải nói với cô rằng bây giờ thì tôi hoàn toàn tin là cô có thể làm được.
- Nhưng đấy là nhờ ông, thưa ông Charles. Chính nhờ ông tạo cơ hội mà cháu làm được như thế này. Rất cảm ơn ông, Charles.
- Ở hiền gặp lành thôi. Lara, cô hãy biết rằng, tôi vô cùng mến cô và tôi sẵn sàng làm mọi việc vì cô đấy.
***
Thỉnh thoảng lão Sean McAllister cũng đến xem toà nhà đang xây.
- Nhà sẽ đẹp lắm đấy, cô công nhận chứ?
- Vâng, đúng thế, - Lara nói:
- Lão có vẻ hài lòng. Lara thầm nghĩ: ông Charles Cohn đã nghi oan cho lão ta. Lão không hề chơi xỏ mình.
Cuối tháng 11, toà nhà được xây cất rất nhanh.
Đã lắp xong các cửa sổ và cửa ra vào. Những bức tường bên ngoài đều trát xong. Toà nhà hầu như đã đầy đủ để bắt đầu tiến hành những phần việc trang bị và trang trí.
Thứ hai, tuần đầu của tháng 12, công việc trên công trường xây dựng giảm bớt tốc độ. Một buổi sáng Lara đến xem và thấy chỉ có hai người làm ở đó và làm rất hờ hững.
- Những thợ khác đâu hết cả rồi, - Lara hỏi.
- Họ sang làm ở công trình khác, - một trong hai người nói. - Họ sẽ không làm ở đây nữa.
Hôm sau cũng vậy. Không có ai làm.
Lara vội đáp xe buýt đến thành phố Halifax tìm Buzz Steele.
- Có chuyện gì vậy? Lara hỏi. - Sao lại ngừng công việc lại thế?
- Cô không phải lo gì hết. - Buzz Steele trấn an nàng. - Chúng tôi chuyển sang làm một công trình nhỏ, nhanh thôi, tiếp đó sẽ trở lại làm nốt công trình của cô.
- Bao giờ chú mới cho họ trở lại làm việc ở công trình của cháu?
- Tuần sau. Tôi đã tính toán kế hoạch xít xao rồi. Chỗ mới này nhỏ, làm tranh thủ ấy mà.
- Buzz, chú biết chuyện này hệ trọng đối với cháu thế nào rồi chứ?
- Tất nhiên rồi, Lara.
- Nếu toà nhà của cháu không hoàn thành đúng thời hạn, cháu sẽ mất hết. Cháu sẽ mất mọi thứ.
- Ôi cô đừng lo. Tôi sẽ không để xẩy ra như vậy đâu.
Lúc chia tay với Buzz Steele xong, Lara thấy rất bồn chồn.
Tuần sau, các đội thợ vẫn không thấy đâu. Nàng lại đến Halifax tìm Buzz Steele.
- Tôi rất tiếc, - thư ký của ông ta nói. - ông Steele đi vắng.
- Tôi cần gặp ông ấy. Bao giờ ông ấy về?
- Ông Steele đi xa, hiện không có mặt trong thành phố này, và tôi không biết bao giờ ông ấy về.
Lara cảm thấy một nỗi kinh hoàng làm đầu óc nàng rối tung.
- Việc rất quan trọng, - nàng năn nỉ. - ông Steele đang xây một toà nhà cho tôi và công việc buộc phải hoàn thành sau đây ba tuần lễ.
- Cô đừng lo, thưa cô Cameron. Nếu ông Steele đã hứa với cô thì tất ông ấy sẽ phải có trách nhiệm.
- Nhưng hiện nay tôi không thấy ai làm ở đấy cả - Lara hét lên. - Không có một mống nào hết.
- Hay cô gặp ông Ericksen, trợ lý của ông Steele.
- Tốt lắm.
Ericksen là một người đàn ông to lớn như hộ pháp nhưng lành hiền dễ thương. Ông ta niềm nở tiếp nàng.
- Tôi hiểu tại sao cô đến đây, thưa cô Cameron. Nhưng ông Steele đã dặn tôi là nói với cô để cô không phải lo lắng gì hết. Chúng tôi phải tạm ngưng công trình của cô ít ngày vì có việc khác quan trọng hơn. Nhưng chúng tôi xin đảm bảo, chỉ trong ba tuần nữa là công trình của cô sẽ hoàn tất.
- Còn bao nhiêu việc nữa chưa làm...
- Cô đừng lo. Sáng thứ hai tới là sẽ có thợ đến đó làm tiếp thôi.
- Cảm ơn ông, - Lara thở phào. - Xin lỗi đã làm phiền ông, nhưng tính tôi hay lo, ông hiểu cho. Bởi công trình đó vô cùng quan trọng đối với tôi.
- Không sao, - Ericksen cười. - Cô cứ yên tâm về nhà mà nghỉ ngơi. Công ty chúng tôi không bao giờ sai hẹn với khách hàng.
Sáng thứ hai sau vẫn không có một bóng người thợ nào trên công trường. Lara hoảng hốt. Nàng gọi điện cho Charles Cohn.
- Họ ngừng lại rồi, - nàng nói với ông - và cháu không hiểu được là tại sao. Họ đã hứa mà rồi lại sai hẹn.
- Tên Công ty xây dựng ấy là gì nhỉ? Công ty xây dựng Nova Scotia phải không?
- Vâng, đúng thế.
- Tôi sẽ gọi điện cho cô, Lara? - ông Cohn nói.
Hai tiếng đồ hồ sau, Charles Cohn gọi điện lại.
- Ai giới thiệu công ty xây dựng ấy cho cô, Lara?
Lara cố nhớ lại.
- Lão Sean McAllister.
- Vậy thì chẳng có gì là lạ. Công ty ấy là sở hữu của lão.
Lara đột nhiên suýt ngất ngay tại chỗ.
- Và chính lão ra lệnh cho công ty đình chỉ công việc lại để cháu vi phạm điều khoản về thời hạn...
- Tôi e chính là như thế.
- Ôi lạy Chúa?
- Lão ta là loại rắn độc mà.
Charles Cohn ngày đó đã chẳng nhắc nàng cẩn thận sao? Ôi, ông đúng là người rất quan tâm tới nàng.
Cohn thán phục đầu óc thông minh của Lara và sự táo bạo quyết tâm của nàng và ông ghê tởm lão chủ nhà băng Sean McAllister. Nhưng bây giờ thì ông không có cách nào khác. Ông bất lực.
Đêm đó Lara không ngủ được. Nàng ân hận về sự liều lĩnh dại dột của mình. Bây giờ thì toà nhà nàng bỏ công xây cất đó sẽ rơi vào tay lão Sean McAllister khốn kiếp kia. Trong khi đó nàng vẫn nợ lãi hai trăm ngàn đô cùng với lãi mẹ đẻ lãi con chồng chất bao giờ mới trả được. Mải nghĩ đến ngoài trời hửng sáng, mệt quá, nàng mới thiếp vào giấc ngủ.
Thức dậy, nàng đến tìm lão Sean McAllister.
- Chào cô em. Hôm nay trông cô xinh đẹp quá.
Lara đi thẳng vào vấn đề.
- Tôi cần ông gia hạn. Nhà không thể hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Lão chủ nhà băng ngả người ra lưng ghế, cau mặt:
- Thật ư? Vậy là tai hại cho cô rồi, Lara.
- Tôi muốn ông gia hạn sang tháng Giêng.
Lão McAllister thở dài:
- Tôi e là không được. Đúng là không được đâu. Cô đã ký vào bản hợp đồng. Công việc là công việc.
- Nhưng...
- Rất tiếc, cô Lara ạ. Ngày ba mươi mốt này, nếu không hoàn thành, công trình đó sẽ là sở hữu của nhà băng.
Khi đám khách trọ nghe tin xẩy ra, họ vô cùng phẫn nộ.
- Lão khốn kiếp? - Một người khách thét lên. - Lão không thể làm hại cô như thế được.
- Lão đã làm rồi, - Lara tuyệt vọng nói, - không thể gỡ được nữa.
- Chúng ta chịu để lão làm như vậy sao? - Một người nói.
- Nhất định không! - Một người khác nói. - Thời gian còn lại bao nhiêu nữa? Ba tuần lễ phải không?
Lara lắc đầu:
- Đến hôm nay thì chỉ còn hai tuần rưỡi thôi.
Người khách trọ quay sang nói với mọi người:
- Chúng ta cùng kéo đến đó xem tình hình ra sao đi.
- Để làm gì kia chứ?
- Thì cứ xem rồi nghĩ cách.
Lát sau nửa tá khách trọ đã đến nhìn công trình đang dở dang. Họ tính toán với nhau xem còn những phần việc nào phải làm nốt.
Một khách trọ quay sang nói với Lara:
- Lão chủ nhà băng của cô là thằng đểu. Lão để toà nhà làm gần xong rồi cho đình lại, cốt để sau khi quá hạn, toà nhà thuộc về lão, lão không phải mất công gì nhiều để hoàn tất, - anh quay sang nói với các bạn. - Tôi dám nói rằng chỉ hai tuần rưỡi là chúng ta sẽ hoàn tất!
Mọi người nhất trí tán thành.
Lara vẫn còn bàng hoàng.
- Các ông nói gì tôi chưa hiểu. Thợ có đến làm đâu mà xong?
Cô biết là ở nhà trọ có đủ cả thợ mộc, thợ nề, thợ điện, thợ ống nước và bao nhiêu người khác. Tất cả đều sẽ làm được những công việc cần thiết cho cô.
- Nhưng tôi không có tiền để trả các ông. Lão McAllister sẽ không chịu đưa thêm tiền cho tôi đâu...
Chúng tôi xin biếu cô công thợ, coi như quà Nôen tặng cô..
Sự việc gì xẩy ra sau đó thật khó có thể tin được.
Khắp thị trấn Glace Bay lan truyền câu chuyện lão chủ nhà băng McAllister lừa cô gái trẻ Lara Cameron, định cướp trắng tiền nong, nhà cửa của cô. Thế là thợ ở khắp các công trường khác kéo đến giúp nàng.
Một số vì quý nàng, số khác vì căm ghét lão McAllister.
- Phải làm cho lão thất bại! - Họ kháo nhau như thế.
Họ tranh thủ giúp Lara vào ngoài giờ làm việc, suốt đêm, cả kỳ nghỉ cuối tuần: thứ bảy, chủ nhật.
Không khí lao động tưng bừng náo nhiệt như ngày hội. Khi tin đến tai lão chủ nhà băng, lão vội chạy đến xem.
Lão sững người:
- Cái gì thế này? - Lão hỏi. - Đây không phải thợ của tôi.
- Đây là thợ của tôi, - Lara đối đáp lại. - Trong hợp đồng không có điều khoản nào quy định là tôi không được dùng thợ của tôi.
- Được, tôi... lão McAllister lắp bắp. - Toà nhà phải đạt đúng những quy định kỹ thuật.
- Ông yên tâm, - Lara nói.
Ngày hôm trước đêm Nôen, toà nhà đã được hoàn thành. Nó vươn cao sừng sững trên nền trời, vững chãi và đồ sộ. Chưa bao giờ Lara được thấy một toà nhà đẹp đến thế. Nàng ngây ngất nhìn nó.
- Đây nhà của cô đây, Lara? - Một người thợ hãnh diện nói. - Cô khao chúng tôi một bữa chứ?
Tối hôm đó dường như toàn thể thị trấn Glace Bay ăn mừng toà nhà đầu tiên của Lara Cameron.
Đó là bước khởi đầu.
Sau đấy Lara không chịu dừng lại. Đầu óc nàng đầy ắp ý đồ.
Nàng bảo Charles Cohn:
- Nhân viên của cửa hiệu sẽ cần có chỗ ở tại Glace Bay. Cháu muốn xây cư xá cho họ. Ông nghĩ sao, ông Charles? Công ty ông có đầu tư không?
Cohn gật đầu:
- Có chứ.
Lara đến tìm một chủ nhà băng ở thành phố Sydney, hỏi vay đủ số tiền để xây khu nhà cư xá.
Khi nhà xây xong, Lara nói với Charles Cohn:
- Ông thấy thị trấn này còn cần công trình xây dựng nào nữa? Những nhà nghỉ cho khách mùa hè đến đây câu cá được không? Cháu biết một địa điểm rất đẹp và thuận tiện cho họ ngay gần vịnh...
***
Charles Cohn trở thành cố vấn tài chính không chính thức của Lara. Trong ba năm sau đấy nàng xây được một toà nhà dùng làm văn phòng cho các công ty thuê, sáu nhà nghỉ ven biển và một loạt cửa hiệu: Các nhà băng ở hai thành phố Sydney và Halifax đều sẵn sàng cho nàng vay tiền. Hai năm sau, khi Lara bán đi toàn bộ các bất động sản do nàng sở hữu, nàng có một tấm ngân phiếu ba triệu đô la. Nàng mới hai mươi mốt tuổi đầu.
Ngày hôm sau, nàng chào tạm biệt thị trấn Glace Bay để ra thành phố Chicago.
Chú thích:
(1) Mỗi bộ - 0,30m. Mỗi bộ vuông - 0,09m2
 
CHƯƠNG 7 -
Chicago là một phát hiện mới mẻ đối với nàng.
Trước đây Lara coi Halifax là thành phố lớn nhất nàng được nhìn thấy, nhưng bây giờ, so với Chicago, nó chỉ còn như một xóm nhỏ. Chicago là đô thị ồn ào, náo nhiệt vô cùng và tất cả mọi người ở đây lúc nào cũng như vội vã hấp tấp để đến nơi nào đó.
Lara thuê phòng nghỉ trong khách sạn Stevens.
Ngắm những phụ nữ ăn mặc sang trọng đi trong gian tiền sảnh, nàng hiểu ra rằng mình ăn mặc quá kệch cỡm. Glace Bay thì được, nàng thầm nghĩ. Chicago thì không. Sáng hôm sau Lara bắt tay ngay vào hành động.
Nàng đến cửa hiệu trang phục Kane và hiệu Ultimo đặt may áo quần, đến hiệu Joseph đóng giầy, đến hiệu Saks ở đại lộ số Năm và Quảng trường Marshall để mua đồ lót, hiệu Trabert và hiệu Hoeffer sắm nữ trang và đến hiệu Ware mua đồ bằng lông thú quý.
Mỗi lúc mua sắm thứ gì, nàng đều nghe thấy văng vẳng bên tai lời nói của cha nàng ngày xưa: Tao không có tiền. Mày cần gì thì đến Đoàn cứu trợ.
Mua sắm các thứ xong, tủ áo của Lara trong khách sạn đầy ắp áo quần sang trọng.
Việc tiếp đó của Lara là lật những trang mầu vàng của cuốn danh bạ điện thoại tìm các hãng quảng cáo huênh hoang nhất là hãng "Parker và Những người hùn vốn". Lara quay số điện thoại, xin nói chuyện với ông Parker.
- Bà có thể cho biết quý danh để tôi thưa với ông chủ không?
- Tôi là Lara Cameron.
Lát sau có tiếng người trong máy.
- Bruce Parker nghe đây. Tôi có thể giúp gì được bà?
- Tôi cần tìm một địa điểm để xây một khách sạn lớn, Lara đáp.
Giọng nói ở đầu dây bên kia trở nên niềm nở hơn.
- Vâng, chúng tôi là hãng môi giới chuyên về việc đó, thưa bà Cameron.
- Cô Cameron.
- Vâng. Cô đã thấy khoảnh đất nào ưng ý chưa?
- Chưa. Xin thú thật với ông là tôi chưa biết gì về Chicago.
- Điều ấy không quan trọng. Xin cam đoan chúng tôi có thể giới thiệu với cô vài địa điểm hay. Nhưng trước hết xin cô cho biết rõ thêm về ý định của cô, muốn xây loại nhà như thế nào và khoản tiền cô có thể bỏ vào đấy.
Lara hãnh diện nói:
- Ba triệu đô la. - Im lặng một lúc - Ba triệu?
- Vâng.
- Vậy mà cô định xây một khách sạn lớn?
- Vâng.
Lại im lặng.
- Cô định xây mới hay mua một toà nhà đã có sẵn, thưa cô Cameron?
- Tôi tính xây một khách sạn kiêm nơi bán hàng, có những quầy hàng tại một địa điểm đẹp để...
- Bằng số tiền ba triệu đô la? - Parkr bật cười. - Tôi e không giúp gì được cô, thưa cô Cameron.
- Cảm ơn ông, - Lara nói. Nàng đặt máy xuống.
Vậy là nàng đã chọn sai địa chỉ. Hãng môi giới này không thích hợp.
Lara lại lật những trang mầu vàng trong cuốn danh bạ điện thoại, gọi đến khoảng năm sáu hãng nữa. Đến hết buổi chiều thì nàng buộc phải nhận ra một thực tế. Không một hãng môi giới nào chịu bỏ công giúp nàng tìm địa điểm để xây một khách sạn lớn, khi trong tay nàng chỉ có ba triệu đôla.
Họ đưa ra nhiều gợi ý cho nàng nhưng tất cả đều thống nhất một điều là với số tiền nàng hiện có, khó lòng xây được một khách sạn hẳn hoi trong nội thành Chicago.
Không đời nào ta chịu trở lại Glace Bay, Lara thầm nghĩ.
Đã bao tháng nay nàng mơ đến một khách sạn do nàng xây lên, đẹp, có ba mặt. Một khách sạn đầy đủ tiện nghi, để trở thành "nhà khi xa nhà". Khách đến ở sẽ hoàn toàn dễ chịu như ở nhà của chính họ vậy.
Khách sạn nàng mơ tưởng xây cất bao gồm chủ yếu là những khu vực riêng biệt, kín đáo. Mỗi khu vực như thế có đầy đủ phòng ngủ, phòng khách, phòng đọc sách, mỗi phòng đều có lò sưởi, gi.ường nệm êm ái, ghế bành thoải mái và đàn piano.
Nàng còn mơ mỗi khu vực khép kín như vậy sẽ có hai phòng ngủ lớn và sân trời bên ngoài chạy dọc theo cả khu vực, thậm chí cả quầy rượu nhỏ. Lara rất hiểu mình cần như thế nào và làm cách nào đạt được mơ ước đó.
Nàng đến một nhà in nhỏ ở phố Lake.
- Tôi cần in một trăm tấm danh thiếp kinh doanh.
- Vâng. Trên đó đề những gì, thưa cô?
- Cô Lara Cameron, dưới là dòng chữ "Kinh doanh xây dựng".
- Ngày kia, xin mời cô đến lấy.
- Tôi cần ngay bây giờ.
Bước đi tiếp theo là tìm hiểu thành phố.
Lara đi bộ dọc theo các phố lớn, rẽ vào các phố buôn bán, đến xem Sở Thú, các danh lam thắng cảnh, các toà nhà dùng làm văn phòng cho các công ty, các khách sạn, các công sở. Nàng ra cả ngoại thành, tìm đến những khu cư dân thuộc các dân tộc khác nhau: Thuỵ Điển, Ba Lan, Ailen, Lithuany...
***
Đi lại nhiều lần và ngắm những toà nhà có treo biển bên ngoài "Để bán" rồi lại lật cuốn danh bạ, xem tên các hãng môi giới. Một lần nàng dừng lại trước một toà nhà.
- Giá toà nhà này bao nhiêu?
- Tám mươi triệu đôla...
- Sáu mươi triệu đôla...
- Một trăm triệu đôla...
Số tiền ba triệu đôla của nàng ngày càng chẳng có ý nghĩa gì hết. Lara ngồi trong phòng khách sạn tính toán. Nên thế nào bây giờ? Chỉ có hai con đường, một là xây một khách sạn loại nhỏ trong khu phố nghèo bẩn thỉu xấu xí, hai là quay về Glace Bay. Cả hai khả năng đó đều không làm nàng thấy hấp dẫn chút nào.
Mình đã dấn thân vào con đường này, không thể bỏ được, Lara thầm nghĩ.
Sáng hôm sau, nàng dừng lại trước cửa một nhà băng trên đường phố La Salle. Nàng bước vào gặp nhân viên ngồi sau quầy giao dịch.
- Tôi muốn gặp ông phó chủ tịch nhà băng.
Nàng đưa tấm danh thiếp cho nhân viên.
Năm phút sau, nàng được dẫn vào phòng giấy của Tom Peterson, một người đàn ông tuổi trung niên, vẻ mặt lạnh lùng, căng thẳng. Ông ta đang đọc lại danh thiếp của nàng.
- Chào cô Cameron. Tôi có thể giúp gì được cô?
- Tôi có ý định xây một khách sạn ở Chicago. Tôi cần vay một khoản tiền.
Ông ta cười rất tươi:
- Chúng tôi mở công ty này chính là để làm những việc đó Vậy cô định xây một khách sạn như thế nào, thưa cô Cameron?
- Một khách sạn kiêm cả quầy bán hàng và ở một địa điểm đẹp.
- Nghe hay đấy.
- Tôi cần nói thêm, - Lara nói. - là lúc này tôi chỉ có trong tay ba triệu, và...
- Không sao, - ông ta mỉm cười nói.
Lara bỗng mừng rỡ:
- Ông nói thật đấy chứ, thưa ông Peterson?
- Khởi đầu bằng ba triệu là được, nếu như cô biết cách khai thác cái ba triệu đó, - ông ta nhìn đồng hồ. Bây giờ tôi có một cái hẹn. Vậy thế này được không? Mời cô đi ăn với tôi tối nay và chúng ta sẽ bàn thêm.
- Được, tất nhiên, - Lara nói. - Vậy thì tốt.
- Cô nghỉ ở đâu, thưa cô Cameron?
- Khách sạn Palmer.
- Vậy tôi đến đón cô vào tám giờ tối, được không?
Lara đứng dậy.
- Rất cảm ơn ông, thưa ông Peterson. Gặp được ông tôi rất mừng, bởi tôi đã bắt đầu thất vọng...
- Đừng vội thất vọng, - ông ta nói. - Tôi sẽ giúp cô.
Tám giờ tối, Tom Peterson đến đón Lara và đưa nàng đến ăn tối ở nhà hàng Hanrici. Khi hai người đã ngồi xuống, Peterson hỏi:
- Tôi rất vui thấy cô đến tìm tôi. Ta có thể giúp đỡ lẫn cho nhau.
- Thật chứ ạ?
- Vâng. Thành phố này có rất nhiều gái điếm, nhưng không đứa nào xinh đẹp được như cô. Cô có thể mở một nhà chứa thật sang, dành riêng cho loại khách đặc biệt...
Lara ghê tởm.
- Xin lỗi ông?
- Nếu cô cần ngay một lúc vài chục cô gái...
Lara đã biến mất.
***
Hôm sau, Lara đến thêm ba nhà băng nữa. Khi nàng trình bày dự kiến cho giám đốc điều hành của nhà băng thứ nhất, ông ta nói:
- Tôi khuyên cô một điều mà không ai có thể khuyên cô hay hơn. Quên nó đi. Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực của nam giới. Không có chỗ dành cho đàn bà con gái đâu.
- Tại sao? - Lara mệt mỏi hỏi.
- Bởi làm công việc đó cô sẽ phải giao tiếp với những kẻ đầu trâu mặt ngựa và chúng sẽ ăn sống nuốt tươi cô.
- Họ đã không hề ăn sống nuốt tươi tôi ở đất Glace Bay.
- Chicago không phải là Glace Bay, cô nhớ cho là như thế.
Nhà băng thứ hai, giám đốc điều hành nói với Lara:
- Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu giúp được cô, thưa cô Cameron. Tất nhiên là mong muốn của cô tuyệt vời. Chỉ có điều là cô nên nghe chúng tôi và đầu tư vào…
Ông ta chưa kịp nói hết câu Lara đã bỏ ra ngoài.
Ngân hàng thứ ba, nhân viên dẫn nàng vào phòng giấy của ông Bob Vance, một người mặt mũi niềm nở, tóc hoa râm và trông đúng là có dáng chủ nhà băng. Trong phòng giấy của ông còn có một người nữa trên ba mươi tuổi, gầy, xanh xao, tóc mầu tro, mặc bộ quần áo nhàu nát và trông không có vẻ nhà kinh doanh mấy.
- Thưa cô Cameron, tôi xin giới thiệu, đây là ông Howard Keller, một trong các phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng chúng tôi.
- Chào cô.
- Tôi có thể làm gì giúp cô được, thưa cô Cameron?
- Tôi muốn xây một khách sạn tại Chicago, - Lara nói. - Và tôi đang cần tiền.
Bob Vance cười:
- Cô đến đây là đúng chỗ rồi đấy. Cô đã tìm thấy địa điểm nào chưa?
- Tôi đã thấy một khoảng đất thích hợp. Gần chỗ đường tránh tầu, cách đại lộ Michigan không xa...
- Tuyệt vời.
Lara kể họ nghe mong ước của cô về cái khách sạn kia.
- Nghe rất thú, - Vance nói. - Vậy hiện trong tay cô có được bao nhiêu rồi?
- Ba triệu đôla. Tôi muốn vay các ông số còn thiếu.
Im lặng một lúc lâu.
- Tôi e không giúp gì được cô, thưa cô Cameron. Cô có ý đồ rất lớn nhưng túi tiền lại rất nhỏ. Cho nên nếu như cô muốn chúng tôi giúp cô đem số tiền của cô đầu tư vào…
- Cảm ơn ông, - Lara nói. - Cảm ơn ông đã tốn thời giờ tiếp tôi. Xin chào hai ông. - Nàng quay gót, giận dữ bước ra ngoài. Ở Glace Bay ba triệu là khoản tiền lớn, vậy mà ở đây người ta chẳng coi ra thứ gì hết.
Lúc nàng ra đến ngoài phố thì có tiếng gọi phía sau.
- Cô Cameron!
Lara ngoái đầu lại. Chính là người đàn ông cô vừa được giới thiệu lúc nãy: Howard Keller.
- Ông cần gì?
- Tôi muốn nói chuyện với cô, - anh ta nói. - Ta vào chỗ nào nào uống một tách cà phê chăng?
Lara giật mình. Phải chăng dân Chicago đều là đám dâm dật?
Nàng nhún vai:
- Vâng, được.
Sau khi gọi lấy thức uống xong. Howard Keller nói:
- Xin phép được nhúng vào câu chuyện của cô. Tôi lại thấy rất thích thú cái ý đồ ấy.
- Ông cứ nói tiếp.
- Trước tiên ý định của cô là sai.
- Ông cho rằng tôi sẽ không thể thực hiện được? - Nàng khó chịu hỏi.
- Trái lại. Tôi cho rằng ý định xây một khách sạn kèm theo các quầy bán hàng là ý đồ rất hay.
Nàng ngạc nhiên:
- Nhưng tại sao...
- Chicago rất cần đến loại khách sạn như vậy, nhưng tôi e cô không xây nổi.
- Nghĩa là sao?
- Tôi khuyên cô thế này. Cô đừng đi tìm đất để xây mới mà kiếm một khách sạn nào cũ kỹ, nhưng nằm ở địa điểm tốt rồi sửa chữa lại. Hiện đang có rất nhiều khách sạn tồi tàn, lỗ vốn và chủ sẵn sàng bán lại với giá rẻ. Số tiền ba triệu đôla của cô đủ để mua một cái khách sạn loại đó. Sau đấy cô có thể vay một nhà băng nào đó số tiền đủ để trang bị lại, biến nó thành loại khách sạn như cô muốn.
Lara ngẫm nghĩ. Anh ta nói đúng. Đấy là một cách hay.
- Thêm vào đó, không nhà băng nào chịu cấp tiền, trừ khi cô có một kiến trúc sư giỏi và một hãng xây dựng nghiêm chỉnh. Họ cần tìm thấy công trình của cô có triển vọng chắc chắn.
Lara nghĩ đến Buzz Steele.
- Tôi hiểu. Ông có biết một kiến trúc sư giỏi và một hãng xây dựng nào làm ăn tốt không?
Howard Keller cười:
- Có.
- Cảm ơn ông đã góp ý kiến, - Lara nói. - Nếu tôi tìm được một khách sạn có vị trí tốt, tôi có thể quay lại tìm ông để ông cho ý kiến thêm không?
- Bất kỳ lúc nào cô muốn. Chúc cô gặp nhiều may mắn.
Lara đã đinh ninh anh ta sẽ nói với nàng một câu đại loại như: Tại sao ta không bàn chuyện này tại nhà riêng của tôi nhỉ?
Nhưng Howard Keller lại chỉ nói: Cô dùng cà phê nữa không, cô Cameron?
***
Lara lại đi dọc theo các phố xá xem xét, nhưng lần này nàng quan tâm đến chuyện khác hẳn. Cách đại lộ Michigan vài ngã tư, trên đường phố Dalaware, nàng đi ngang qua một khách sạn cũ kỹ, gần như đổ nát, xây từ thời trước đại chiến thế giới. Ngoài cửa có tấm biển đề "Congressional Hotel".
Đã sắp đi qua, nàng đột nhiên đứng sựng lại.
Nàng ngắm thêm lần nữa toà nhà. Lớp vôi quét bức tường ngoài của khách sạn loang lổ đến mức không sao đoán được thoạt đầu nó là mầu gì. Khách sạn có tám tầng. Lara quay lại, bước vào gian tiền sảnh.
Tình trạng bên trong còn thảm hại hơn cả bên ngoài. Một nhân viên mặc quần Jean và áo len cũ kỹ đang đẩy một tên du đãng ra ngoài cửa. Quầy tiếp tân trông chẳng khác nào cửa bán vé. Phía trong tiền sảnh là cầu thang dẫn lên cái gọi là hội trường, bây giờ là nơi nhiều văn phòng thuê để dùng làm trụ sở giao dịch.
Trên tầng lửng Lara nhìn thấy một văn phòng hãng du lịch, một quầy bán vé xem hát và một văn phòng giới thiệu việc làm.
Nhân viên đã quay vào ngồi sau quầy.
- Quý bà cần thuê phòng?
- Không. Tôi muốn biết... - nàng ngừng nói vì thấy một cô gái trát đày son phấn, mặc váy ngắn cũn cỡn bước vào.
- Mike, đưa em một chìa khoá.
Cùng đi với cô gái là một ông già. Nhân viên đưa cô chìa khoá.
Lara nhìn theo hai người kia bước vào thang máy.
- Tôi muốn biết, - Lara nói, - chủ khách sạn này có định bán nó không?
- Tôi nghĩ là người ta định bán mọi thứ ở đây. Ông thân sinh của cô là nhà kinh doanh bất động sản hay sao?
- Không. Chính tôi là người kinh doanh bất động sản, - nàng nói.
Người nhân viên ngạc nhiên nhìn Lara.
- Ôi, nếu vậy thì xin quý cô hãy gặp một trong hai anh em ông Diamond. Hai ông ấy là chủ khách sạn này và cả một loạt khách sạn cũng tồi tệ như cái này.
- Làm cách nào gặp được họ? - Lara hỏi.
Nhân viên đưa nàng một địa chỉ trên đường phố State.
Ông cho tôi ngó qua một chút được không?
- Mời quý cô cứ tự nhiên, - anh ta nhún vai. - Biết đâu quý cô sẽ là chủ của tôi không chừng.
Lara thầm nghĩ: Đừng hòng.
Nàng đi vào dần bên trong, xem xét rất kỹ. Một dẫy cột bằng đá cẩm thạch hai bên hành lang. Nàng giẫm lên tấm thảm bẩn, nát mà thấy ghê chân. Dưới tấm thảm là sàn nhà cũng lát đá cẩm thạch cáu bẩn.
Nàng lên tầng lửng. Giấy dán tường đã bong nhiều chỗ. Nàng lật lên, thấy tường cũng ốp đá cẩm thạch.
Càng xem Lara càng thấy phấn khởi. Tay vịn cầu thang sơn màu đen. Nàng ngó nhân viên trực tầng xem có theo dòi nàng không. Thấy không có ai, nàng lấy chìa khoá phòng ở khách sạn Steves cạo khẽ nước sơn. Thì ra tay vịn cầu thang bằng đồng Lara đến thang máy, thấy cũng sơn màu đen, nhưng khi cạo ra thì thấy bên trong cũng lại bằng đồng Lara bèn quay ra, đến quầy tiếp tân, cố giấu niềm thích thú.
- Tôi muốn xem vài phòng được không?
Anh nhân viên nhún vai:
- Được thôi - rồi đưa nàng một chìa khoá: Phòng bốn mươi.
- Cảm ơn.
Lara vào thang máy. Thang máy chạy rề rề, quá cổ lỗ. Cái này mình sẽ thay, Lara thầm nghĩ. Và xây bức tường chắn phía trong.
Nàng thầm hình dung sẽ trang trí lại tất cả như thế nào.
Phòng bốn mươi đúng là khủng khiếp, nhưng lại có đầy đủ cơ sở để sửa thành thật đẹp. Phòng rất rộng, tuy nhiên các trang bị đều cổ lỗ và hư hỏng.
Tim nàng đập dồn dập. Tuyệt vời, nàng thầm nghĩ.
Lara xuống thang gác. Cầu thang cũ kỹ và sực nức mùi bụi bậm. Thảm nát bươm, nhưng bên dưới đều lát đá cẩm thạch.
Nàng trả chìa khoá cho nhân viên tiếp tân.
- Quý cô xem đủ rồi chứ?
- Đủ rồi, - nàng đáp. - Cảm ơn anh.
Anh ta nhe răng cười với nàng:
- Quý cô định tậu lại cách khách sạn này thật chứ?
- Thật, - Lara nói. - Quả là tôi tính mua lại cái nhà tồi tệ này.
- Hay lắm, - anh ta nói.
Cửa thang máy mở và ả gái điếm lúc nãy cùng ông già khách làng chơi bước ra. Ả trả chìa khoá kèm thêm tờ giấy bạc cho nhân viên tiếp tân.
- Cảm ơn anh Mike.
- Chúc cô đắt hàng - Mike đáp rồi quay sang Lara. - Quý cô còn quay lại đây không?
- Còn chứ, - nàng nói. - Tôi sẽ còn trở lại đây.
***
Nơi dừng chân tiếp đó của Lara là Sở Lưu trữ của Toà thị chính. Nàng hỏi xin xem giấy tờ về sở hữu của cái khách sạn nàng đang quan tâm. Nộp mười đôla tiền phục vụ, nàng được người ta đưa cho tập hồ sơ về khách sạn Congresional. Hai anh em ông Diamond đã mua lại khách sạn này cách đây nám năm, với giá sáu triệu đôla.
Văn phòng của hai anh em Diamond nằm trong một toà nhà cổ ở góc phố State. Nhân viên thường trực là một phụ nữ phương Đông, mặc sơ mi đỏ bó sát người cúi chào Lara lúc nàng bước vào.
- Quý cô cần gì?
- Tôi cần gặp ông Diamond
- Ông nào trong hai ông?
- Ông nào cũng được.
- Để ông John tiếp quý cô.
Chị ta nhấc máy điện thoại, nói:
- Một quý cô muốn gặp ông, thưa ông John, - chị ta lắng nghe một lát rồi ngước mắt nhìn Lara. - Về chuyện gì ạ?
- Tôi muốn mua một trong những khách sạn của ông ấy.
- Quý cô muốn một trong những khách sạn của ông. Vâng, - chị ta đặt máy xuống, - mời quý cô vào.
John Diamond là một người đàn ông to lớn, trung niên, râu ria rậm rạp, mặt trông như cầu thủ bóng đá. Ông ta mặc áo sơ mi ngắn tay và ngậm điếu xì gà rất to.
- Chị thư ký của tôi cho biết cô muốn mua lại một trong những khách sạn của tôi, - ông ta nhìn Lara một lúc để quan sát. - Cô đến tuổi đi bầu cử chưa?
- Ôi tôi lớn tuổi rồi chứ, - Lara nói. - Tôi đã đủ lớn tuổi để tậu một trong những toà nhà của ông đấy!
- Vậy hả? Cái nào?
- Khách sạn Congressional.
- Cái nào?
- Tôi đọc theo đúng tấm biển bên ngoài. Tôi đoán thật ra đó là Congressional.
- A, phải rồi.
- Ông có định bán không?
John Diamond lắc đầu.
- Ôi, tôi cũng chưa biết nừa. Khách sạn ấy là một trong những nơi có lãi nhất. Tôi nghĩ là chúng tôi không định bán nó.
- Ông phải bán, - Lara nói.
- Sao vậy?
- Bởi trông nó thảm hại quá rồi. Chẳng mấy lúc nữa thì tan tành. Nhiều chỗ đã lở ra.
- Vậy hả? Nếu thế cô mua nó làm cái gì?
- Tôi mua và sẽ sửa chữa lại. Tất nhiên khi bán cho tôi, phải là khách sạn hoàn toàn trống.
ch.uyện ấy chẳng khó khăn gì. Khách thuê phòng ở đấy đều theo hợp đồng từng tuần.
- Khách sạn có bao nhiêu phòng?
Một trăm hai mươi nhăm. Tổng diện tích là một trăm ngàn bộ vuông.
Quá nhiều phòng, Lara thầm nghĩ. Nhưng mình sẽ kết hợp vài phòng lại, thành những dẫy phòng khép kín. Tất cả chỉ còn lại thành khoảng sáu mươi, sáu nhăm phòng liên hoàn như thế.
Bây giờ đến lúc mặc cả giá.
- Nếu tôi quyết định mua lại khách sạn đó thì ông sẽ lấy bao nhiêu?
Diamond nói:
- Nếu tôi quyết định bán thì tôi lấy mười triệu, trong đó sáu triệu là tiền mặt...
Lara lắc đầu.
- Tôi trả...
- Không mặc cả gì hết.
Lara nhẩm tính phí tổn sửa chữa. Khoảng tám mươi đô la một bộ vuông diện tích, tổng cộng là tám triệu. Cộng thêm đồ đạc nội thất và trang trí.
Nàng căng thẳng tính toán. Nàng tin sẽ kiếm được một nhà băng chịu cho nàng vay vốn. Vấn đề là trước mắt cần ngay sáu triệu, mà nàng nói chỉ có ba triệu. Diamond đặt giá quá cao, nhưng nàng đang cần mua. Nàng cảm thấy nàng cần mua nó hơn bất cứ thứ gì nàng cần mua trước đây trong cuộc đời nàng.
- Tôi đề nghị với ông thế này, - Lara nói.
- Cô cứ nói, - John Diamond lắng tai nghe.
- Tôi trả ông đủ số tiền ông yêu cầu...
- Tốt lắm, - ông ta cười.
- Và ông hạ thấp khoản tiền trả ban đầu xuống ba triệu.
John Diamond lắc đầu:
- Không được. Tôi cần trả ngay sáu triệu tiền mặt.
- Tôi sẽ trả kia mà.
- Thật hả? Nhưng ba triệu kia ở đâu?
- Ở chỗ ông.
- Sao lại thế?
- Ông nhận ba triệu đó làm thế chấp.
- Nghĩa là cô vay tôi ba triệu? Để mua khách sạn của tôi?
Đấy đúng là cách lão Sean McAllister đã yêu cầu nàng hồi ở Glace Bay.
- Ông nên nhìn vấn đề thế này, - Lara nói. - Đúng là ông tự vay chính ông. Nói cách khác, ông vẫn sở hữu cái khách sạn này cho đến khi tôi thanh toán hết. Ông có gì còn phải lo kia chứ?
John Diamond nghĩ một lát rồi nhe răng cười:
- Vậy là xong. Cô đã mua xong cái khách sạn ấy.
***
Phòng giấy của Howard trong nhà băng là một phòng hình vuông ngoài có tấm biển đề tên anh. Lúc Lara bước vào, nàng thấy anh ta còn áo quần luộm thuộm hơn lần gặp trước.
- Cô quay lại nhanh thế à?
- Ông bảo khi nào tôi tìm được khách sạn thì đến báo ông biết. Tôi đã tìm được một cái rồi.
Howard ngả người ra lưng ghế.
- Cô tả qua cái khách sạn ấy tôi nghe.
- Tên khách sạn ấy là Congressional. Trên đường phố Delaware. Cách đại lộ Michigan vài ngã tư. Khách sạn đổ nát và bẩn thỉu. Tôi tính mua lại rồi sửa sang thành khách sạn đẹp nhất của thành phố Chicago.
- Giá cả ra sao?
Lara thuật lại anh ta nghe đầy đủ. Howard lắng nghe rồi nói:
- Ta sang bàn thêm với ông Bob Vance.
Bob Vance lắng nghe rồi ghi chép một lát.
- Được đấy - ông ta nói. - Nhưng... - ông ta nhìn thẳng vào mắt Lara. - Cô đã từng quản lý một khách sạn bao giờ chưa, cô Cameron?
Lara nhớ đến những năm nàng quản lý nhà trọ ở Glace Bay, dọn gi.ường, lau sàn, giặt giũ, rửa bát đĩa, cố chiều chuộng đủ mọi loại khách tính nết khác nhau và giữ được mọi thứ yên ổn.
- Tôi đã quản lý một nhà trọ đầy chật thợ mỏ và các loại lao động khác. Quản lý khách sạn nhẹ hơn nhiều.
Howard Keller nói:
- Tôi sẽ đến ngó qua cái khách sạn đó, anh Bob!
Niềm vui của Lara không sao tả xiết. Howard nhìn vào mặt Lara lúc hai người đi xem xét các phòng của khách sạn tồi tàn thảm hại này và anh nhìn mọi thứ bằng cặp mắt của nàng.
Chỗ này sẽ thành một dãy phòng khép kín tuyệt đẹp, có cả phòng tắm hơi nữa, - Lara phấn khởi nói.
- Chỗ này sẽ là lò sưởi. Piano kê góc kia.
Nàng nhấc chân, bước đi bước lại trong phòng, nói tiếp.
- Khách du lịch giầu có đến Chicago đều muốn tìm những khách sạn tốt nhất, nhưng họ thấy nơi nào cũng hệt như nhau, những phòng nghỉ lạnh lẽo, không tiện nghi gì hay ho. Nếu chúng ta cung phụng cho họ loại dẫy phòng khép kín, đầy đủ trang bị, tiện nghi kiểu này, thậm chí giá cả có cao hơn chút ít, họ cũng sẽ đến đây ở. Đây mới đúng là xa nhà mà vẫn như đang ở nhà.
- Sáng kiến đấy, - Howard nói.
Lara sôi nổi quay sang nói với anh.
- Liệu nhà băng có chịu cho tôi vay tiền không?
- Ta sẽ có cách.
Ba mươi phút sau, Howard ngồi bàn bạc với Bob Vance.
- Anh thấy sao, Howard? - Vance hỏi.
- Tôi thấy cô này thông minh đấy. Tôi thú cái ý đồ một khách sạn kèm cửa hiệu bán hàng của cô ấy.
- Tôi cũng vậy. Chỉ có vấn đề là cô ấy quá trẻ và chưa có kinh nghiệm. Đây là một cuộc đánh bạc.
Hai người ngồi bàn suốt một tiếng đồng hồ về phí tổn bỏ vào đó và số lãi sẽ đem lại.
- Tôi nghĩ chúng ta nên tiến hành, - cuối cùng Howard Keller nói. - Ta không mất gì hết.
Rồi anh cười rất tươi.
- Nếu thất bại thì tôi với anh, ta dọn vào khách sạn ấy ở.
Howard Keller gọi điện thoại cho Lara ở khách sạn Stevens.
- Nhà băng chúng tôi chấp thuận đề nghị của cô và sẽ cho cô vay tiền.
Lara rú lên mừng rỡ.
- Tuyệt trần gian! Cảm ơn ông. Rất cảm ơn ông.
- Tôi cần bàn thêm với cô một chút, Howard nói. - Tối nay cô rảnh chứ? Đi ăn tối với tôi được không?
- Được.
- Tốt lắm. Tôi sẽ đem xe đến đón cô vào bẩy rưỡi.
***
Họ ăn tối tại Nhà hàng Imperial. Lara đang quá phấn khởi nên hầu như không ăn gì.
- Tôi phải nói với ông rằng tôi vô cùng sung sướng, - nàng nói. - Khách sạn này sẽ là khách sạn sang nhất thành phố Chicago.
- Đừng mừng vội, - Howard nhắc nhở nàng. - Còn đường trường lắm. - Anh ngập ngừng nói tiếp. - Tôi muốn nói thật với cô được không, cô Cameron?
- Ông hãy gọi tôi là Lara.
- Lara, cô quá mới mẻ trong nghề. Cô chưa có kinh nghiệm gì.
- Ở Glace Bay…
- Đây đâu phải Glace Bay. Nói theo cách hình tượng, đây là một bãi nhẩy khác hẳn.
- Vậy tại sao nhà băng lại chịu cho tôi vay tiền? - Lara hỏi.
- Cô đừng hiểu sai tôi. Chúng tôi không phải tổ chức từ thiện. Nếu sai hỏng thì nhà băng cũng không mất mát gì, tất nhiên là không có lãi. Nhưng tôi mến cô. Tôi tin rằng cô sẽ thành công. Tôi nghĩ rằng đây là bước khởi đầu để cô lấy đà tiến lên. Cô sẽ không định chỉ dừng lại ở cái khách sạn này chứ, đúng không nào?
- Tất nhiên rồi, - Lara nói.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Điều tôi thấy cần nói với cô là trên nguyên tắc, nhà băng cho vay thì người điều hành nhà băng không được dính lợi ích cá nhân vào đó. Nhưng trong trường hợp này tôi sẽ đứng sau cô và bất cứ cô cần gì tôi cũng sẽ giúp.
Howard đã đích thân nhúng tay vào với Lara. Anh thấy mến Lara ngay từ lần gặp mặt đầu tiên.
Anh bị hấp dẫn bởi thái độ say sưa và quyết tâm của nàng. Lara là một cô gái non nớt. Howard khao khát chinh phục tình cảm của nàng. Biết đâu đấy, anh thầm nghĩ, sẽ đến một ngày ta có thể kể ra cho nàng biết ta phải vất vả như thế nào để thành đạt như hiện nay…
 
CHƯƠNG 8 -
Howard Keller được trao đôi găng và bộ đồng phục cầu thủ bóng chày năm lên sáu tuổi. Howard mê bóng chày. Cậu có biệt tài nhớ tên các cầu thủ và bàn thắng thua của họ trong những trận đấu xảy ra từ trước khi cậu ra đời. Cậu được khá nhiều tiền do thắng những trận đánh đố giữa các bạn học.
Chẳng hạn câu đố:
- Trận chung kết bóng chày toàn nước Mỹ năm 1947?
- Dễ ợt, - Howard nói. - Cầu thủ: Newcombe, Roe, Hatten và Branca bên đội Dodgers. Reynolds, Raschi, Byrne và Lopat bên đội Yankees.
- Đúng, - một bạn đố thêm: - Ai đạt nhiều điểm nhất trong lịch sử bóng chày? - Cậu ta cầm cuốn Guinees trong tay, mở mục kỷ lục về bóng chày ra kiểm tra.
Howard không thèm suy nghĩ nói luôn:
- Lou Gehrig: 2.130 điểm.
Tiếng đồn lan truyền rất rộng về thành tích bóng chày của đội nhi đồng này, đặc biệt là của "thần đồng" Howard Keller. Danh tiếng vang dội đến tai những hướng đạo sinh chuyên nghiệp và họ tìm đến tận sân bóng nhi đồng ở Chicago để xem thực hư thế nào. Và họ đã thật sự kinh ngạc.
Năm Howard mười bảy tuổi thì anh đã thành một tiểu danh thủ đầy triển vọng với bao lời tiên đoán về vị trí ngôi sao trong làng bóng chày nước Mỹ. Cha anh rất tự hào về con trai.
- Nó giống tôi đấy. Hồi còn ở tuổi thiếu niên tôi cũng chơi bóng chày rất giỏi.
Trong năm học cuối cùng ở trường trung học, Howard chơi cho đội tuyển của thành phố và được tài trợ của Liên đoàn bóng chày Hoa Kỳ, suốt cả mùa hè. Anh còn được nhận làm chân thư ký cho nhà băng, chủ là một người hào hiệp và mê bóng chầy, chuyên tài trợ cho các đội bóng có triển vọng.
Hồi ấy Howard thân với cô bạn xinh đẹp cùng lớp tên là Betty Quinlan. Họ dự tính sau khi tốt nghiệp đại học sẽ làm lễ thành hôn. Betty cũng rất mê bóng chầy và Howard có thể nói chuyện với người yêu hết tiếng đồng hồ này sang tiếng đồng hồ khác về môn thể thao này.
Betty thích bóng chầy nhưng không đến nỗi có thể nghe Howard nói liên miên và say sưa như thế được. Nhưng vì yêu anh nên cô chịu lắng nghe. Tuy nhiên, câu chuyện của Howard còn kèm thêm nhiều giai thoại lý thú về bóng chầy và các cầu thủ của nó, cho nên đôi khi cũng thật hào hứng.
Một hôm Howard về nhà cùng với người bạn trai thân nhất cửa anh tên là Jessy, cũng là cầu thủ trong đội ở nhà đã sẵn hai lá thư đang chờ anh. Một lá của trường đại học Princeton và một của trường Harvard. Cả hai trường đều nhận cấp học bổng cho anh vào học và tham gia đội bóng chày của trường.
- Lạy Chúa! - Jessy reo lên, mừng cho bạn. - Chúc mừng cậu, Howard! Tuyệt quá rồi! - Jessy rất khâm phục và yêu mến bạn.
Cha Howard hỏi con trai:
- Con thích nhận lời của trường Đại học nào trong hai trường ấy?
- Con học đại học làm gì? Con có thể tham gia một trong những đội bóng chày xuất sắc nhất của Hoa Kỳ.
Mẹ anh nói:
- Con còn trẻ, còn nhiều thời gian để chơi bóng và trở thành danh thủ. Nhưng trước hết con phải tốt nghiệp đại học đã. Khi đó, nếu không thành đại danh thủ bóng chầy con cũng tha hồ tìm công việc khác để làm.
- Mẹ nói đúng, - Howard nói. - Vậy thì con chọn đại học Harvard. Betty học ở Wellesley và hai chúng con sẽ có điều kiện gặp nhau luôn.
Betty Quinlan rất mừng nghe Howard báo tin là anh đã quyết định chọn đại học Harvard.
- Nếu vậy thì kỳ nghỉ cuối tuần nào hai chúng mình cũng sẽ gặp nhau.
Còn Jessy thì nhăn nhó:
- Vậy là mình phải xa cậu mất rồi, Howard.
Hôm sau, cái ngày lẽ ra Howard Keller lên trường đại học thì hôm trước cha anh bỏ nhà đi cùng với cô nữ thư ký của một trong những sếp của ông.
Howard rất đỗi kinh ngạc.
- Tại sao cha lại làm như thế?
Mẹ anh choáng váng.
- Ông ấy. Ông ấy muốn thay đổi cuộc sống, - bà rên rỉ. - Cha vẫn yêu mẹ đến thế kia mà, tại sao có thể xảy ra chuyện này được? Mẹ tin cha chỉ đi ít ngày thôi, rồi sẽ lại trở về nhà với mẹ con mình. Rồi con sẽ thấy, Howard…
Hôm sau mẹ anh nhận được thư của một luật sư báo tin là khách hàng của ông, Howard Sr. Keller đã đệ đơn li hôn và vì ông không có khả năng chu cấp cho vợ con, ông đề nghị nhường quyền hoàn toàn sử dụng ngôi nhà nhỏ hiện bà đang ở cho bà và con trai.
Howard ôm và đỡ mẹ trong vòng tay anh, thương xót.
- Mẹ đừng khóc nữa. Mẹ yên tâm, con không đi học đâu. Con sẽ ở nhà chăm sóc mẹ.
- Không. Mẹ muốn con phải đi. Con phải tốt nghiệp đại học. Ngay khi sinh con, cả cha lẫn mẹ đều bàn nhau là bằng mọi giá con phải tốt nghiệp đại học… - rồi bà lấy giọng thanh thản, nói tiếp. - Thôi, chuyện này sáng mai ta sẽ bàn. Lúc này mẹ rất mệt, mẹ cần phải đi nghỉ.
Đêm hôm đó Howard thức trắng, suy nghĩ xem nên làm thế nào, chọn hướng nào trong hai hướng đi ấy ở nhà chăm sóc mẹ hay học đại học? Hay là nhận lời tham gia đội bóng chày lớn để trở thành danh thủ sau này? Tuy nhiên anh thấy bổn phận làm con không cho phép anh bỏ mẹ lại một mình ở đây không ai chăm sóc. Trời đã sáng mà Howard vẫn còn phân vân.
Không thấy mẹ xuống nhà ăn điểm tâm. Howard vội chạy lên tìm thì thấy bà ngồi tựa lưng vào thành gi.ường, không cử động được và một bên mặt méo xệch. Bà vừa bị xuất huyết não. Không có tiền để trả bác sĩ và tiền phòng bệnh viện, Howard đành nhận vào làm chính thức ở nhà băng. Hàng ngày ở nhà băng về, việc đầu tiên của anh là chạy lên gác xem mẹ thế nào.
Xuất huyết não của mẹ anh không trầm trọng lắm bác sĩ bảo Howard rằng ít lâu nữa mẹ anh sẽ bình phục. Các đội bóng lớn vẫn liên tiếp gọi điện giục anh đến gặp họ và gia nhập đội của họ, nhưng Howard không thể bỏ mặc mẹ được. Anh tự nhủ: Để bao giờ mẹ hồi phục đuợc đã.
Hoá đơn thuốc vẫn cứ mỗi ngày một nhiều thêm.
Thời gian đầu mỗi tuần anh nói chuyện điện thoại một lần với Betty Quinlan, nhưng rồi những lần trò chuyện điện thoại như thế cứ thưa dần.
Mẹ Howard xem chừng không thấy khá hơn. Howard lo lắng hỏi bác sĩ:
- Bao giờ thì mẹ cháu hồi phục hoàn toàn?
- Trường hợp của bà rất khó đoán trước. Có thể hàng tháng mà cũng có thể hàng năm. tôi rất tiếc là không thể nói chính xác với cậu được.
Một năm trôi qua rồi lại năm nữa. Howard vẫn ở nhà với mẹ và làm thư ký cho nhà băng. Một hôm anh nhận được thư của Betty Quinlan báo tin cô đã yêu người khác và cô chúc mẹ anh chóng phục hồi sức khỏe. Những cú điện thoại của các nhà tài trợ môn bóng chầy cũng thưa dần.
Bây giờ Howard hoàn toàn chỉ tập trung vào việc chăm sóc mẹ. Anh đi chợ, nấu ăn, giặt giũ. Anh không còn bụng dạ nào nghĩ đến bóng chầy. Cuộc sống khó khăn và anh phải vất vả mới sống được qua ngày.
Đến khi mẹ anh mất, sau đấy bốn năm, Howard hoàn toàn không quan tâm gì đến bóng chầy nữa.
Bây giờ anh đã thành chuyên gia ngân hàng.
Bao cơ hội nổi danh của anh đều đã trôi qua và niềm mơ ước thuở nhỏ đã tan thành mây khói.
 
CHƯƠNG 9 -
Howard Keller và Lara Cameron đang ngồi ăn tối.
- Ta sẽ bắt đầu công việc như thế nào? - Lara hỏi.
- Trước tiên ta tìm một công ty xây dựng tốt nhất, dù đắt bao nhiêu cũng cố. Sau đấy ta thuê một luật sư chuyên về bất động sản để thảo bản hợp đồng với hai anh em nhà Diamond. Tiếp đó ta tìm một kiến trúc sư loại giỏi nhất. Tôi có biết một người như thế.
- Tôi đã phác tính rồi. Giá rẻ nhất cũng phải ba trăm ngàn đôla một phòng khách sạn. Nếu tôi tính toán đúng thì mọi việc sẽ trôi chảy.
Kiến trúc sư tên là Ted Tuttle. Khi nghe Lara trình bầy ý đồ xong, ông nhe răng cười, vui vẻ nói:
- Tuyệt vời. Tôi đã mơ ước từ lâu là gặp được ai đó có ý đồ lý thú kiểu thế này để tôi đi theo.
Mười ngày sau, ông đưa nàng bản vẽ. Có tất cả những điều Lara mong muốn.
- Hiện nay khách sạn có một trăm hai mươi lăm phòng, - ông kiến trúc sư nói. - Như cô thấy đây, tôi tạo lại thành bẩy mươi lăm dẫy phòng khép kín, tức là chỉ còn bẩy mươi lăm chìa khoá, đúng như cô yêu cầu.
Trong bản vẽ có năm chục dẫy phòng khép kín và hai mươi lăm phòng loại thượng hạng.
- Tuyệt vời, - Lara nói.
Nàng đưa Howard Keller xem bản vẽ, anh cũng rất mừng.
- Bây giờ ta đến gặp người thầu. Tên ông ta là Steve Rice.
Steve Rice là thầu khoán xây dựng lớn nhất của thành phố Chicago. Lara thấy mến ông ta ngay. Đó là con người thực dụng, tác phong thô thiển.
- Howard Keller nói với tôi ông là nhà thầu xây dựng số một của thành phố.
- Đúng thế, - Rice nói. - Khẩu hiệu của chúng tôi là "Xây cất cho thế hệ tương lai".
- Đấy là một khẩu hiệu rất hay.
Rice nhe răng cười.
- Tôi đang thực hiện cái khẩu hiệu đó.
***
Bước đầu tiên là biến bản vẽ toàn bộ toà nhà thành những bản vẽ chi tiết từng bộ phận. Những bản vẽ này được giao cho các kỹ sư xây dựng phụ trách từng đội, các chuyên gia về gạch, về trang bị, về điện, nước. Tất cả có sáu chục kỹ sư được huy động vào công trình này.
Ngày khởi công đã đến, Howard Keller mời Lara một bữa trưa để ăn mừng.
- Nhà băng có phiền về chuyện thời gian này anh ít đến đó không? - Lara hỏi.
- Không, - Howard nói dối. - Đấy chỉ là một phần công việc của tôi.
Thật ra thời gian này anh thấy sung sướng hơn bất cứ quãng thời gian nào trước đây trong cuộc đời anh. Howard thích ở bên Lara, thích trò chuyện với nàng, nhìn vào nàng. Anh băn khoăn không biết nàng có nghĩ gì đến chuyện tình yêu, chuyện hôn nhân không?
Lara nói:
- Tôi đọc báo sáng nay thấy đăng tin Toà cao ốc Sear sắp hoàn tất, có một trăm mười tầng. Toà cao ốc cao nhất thế giới.
- Đúng thế, - Howard nói.
Lara nghiêm mặt nói: "Sẽ có ngày tôi xây một cao ốc cao hơn thế, anh Howard ạ".
Howard tin nàng.
Họ ngồi ăn với Steve Rice tại một nhà hàng Whitehall.
- Ông cho biết sắp tới sẽ là gì? - Lara hỏi.
- Được - Rice đáp. - Việc đầu tiên, chúng tôi dọn sạch toàn bộ bên trong toà nhà. Chúng tôi vẫn giữ nguyên phần lát đá cẩm thạch. Rồi chúng tôi gỡ tất cả các cửa sổ và làm các buồng tắm. Chúng tôi đã giao cho đội thợ điện lắp hệ thống dây dẫn và đội ống nước làm phần việc của họ. Khi phần dỡ bỏ đã xong, chúng tôi mới bắt tay vào xây.
- Tất cả có bao nhiêu người làm việc trên công trường này?
Rice bật cười:
- Khó nói lắm, cô Cameron. Rất nhiều tổ. Tổ làm cửa sổ, tổ làm buồng tắm, tổ làm hành lang. Mỗi tầng đều có đủ những tổ như thế và chúng ta có tám tầng tất cả. Theo bản vẽ, khách sạn sẽ có hai phòng ăn lớn và một văn phòng điều hành.
- Bao lâu thì hoàn thành?
- Nếu tính cả trang bị và trang trí nội thất thì phải mười tám tháng.
- Tôi sẽ thưởng ông một khoản, nếu ông hoàn thành trong vòng một năm, - Lara nói.
- Được thôi, khách sạn Congressional sẽ…
- Tôi định đổi tên là khách sạn Cameron Palace, - khi nói câu này, nàng thấy trong lòng trào lên một niềm xúc động lạ kỳ, niềm xúc động giống như một nỗi thèm khát t.ình d.ục. Vậy là tên nàng sẽ được trưng ra cho mọi người nhìn thấy.
Vào sáu giờ sáng một ngày mưa, công trường cải tạo khách sạn được khởi công. Lara hớn hở bước đến, ngắm những người thợ tập trung trong phòng khách và bắt đầu phân công việc.
Nàng sửng sốt thấy Howard Keller cũ ng đến.
- Anh cũng dậy sớm thế à? - Lara nói.
Đêm qua tôi không ngủ được, - Howard cười. - Tôi có cảm giác là hôm nay, một cái gì mới mẻ bắt đầu xuất hiện.
***
Mười hai tháng sau, khách sạn Cameron Palace làm lễ khánh thành với sự có mặt của một số ít ỏi nhà báo và nhà kinh doanh.
Phóng viên về mục kiến trúc của tờ Chicago Tribune viết: "Cuối cùng thành phố Chicago đã có một khách sạn được xây cất theo phương châm: "Đây là nhà của quý khách khi phải xa gia đình. Lara Cameron là một người quan tâm đến…".
Không đầy một tháng, khách sạn đã kín khách và số khách đăng ký trước đã đầy cả một bảng danh sách dài.
Howard Kelìer rất phấn khởi:
- Cứ đà này, - anh nói, - khách sạn sẽ hoàn lại vốn trong vòng mười hai năm. Thật là tuyệt diệu, cô Lara ạ. Chúng ta…
- Chưa đủ đâu, - Lara ngắt lời anh. - Tôi sẽ tăng giá phòng, - nàng thấy Howard lộ vẻ băn khoăn.
- Anh không lo. Họ sẽ trả thôi. Khách sạn nào có đầy đủ tiện nghi như ở đây? Lò sưởi đốt lửa, phòng tắm hơi, đàn piano?
***
Hai tuần sau khi khách sạn Cameron Palace mở cửa đón khách, Lara có một cuộc họp với Bob Vance và Howard Keller.
- Tôi lại tìm thấy một địa điểm khác rất đẹp để xây khách sạn, - nàng nói, - Giống như Cameron Palace nhưng to hơn và đẹp hơn.
Howard cười:
- Cho tôi đến xem.
- Khoảnh đất tuyệt đẹp, nhưng gặp khó khăn.
- Quý cô đến chậm mất rồi, - người môi giới bất động sản nói với nàng. - Một nhà kinh doanh bất động sản tên là Steve Murchison sáng nay đã đến đây hỏi tậu. Ông ta sẽ mua.
- Ông ta trả giá bao nhiêu?
- Ba triệu.
- Tôi trả ông bốn triệu. Ông làm giấy tờ đi.
Người môi giới chỉ hơi do dự một chút.
- Vâng, được.
Chiều hôm sau Lara nhận được một cú điện thoại.
- Lara Cameron?
- Vâng, tôi đây.
- Tôi là Steve Murchison. Lần này ta để yên cho mi, bởi ta chưa biết mi định làm cái trò gì. Nhưng lần sau thì hãy cẩn thận: đừng có ngáng đường ta, mi sẽ phải ân hận đấy.
Và liền sau đấy y bỏ máy.
***
Đó là năm 1974. Trên thế giới xẩy ra một loạt sự kiện quan trọng và dồn dập. Tổng thống Nixon từ chức để tránh khỏi phải ra toà. Geral Ford bước vào Nhà Trắng. OPEC chấm dứt phong toả dầu lửa và Isabel Peron trở thành tổng thống Achentina.
Tại thành phố Chicago, Lara đã bắt đầu xây cất toà nhà khách sạn thứ hai của nàng: khách sạn Chicago Cameron Plaza. Mười tám tháng sau, việc xây cất được hoàn tất, còn thành công hơn cả khách sạn Cameron Palace. Sau đó Lara không ngừng lại nữa.
Như báo Forbes sau này viết: "Lara Cameron là một hiện tượng. Những cách tân của bà làm thay đôỉ quan niệm xuả nay về khách sạn. Bà Cameron đã phá vỡ định kiên, coi kinh doanh bất động sản là lĩnh vực của nam giới và bà chứng tỏ rằng phụ nữ có thể làm tốt hơn".
Lara nhận được một cú điện thoại của Charles Cohn.
- Chúc mừng cô, cô Lara! - ông nói. - Tôi rất tự hào về cô. Trước đây tôi chưa có học trò nào thành đạt đến như cô.
- Trước đây cháu cũng chưa có người thầy nào giỏi và tận tình như chú, chú Charles kính yêu. Không có chú giúp đỡ khuyên bảo, tất cả những gì cháu đạt được đều không thể có.
- Cô đã tìm ra được con đường cô đi, - Charles Cohn nói.
***
Năm 1975, bộ phim Hàm cá mập lan tràn khắp. nước Mỹ và người ta ngừng ra bãi biển nghỉ. Dân số thế giới đã vượt quá con số bốn tỷ và bị hụt đi mất một người trong số đó là ứng cử viên tổng thống James Hoffa đột nhiên mất tích. Khi nghe thấy dân số thếgiới lên đến con số đó. Lara bảo Howard Keller:
- Anh có thấy nhu cầu ở của nhân loạì sẽ tăng đến mức nào không?
Howard không tin đó là câu hỏi đùa.
***
Sau ba tháng tiếp đó, hai toà nhà cư xá và một toà nhà nhiều căn hộ độc lập được xây dựng xong.
- Sắp tới tôi định xây một toà nhà dùng cho văn phòng các doanh nghiệp, - Lara nói với Howard, - ngay giữa quảng trường, nơi các đường giao thông chụm lại.
- Địa điểm đó đẹp đấy và đang được rao bán, Howard Keller nói. - Nếu cô thích chúng tôi sẽ cấp vốn cho cô.
Chiều hôm đó hai người đến xem vị trí. Khu đất nằm ngay trên bờ biển, trong một khu sang trọng.
- Khu đất này giá bao nhiêu? - Lara hỏi.
- Tôi đoán khoảng một trăm hai mươi triệu đôla.
Lara nuốt nước bọt.
- Khiếp nhỉ!
- Lara, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phương châm là vay.
Tiền người khác, Lara thầm nghĩ. Đó là điều ông già Bill Rogers đã căn dặn nàng hồi ở Glace Bay, khi nàng còn quản lý nhà trọ của lão già khốn nạn Sean McAllister. Từ đó đến nay đã bao nhiêu thời gian trôi qua và bao nhiêu điều xảy ra. Đấy chỉ là bước khởi đầu, nàng thầm nghĩ. Chỉ là bước khởi đầu.
- Một số nhà kinh doanh bất động sản, xây cất nhà cửa trong lúc trong tay không có một đồng nào thật sự của họ.
- Tôi có nghe.
- Vấn đề làm đem toà nhà của mình cho thuê hoặc bán, lấy tiền trả khoản đã vay và còn dư lại một khoản nữa. Dùng khoản này tậu tiếp khoảnh đất khác và xây, thiếu đến đâu lại vay đến đó. Xây xong lại cho thuê hoặc bán đi và xây tiếp cái khác. Hình dung giống như một kim tự tháp lộn ngược: kim tự tháp của nghề kinh doanh bất động sản. Từ dưới chân là chẳng có gì, càng lên càng lớn dần. Cho nên cô có thể xây những toà nhà hết sức lớn bằng số vốn ban đầu hết sức nhỏ.
- Tôi hiểu, Lara nói.
- Nhưng tất nhiên cô phải vô cùng thận trọng Kim tự tháp ấy được xây bằng giấy: những bản thế chấp. Nếu như sai lệch chỉ một chút thôi, chẳng hạn tiền lãi một lần xây cất nào đó không đủ để trang trải khoản nợ vay thì mọi sự nghiệp đổ vỡ hết. Bởi đây là kim tự tháp dựng ngược, chỏm của nó ở dưới.
- Tôi hiểu, - Lara nói.
- Đi sai một bước là tan cuộc đời.
- Đúng thế. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào để có khoảnh đất ven biển kia?
Chúng tôi sẽ liên doanh với cô. Để tôi bàn với Bob Vance. Nếu nhà băng chúng tôi không đủ sức, cô có thể tìm đến các công ty bảo hiểm để vay. Cô sẽ vay năm chục triệu đôla, tiền thế chấp là năm triệu cộng với lãi suất mười phân mỗi năm, rồi tiền khấu hao trên tài sản thế chấp và họ sẽ trở thành người chung vốn với cô. Sau này họ sẽ lấy mười phần trăm số lợi nhuận của cô, nhưng cô thành chủ toà nhà và được tài trợ đầy đủ. Cô có thể yêu cầu trả lại khoản tiền của cô và giữ mười phần trăm số tối thiểu. Bởi các chủ tài chính không đời nào chịu lỗ và bao giờ họ cũng phải nắm đằng chuôi.
Lara lắng nghe và cố ghi nhớ từng lời.
- Anh chịu đi cùng với tôi xa như thế sao, Howard?
- Đúng thế.
- Trong vòng năm hoặc sáu năm, sau khi toà nhà xây xong, và đã đầy đủ người thuê các căn hộ trong đó, cô có thể bán cả toà nhà ấy đi. Nểu như bán được bẩy mươi nhăm triệu, trả hết phần đã vay, cô vẫn còn được cầm tay mười hai triệu rưỡi đôla. Chưa kể cô còn được hưởng khoảng tám triệu do giảm thuế lợi tức. Và cô có thêm được mười triệu đôla nữa.
- Tuyệt vời, - Lara reo lên.
Howard cười:
- Chính phủ đang cần cô kiếm tiền.
- Anh có muốn kiếm thêm ít tiền cho riêng anh không, Howard?
- Nghĩa là sao?
- Anh chịu làm việc cho tôi chẳng hạn.
Howard đột nhiên mất hứng. Anh biết rằng đang đứng trước một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời anh. Không phải tiền. Đó là Lara. Anh đã mê nàng. Anh đang chưa biết thổ lộ cách nào với nàng. Đã bao đêm anh tập dượt cách nói với nàng lời cầu hôn, nhưng sáng hôm sau, khi gặp nàng, anh lại chưa dám mở miệng.
Đã có lần anh đánh bạo, lấy hết dũng cảm nói:
- Lara, tôi yêu cô…
Thì không đợi anh nói thêm, Lara đã hôn ngay vào má anh và nói:
- Tôi cũng yêu anh, Howard! Anh xem lịch làm việc này thế nào?
Và thế là anh tan hết can đảm để nói tiếp những lời đã cân nhắc kỹ càng đêm hôm trước.
Bây giờ nàng lại mời anh làm người chung vốn.
Howard sẽ luôn luôn bên cạnh nàng, hàng ngày làm việc với nàng, nhưng không bao giờ có thể đụng chạm được vào người nàng, được…
- Anh có tin tôi không, Howard?
- Có là kẻ điên tôi mới không tin cô.
- Tôi sẽ trả anh lương gấp đôi so với lương của nhà băng trả anh hiện nay và anh sẽ hưởng thêm năm phần trăm lời lãi của công ty chúng ta.
- Để tôi nghĩ xem đã.
- Có gì phải suy nghĩ đâu nhỉ? Đúng không nào?
Howard cân nhắc:
- Tôi muốn… tôi không nghĩ lại là người chung vốn của cô.
Lara ôm nhẹ lấy anh.
- Ôi, nếu hai chúng ta canh ti thì tuyệt vời biết bao. Anh và tôi, chúng ta sẽ xây lên những toà nhà diệu kỳ. Hiện xung quanh đang còn bỉết bao ngôi nhà xấu xí. Không có lý gì cứ để chúng tồn tại như thế. Mỗi toà nhà chúng ta xây nên góp phần vào làm đẹp thêm thành phố này.
Howard đặt tay lên tay nàng:
- Cô đừng bao giờ thay đổi nhé, Lara?
Nàng nhìn thẳng vào mắt anh:
- Không bao giờ.
 
CHƯƠNG 10 -
Những năm cuối của thập kỷ 70 là những năm của sự phát triển, đổi thay và có nhiều sự kiện đáng chú ý. Năm 1976 Israel tấn công vào Entebble. Mao Trạch Đông qua đời. James Carter được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ.
Lara lại khánh thành một toà nhà lớn nữa.
Năm 1977 Charlie Chaplin chết và Presley Elvis, vua nhạc rốc hấp hối.
Lara cắt băng khánh thành toà nhà thương mại lớn nhất thành phố Chicago.
Năm 1978 Giáo chủ Jim Jones và chín trăm mười một đạo hữu của ông tự tử tập thể tại Guyana. Hoa Kỳ công nhận nước Trung Hoa Cộng sản. Hiệp ước về kênh đào Panama được phê chuẩn.
Lara xây một loạt nhà cao ốc trong khu công viên Rogers.
Năm 1979 Israel và Ai Cập ký hoà ước tại Trại David. Có một tai nạn hạt nhân tại đảo Three Mili. Tổ chức Hồi giáo cực đoan bắt cóc toàn bộ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Iran làm con tin.
Lara xây toà cao ốc "chọc trời" và một câu lạc bộ nông thôn, một khu nghỉ mát tuyệt đẹp ở Deerfield, phía Bắc Chicago.
***
Lara hiếm khi xuất hiện ngoài xã hội và nếu có thì thường là đến các câu lạc bộ nhạc Jazz. Nàng hay đến Andy, câu lạc bộ thường có những ban nhạc Jazz nổi tiếng nhất biểu diễn. Nàng thích nghe Von Freeman, cây kèn saxo độc đáo, nghe Eric Schneider, Anthony và nghe tiếng đàn piano của Hodes.
Nàng không có thời giờ để cảm thấy cô đơn. Lúc nào nàng cũng gần gũi với gia đình, mà gia đình của nàng là các kiến trúc sư và các nhà xây dựng, các kíp thợ mộc, thợ nề, thợ điện, thợ làm ống nước… Nàng lúc nào cũng bị ám ảnh vào công việc xây cất. Sàn biểu diễn của nàng là thành phố Chicago và nàng là ngôi sao trên đó. Cuộc sống nghề nghiệp của Lara đẩy nàng vượt quá cả những ước mơ táo tợn nhất, nhưng nàng không có "đời tư". Cuộc làm tình khủng khiếp với lão chủ nhà băng Sean McAllister ngày xưa đã dập tắt mọi nhu cầu về xác thịt trong nàng. Và nàng cũng chưa gặp được người đàn ông nào khiến nàng cảm mến được quá một ngày.
Trong đáy sâu đầu óc của Lara thấp thoáng bóng dáng không rõ nét của một người nào đó mà nàng đã có lần gặp và muốn gặp lại. Nhưng nàng không sao nhớ được người ấy là ai. Thỉnh thoảng cái bóng hình mờ ảo ấy hiện ra trong trí óc và nàng chưa kịp nhận biết thì nó đã biến mất. Có rất nhiều người theo đuổi nàng. Họ thuộc đủ loại, từ những nhà điều hành doanh nghiệp đến các nhà tư bản dầu lửa và… đến cả các nhà thơ. Thậm chí cả một số nhân viên làm việc trong công ty của nàng. Lara luôn vui vẻ niềm nở với cánh mày râu, nhưng chưa bao giờ nàng cho phép mối quan hệ với ai vượt quá câu chào "Chúc ngủ ngon" và cái bắt tay ngoài cửa.
Nhưng rồi Lara chợt thấy nàng có cảm tình với Pete Ryan, người giám đốc thi công một trong những toà nhà của nàng. Anh là chàng trai có giọng nói Ailen và một nụ cười dễ thương. Lara bắt đầu năng đến xem đồ án anh đang nghiên cứu. Họ gặp nhau ngày càng nhiều hơn. Tuy bàn chuyện xây dựng nhưng trong thâm tâm cả hai đều biết họ đang nói chuyện hoàn toàn khác.
- Cô có đi ăn tối với tôi được không, Lara? - Ryan hỏi. Chữ "ăn tối" hơi kéo dài một chút.
Lara thấy tim mình như nhẩy thót một cái.
- Được.
Ryan đến đón tại nhà riêng của nàng, nhưng họ không đi ăn.
- Lạy Chúa, cô đẹp quá, Lara! - Ryan nói và hai cánh tay lực lưỡng của anh ôm ghì lấy nàng.
Nàng đã sẵn sàng đón đợi anh. Họ "tìm hiểu" nhau đã hàng mấy tháng trời. Ryan nhấc bổng nàng lên, bế vào phòng ngủ. Họ cùng cởi quần áo, vội vã.
Chàng có một thân hình thon thả, chắc nịch và Lara bỗng nhớ lại tấm thân béo xệ và mềm nhẽo của lão Sean McAllister ở Glace Bay năm nào.
Lát sau nàng đã ngả mình xuống gi.ường và Ryan nằm lên trên nàng, bàn tay và lưỡi dạo lướt trên khắp th.ân thể nàng. Nàng kêu lên vì niềm sung sướng trào dâng vừa đột ngột vừa dữ dội.
Khi đã xong cuộc tình, họ nằm trong vòng tay nhau.
- Lạy Chúa! - Ryan âu yếm nói. - Em quả là cô gái kỳ diệu.
- Anh cũng là chàng trai kỳ diệu, - Lara thì thào.
Nàng không thể nhớ được là trên đời đã có lần nào nàng được hưởng niềm sung sướng như thế này.
Ryan là toàn bộ những gì nàng cần thiết. Chàng thông minh và cuồng nhiệt. Và họ hoàn toàn hiểu nhau. Họ nói với nhau bằng cùng một thứ ngôn ngữ.
Ryan nắm chặt bàn tay Lara.
- Anh thấy đói.
- Em cũng vậy. Để em làm vài chiếc xăng đuých.
- Tối mai, - Ryan hứa. - Anh sẽ đưa em đi ăn một bữa tối hẳn hoi.
Lara ôm chặt chàng:
- Đây là một cuộc hò hẹn.
Sáng hôm sau Lara đến gặp Ryan tại công trường. Nàng thấy chàng đứng trên giàn giáo cao ngất, đang ra lệnh gì đó cho đám thợ. Lúc Lara đi về phía thang máy của công trường, một người thợ cười với nàng:
- Chào cô chủ! - Trong giọng nói của anh ta có một nét gì hơi lạ.
Một người thợ nữa cũng đi ngang qua nàng và cười:
- Chào cô chủ Cameron.
Hai người thợ nữa tới nhìn nàng:
- Chào cô chủ!
Lara đưa mắt nhìn xung quanh. Các người thợ đều nhìn nàng và cười một cách không bình thường.
Lara đỏ bừng mặt. Nàng bước vào thang máy và bấm cho thang chạy tới tầng dàn giáo nơi Ryan đang đứng.
Nàng vừa bước ra, chàng thấy nàng bèn cười rất tươi.
- Chào cưng! - Ryan nói. - Tối nay ta đi ăn vào mấy giờ?
- Anh chịu đói vậy, - Lara cao ngạo nói. - Anh đã bị thải hồi!
***
Mỗi toà nhà, mỗi công trình xây dựng do Lara tiến hành đều là cả mỗi cuộc thách đố. Nàng dựng lên những toà nhà nhỏ dành cho các văn phòng và những toà nhà lớn cùng những khách sạn. Nhưng bất kể tính chất của công trình kiến trúc ấy ra sao, điều Lara quan tâm đầu tiên vẫn là địa điểm, là vị trí của nó.
Ông già Bill Rogers ngày xưa đã nói rất đúng. Địa điểm, địa điểm và đia điểm.
Kinh doanh của Lara ngày càng mở rộng. Nàng bắt đầu được giới cầm quyền thành phố, báo chí và dân chúng thừa nhận. Nàng trở thành một gương mặt nổi tiếng và mỗi khi nàng đi dự một hoạt động từ thiện, đến rạp hát hoặc viện bảo tàng, các phóng viên nhiếp ảnh tranh chau chụp hình nàng.
Lara bắt đầu xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Tất cả các công trình xây dựng của nàng đều thành công nhưng nàng vẫn chưa thoả mãn. Như thể nàng vẫn ôm mộng làm nên một thứ gì đó vĩ đại hơn, hoặc chờ mong một điều kỳ diệu hơn sẽ đến với nàng. Như thể cánh cửa lòng nàng vẫn mở rộng chờ đón một phép lạ nào xuất hiện…
Howard Keller rất đỗi ngạc nhiên:
- Cô còn đợi cái gì, Lara?
- Tôi còn muốn gì hơn nữa.
Và Howard không thể moi gì thêm ở nàng.
Một hôm Lara nói với Howard.
- Anh có biết chúng ta phải trả bao nhiêu tiền cho những người tu sửa nhà cửa, glặt giũ chăn nệm và lau kính cửa sổ không?
- Còn tuỳ địa điểm, - Howard đáp.
- Ta sẽ tính cả địa điểm.
- Tôi chưa hiểu.
- Chúng ta sẽ tổ chức một loại dịch vụ. Cung cấp những dịch vụ đó cho chính chúng ta và cho những nhà xây dựng khác.
Sáng kiến này ngay từ đầu đã thành công. Tiền lãi tuôn vào như suối.
Howard Keller có cảm giác như Lara đã dựng lên cả một bức thành kiên cố bao quanh thế giới tình cảm của nàng. Anh là người gần gũi Lara hơn bất cứ ai, nhưng nàng chưa bao giờ kể anh nghe một lời về gia đình nàng, về quá khứ của nàng. Tưởng như Lara đột ngột hiện ra từ trong đám sương mù, không có căn cơ gốc rễ ở đâu hết.
Thoạt đầu Howard là người thầy, dạy dỗ và dắt dẫn Lara, nhưng bây giờ nàng tự quyết định lấy mọi việc. Trò đã trưởng thành và còn vượt lên trên thầy.
Lara sớm bộc lộ tính tình cứng rắn, thậm chí ngang bướng nữa, không chịu lùi bước trước bất cứ khó khăn nào. Nàng trở thành một sức mạnh không cưỡng nổi và không thứ gì có thể cản chân nàng. Nàng là một mãnh lực tuyệt đối. Nàng biết mình muốn gì và kiên quyết thực hiện cho bằng được.
Hồi đầu, một số người định lợi dụng nàng. Trước đây họ chưa bao giờ làm việc với nữ giới và họ thích thú được làm việc với nàng. Nhưng rồi họ vấp ngã.
Khi Lara bắt gặp một ai đó tiến hành những công việc chưa cho phép, nàng lập tức gọi người ấy đến và sa thải ngay.
Sáng nào nàng cũng có mặt ở công trường. Thợ thuyền đều làm việc lúc sáu giờ sáng, bao giờ cũng thấy Lara đứng ở đó chờ họ. Dân thợ quen ăn nói tục tĩu. Họ chờ cho Lara lên xe đi rồi, mới đùa giỡn.
- Cậu có nghe chuyện con mèo ở trại không? Nó mê con gà trống và thế là…(1)
- Một đứa con gái hỏi mẹ: "Nếu nuốt tinh dịch vào bụng thì có thai phải không?" Mẹ nó trả lời: Không có thai đâu mà ngược lại con còn được chuỗi ngọc đeo cổ nữa đấy.
Họ vừa kể vừa làm điệu bộ tục tĩu và cười rộ lên với nhau. Thỉnh thoảng tình cờ một người thợ đi ngang trước mặt Lara, đụng cùi tay vào ngực nàng hoặc chạm mạnh vào mông nàng một cách "ngẫu nhiên".
- Ôi, xin lỗi cô chủ.
- Không sao, - Lara nói - Chỉ có điều anh vào văn phòng nhận nốt tiền lương rồi đi khỏi đây ngay.
Những trò trêu chọc kiểu đó dần dần biến thành thái độ kính trọng.
Một hôm Lara ngồi trong xe cùng với Howard Keller chạy dọc theo đường phố Kedjie. Họ đến một khu đất đầy kín những cửa hiệu nhỏ. Nàng đỗ xe lại.
- Khu này sắp đổ nát cả rồi, - Lara nói. - Có thể xây ở đây một toà nhà cao tầng. Những cửa hàng nhỏ như thế này chẳng lời lãi là bao.
- Đúng thế, nhưng vấn đề là cô làm cách nào để thuyết phục được tất cả những người chủ chịu bán, - Howard nói. - Chỉ cần một hai người không chịu là miếng đất sẽ không sử dụng được.
- Ta sẽ mua hết, - Lara tuyên bố.
- Nhưng nếu một người nào đó không chịu, trong khi cô đã mua tất cả những ngôi nhà nhỏ khác xung quanh? Khi đó cô làm thế nào? Vả lại khi nghe thấy cô xây cất ở đây một toà nhà lớn, rất có thể họ sẽ bắt chẹt cô.
- Ta sẽ giữ kín, không để họ biết, - Lara nói. - Ta sẽ cử nhiều người khác nhau đến thương lượng mua để họ không biết.
- Tôi đã có lần làm như thế rồi, - Howard cảnh giác nàng. - Nếu họ biết, mà rất khó giữ thật kín, họ sẽ bắt chẹt cô và đòi giá rất cao.
- Cho nên chúng ta cần hết sức bí mật. Nhưng anh đồng ý là mua nhé?
Dẫy cửa hàng trên phố Kedjie bao gồm trên một chục cửa hàng nhỏ. Một hiệu bánh mì, một cửa hàng kim khí, một hiệu cắt tóc, một hiệu bán quần áo, một hiệu thịt, một hiệu may, một hiệu thuốc tân dược, một quán cà phê và một loạt cửa hàng cửa hiệu nhỏ khác.
- Cô coi chừng đấy, - Howard nhắc Lara. - Chỉ cần một người không chịu bán là cô sẽ bị đọng vào đây một khoản tiền lẽ ra có thể đầu tư vào việc khác.
- Anh không lo, - Lara nói. - Tôi sẽ có cách.
Một tuần sau, một người khác vào cửa hiệu cắt tóc ông thợ đang đọc báo. Thấy cửa mở, ông ta ngẩng đầu lên hỏi:
- Tôi có thể giúp gì quý ông được.
Khách mỉm cười:
- Không có gì cả. Chỉ là tôi mới dọn đến thành phố này. Tôi có một cửa hiệu cắt tóc ở thành phố New Jersey, nhưng vợ tôi muốn chuyển về đây để gần bà ngoại. Tôi đang tìm một cửa hiệu nào để mua, mở hiệu cắt tóc.
Khắp khu này chỉ có mỗi hiệu cắt tóc này thôi, chủ nhà nói. - Nhưng tôi không định bán.
Khách lại cười:
- Cái gì cũng có thể bán được, miễn là được giá. Nếu ông chưa định bán nhưng người ta trả cao đến mức độ nào đó thì ông cũng bán chứ, đúng không nào? Chẳng hạn cửa hiệu này tôi trả năm chục ngàn đôla, ông có bán không?
- A, nếu trả cao thì đúng là có thể tôi sẽ bán. Năm sáu chục ngàn chẳng hạn.
- Tôi đang rất cần địa điểm để mở hiệu cắt tóc cho nên tôi xin trả ông bẩy mươi nhăm ngàn, được chưa?
- Không được. Tôi chưa nghĩ đến chuyện bán.
- Vậy thì một trăm ngàn?
- Để tôi nghĩ xem đã…
- Một trăm ngàn và ông có thể mang hết các thứ đồ đạc đi ông thợ cắt tóc ngó nhìn khách:
- Một trăm ngàn và cho tôi mang tất cả bàn ghế, chậu, gương cùng mọi đồ nghề khác đi?
- Đúng thế. Tôi đã có đủ các thứ đó của mình rồi.
- Thế thì có lẽ được. Nhưng để tôi bàn với vợ tôi đã.
- Tất nhiên rồi. Mai tôi quay lại.
Hai ngày sau, mua xong cửa hiệu cắt tóc.
- Thế là được một, - nàng nói.
Bên cạnh là hiệu bánh mì. Gia đình chỉ có hai vợ chồng. Một phụ nữ bước vào gặp họ.
Chồng tôi vừa mất, để lại cho tôi ít tiền cộng với tiền bảo hiểm. Chúng tôi có cửa hiệu bánh mì ở Floria và đang tìm ở đây một cửa hiệu nào thích hợp để tiếp tục nghề cũ. Tôi thấy thích cửa hiệu này của hai ông bà.
- Nghề này nhàn nhã, - chủ nhà nói. - Hai vợ chồng tôi không có ý định bán.
- Thế nếu ông bà định bán thì giá cửa hiệu này khoảng bao nhiêu nhỉ?
Chủ hiệu nhún vai:
- Chịu? Tôi không biết.
- Có đến sáu chục ngàn đôla không?
- Không thể dưới bảy chục ngàn. - Chủ hiệu nói.
- Vậy thế này, - người phụ nữ nói. - Tôi trả hai ông bà một trăm ngàn.
Chủ hiệu nhìn bà khách:
- Bà nói nghiêm chỉnh đấy chứ?
- Chưa bao giờ tôi nghiêm chỉnh như lúc này.
Sáng hôm sau, Lara nói:
- Thế là xong hai căn.
Công việc tiến triển thuận lợi. Trong vòng sáu tháng. Lara đã mua lại được hầu hết các cửa hàng trong khu phố. Nàng và Howard thuê những người đến ở và tiếp tục kinh doanh, trong lúc chờ đợi tiến hành mua nốt những cửa hiệu còn lại. Các kiến trúc sư đã bắt đầu nghiên cứu vẽ kiểu nhà cao tầng sẽ xây lên ở đó.
Lara đang nghiên cứu và báo cáo.
- Vậy là coi như đã xong, - nàng nói với Howard.
- Tôi e chưa hết khó khăn.
- Chỉ còn mỗi hiệu cà phê!
Đấy chính là khó khăn. Chủ hiệu thuê ngôi nhà đó với thời hạn năm năm, nhưng ông ta không chịu đi trước thời hạn ấy.
Ta giúi thêm tiền nữa vào cho lão.
- Ông ta khăng khăng không chịu, bất kể với giá nào.
Lara nhìn anh.
- Hay lão ta biết chúng mình sắp xây toà nhà cao tầng ở đó?
- Không phải.
- Thôi được. Tôi sẽ đến gặp lão. Anh yên tâm là lão sẽ chịu đi thôi.
Chỉ cần tìm xem ai là người cho lão thuê.
***
Sáng hôm sau, Lara đến xem lại khu phố đó.
Cửa hiệu cà phê Haley nằm ở cuối, về phía Tây Nam của khu đất. Cừa hiệu rất nhỏ chỉ có dăm sáu ghế bên cạnh quầy và bốn ngăn dành cho khách ngồi riêng. Lara thấy một ông già đứng sau quầy. Nàng đoán đấy là chủ hiệu. Ông ta khoảng gần bảy mươi tuổi Lara ngồi vào một ngăn.
- Chào cô, - ông già niềm nở chào. - Cô dùng gì?
- Một cốc nước cam và một tách cà phê.
- Có ngay.
Nàng quan sát ông ta vắt cam.
- Bà chủ hiệu hôm nay không đến được? - Ông ta nói rồi rót cà phê và bưng ra cho nàng. Ông di chuyển trên xe lăn, thì ra đã mất cả hai chân. Lara lặng lẽ nhìn trong khi ông già đem khay giải khát đến bàn nàng.
- Cảm ơn, - nàng nói. Nàng ngắm xung quanh.
- Cụ có cửa hiệu xinh xắn qúa.
- Vâng. Tôi rất mến nơi này.
- Cụ ở đây lâu chưa?
- Mười năm rồi.
- Cụ không định nghỉ ngơi tuổi già à?
Ông già lắc đầu:
- Cô là người thứ hai trong tuần này hỏi tôi câu đó. Không, tôi chưa định nghỉ.
- Chắc tại người trước trả giá chưa đủ hợp ý cụ chứ gì?
- Tôi cần tiền làm gì? Trước khi đến đây thuê cửa hiệu này, tôi đã nằm hai năm trong trại an dưỡng rồi. Buồn lắm. Không bè bạn. Sống cũng như chết. Thế rồi có người khuyên tôi thuê cửa hiệu này, - ông già mỉm cười. - Từ ngày đến đây, cuộc sống của tôi thay đổi hẳn. Dân khắp xung quanh đến đây giải khát. Họ thành bạn của tôi và tôi như được sống trong một gia đình. - ông già lắc đầu nói tiếp. - Không, tôi chẳng cần tiền làm gì. Cô dùng thêm cà phê nữa không?
Lara ngồi họp với Howarrd Keller và người kiến trúc sư.
- Chúng ta chẳng cần phải mua lại cửa hiệu đó, - Howard nói. - Tôi đã gặp người sở hữu nó. Trong hợp đồng thuê có một điều khoản mà người thuê đã vi phạm. Mỗi tháng ông ta phải nộp một khoản trích trong doanh thu. Nhưng mấy tháng nay rồi ông ta chưa nộp. Do đó chúng ta có quyền đẩy ông ta đi.
Lara quay sang người kiến trúc sư.
- Tôi muốn hỏi ông một câu, - nàng nhìn xuống bản vẽ và trỏ vào góc Tây Nam của nó. - Nếu như chúng ta xây tường ngay chỗ này và vẫn để ông già chủ hiệu cà phê tiếp tục bán hàng có được không? Liệu toà nhà có ảnh hưởng gì không?
Kiến trúc sư nhìn vào bản vẽ, suy nghĩ.
- Tôi nghĩ là được. Tất nhiên nếu lấy được cả hiệu cà phê ấy thì vẫn hơn.
- Nhưng được gì chứ? - Lara căn vặn thêm.
- Được!
Howard nói:
- Cô Lara, tôi đã nói rằng chúng ta có đủ lý để buộc ông ta phải dọn đi kia mà?
Lara lắc đầu:
- Chúng ta đã mua được toàn bộ các cửa hàng khác. Thế là đủ. Những người khách tương lai sẽ đến ở tại toà nhà của chúng ta sẽ có một hiệu cà phê ngay cạnh để thỉnh thoảng ghé vào. Howard ạ, tôi đề nghị chúng ta để yên cái hiệu cà phê Heley ấy.
***
Vào ngày kỷ niệm sinh nhật cha nàng, ông James Cameron quá cố, Lara nói với Howard:
- Howard! Tôi muốn nhờ anh một việc, được không?
- Tất nhiên là được.
- Anh làm ơn đi Scotland hộ tôi.
- Chúng ta sẽ xây gì ở Scotland à?
- Chúng ta sẽ tậu một lâu đài cổ ở đó.
Howard yên lặng lắng nghe.
- Tại Scotland có một làng tên là Lơc Morlich. Làng đó nằm trên con đường đến Glenmore, gần thị trấn Avciemore. Xung quanh đó rất nhiều lâu đài cổ xưa còn sót lại. Anh hãy tậu một cái.
- Cô định dùng làm nơi nghỉ mát mùa hè chăng?
- Tôi không định về đó. Tôi cần mua để mai táng cha tôi ở đấy.
Howard chậm rãi nói:
- Cô cần mua một lâu đài cổ ở Scotland để mai táng di hài cụ?
- Đúng thế. Tôi bận quá, không có thời gian tự mình đi. Anh là người thân duy nhất tôi có thể tin cậy và giao phó công việc ấy. Cha tôi hiện nằm trong nghĩa trang Greewood tại thị trấn Glace Bay.
Đấy là lần đầu tiên Howard Keller biết được một chi tiết thực sự về lai lịch gia đình của Lara Cameron, và về tình cảm của nàng với cha mẹ.
- Chắc cô quý cụ lắm phải không?
- Anh có giúp tôi việc đó được không?
- Tất nhiên là được.
- Sau khi mai táng cha tôỉ ở đó xong, anh lo thuê cho tôi một người chăm nom ngôi mộ.
Ba tuần sau, Howard từ Scotland về, nói:
- Tôi đã làm xong. Đã thuê cả người trông nom. Vậy là cô đã có một lâu đài. Cụ đã nằm ở đó. Địa điểm rất đẹp, trên đồi. Cô sẽ thích phong cảnh chỗ đó Cô định bao giờ đến thăm nơi đó?
Lara ngạc nhiên ngước mắt nhìn anh:
- Tôi ấy ư? Tôi không đến đó đâu, - nàng nói.
Chú thích:
(1) Trong tiếng Anh "con mèo" đồng nghĩa với "bộ phận sinh dục nữ". Con "gà trống đổng nghĩa với "bộ phận sinh dục nam"
 
CHƯƠNG 11 -
Năm 1984 Lara Cameron quyết định: đã đến lúc chinh phục New York. Khi nàng thổ lộ kế hoạch với Howard Keller, anh rất ngạc nhiên.
- Tôi không thấy thú cái ý định ấy của cô, - anh lạnh nhạt nói. - Cô chưa hiểu New York. Tôi cũng vậy. Đấy là một thành phố khác hẳn, Lara. Chúng ta…
- Hồi tôi từ Glace Bay đến đây người ta cũng nói với tôi đúng câu như vậy về Chicago. - Lara đáp - Nghề xây dựng thì đâu cũng vậy thôi, dù ở Glace Bay, Chicago, New York hay Tokyo… vẫn những quy luật đó
- Nhưng ở đây cô cũng đã làm ăn đủ lớn rồi, - Howard phản đối. - Cô còn cần gì nữa kia nữa?
- Tôi đã nói với anh rồi. Tôi cần lớn hơn nữa. Tôi muốn tên tôi sáng rực trên bầu trời New York. Tôi sẽ xây khách sạn Cameron Plaza và một Trung tâm Cameron ở đó. Và một ngày kia, Howard ạ, tôi sẽ xây toà cao ốc cao nhất thế giới. Đấy là điều tôi cần. Hãng Cameron sẽ di chuyển đến New York.
New York đang trong cơn bùng nổ về xây dựng.
Tại đây có những "ông" khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây cất: anh em nhà Zeckendorf, Harry Helmsley, Donald Trump, anh em nhà Urise và anh em nhà Rudin.
- Chúng ta sẽ gia nhập đám người đó. - Lara bảo với Howard.
Họ thuê phòng ở khách sạn Regeney và bắt đầu nghiên cứu thành phố. Lara không sao hết ngỡ ngàng trước kích thước và sự náo động của thành phố cực kỳ to lớn và đông đúc này. Cả một số lượng lớn những toà nhà chọc trời, những đòng xe hơi cuồn cuộn chảy trên khắp thành phố.
- New York khiến cho Chicago chỉ còn như một thị trấn không hơn gì Glace Bay, - Lara nói và nàng rất nóng lòng muốn bắt tay ngay vào công việc.
- Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tập hợp thành một nhóm. Chúng ta sẽ mời một luật sư giỏi nhất về bất động sản ở New York, rồi một ban điều hành lớn. Tìm gặp những quan chức đang điều hành cho hãng Rudin, xem có cách nào để họ bỏ ông ta sang làm việc cho chúng ta không.
- Đúng đấy, - Howard nói.
- Đây là danh sách những toà nhà tôi thích nhất. Anh hãy tìm xem ai là người đã thiết kế chúng. Tôi muốn gặp những kiến trúc sư ấy ngay.
Howard đã bắt đầu thấy vẻ sôi sục trong đầu óc Lara. Anh nói:
- Tôi sẽ tiến hành một loạt tín dụng tại các nhà băng. Với số vốn liếng chúng ta hiện có ở Chicago, việc này không khó khăn gì. Tôi sẽ liên hệ với một số công ty tiết kiệm và tín dụng cùng một loạt nhà môi giới bất động sản.
- Đúng thế.
- Cô Lara này, trước khi nhẩy vào cuộc, cô có thấy chúng ta cần tính xem công trình đầu tiên ở đây sẽ là gì không?
Lara ngước mắt nhìn Howard và hỏi bằng giọng rất hồn nhiên:
- Ôi tôi chưa kể với anh à? Chúng ta sẽ mua lại khu đất của Bệnh viện Trung ương Manhatan.
Nhiều ngày trước đó, Lara đã đến một hiệu làm đầu ở đại lộ Madison. Trong lúc đang làm đầu, nàng nghe lỏm được hai người trò chuyện ở ngăn bên cạnh.
- Chúng tôi sẽ rất nhớ bà đấy, thưa bà Walker.
- Tôi cũng rất nhớ chị, chị Darlene. Tôi đã đến đây được bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Chẵn mười lăm năm.
- Thời gian sao mà trôi nhanh thế. Vậy mà tôi sắp phải xa New York.
- Bao giờ bà đi?
- Sắp rồi. Tôi vừa nhận được bức thư thúc giục sáng nay. Chị tưởng tượng được không, một bệnh viện như Bệnh viện Trung ương Manhattan mà phải tan vỡ chỉ vì hết tiền. Tôi đã làm thanh tra viện ở đó suốt hai chục năm, vậy mà họ vẫn gửi cho tôi tờ quyết định thải hồi. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Lara vẫn chăm chú nghe.
- Tôi chưa thấy có gì chính thức là người ta định đóng cửa bệnh viện ấy.
- Họ giữ bí mật. Bây giờ mới là lúc họ thông báo dần cho những người làm ở đó.
Người thợ làm đầu còn đang trong giai đoạn sấy khô tóc cho nàng. Nhưng Lara đã đứng dậy.
- Chưa xong đâu, thưa quý cô Cameron.
- Xin lỗi, - Lara nói. - Tôi đang vội.
***
Bệnh viện Trung ương Manhattan là một toà nhà lớn và xấu xí, đổ nát nằm ở phía Đông thành phố, giữa phố 68 và phố 69, trên cả một khu đất rất rộng.
Lara đứng ngắm một lúc lâu và trong óc nàng lập tức hiện lên một toà nhà chọc trời uy nghi với những cửa hàng sang trọng dưới tầng một và những khu nhà ở khép kín, đầy đủ trang bị ở các tầng trên.
Nàng vào bệnh viện, hỏi tên công ty nào sở hữu nó. Người ta cho nàng biết ông ta là Roger Burnham có văn phòng ở phố Wall Street.
- Tôi có thể giúp gì được, thưa quý cô Cameron?
- Tôi nghe tin ông định bán bệnh viện Trung ương Manhattan.
Ông ngạc nhiên nhìn người phụ nữ trẻ.
- Cô nghe được ở đâu, thưa cô Cameron?
- Nhưng có đúng như vậy không?
- Có thể đúng, - ông ta đáp lửng lơ.
- Tôi muốn mua lại khu đất ấy, - Lara nói. - ông định giá bao nhiêu?
- Chín mươi triệu? - Lara thấy giá quá cao, nhưng nàng lại rất mê địa điểm đó. Công trình đầu tiên sẽ rất cần thiết cho nàng tiếp tục những công trình sau này.
- Không bớt một xu?
- Đúng thế.
Lara chìa ngay cho Roger Burham tờ giấy 100 đôla.
- Thế này nghĩa là sao?
Đấy là để ông giữ lại cho tôi trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Tôi chỉ xin ông cho tôi suy nghĩ trong vòng bốn tám tiếng, có vậy thôi. Trong thời gian đó xin ông khoan bàn chuyện này với bất kỳ ai khác. Ông có mất cái gì đâu? Nếu tôi quyết định chấp nhận cái giá mà ông đưa ra, tôi sẽ trao tiền.
- Tôi chưa biết gì về cô, thưa cô Cameron.
- Ông hãy gọi điện hỏi Ngân hàng thương mại Chicago. Gặp ông Bob Vance. Ông ấy là chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà băng.
Roger Burham nhìn Lara một lúc lâu, lắc lư đầu và lẩm bẩm gì đó, nghe như có chữ "điên rồ" thì phải.
Ông ta đích thân tìm số điện thoại. Và viên thư ký bắt liên lạc với Bob Vance cho ông ta.
- Ông Vance? Tôi là Roger Burham ở New York đây.Có một cô gái tên là… - ông ta ngước nhìn Lara.
- Lara Cameron.
- Lara Cameron đang ngồi đây. Cô Cameron muốn mua một bất động sản của chúng tôi ở đây và cô ấy nói là ông biết cô ấy.
Roger Burham ngồi xuống nghe điện thoại tiếp.
- Cô ấy là? Tôi hiểu… Thật à? Nhưng tôi không biết về chuyện đó… Được… Được. - Rất lâu sau, Burham nói, - Cảm ơn ông, thưa ông Vance.
Ông ta đặt điện thoại xuống rồi nhìn thẳng vào mắt Lara.
- Ra cô là người rất nổi tiếng ở Chicago.
- Và tôi cũng muốn nổi tiếng ở New York nữa.
Roger Burham nhìn tờ 100 đôla.
- Tôi dùng cái tờ giấy này để làm gì?
- Ông hãy dùng nó để mua vài điếu xì-gà Cuba. Nếu tôi chấp nhận cái giá kia thì tôi có thể nhận nhà ngay được chứ?
Burham ngó nàng một lúc nữa.
- Kể ra thì hơi bất tiện… nhưng, được. Vậy là tôi chờ cô trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ.
- Chúng ta phải tiến hành việc này thật nhanh. - Lara nói với Howard - Chúng ta chỉ có bốn mươi tám tiếng đồng hồ để ổn định khâu tài chính.
- Cô đã thử ước tính chúng ta cần bao nhiêu chưa?
- Rồi. Chín mươi triệu khu đất, tôi tính phải mất hai trăm triệu để phá đi và xây nhà chọc trời ở đó.
Howard nhìn nàng:
- Hai trăm triệu cộng với chín mươi triệu đôla…
- Trước nay anh tính toán vẫn nhanh lắm kia mà? - Lara nói.
Howard làm như không nghe thấy câu nói đó.
- Ta kiếm đâu ra ngần ấy tiền?
- Vay! - Lara nói. - Nếu so sánh trường hợp ở Chicago và trường hợp này thì chẳng có gì khác nhau lắm.
Đây là một canh bạc quá lớn. Hàng trăm thứ có thể xảy ra. Cô sẽ đặt toàn bộ những gì cô có trên đời vào canh bạc này đấy.
- Chính như thế mới thú, - Lara nói. - Một trò đỏ đen. Một canh bạc lớn. Và sẽ thắng rất to. Kiếm tiền để xây dựng ở New York thậm chí còn dễ hơn ở Chicago. Thị trưởng Koch đã ban hành một quy chế đánh thuế gọi là quy chế 421-A, theo đó các nhà kinh doanh bất động sản, sau khi xây xong một toà nhà, đều được miễn thuế doanh nghiệp trong hai năm đầu.
Khi các nhà băng, các công ty tiết kiệm và tín dụng cho Lara Cameron vay vốn, họ hết sức nhiệt tình muốn cộng tác với nàng.
Chưa đầy bốn tám tiếng đồng hồ sau, Lara đã bước vào văn phòng của Roger Burham và trao cho ông tấm ngân phiếu ba triệu đôla.
- Đây là tiền ứng trước, - Lara nói. Tôi sẽ trả đủ số tiền ông yêu cầu. Nhân tiện, xin ông cứ giữ lấy tờ 100 đôla hôm qua.
***
Trong sáu tháng tiếp theo, Howard làm việc với các nhà băng về chuyện vay tiền trong khi Lara làm việc với các kiến trúc sư về thiết kế của toà nhà.
Mọi việc diễn ra êm thấm. Các kiến trúc sư, các hãng thi công, và những người làm công việc tiếp thị đều thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã định.
Tháng tư, người ta bắt đầu phá toà nhà cũ để xây cái mới. Sáng nào cũng vậy, đúng sáu giờ Lara đã có mặt ở công trường, chỉ để xem xét công việc mà thôi.
Nàng hơi buồn vì đây là công việc của những người thi công, nàng không có việc gì để làm. Nàng vốn quen lúc nào cũng phải bận rộn. Nàng mong có độ nửa tá đề án cùng tiến hành một lúc.
- Tại sao chúng ta không thăm dò xem có nơi nào nữa không? - nàng hỏi Howard.
- Bởi cô đã dồn hết vốn liếng vào toà nhà này rồi. Nếu như cô để đầu óc vào công việc khác thì nơi này sẽ lao đao. Bao nhiêu tiền dốc cả vào đây, lỡ xảy ra trục trặc gì là…
- Sẽ không có trục trặc nào hết, - nàng nhìn Howard. - Anh đang băn khoăn chuyện gì phải không?
- Thoả thuận của chúng ta với các công ty tiết kiệm và tín dụng…
- Sao? Chúng ta có đủ tiền rồi chứ?
- Tôi băn khoăn về cái điều khoản thời hạn. Nếu như công trình của chúng ta không hoàn thành tất được vào ngày 15 tháng Ba sang năm thì họ sẽ đòi tiền lại và cô sẽ mất hết.
Lara nhớ lại trường hợp đã gặp phải hồi xây toà nhà đầu tiên ở Glace Bay, may mà lúc đó có những người bạn quý đã cứu nguy cho nàng. Nhưng trường hợp này khác hẳn.
- Anh đừng lo, - nàng nói với Howard. - Công trình sẽ hoàn tất đúng thời hạn. Anh đã đủ yên tâm để dò tìm một nơi nào khác chưa?
***
Lara đang bàn với những người làm công việc tiếp thị.
- Các quầy bán hàng dưới tầng một đều đã có những người ký hợp đồng thuê cả rồi, - người phụ trách tiếp thị nói với Lara. - Quá nửa số căn trên các tầng cũng đã có khách ký. Chúng tôi nghĩ rằng trước khi toà nhà xây xong, chúng tôi sẽ bán được ba phần tư số căn hộ khép kín đó. Và chỉ ít lâu sau đó là chúng tôi bán hết.
- Tôi muốn phải bán xong hết trước khi toà nhà hoàn tất - Lara nói. - Các ông tiến hành quảng cáo mạnh vào.
- Vâng.
Howard Keller bước vào văn phòng.
- Tôi cần đưa cái này cho cô, Lara. Cô nói đúng. Công trường sẽ bảo đảm tiến độ.
- Nó sẽ chính xác như máy đếm tiền.
Ngày 15 tháng Giêng, sáu mươi ngày trước thời hạn hoàn thành, phần xây dựng đã xong, bắt đầu vào phần đặt ống nước và dây dẫn điện. Lara đứng xem các thợ làm trên các dàn giáo. Một người thợ ngừng công việc, lấy bao thuốc lá trong túi ra và lỡ tuột tay, làm rơi quả dọi xuống. Lara hoảng hốt thấy quả dọi đang rơi xuống đúng đỉnh đầu nàng. Nàng vội né tránh, tim đập thình thình. Người thợ đứng trên cao nhìn xuống, vẫy tay "Xin lỗi?"
Mặt hầm hầm, Lara bước vào thang máy xây dựng, lên chỗ người thợ kia. Quên cả là dàn giáo rất cao và chỉ trượt chân một cái là rơi xuống tan xác, nàng xăm xăm đi về phía anh ta.
- Anh vừa làm rơi quả dọi phải không?
- Vâng, tôi xin lỗi.
Nàng giáng một cái tát thật mạnh vào giữa mặt anh ta.
- Anh đã bị đuổi! Cút ngay khỏi đây!
- Nhưng, - anh ta nói. - Đấy chỉ là vô tình, là không may. Tôi…
- Cút khỏi công trường ngay.
Người thợ nhìn nàng một lát rồi chậm chạp bước vào thang máy xuống đất.
Lara hít một hơi thở mạnh để trấn tĩnh. Những người thợ khác đều nhìn nàng.
- Tiếp tục làm việc đi! - Nàng nói.
***
Lara đang ngồi ăn trưa với Sam Gosden, luật sư ở New York, quản lý các hợp đồng của nàng.
- Tôi nghe nói công việc đều tiến hành trôi chảy, - Gosden nói.
Lara mỉm cười:
- Rất tốt chứ không phải chỉ " trôi chảy". Chỉ vài tuần nữa là hoàn tất công việc.
- Tôi đã có thể tiến hành thủ tục để bàn giao được chứ?
- Được, nhưng phải hết sức thận trọng để khỏi xảy ra chuyện rắc rối cho bản thân ông đấy.
Gorden bật cười:
- Tôi cam đoan là bà không thể gây được chuyện rắc rối gì cho tôi.
- Tại sao anh nói vậy?
- Kinh doanh bất động sản ở mức độ như của bà hiện nay là thứ dành cho nam giới. Phụ nữ nhẩy vào lĩnh vực này rất ít và đều chỉ là thứ làm cò con, không hơn gì mấy cô gái bán hàng ở các hợp tác xã mua bán.
- Vậy là ông không tán thành tôi hoạt động trong lĩnh vực này?
Gosden mỉm cười:
- Thú thật là đúng như thế.
Lara đứng phắt dậy:
- Ông Gosden!
- Có tôi!
- Không người nào làm thuê cho tôi lại dám coi thường tôi. Tôi không dùng ông nữa. Ông đã bị sa thải!
Gosden há hốc miệng trong lúc Lara bước nhanh ra ngoài nhà hàng.
Sáng thứ hai sau đó, trong lúc Lara lái xe đến công trường, nàng cảm thấy có chuyện gì đó không ổn. Và đột nhiên nàng hiểu ra đó là chuyện gì. Công trường im phăng phắc. Không có tiếng búa máy, không có cả bất kỳ tiếng máy móc nào khác. Đứng trước công trường, nàng như không tin vào mắt mình nữa. Các thợ đang thu dọn đồ lề lục đục ra về. Viên đốc công đóng gói đồ đạc. Lara vội vã chạy đến chỗ ông ta.
- Có chuyện gì vậy? - Lara hỏi. - Chưa đến bảy giờ.
- Tôi cho anh em nghỉ.
- Ông nói gì lạ vậy?
- Có đơn kiện bà, thưa bà Cameron.
- Kiện tôi thế nào?
- Là bà tát một người thợ.
- Cái gì? - Nàng đã quên chuyện hôm qua. - À, phải rồi. Có chuyện đó, nhưng anh ta đáng bị như thế.
- Thành phố có cho bà được phép đánh thợ không?
- Khoan đã, - Lara nói. - Không phải như ông nghĩ. Anh ta làm rơi quả dọi xuống đúng đầu tôi. Tôi mà không kịp tránh thì đã chết rồi. Tôi công nhận là lúc đó tôi quá nóng. Nhưng tôi không thể nhận anh ta trở lại làm việc được.
- Hắn không trở lại đây đâu, - người đốc công nói. - Và tất cả chúng tôi đều không làm nữa.
Lara nhìn thẳng vào mắt ông ta.
- Ông nói giỡn đấy chứ?
- Nghiệp đoàn chúng tôi ra quyết định, đây không phải chuyện giỡn. - Viên đốc công nói. - Nghiệp đoàn ra lệnh cho chúng tôi bỏ việc và chúng tôi phải chấp hành.
- Các ông đã ký hợp đồng với tôi.
- Chúng tôi hủy hợp đổng, - viên đốc công nói. - Nếu bà khiếu nại, bà hãy đến gặp ban lãnh đạo nghiệp đoàn.
Ông ta bước đi.
- Khoan đã. Tôi nhận lỗi. Tôi đã nói với ông rồi. - Tôi… sẵn sàng xin lỗi người thợ hôm qua và bằng lòng nhận anh ta vào làm tiếp.
- Bà Cameron, tôi thấy bà chưa rõ tình hình. Thằng cha đó không trở lại làm đâu. Tất cả chúng tôi đều đã nhận lời làm cho công trình khác. Thằng cha hôm qua bà tát cũng cùng chúng tôi đến đó làm. Đây là thành phố làm ăn, bà hiểu chưa? Chúng tôi rất bận và không có thời giờ để chủ tát tai như vậy.
Lara đứng lặng đi như trời trồng, nhìn viên đốc công đi ra. Đúng là cả một cơn ác mộng khủng khiếp.
Nàng vội vã quay về văn phòng, thuật lại tình hình cho Howard Keller.
Nàng chưa kịp nói, anh đã ngắt lời:
- Tôi đã biết rồi, và tôi đã nói chuyện điện thoại với nghiệp đoàn.
- Họ nói sao? - Lara sốt ruột hỏi.
Tháng sau họ mới chịu tiếp chúng ta để thương lượng vụ này.
Lara sa sầm mặt xuống.
- Tháng sau? Chúng ta chỉ còn hai tháng nữa đã phải hoàn tất công trình.
- Tôi cũng bảo họ như vậy.
- Họ nói sao?
- Họ nói không cần biết.
Lara ngã phịch xuống đi văng.
- Lạy Chúa tôi! Vậy tôi phải làm gì bây giờ?
- Tôi chưa biết.
- Hay chúng ta đến nói với nhà băng…, - nàng nhìn ngay thấy vẻ phản đối trong ánh mắt Howard.
Đột nhiên nàng nghĩ ra. - Tôi hiểu rồi. Tôi nghĩ ra cách rồi. Chúng ta thuê một hãng xây dựng khác làm nốt phần công việc còn lại.
- Lara! Đây là nghị quyết của nghiệp đoàn xây dựng cho nên sẽ không người thợ nào dám trái lệnh đến làm cho chúng ta đâu.
- Nhưng thằng cha kia suýt nữa giết chết tôi.
- Đúng là như thế. Và nếu không như thế lại không xảy ra chuyện rắc rối này. - Howard âu sầu nói.
Lara vùng đứng dậy, đi đi lại lại:
- Tôi sẽ nhờ Sam Gorden lo liệu… - nhưng nàng chợt nhớ ra. - Ôi, tôi đã thải hồi ông ta rồi.
- Tại sao thế?
- Chuyện không quan trọng.
Howard nói to lên ý nghĩ của anh.
- Hay là chúng ta tìm một luật sư chuyên về nghiệp đoàn, loại có uy thế…
- Đấy là một ý rất hay. Người nào có thể nhanh chóng thu xếp cho chúng ta vụ này. Anh biết có luật sư nào như thế không?
- Không. Nhưng Sam Gosden có nhắc đến một người nào đó trong lúc trò chuyện với tôi. Tên ông ta là Martin. Phải rồi Paul Martin.
- Ông ta là người thế nào? - Lara vội hỏi.
- Tôi chưa biết, nhưng lúc nào tôi và Gorden nói chuyện về nghiệp đoàn, anh ta có nhắc đến cái người có tên là Paul Martin đó.
- Anh biết ông ta làm ở hãng nào không?
- Không.
Lara gọi thư ký.
- Kathy! Cô tìm địa chỉ một luật sư ở New York này tên là Paul Martin.
Howard nói:
- Cô cần biết số điện thoại của ông ta để gọi và hẹn giờ gặp phải không, Lara?
- Tình hình cấp bách rồi. Tôi không thể ngồi để chờ đến lúc gặp ông ta. Tôi sẽ tìm đến chỗ ông ta ngay hôm nay. Nếu ông ta giúp được chúng ta thì tốt. Bằng không, chúng ta phải đi tìm một luật sư khác.
Nhưng thâm tâm nàng nghĩ. Chẳng thể có khả năng nào khác được.
 
CHƯƠNG 12 -
Văn phòng luật sư Paul Martin nằm trên tầng hai mươi nhăm của một toà cao ốc trên phố Wall Street. Tấm biển bọc kính đã mờ ngoài cửa đề:
"Paul MARTIN - luật sư".
Lara hít một hơi thật sâu rồi bước vào. Phòng tiếp khách, nàng không ngờ nhỏ đến thế. Chỉ có một chiếc bàn và một cô thư ký tóc vàng xỉn ngồi đằng sau.
- Chào bà. Tôi có thể giúp gì được bà?
- Tôi muốn gặp ông Martin, - Lara nói.
- Ông chủ tôi có đợi bà không?
- Có. Tôi đang rất vội, không có thời giờ nói với cô dài dòng.
- Tên bà?
- Cameron. Lara Cameron.
Cô thư ký băn khoăn nhìn nàng.
- Bà vui lòng chờ cho một lát. Tôi vào hỏi xem ông Martin có tiếp bà được không.
Cô thư ký đứng lên, đi vào phòng giấy bên trong.
Ông ta sẽ tiếp mình, Lara thầm nghĩ.
Lát sau, cô thư ký bước ra.
- Luật sư Martin nhận tiếp bà, thưa bà Cameron.
Lara cố nén một tiếng thở phào nhẹ nhõm.
- Cảm ơn cô.
Nàng đi vào phòng giấy của Martin. Đấy là một phòng nhỏ, đồ đạc sơ sài. Một bàn làm việc, hai đi văng, một bàn nước vài ghế nệm. Không ra vẻ một người có thế lực, - Lara thầm nghĩ. Người đàn ông ngồi sau bàn giấy khoảng ngoài sáu mươi tuổi. Ông ta có gương mặt mang những vết hằn sâu, mũi khoằm và một chòm tóc bạc trắng.
Ông ta có một nét gì đó khiến trông giống như một con thú. Ông mặc áo vét kiểu cổ, cài chéo trước ngực, mầu ghi, sơ mi trắng và cổ hẹp. Lúc nói, giọng ông ta trầm, hơi đục và như thể ra lệnh.
- Cô thư ký của tôi cho biết tôi có hẹn với bà?
- Xin ông tha lỗi. - Lara nói - Tôi cần gặp ông, rất cần, vì có chuyện cấp bách.
- Xin mời ngồi, quý cô…
- Cameron, Lara Cameron, - Nàng ngồi xuống một chiếc ghế tựa.
- Tôi có thể làm gì giúp quý cô được?
Lara lại hít mạnh một hơi. - Tôi đang gặp một khó khăn nhỏ… Về một công trình đang xây dựng.
- Quý cô nói cho rõ hơn.
- Tôi là nhà kinh doanh bất động sản, thưa luật sư. Công trình của tôi đang xây dở dang trong quận Đông, và tôi vấp phải một rắc rối với nghiệp đoàn.
Paul Martin lắng nghe, không nói gì.
Lara sôi nổi nói tiếp:
- Tôi trót nổi nóng và lỡ tay tát một công nhân, thế là nghiệp đoàn quyết định cho họ ngừng việc.
- Cô Cameron… nhưng ch.uyện ấy liên quan gì đến tôi cơ chứ?
- Tối có nghe một người nói là ông có thể giúp được tôi.
- Tôi e người ta lầm đấy. Tôi là luật sư doanh nghiệp. Tôi không liên quan gì đến lĩnh vực xây dựng và tôi cũng không có quan hệ gì vôi nghiệp đoàn.
Lara như rơi xuống vực thẳm.
- Vậy mà tôi đã tưởng… luật sư có thể giúp được tôi chút gì đó.
Martin đặt cả hai bàn tay lên bàn, như định đứng lên.
- Tôi có thể khuyên cô vài câu. Cô nên đến gặp một luật sư chuyên về các vấn đề lao động. Ông ta sẽ bố trí để cô gặp nghiệp đoàn và…
- Tôi đang rất vội. Thời hạn hoàn tất công trình đã sát nút rồi. Tôi… À nhưng lời khuyên thứ hai, xin luật sư cho biết?
- Là cô nên bỏ công việc kinh doanh bất động sản, công việc xây dựng, - cặp mắt ông ta chiếu thẳng vào bộ ngực nàng. - Cô không có đủ điều kiện để làm loại công việc ấy.
- Ông nói sao?
- Lĩnh vực xây dựng không phải của nữ giới.
- Vậy lĩnh vực nào là của nữ giới? Vị trí chúng tôi là phải ở đâu? - Lara giận dữ hỏi. - Ở dưới bếp và mang bầu chứ gì?
- Đại loại như vậy. Cô nói đúng.
Lara đứng phắt dậy. Đấy là nàng đã cố ghìm nén hết sức rồi đấy.
- Chắc ông mới từ thời hồng hoang nhẩy đến đây ông không nghe tin tức gì về thời đại ngày nay ư? Ngày nay phụ nữ đã được giải phóng rồi.
Paul Martin lắc đầu:
- Không đâu. Họ chỉ to miệng hơn mà thôi.
- Vậy thì chào ông, ông Martin. Tôi xin lỗi là đã làm mất thời giờ quý báu của ông.
Lara quay gót, bước ra, đóng sập cửa lại. Nàng bước nhanh trên hành lang, hít thật mạnh để trấn tĩnh lại. Đúng là sai lầm, nàng thầm nghĩ. Vậy là nàng đã mất hết. Bao nhiêu công phu phấn đấu, lao động, xây dựng, chỉ trong một khoảnh khắc nàng đã làm mất hết. Bây giờ thì không còn ai để cầu cứu. Không còn nơi nào để đi tới nữa.
Thế là xong.
Lara bước chân trên những đường phố lạnh lẽo, dưới trời mưa. Nàng hoàn toàn không cảm thấy chút nào về luồng gió lạnh buốt bao quanh. Đầu óc nàng chỉ còn thấy tai hoạ khủng khiếp vừa rơi xuống nàng.
Lời nhắc của Howard Keller văng vẳng bên tai. Cô xây nhà này nhà nọ và cô bị phụ thuộc vào chúng. Thứ ấy giống như một kim tự tháp lộn ngược và lúc nào cũng có nguy cơ sụp đổ. Và bây giờ thì nó đã sụp đổ. Các nhà băng Chicago sẽ tịch biên toàn bộ tài sản của nàng ở đó và nàng sẽ mất trắng toàn bộ những gì nàng đầu tư vào toà nhà đang xây dở dang kia.
Lẽ ra nàng phải hiểu ngay từ đầu. Tội nghiệp Howard, nàng nghĩ. Anh ấy đã tin vào những ước mơ của mình và bây giờ mình kéo anh ấy cùng ngã theo xuống vực thẳm với mình.
Mưa đã tạnh và bầu trời bắt đầu hẩng lên. Vầng mặt trời mờ mờ hiện ra sau làn mây trắng đục. Lara chợt nhận ra là trời đã sáng. Vậy là nàng đã đi lang thang suốt cả một đêm. Nàng nhìn xung quanh và nhận ra nàng đang ở đâu. Chỉ qua vài ngã tư nữa là đến cái khoảng đất chết tiệt kia. Ta ngó lại lần cuối cùng một cái, nàng chua xót thầm nghĩ.
Còn cách một ngã tư nữa mới đến, nàng đã nghe thấy tiếng ầm ầm: tiếng búa máy; tiếng máy khoan và tiếng máy trộn bê tông. Nàng đứng lại, lắng nghe, rồi co chân chạy vội đến. Khi tới nơi, nàng đứng sững lại vì kinh ngạc, không còn tin vào mắt mình nữa.
Tất cả thợ thuyền đều đã ở đó và đang làm việc sôi động.
Viên đốc công bước đến cười với nàng:
- Chào bà Cameron.
Mãi sau, Lara mới thốt lên được.
- Sao lại thế này? Có chuyện gì đã xảy ra vậy?
- Tôi… Tôi tưởng ông cho anh em nghỉ cả rồi chứ?
Bác đốc công lành hiền nói:
- Hôm qua chỉ là chuyện hiểu lầm thôi, thưa bà Cameron. Đúng là thằng cha Bruno suýt nữa làm bà thiệt mạng thật, lúc hắn làm rơi quả dọi xuống.
Lara nghẹn cổ họng.
- Nhưng anh ta.
- Bà yên tâm. Hắn không còn làm ở đây nữa. Từ nay sẽ không xảy ra sơ suất nào tương tự như thế nữa. Bà không phải lo lắng chuyện gì nữa. Chúng tôi lại tiếp tục thực hiện đúng tiến độ quy định.
Lara cảm thấy như nàng đang ngủ mơ. Nàng đứng đó ngắm những người thợ đang làm việc sôi động bên cạnh những khung sắt và nàng thầm nghĩ. Vậy là thoát rồi. Lại hoàn toàn như trước. Paul Martin?
Vừa về đến văn phòng Lara gọi điện ngay cho ông ta. Cô thư ký trả lời:
- Rất tiếc, thưa bà, ông Martin bận không trả lời bà được.
- Vậy cô vui lòng nhắn giúp là xin ông luật sư gọi điện cho tôi được không? - Lara nói số điện thoại của nàng cho cô ta ghi lại.
Ba giờ chiều hôm đó vẫn chưa thấy Martin gọi tới. Nàng bèn gọi đến văn phòng ông ta.
- Rất tiếc, thưa bà. Ông Martin bận rồi.
Paul Martin không gọi lại cho nàng nữa.
Năm giờ chiều, nàng đến văn phòng ông ta. Lara nói với cô thư ký tóc vàng.
- Cô làm ơn nói giúp với ông luật sư là tôi đã đến đây và mong được gặp ông.
Cô ta nhìn nàng, vẻ ngần ngại.
- Vâng, tôi sẽ… Xin bà đợi cho một chút, thưa bà Cameron… - cô ta vào trong và liền sau đó quay ra, nói. - Xin mời bà vào.
Thấy Lara vào, Paul Martin ngẩng đầu lên.
- Chào cô Lara Cameron. Có chuyện gì đấy? - Giọng ông ta lạnh nhạt, không ra thân thiện cũng không căm ghét. - Tôi có thể làm gì giúp cô được?
- Tôi đến để cảm ơn ông.
- Cảm ơn về chuyện gì?
- Chuyện… Ông đã giải toả giúp tôi sự va vấp với nghiệp đoàn.
Martin cau mày:
- Tôi không hiểu cô nói gì?
- Các công nhân sáng nay đã lại đi làm và mọi sự đúng là tuyệt vời. Công trình lại đi đúng tiến độ.
- Xin mừng cô.
- Xin ông gửi tôi tờ thanh toán thù lao cho ông.
- Cô Cameron. Tôi nghĩ là cô đã lầm. Khó khăn của cô được giải quyết, tôi xin mừng cho cô. Nhưng tôi không hề làm gì hết.
Lara nhìn ông ta một lúc lâu.
- Thôi được. Tôi sẽ… Tôi xin lỗi đã làm mất thời gian của ông.
- Không có gì, - Martin nhìn theo cho tới lúc Lara ra khuất.
Lát sau cô thư ký bước vào.
- Bà Cameron để lại một gói gì đó cho ông, thưa ông Martin.
Đấy là một hộp nhỏ, bên ngoài buộc bằng ruy băng màu tươi. Tò mò Martin mở ra. Bên trong là pho tượng một chàng hiệp sĩ thời cổ bằng bạc, đầy đủ áo giáp sắt và vũ khí đang chuẩn bị chiến đấu. Một sự xin lỗi. Cô ta đã bảo ta là gì nhỉ: người thời hồng hoang.
Martin như nghe thấy văng vẳng bên tai của ông nội ông ngày xưa. Đã đến thời nguy hiểm, cháu Paul ạ! Đám trẻ quyết định tranh quyền kiểm soát mafia, tông cổ đi những người cổ lỗ, những người của thời hồng hoang. Thật đáng sợ, nhưng bọn chúng đã lầm rồi đấy.
Ông nội Martin nói câu đó từ lâu lắm rồi, ở tận xứ Sicile xa xăm.
 
CHƯƠNG 13 - GIBELLINA, SICILE, 1879
Dòng họ Martini là dân ngụ cư, không phải gốc gác ở cái làng nhỏ Gibellina trên đảo Sicile này. Thiên nhiên ở đây hoang vu, đất đai cằn cỗi, lúc nào cũng phơi mình dưới cái nắng gay gắt. Đúng là bức tranh của một hoạ sĩ bệnh hoạn vẽ lên. Giữa những đồn điền lớn của các nhà giàu, gia đình dòng họ Martin tậu một khoảnh đất nhỏ và cố gắng tự cày cấy lấy.
Một hôm, viên quản lý đồn điền đến gặp bác Giuseppe Martini:
- Nông trại của bác quá nhỏ, lại toàn sỏi, - y nói. - Chỉ trồng ôlivơ với nho làm sao đủ sống?
- Ông khỏi lo cho chúng tôi, Giuseppe Martini đáp - Gia đình tôi từ xa xưa vẫn là nông dân.
Nhưng chúng tôi thấy mà ái ngại, - viên quản lý đồn điền nói. - Ngài Vito chủ tôi bảo bác nên nhận ít đất của chủ tôi mà thuê.
- Tôi biết ngài Vito và đất đai của ngài, - Giuseppe Martini nhăn mặt nói. - Nếu tôi nhận đất của ngài để thuê thì ngài sẽ chiếm lấy ba phần tư hoa lợi và đòi một trăm phần trăm tiền giống má. Tôi thừa biết thuê đất của ngài là thế nào rồi. Xin cám ơn.
- Bác lầm rồi. Đất này là đất dữ. Bác cưỡng lệnh các ông chủ là nguy hiểm lắm đấy.
- Ông doạ tôi đấy hẳn?
- Là tôi nhắc bác thôi.
- Cút ngay khỏi nhà tao! - Giuseppe Martini quát.
Viên quản lý nhìn bác nông dân một lúc rồi buồn bã lắc đầu.
- Bác ương ngạnh quá đấy, bác Giuseppe.
Con trai nhỏ của Giuseppe hỏi:
- Ai thế, cha?
- Hắn là quản lý cho một trong những đồn điền lớn nhất ở vùng này.
- Con ghét lão ta lắm, - cậu bé Ivo nói.
- Cha cũng chẳng ưa gì hắn, - Giuseppe nói.
Đêm hôm sau, kho chứa hoa lợi của bác Giuseppe bị cháy và mất con bò, ngựa của bác cũng biến mất.
Và Giuseppe lại phạm thêm một sai lầm nữa.
Bác đến gặp trương tuần của xã.
- Tôi xin được che chở, - bác nói.
Viên trương tuần nhìn bác nông dân vẻ khó chịu.
- Thì bổn phận chúng tôi là che chở dân. Vậy có chuyện gì đấy?
Đêm qua ngài Vito đã sai người đốt kho hoa màu và dắt đi bò ngựa của tôi.
- Chà, đấy là tội to lắm. Bác có chứng cứ gì không?
- Quản lý của ngài Vito đến gặp tôi và đe tôi.
- Nhưng ông quản lý có đe đã đốt nhà kho và dắt bò ngựa của bác đi không?
- Tất nhiên là ông ta không nói rõ ra như thế, - Giuseppe Martim đáp.
- Vậy ông quản lý nói với bác thế nào?
- Ông ta khuyên tôi thuê đất của ngài Vito mà làm.
- Và bác đã từ chối?
- Tất nhiên.
- Này, bác nghe tôi bảo. Ngài Vito là ông lớn. Vậy bác muốn tôi bắt giam ngài chỉ vì quản lý của ngài gợi ý bác thuê đất của ngài sao?
- Tôi chỉ xin ông che chở cho tôi, - Giuseppe Martini nói. - Tôi sẽ không để ai cướp mất mảnh đất của mình đâu.
- Thôi được. Tôi sẽ giúp bác.
- Xin cảm ơn ông trương tuần.
- Vậy cứ thế nhé.
Chiều hôm sau cậu bé Ivo ra ngoài tỉnh về, thấy năm sáu người đang phi ngựa về phía nhà cha cậu.
Chúng xuống ngựa, bước vào nhà.
Vài phút sau Ivo thấy chúng lôi cha cậu ra ngoài đồng.
Một đứa rút súng.
- Tao cho mày chạy. Nào, chạy đi.
- Không! Đây là đất của tôi! Tôi…
Ivo hốt hoảng nhìn thấy tên cưỡi ngựa nổ một phát súng xuống đất ngay bên cạnh chân cha cậu.
- Chạy! - hắn quát.
Giuseppe Martini co chân chạy.
Những tên côn đồ nhảy lên lưng ngựa, vây quanh cha Ivo, miệng hò hét.
Ivo nấp chỗ kín, kinh hoàng nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt cậu.
Đám côn đồ cưỡi ngựa nhìn bác nông dân Giuseppe lao chạy trên cánh đồng, tìm cách thoát thân. Cứ mỗi lần bác định leo lên đường, một tên lại phi ngựa đến đánh bật bác xuống. Cho đến lúc Giuseppe máu me đầy người và thở hồng hộc, không đủ sức chạy nữa, từ từ khuỵu xuống, ngã vật ra đất.
Đám côn đồ coi đó như một thứ thể thao, chúng lấy roi quật lên bác nông dân rồi lôi bác đến một cái giêng.
- Tại sao? - Bác rên rỉ. - Tôi đã làm gì nào?
Mày đến gặp trương tuần. Lẽ ra mày không được làm thế.
Chúng lột quần Giuseppe, rồi trong khi mấy đưa kia giữ chặt bác, một tên rút dao ra.
- Để mày nhớ đời!
Giuseppe gào lên:
- Đừng. Tôi biết tội rồi. Các ông tha cho tôi.
Một tên bật cười:
- Mày nói câu ấy với vợ mày.
Hắn cúi xuống, túm lấy cái đàn ông của bác nông dân dùng dao xẻo đứt.
Tiếng kêu của Giuseppe vang động cả cánh đồng.
- Mày không cần đến cái này nữa, - tên chỉ huy cười cợt, nói như "trấn an" bác.
Hắn cầm cái vật đó ném luôn vào miệng Giuseppe. Bắc nông dân cố cưỡng nhưng không được và khi hắn buông tay bác nhổ ra.
Tên chỉ huy nhìn một tên trong bọn:
- Lão ta không thích cái mùi ấy. Một tên nhảy trên lưng ngựa xuống, nhặt mấy hòn đá, kéo quần bác nông dân lên rồi nhét đầy mấy túi quần của bác.
- Đi!
Bọn chúng lôi Giuseppe đến bờ giếng rồi đẩy bác xuống.
- Lão ta sẽ uống thứ nước giếng như nước đái ấy.
- Bọn nhà quê uống nước nào mà chẳng thế.
Đợi không cho còn tiếng bọt sủi dưới giếng nữa, chúng mới nhảy lên lưng ngựa phóng đi.
Ivo Martini nấp sau bụi cây kinh hoàng xem khung cảnh ghê sợ ấy. Cậu bé lên mười đợi cho đám côn đồ đi khuất vội vã chạy đến bờ giếng. Cậu ngó xuống, gọi:
- Cha ơi…
Nhưng giếng sâu thẳm và cậu không nghe thấy gì hết.
Khi bọn côn đồ đã thanh toán xong bác nông dân Giuseppe Martini, chúng quay về nhà bác tìm vợ bác, Maria. Lúc chúng kéo đến, bác gái đang ở dưới bếp.
- Chồng tôi đâu? - bác hỏi.
Một tên nhe răng cười:
- Chồng mụ đang uống nước.
Hai tên bước đến kẹp hai bên Maria. Một tên nói:
- Cô đẹp lắm, làm vợ thằng Giuseppe xấu xí ấy thật phí của.
- Cút đi! Maria quát.
- Khách đến nhà mà cô ăn nói thế hả? - một tên bước đến, xé quần áo Maria ra. - Cô sắp phải mặc đồ tang, cho nên thứ này không cần dùng đến nữa.
- Đồ súc vật!
Lúc đó trên bếp lò đang có thùng nước sôi. Maria bên chạy đến, nhấc lên và hất vào mặt một tên.
Hắn rú lên vì bỏng.
- Con đĩ - Hắn rút súng bắn Maria.
Bác chết ngay từ lúc chưa kịp ngã vật xuống.
Tên chỉ huy thét:
- Thằng ngu! Mày không đ... nó rồi hãy bắn. Thôi!
Nửa giờ sau chúng về đến biệt thự của ngài Vito.
- Chúng con đã thanh toán xong hai vợ chồng thằng Giuseppe, thưa ông chủ, - tên chỉ huy tâu trình.
- Còn thằng con trai chúng?
Tên nọ ngạc nhiên nhìn chủ:
- Ngài không nói gì đến chuyện chúng có con trai.
- Quân khốn kiếp - Tao đã bảo là phải giết hết cả nhà nó kia mà.
- Nhưng thằng đó còn nho lắm, thưa ngài Vito.
Nhỏ bây giờ rồi sau sẽ lớn và nó sẽ trả thù, chúng bay hiểu chưa? Tìm ngay nó và giết đi!
- Vâng, Thưa Ngài.
Hai tên côn đồ quay lại nhà Giuseppe Martini.
Ivo đang trong cơn choáng váng. Cậu nhìn thấy cả hai cha mẹ bị giết. Cậu còn lại trên thế gian này một mình, không có nơỉ nào để đi, không có ai để nhờ cậy.
Mà khoan đã! Có một người, đó là chú Muncio Martini, em của cha cậu, sống ở Palermo. Ivo hiểu rằng cậu phải trốn cho mau, kẻo đám gia nhân của Vito sẽ quay lại giết nốt cậu. Cậu còn lấy làm lạ sao chúng không quay lại ngay để làm chuyện đó. Cậu lấy vài thứ ăn nhét vào cái xắc nhỏ, vắt lên vai và vội vã chạy ra khỏi nhà.
Ivo chạy ra đến con đường nhỏ bẩn thỉu thì bắt đầu đi bình thường. Con đường này dẫn cậu ra khỏi làng. Khi nghe tiếng cỗ xe chạy gần đến nơi, cậu vội nấp vào rặng cây rậm rạp.
Đi được chừng một tiếng đồng hồ thì cậu thấy một tốp bốn người cưỡi phi ngựa dọc theo con đường để tìm cậu. Ivo vội nấp vào một chỗ thật kín. Bọn chúng đi khuất cậu lại tiếp. Đêm đến, cậu chui vào một vườn ăn quả, ngủ. Ivo đi như thế ba ngày liền.
Khi đã không còn lo đám gia nhân của lăo Vito đuổi theo nữa, cậu ghé vào một làng nhỏ, có chợ. Một tiếng đồng hồ sau cậu đã ngồi đằng sau một cỗ xe chở nông phẩm ra thành phố Palermo.
***
Ivo đến nhà người chú vào nửa đêm. Muncio Martini sống trong một ngôi nhà to, khang trang ở rìa thành phố. Nhà có một sân trời rộng, sân vườn.
Ivo gõ cửa ngoài. Im lặng một lúc rồi có tiếng người hỏi, giọng ngái ngủ.
- Ai đấy?
- Cháu là Ivo đây, thưa chú Muncio.
Lát sau chú Muncio mở cửa. Chú to lớn, tuổi trung niên, có cái mũi Hy Lạp rất đẹp và mái tóc trắng mềm mại. Chú mặc quần áo ngủ.
- Ôi, Ivo! Cháu đi đâu mà giữa đêm hôm khuya khoắt thế này? Cha mẹ đâu?
- Cha mẹ cháu chết rồi, - Ivo oà khóc.
- Chết? Cháu vào nhà đi. Vào đi.
Ivo lảo đảo bước vào nhà.
- Tin khủng khiếp? Tai nạn gì?
Ivo lắc đầu:
- Lão Vito sai người đến giết cha mẹ cháu.
- Giết? Nhưng tại sao?
- Cha cháu không chịu thuê đất của lão.
- Nhưng tại sao Vito lại giết cả mẹ cháu. Mẹ cháu có làm gì đâu? Chắc là cha cháu có chuyện gì đó đụng đến nó rồi.
- Chuyện gì được? Cháu chưa hiểu, - Ivo ngơ ngác.
- Vito là tên đại địa chủ, rất có thế lực trong vùng và hắn đòi mọi người phải kính nể hắn. Rất có thể cha cháu làm điều gì đó coi thường hắn, thậm chí cha cháu thách thức hắn.
- Không, cha cháu không làm gì hết.
- Thôi được, ch.uyện ấy để sau. Bây giờ cháu phải ngủ một giấc đã, Ivo.
Sáng hôm sau, lúc ăn điểm tâm, hai chú cháu lại trò chuyện.
- Bây giờ cháu ở đây với chú và làm việc giúp chú, được không nào? - Muncio goá vợ và không có con.
- Vâng cháu chỉ mong có thế.
- Chú đang thèm có đứa con trai nhanh nhẹn như cháu. Và cháu cũng khỏe mạnh nữa chứ, đúng không, Ivo?
- Vâng, cháu rất khoẻ.
- Tốt lắm.
- Chú làm nghề gì đáy, chú Muncio? - Ivo hỏi.
Chú Muncio cười:
- Chú che chở mọi người.
Tổ chức Mafia, thoạt đầu lấy tên là Bàn Tay Đen, lan khắp đảo Sicile và nhiều địa phương khác của Italia, những nơi dân chúng nghèo đói, nhằm che chở người nghèo chống lại tầng lớp giàu có và tàn bạo. Tổ chức Mafia sửa lại những bất công, trừng phạt những tội ác và cuối cùng lực lượng mạnh đến nỗi chính quyền cũng phai sợ và nông dân cũng như thương nhân đều phải nộp thuế cho Mafia.
Lưu truyền rằng tổ chức Mafia thoạt đầu xuất hiện sau vụ một cô gái trẻ bị hiếp dâm rồi bị giết chết. Mẹ cô gái đau đớn quá phát điên, chạy giữa cánh đồng, miệng thét vang gọi con: Mafia! Mafia! Có nghĩa là "Con gái của tôi! Con gái của tôi!"
Muncio đứng đầu tổ chức Mafia ở Palermo. Ông lo thu thuế đóng góp của dân chúng và trừng phạt những ai cưỡng chống lại: Hình thức trừng phạt, nhẹ thì bẻ gãy tay hoặc chân, nặng thì phải chết một cách đau đớn.
Ivo bắt đầu giúp việc cho chú.
Trong mười lăm năm đó, thành phố Palermo trở thành trường học cho Ivo và chú Muncio là ông thầy.
Ivo thoạt đầu làm chân liên lạc và cuối cùng là phó, là người trợ thủ thân tín của chú Muncio.
Năm Ivo hai mươi lăm tuổi, anh cưới Carmela, một cô gái Sicile có bộ ngực đồ sộ và kém anh một tuổi. Hai vợ chồng sinh được một đứa con trai, đặt tên là Garlo. Ivo dọn sang ở nhà riêng. Khi chú Muncio mất, Ivo thay thế vị trí của ông và trở thành giàu có. Nhưng anh vẫn còn món nợ chưa đòi.
Một hôm anh bảo Carmela:
- Em gói đồ đạc đi, chúng ta sẽ dọn sang sống bên Hoa Kỳ.
Vợ Ivo sửng sốt nhìn chồng:
- Tại sao lại sang Hoa Kỳ?
Ivo không quen bị ai hỏi lại bao giờ.
- Anh bảo thì cứ làm theo đi. Bây giờ anh có việc phải đi, hai hoặc ba ngày anh sẽ về.
Ivo đóng gói sẵn, chờ anh về là ta đi ngay.
***
Ba chiếc xe hơi đen đậu trước cửa phòng cảnh sát Gibellina. Viên trương tuần hiện nay đã là đại uý cảnh sát và nặng hơn trước tới ba chục bảng, đang ngồi sau bàn giấy thì cửa mở và sáu người bước vào.
Họ đều ăn mặc diện và có vẻ giàu có.
- Chào các ông. Tôi có thể giúp gì được các ông?
- Chúng tôi đến chính là để giúp ông, - Ivo nói.
- Ông nhớ tôi không? Tôi là con trai của Giuseppe Martini.
Viên đại uý cảnh sát trợn mắt:
- Chính cậu à? - Y nói. - Cậu về đây làm gì? Nguy hiểm cho cậu lắm đấy.
- Tôi về đây là vì hàm răng của ông.
- Hàm răng của tôi?
- Đúng thế!
Hai người của Ivo lập tức áp sát vào viên đại uý và dí súng vào hai mạng sườn y.
- Ông cần chữa răng. Há miệng ra.
Ivo thọc nòng súng vào miệng viên đại uý cảnh sát bóp cò.
Anh quay lại các bạn.
- Đi thôi.
Mười lăm phút sau, ba chiếc xe hơi màu đen chạy tới trước cửa biệt thực của Vito. Bên ngoài có hai tên gia nhân đứng gác. Chúng nhìn đoàn xe và lấy làm lạ, ngắm mãi. Khi ba chiếc xe đỗ, Ivo bước vào.
- Chào các anh. Ngài Vito đang chờ chúng tôi, - anh nói.
Một tên gác cổng cau mặt.
- Không thấy ngài dặn gì về…
Lập tức hai tên gác bị hạ ngay. Súng lắp đạn ghém, khi chạm vào người nổ bung ra cho nên cả hai tên thi thể đều nát bươm.
Lão Vito trong nhà nghe thấy tiếng súng bèn nhìn qua cửa sổ ra ngoài. Thấy vậy lão vội chạy vào mở ngăn kéo lấy một khẩu súng.
- Francô? - Lão thét. - Antônio! Mau lên!
Bên ngoài có tiếng súng.
- Ngài Vito… - một tiếng người.
Lão định quay gót lại.
Ivo đã đứng ngay trước mặt lão, tay cầm súng.
- Bỏ súng xuống.
- Tôi…
- Bỏ!
Lão Vito buông tay cho khẩu súng rơi xuống sàn nhà.
- Các anh muốn lấy gì thì lấy đi rồi cuốn xéo.
- Tao không lấy gì hết. - Ivo nói. - Thật ra tao đến đây để trả nợ mày mới đúng.
"Ngài" Vito nói:
- Nợ gì thì ta cũng bỏ qua cho.
- Nhưng tôi thì không muốn bỏ qua. Ngài biết tôi là ai không?
- Không.
- Ivo Martini.
Lão già cau mặt cố nhớ lại. Lão nhún vai:
- Tôi chưa nghĩ ra anh là ai.
- Cách đây trên mười năm, gia nhân của ngài đã giết cha mẹ tôi.
- Thật vậy ư? Thật khủng khiếp. Được, ta sẽ trừng trị chúng. Ta sẽ…
Ivo bước tới, lấy báng súng đập mạnh vào sống mũi lão. Máu túa ra.
- Đừng! - Vito thở hồng hộc. - Tôi…
Ivo rút dao:
- Tụt quần xuống.
- Sao vậy? Anh không thể…
Ivo chĩa súng.
- Tụt quần xuống!
- Không! - Lão già thét lên. Anh không được làm thế. Ta còn các con và các em trai. Nếu anh làm gì chúng sẽ tìm ra anh và giết anh như giết một con chó.
- Đấy là nếu chúng tìm thấy ta, - Ivo nói. - Tụt quần xuống!
- Không!
Ivo bắn một phát vào đầu gối. Lão già đau quá hét lên.
- Để ta giúp mi, - Ivo nói. - Anh bước đến, kéo quần lão xuống, rồi kéo cả quần lót, lôi cái của lão ra lấy dao xẻo đi.
Lão Vito xỉu xuống.
Ivo cầm cái đàn ông của lão nhét vào miệng lão.
- Tiếc rằng ta không có cái giếng để quăng mi xuống, - Ivo nói.
Anh bắn một phát vào đầu lão rồi quay gót, bước ra ngoài xe. Các bạn anh đang đợi ngoài đó.
- Đi thôi.
Lão ta có cả một gia đình rất đông đúc. Chúng sẽ lùng theo anh đấy. Ivo.
- Không sao.
Hai ngày sau, Ivo, vợ anh và đứa con trai Carlo đã ung dung ngồi trên tàu sang New York.
***
Cuối thế kỷ trước, châu Mỹ khi mới được tìm ra, quả là vùng đất chứa đầy thuận lợi. New York đông đúc người Italia. Rất nhiều bè bạn của Ivo đã di cư sang thành phố lớn này và tận dụng những kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được nhiều nhất. Đó là nghề che chở bất hợp pháp. Tổ chức Mafia mở rộng mạng lưới chân rết. Ivo đổi họ Ý sang họ người Anh: Martini thành Martin và ung dung hưởng giầu sang.
Gian Carlo là đứa trẻ làm phiền lòng cha. Hắn không muốn lao động. Năm hai mươi bảy tuổi, hắn lấy một cô gái Italia đang có thai, cưới cô trong một euộc hôn lễ đơn giản và vội vã. Ba tháng sau cô sinh hạ một con trai, đặt tên là Paul.
Ivo đặt rất nhiều hy vọng vào đứa cháu nội. Ở đất Mỹ vai trò luật sư vô cùng quan trọng. Ivo muốn cháu nội sẽ làm luật sư. Đứa trẻ thông minh và ôm nhiều tham vọng. Năm hai mươi tuổi cậu vào trường Đại học Harvard, khoa luật. Sau khi Paul tốt nghiệp đại học, Ivo thu xếp để cháu vào làm cho một hãng tư vấn luật pháp có uy tín. Năm năm sau, Paul mở văn phòng luật sư riêng.
Cũng trong thời gian này Ivo đã đầu tư rất nhiều vào những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nhưng ông vẫn giữ liên hệ với Mafia, và cháu nội ông lo về mặt luật pháp cho các hoạt động kinh doanh của ông. Năm 1967, khi ông Ivo mất, Paul cưới một cô gái gốc Italia tên là Nina và năm năm sau vợ anh cho ra đời hai đứa con sinh đôi.
***
Trong thập kỷ 70, Paul rất bận. Khách hàng chủ yếu của anh là các nghiệp đoàn, chính vì vậy mà anh rất có uy thế. Các vị chóp bu doanh nghiệp và công ty đều dựa vào anh.
Một hôm Paul đang ngồi ăn bữa trưa với một khách hàng, Bill Rohan, chủ nhà băng. Ông này hoàn toàn không biết tí gì về lai lịch của Paul.
- Ông nên gia nhập câu lạc bộ đánh gôn Sunnyvale của tôi, - Bill Rohan nói. - Ông có chơi gôn chứ?
- Thỉnh thoảng, - Paul đáp. - Khi nào rảnh rỗi.
- Tốt lắm. Tôi có chân trong Hội đồng xét duyệt thành viên mới. Ông có muốn tôi kết nạp ông làm thành viên câu lạc bộ không?
- Muốn lắm.
Tuần lễ sau Hội đồng họp, thảo luận việc kết nạp thành viên mới. Tên Paul Martin được nêu lên.
- Tôi xin giới thiệu ông Paul Martin, - Bill Rohan nói. - ông ta là người tốt.
John Hammond, một thành viên khác của Hội đồng nói:
- Ông ta là gốc Italia chứ gì? Tôi nghĩ chúng ta không nên kết nạp hội viên gốc nườc ngoài, nhất là các nước thuộc Nam Âu.
Bill Rohan nhìn ông ta:
- Nghĩa là ông không tán thành Paul Martin?
- Đúng thế.
- Thôi được. Ta xét người khác…
Cuộc họp tiếp tục.
***
Hai tuần sau Paul Martin lại ngồi ăn trưa với khách hàng hôm trước.
- Tôi vẫn thường chơi gôn, - Paul nói vui.
Bill Rohan lúng túng.
- Có một chuyện vướng nhỏ, ông Paul ạ.
- Vướng gì?
- Tôi đã giới thiệu ông vào câu lạc bộ, nhưng có một thành viên trong hội đồng phản đối.
- Tại sao?
- Ông đửng để bụng nhé. Ông ta có định kiến với người Italia.
Paul mỉm cười:
- Không sao đâu, ông Bill. Rất nhiều người không ưa dân Italia. Ông gì kia…
- Hammond, John Hammond.
- Chủ hãng thịt chứ gì?
- Đúng. Nhưng ông ta sẽ thay đổi ý kiến. Tôi sẽ nói chuyện với ông ta.
Paul lắc đầu:
- Không cần. Nói thật với ông, tôi cũng không mê đánh gôn lắm đâu.
Sáu thảng sau, vào giữa tháng Bảy, bốn xe tải của hãng Hammond đang chở thịt ướp lạnh từ Minnesota đến các siêu thị ở Buffalo và New Jersey thì đỗ lại vệ đường. Các lái xe mở cửa sau của phòng lạnh, bỏ đi mất. Khi John Hammond nghe tin đó, rất giận. Ông ta gọi điện ngay cho viên quản đốc.
- Sao lại xẩy chuyện như thế được? Triệu rưỡi đô-la thịt bị hỏng. Tại sao xe lại pan được?
- Nghiệp đoàn kêu gọi bãi công, - viên quản đốc trả lời.
- Vậy mà họ không báo gì với chúng ta? Họ lấy cớ gì để bãi công? Đòi tăng lương hay sao?
Viên quản đốc nhún vai.
- Chịu, tôi không biết. Họ không nói gì với tôi. Họ bỏ đi, có vậy thôi.
- Anh bảo mấy thằng cha lãnh đạo nghiệp đoàn đến gặp tôi để xem họ đòi cái gì?
Chiều hôm đó đại diện nghiệp đoàn đến văn phòng của Hammond.
- Tại sao các anh không báo cho tôi biết trước là các anh bãi công? - Hammond hỏi.
Người đại diện nghiệp đoàn nói vẻ như nhận lỗi.
- Chính tôi cũng không biết, thưa ông chủ. Họ nổi cơn điên lên và họ bỏ đi, chuyện xảy ra quá đột ngột.
- Anh thừa biết xưa nay tôi là người biết điều và sẵn sàng thoả thuận với công nhân. Chuyện này tôi không sao hiểu nổi. Các anh đòi tăng lương chăng?
- Không đâu, thưa ông chủ. Chắc là vì chuyện xà phòng.
Hammond ngạc nhiên nhìn người đại diện nghiệp đoàn.
- Anh nói xà phòng nghĩa là sao?
Họ không bằng lòng loại xà phòng ông chủ cho đặt trong các buồng tắm. Xà phòng ấy quá gắt.
Hammond không thể tưởng tượng nổi điều người đại diện vừa nói.
- Xà phòng quá gắt? Chỉ vì vậy mà tôi mất toi một triệu rưỡi đô la?
- Ông chủ đừng mắng tôi, - người đại diện nghiệp đoàn nói. - Đấy không phải tôi nói.
- Lạy Chúa!~ - Hammond nói. - Tôi không thể tưởng tượng nổi. Vậy các anh muốn loại xà phòng nào? Xà phòng tiên chăng? - ông ta đấm tay xuống. Lần sau các anh có nói chuyện gì không bằng lòng phải cho tôi biết ngay. Anh nghe rõ chưa?
- Rõ rồi, thưa ông chủ.
- Anh bảo mấy người đó tiếp tục đi làm đi. Ngay sáu giờ tối nay ở các buồng tắm sẽ có thứ xà phòng tốt nhất trên thị trường. Rõ chứ.
- Vâng, tôi sẽ nói lại lời ông chủ.
Hammond ngồi lại rất lâu, hút thuốc lá và suy nghĩ. Cử thế này thì đất nước không biết sẽ đi đến đâu, ông ta suy nghĩ. Xà phòng!
***
Hai tuần sau, đúng bữa trưa, một ngày nóng bức tháng Tám, năm xe lạnh chở thịt của công ty Hammond trên đường từ Syracuse đến Boston lại đỗ ở vệ đường và các lái xe mở toang cửa phòng lạnh rồi đi mất.
Sáu giờ chiều hôm đó thì Hammond được tin.
- Các anh lại làm cái trò gì thế, hả? - ông ta nổi cơn thịnh nộ. Hay chưa được cấp thứ xà phòng hảo hạng?
- Tôi cấp rồi, - viên quản đốc đáp, - ngay sau hôm ông chủ ra lệnh.
- Vậy lần này là chuyện gì nữa?
Viên quản đốc thở dài nói:
- Tôi không rõ. Tôi không nghe thấy ai phàn nàn gì hết. Không ai nói gì với tôi cả.
- Gọi đại diện nghiệp đoàn đến gặp tôi.
Bảy giờ tối, đại diện nghiệp đoàn đến. Hammond nói với anh ta:
- Hai triệu đôla thịt bị hỏng chiều hôm nay là do người của các anh, - Hammond gầm lên - Họ điên hay sao vậy?
- Ông chủ muốn tôi thuật lại cho ông chủ tịch nghiệp đoàn câu ông chủ vừa nói không?
- Đừng, đừng. - Hammond vội nói. - Chỉ có điều trước đây anh em có chuyện gì với tôi đâu? Nếu như các anh muốn tăng lương thì đến đây, ta bình tĩnh trao đổi như giữa những người biết điều với nhau.
- Các anh cần tăng lương thêm bao nhiêu?
- Chúng tôi không đòi gì hết.
- Nghĩa là sao?
- Đây không phải là chuyện lương bổng, thưa ông chủ.
- Vậy chuyện gì?
- Đèn thắp sáng.
- Đèn à? - Hammond tưởng như mình nghe lầm.
- Vâng. Anh em than phiền rằng bóng đèn ở các nhà tắm tối quá.
Hammond ngả người ra lưng ghế, đột nhiên lặng lẽ:
- Ở xưởng có chuyện gì vậy? - Ông ta dịu dàng hỏi.
- Tôi nói rồi, anh em thấy rằng…
- Xin lỗi, tôi ngắt lời. Chuyện gì?
Đại diện nghiệp đoàn nói:
- Nếu tôi biết, tôi đã nói với ông chủ.
- Hay là có người nào đó muốn tôi bỏ nghề? Phải thế chăng?
Đại diện nghiệp đoàn im lặng.
- Thôi được, - John Hammond nói. - Anh cho tôi biết một cái tên. Tôi cần nói chuyện với ai?
- Có một luật sư có thể giúp được ông chủ. Ông ấy rất có uy thế với các nghiệp đoàn. Tên ông ấy là Paul Martin.
Paul…? - Và John Hammond sực nhớ ra. - Thì ra thế! Thôi, anh về đi, - ông ta hét lên. - Về!
Hammond ngồi lại trầm ngâm. Không có ai định làm hại mình hết. Không có ai.
Một tuần sau, thêm sáu xe lạnh bị bỏ rơi giữa đường và phòng lạnh lại bị mở toang.
Hammond bèn tổ chức một bữa ăn trưa với Bill Rohan.
- Tôi đã nghĩ về ông bạn của ông, ông Paul Martin, - Hammond nói. - Hôm đó tôi đã hấp tấp, chưa suy nghĩ chín chắn đã bác việc gia nhập câu lạc bộ của ông ấy.
- Ôi, ông nói thế thì đúng là ông đã rộng lượng, ông Hammond.
- Tuần tới, đến cuộc họp Hội đồng tôi sẽ giới thiệu ông ấy và sẽ bỏ phiếu cho ông ấy.
Tuần sau, khi tên Paul Martin được nêu lên, toàn thể Hội đồng nhất trí chấp thuận.
John Mammond đích thân gọi điện cho Paul Martin:
- Xin chúc mừng ông, thưa ông Martin, - Hammond nói. - ông đã là thành viên chính thức của câu lạc bộ Sunnyvale. Chúng tôi rất mừng có ông cùng tham gia.
- Cảm ơn ông. - Paul Martin nói. - Tôi đánh giá cao việc ông gọi điện thoại đến.
Cú điện thoại tiếp theo đó của Johan Hammond là đến văn phòng công tố quận. Ông mời ông công tố đến dự bữa trưa với ông trong tuần sau.
Chủ nhật John Hammond và Bill ngồi với hai người nữa tại Câu lạc bộ. Bill Rohan hỏi:
- Ông đã gặp Paul Martin chưa?
John Hammond lắc đầu:
- Chưa. Tôi nghĩ hắn ta sẽ không chơi gôn được đâu. Viên Công tố sắp làm phiền hắn ta đấy.
- Ông nói gì vậy?
- Tôi đã tố cáo hắn ta với ông công tố viên quận và chắc chắn chuyện này sẽ lọt lên Viện Công tố bang.
Bill Rohan hốt hoảng.
- Ông có biết ông làm thế nghĩa là sao không?
- Tôi biết chứ. Hắn là một con gián. Tôi sẽ dẫm chết hắn.
Sáng thứ hai tuần sau đó, trên đường đến Viện Công tố quận, John Hammond bị chết trong một vụ đâm xe. Không có nhân chứng nào hết. Cảnh sát không tìm thấy tài xế của chiếc xe đâm vào ông ta.
Sau đấy, chủ nhật nào Paul Martin cũng đưa vợ và hai con sinh đôi đến Câu lạc bộ Synnyvale ăn trưa. Bếp ở đó làm thức ăn nổi tiếng ngon.
***
Paul Martin rất coi trọng gia đình. Chẳng hạn ông không bao giờ thoáng có ý nghĩ làm hạ phẩm giá vợ bằng việc đưa vợ và nhân tình đến ăn cùng một nhà hàng. Cuộc sống của ông chia ra làm hai mảnh rành rọt: vợ con một đằng và công việc một đằng.
Tất cả các bạn của Martin đều có nhân tình. Đấy là một phần trong phong cách sống của họ. Điều làm Martin chối mắt là khi thấy những ông già cặp bồ với những cô gái trẻ măng. Như thế là hạ thấp nhân phẩm và Martin coi nhân phẩm là thứ vô cùng quan trọng. Ông quyết định, đến năm sáu mươi tuổi trở đi ông sẽ không cặp bồ nữa.
Và đến kỷ niệm sinh nhật lần thứ sáu mươi, trước đây hai năm, ông thôi hẳn. Vợ ông, Nina, là người bạn đời rất tốt với chồng. Thế là đủ. Nhân phẩm!
Martin đang là con người như thế, lúc Lara Cameron đến nhờ ông giúp đỡ. Paul Martin đã có nghe đến nàng, nhưng khi gặp, ông sửng sốt, không ngờ Lara trẻ và đẹp đến thế. Nàng đầy tham vọng và tính khí nóng nẩy, độc lập cao. Đồng thời nàng lại rất phụ nữ.
Martin cảm thấy mê nàng. Không được, ông ta nghĩ. Cô ấy quá trẻ mà mình thì già rồi. Quá già.
Lúc Lara giận dữ bỏ ra ngoài văn phòng Martin sau cuộc tiếp xúc đầu tiên, ông đã ngồi lặng đi một lúc lâu suy nghĩ về nàng. Sau đấy ông nhấc máy điện thoại lên.
 
CHƯƠNG 14 -
Toà nhà mới vẫn đi đúng tiến độ. Sáng nào và chiều nào Lara cũng đến xem và nàng thấy rõ thái độ kính nể của mọi người với mình qua cách họ nhìn nàng, cách họ nói với nàng và cách họ làm việc cho nàng. Nàng biết đấy là do Paul Martin và điều khiến nàng tự bực với mình là càng ngày nàng càng nghĩ nhiều đến con người dáng dấp xấu xí và có giọng nói trầm trầm một cách khó nghe đó.
Lara lại gọi điện cho Martin.
- Ông có thể đi ăn trưa với tôi được không, Martin?
- Cô lại gặp chuyện gì trục trặc sao?
- Không. Chỉ đơn giản là tôi muốn hai chúng ta hiểu nhau thêm chút nữa.
- Rất tiếc, thưa cô Cameron, tôi không bao giờ ăn trưa.
- Hay ăn tối vậy, một hôm nào đó?
- Tôi là người có gia đình, thưa cô Cameron. Tôi ăn tối cùng với vợ con.
- Tôi hiểu. Thế nếu…
Đầu dây bên kia đã bị cắt. Ông ta làm sao thế nhỉ? Lara tự hỏi. Mình có định ngủ với ông ta đâu mình chỉ tìm cách bày tỏ lòng biết ơn thôi. Nàng cố gạt Martin ra khỏi trí óc.
Bản thân Martin cũng rất bực dọc khi thấy mình thích thú và mong mỏi nghe giọng nói của Lara Cameron. Ông bảo cô thư ký:
- Cô Cameron còn gọi điện đến nữa thì bảo tôi đi vắng nhé!
Martin không muốn bị sa vào sự cám dỗ, mà Lara Cameron lại là một sự cám dỗ chết người.
***
Howard Keller rất mừng thấy công việc tiến triển tốt đẹp
- Tôi phải thú nhận rằng hôm đó tôi đã lo lắng quá mức, - anh nói. - Hôm đó tôi tưởng là mọi thứ đã hỏng bét. Cô đã làm nên một phép lạ!
Phép lạ không phải do tôi, Lara thầm nghĩ. Mà là do Martin. Có lẽ ông ta đang giận vì mình không trả thù lao luật sư cho ông ta.
Trong lòng bứt rứt, Lara gửi một tấm ngân phiếu năm chục ngàn đôla cho Martin.
Hôm sau tấm ngân phiếu bị trả lại, không kèm theo một lời nào hết.
Lara lại gọi điện cho Martin. Cô thư ký của ông ta trả lời:
- Rất tiếc, thưa bà Cameron, luật sư Martin đi vắng ại một sự từ chối nữa. Dường như ông ta không muốn dính dáng đến nàng. Lara lấy làm lạ: nếu như ông ta không muốn dính dáng đến mình thì tại sao ông ta lại chịu giúp mình hôm đó?
Đêm hôm ấy nàng nằm ngủ và mơ thấy Martin ôm ấp mình.
***
Howard Keller bước vào văn phòng của Lara.
- Tôi có hai vé xem chương trình ca múa nhạc của đoàn Andrew Lloyd Webber. Nhưng tôi lại phải đi Chicago. Cô có dùng đến không?
- Không. Tôi… À, mà khoan đã, - nàng im lặng một lát. - Có. Để tôi dùng. Cảm ơn anh, Howard.
Chiều hôm đó Lara bỏ một tấm vé vào phong bì gửi đến cho Martin ở văn phòng của ông.
Hôm sau, khi nhận được tấm vé, Martin ngạc nhiên nhìn nó. Ai mời ông đi xem hát lại chỉ gửi có một vé như thế này? Thôi đúng cô Cameron rồi.
Minh phải chấm dứt cái trò này, ông thầm nghĩ.
- Tối thứ sáu tôi có rảnh không? - ông hỏi cô thư ký.
Ông hẹn ăn tối với anh của bà nhà.
- Cô gọi điện xin lỗi hộ tôi.
***
Lara ngồi suốt phần thứ nhất của chương trình ca múa. Ghế bên cạnh nàng vẫn trống. Vậy là ông ta không đến, Lara thầm nghĩ. Thôi được, mặc xác ông ta. Mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm.
Khi tấm màn buông xuống sau phần thứ nhất của chương trình biểu diễn, Lara đang ngập ngừng, không biết có nên xem nốt phần sau hay nên về. Một bóng người hiện ra, ngồi vào ghế trống bên cạnh.
- Ta ra ngoài đi. - Paul Martin nói như ra lệnh.
Họ ăn tối trong một quán ở quận Đông. Martin ngồi, đối diện với Lara, quan sát nàng, lặng lẽ và cảnh giác. Hầu bàn đến chờ họ kêu thức uống.
- Cho tôi một lý Scotch và soda, - Lara nói.
- Tôi không dùng gì.
Lara ngạc nhiên nhìn Martin.
- Tôi không uống rượu.
Gọi thức ăn xong, Paul Martin nói:
- Cô Cameron, cô cần gặp tôi làm gì?
- Tôi không thích chịu ơn ai, - Lara nói. - Tôi chịu ơn ông và xin phép ông cho phép tôi trả ơn. Để tôi yên tâm.
- Tôi đã nói với cô rồi… cô không chịu ơn tôi gì hết.
- Nhưng tôi…
- Tôi nghe nói công trình của cô đang tiến triển tốt.
- Đúng thế, - nàng định nói "Nhờ ông" nhưng lại thôi.
- Cô hài lòng chứ? Cô thích thú công việc mình đang làm chứ?
Lara gật đầu.
- Tôi muốn được làm công việc tôi thích thú. Đối với tôi thú nhất trên đời là nảy ra một mơ ước và nhìn thấy điều mơ ước ấy biến dần thành sự thật, thành bê tông, sắt thép, thành toà nhà để người ta làm việc và sống trong đó. Về một mặt nào đấy, có thể nói đó là một kỷ niệm, đúng không, thưa ông? - Nàng nói giọng sôi nổi và mắt nàng sáng lên.
- Tôi cũng nghĩ thế. Và hết công trình này lại tiếp đến công trình khác?
- Ông nói đúng, - Lara sôi nổi nói. - Tôi muốn trở thành nhà xây dựng bất động sản lớn nhất thành phố này.
Trong dáng điệu của nàng có nét gì đó dâm đãng lôi cuốn ông. Paul Martin cười:
- Tôi không ngạc nhiên chút nào.
- Tại sao ông lại quyết định đến rạp hát tối nay? - Lara hỏi.
Martin định đến đây gặp Lara để bảo nàng hãy để ông yên, nhưng bây giờ ngồi bên nàng, ông lại không thể nói được câu đó.
- Tôi nghe dư luận ca ngợi chương trình biểu diễn.
Lara cười:
- Hay ta quay vào xem đi, ông Paul?
Martin lắc đầu:
- Cô Cameron. Không phải tôi chỉ là người đã có vợ mà tôi lại rất yêu vợ.
- Tôi quý ông về điểm đó. - Lara nói. - Ngày mười lăm tháng ba này toà nhà sẽ hoàn tất. Chúng tôi sẽ có một bữa tiệc khánh thành nó. Ông đến dự chứ?
Martin ngập ngừng một lúc lâu để tìm lời thoái thác một cách lịch sự. Nhưng cuối cùng ông lại nói:
- Vâng, tôi sẽ đến.
***
Lễ khai trương toà nhà mới không được thành công cho lắm. Lara Cameron chưa đủ nổi danh ở đất này để cuốn hút các nhà báo và các quan chức cao cấp các nhân vật quan trọng. Nhưng cũng có mặt ông trợ lý Thị trưởng và một phóng viên của tờ báo Post.
- Toà nhà mới đã có khách thuê kín cả rồi, - Howard nói với Lara. - Và còn rất nhiều người đến yêu cầu thuê nhưng không còn chỗ.
- Tốt, - Lara thờ ơ nói. Trí óc nàng đang còn ở đâu đâu Nàng đang nghĩ đến Paul Martin và băn khoăn không biết liệu ông ta có đến không. Martin đúng là con người bí hiểm. Ông ta không chịu nhận là đã giúp nàng, vậy mà… Nàng đâm theo đuổi một ông già đáng tuổi cha nàng. Lara cố gạt Martin ra khỏi đầu óc.
Nàng tiếp khách khứa. Các món nguội và thức uống đã được bày ra và mọi người xem chừng có vẻ vui tươi. Đúng giữa buổi tiệc thì Paul Martin đến và không khí bàn tiệc đột nhiên biến đổi. Các người thợ chào đón ông ta như chào đón một vị vua. Rõ ràng họ rất kính nể Martin.
Tôi là luật sư doanh nghiệp. Tôi không dính dáng gì đến các nghiệp đoàn.
Martin bắt tay ông trợ lý Thị trưởng và vài quan chức nghiệp đoàn có mặt trong bữa tiệc rồi bước đến chỗ Lara Cameron.
- Tôi rất mừng thấy ông đến.
Martin ngắm toà nhà đồ sộ rồi nói:
- Xin chúc mừng cô, cô Cameron. Cô đã làm được một việc rất tốt.
- Cảm ơn ông, - nàng hạ giọng. - Tôi rất biết ơn ông.
Martin nhìn nàng và sững người trước sắc đẹp lộng lẫy và cả trước niềm mê mẩn của bản thân ông khi nhìn nàng.
- Bữa tiệc đã tan rồi, - Lara nói. - Tôi hy vọng ông sẽ mời tôi đi ăn tối.
- Tôi đã nói với cô rồi, thưa cô Cameron, tôi chỉ ăn tối với vợ con tôi. - Ông nhìn thẳng vào cặp mắt nàng. - Nhưng tôi có thể mời cô đi uống một chút.
Lara mỉm cười:
- Tốt lắm.
Họ vào một quán nhỏ trên đại lộ số Ba. Họ nói đủ thứ chuyện nhưng sau này họ đều không còn nhớ hôm đó họ đã nói những gì. Lời thốt ra ngoài miệng chỉ để che giấu nỗi thèm khát tình ái giữa họ.
- Cô nói về cô đi, - Paul Martin nói. - Cô ra sao? Quê cô ở đâu? Tại sao cô lại chọn lĩnh vực kinh doanh này?
Lara nhớ đến lão chủ nhà băng Sean McAllister và tấm thân khả ố của lão đè lên người nàng. Cô lại lên gi.ường đi, cô em. Ta làm thêm lần nữa đi, làm tình với cô khoái lắm.
- Tôi sinh ra và lớn lên tại một thị trấn trong vùng Nova Scotia, - Lara nói, - tên là Glace Bay. Cha tôi làm chân thu tiền khách trọ ở một số nhà trọ tại đó Khi cụ mất, tôi làm thay công việc đó. Một trong số khách trọ đã giúp tôi tậu một khoảnh đất và tôi đã xây một toà nhà trên đó. Đấy là khởi đầu.
Paul Martin chăm chú nghe.
- Sau đấy, tôi lên Chicago và tiếp tục xây một số toà nhà lớn nữa. Tôi thành công và chuyển lên New York, - Nàng mỉm cười. - Đấy là toàn bộ lai lịch thật của tôi.
Trừ nỗi đau một đứa trẻ mới lớn bị cha ghét bỏ. Trừ nỗi cực khổ nhục nhã của một cô gái nghèo hèn, trong tay không có của cải nào hết. Trừ chuyện phải hiến thân cho lão chủ nhà băng.
Như đọc thấy những ý nghĩ thầm kín của Lara, Paul Martin nói:
- Tôi đoán chắc rằng cuộc đời của cô không suôn sẻ gì, đúng vậy không?
- Nhưng tôi không phàn nàn.
- Dự định sắp tới của cô là thế nào, cô Cameron?
Lara nhún vai:
- Tôi chưa biết rõ. Tôi đã cân nhắc một số dự kiến, nhưng chưa thấy có gì làm tôi thật sự thích thú.
Mắt Paul Martin không rời Lara.
- Ông đang nghĩ gì đấy, - Lara hỏi.
Martin hít một hơi dài.
- Nói thật nhé! Tôi đang nghĩ, nếu tôi không có vợ tôi sẽ nói rằng cô là người phụ nữ hấp dẫn tôi mạnh nhất trong tất cả những phụ nữ tôi đã gặp. Nhưng tôi đã có vợ cho nên hai chúng ta chỉ có thể là bạn được thôi. Bây giờ thì cô hiểu rõ rồi chứ?
- Rất rõ.
Martin nhìn đồng hồ:
- Đến giờ phải đi rồi, - ông quay sang người hầu bàn. - Tính tiền đi. - Ông đứng lên.
- Tuần sau ta cùng ăn trưa một hôm nào đó được không? - Lara hỏi.
- Không được. Có thể khi nào cô khai trương toà nhà sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau.
Martin đã đi rồi.
Đêm hôm đó Lara nằm mơ thấy nàng làm tình với Martin. Paul Martin nằm lên nàng, dùng hai bàn tay vuốt ve th.ân thể nàng và thì thầm vào tai nàng - Anh không thể không yêu em, Lara… Anh vô cùng yêu em, yêu em hơn tất cả mọi thứ trên đời.
Nhưng sau lần này em hãy quên anh đi. Ôi, anh yêu em biết chừng nào…
Rồi ông đi vào nàng và đột nhiên toàn thân nàng như tan ra. Nàng rên rỉ và choàng thức giấc. Nàng ngồi bật dậy, toàn thân run rẩy.
Hai ngày sau, Martin gọi điện đến:
- Tôi thấy một khoảnh đất có lẽ cô sẽ thích, - ông nói dằn giọng. - Nó nằm bên khu Tây thành phố, trên đường phố 69. Không phải trong chợ đâu. Đất thuộc sở hữu một khách hàng của tôi và ông ta đang cần bán.
Lara cùng Howard Keller đến xem khoảnh đất ngay sáng hôm đó. Đúng là miếng đất rất đẹp.
- Làm sao cô biết được là có mảnh đất này? - Howard hỏi.
- Paul Martin giới thiệu.
- Thế à? Tôi hiểu - trong giọng anh nói có nét không vui.
- Sao vậy?
- Lara! Tôi đã điều tra về Martin rồi. Lão là mafia. Cô hãy tránh xa hắn ra.
Lara giận dữ nói:
- Martin không có dính dáng đến mafia hết. Ông ta là người bạn tốt. Nhưng thôi, khoảnh đất này ta định thế nào? Anh có thích không?
- Miếng đất rất đẹp.
- Vậy thì ta mua.
Mười ngày sau họ làm xong thủ tục mua bán.
Lara gửi tặng Martin một bó hoa to, kèm theo một mẩu giấy đề: "Xin ông đừng trả lại. Những bông hoa này rất đậm đà".
Nàng nhận được một cú điện thoại ngay chiều hôm đó.
- Cảm ơn cô về bó hoa. Tôi không quen được phụ nữ đẹp gửi tặng hoa, - giọng ông ta nghe có vẻ khó chịu.
- Tại chưa cô gái nào khai thác ông một cách đầy đủ đấy!
- Cô bảo khai thác nghĩa là sao?
- Nghĩa là làm ông hư hỏng.
Paul Martin bật cười.
- Tôi hiểu cô định nói gì rồi, cô Cameron.
- Vậy tại sao ta không gặp nhau trò chuyện một chút vào trưa hôm nay?
Martin không làm sao gạt được hình ảnh Lara ra khỏi đầu óc. Ông biết mình rất dễ yêu nàng. Lara có một nét gì đó vừa yếu đuối, thơ ngây lại vừa rất quyến rũ. Martin hiểu rằng tốt nhất là không nên gặp nàng nữa, nhưng ông không sao điều khiển được bản thân. Một sức mạnh nào đấy hút ông đến với nàng mạnh hơn cả ý chí của ông.
Họ ăn trưa trong Câu lạc bộ Hai Mươi Mốt.
- Khi ta định giấu ai điều gì, - Martin nói, - ta dễ khiến nó lộ liễu đến mức mọi người đều nhận thấy.
- Ông định nói chúng ta đang giấu ai điều gì chăng? - Lara nhẹ nhàng hỏi.
Martin nhìn nàng và ông quyết định: nàng đẹp và nhiệt tình thật nhưng có hàng ngàn phụ nữ cũng đẹp và nhiệt tình như thế. Ta sẽ dễ dàng gạt nàng thôi. Ta ngủ với nàng một lần rồi sau đó chấm dứt.
Nhưng ông đã lầm.
Lúc họ về đến căn hộ của Lara, Paul Martin đã cảm thấy mình xốn xang một cách kỳ lạ.
- Tôi cảm thấy tôi là một đứa trẻ vụng dại, - Martin nói - Tôi chẳng có kinh nghiệm gì hết.
- Giống như người đi xe đạp vậy, - Lara thì thầm. - Rồi anh sẽ nhớ lại thôi. Anh để em cởi quần áo cho.
Nàng cởi áo vét và cà vạt cho Martin rồi bắt đầu cởi khuy áo sơ mi.
- Nhưng cô biết rằng quan hệ giữa chúng ta không phải nghiêm chỉnh và lâu dài chứ, Lara?
- Em hiểu.
- Tôi đã sáu mươi hai tuổi rồi. Tôi xấp xỉ tuổi cha…
Nàng ngưng lại một chút, nhớ giấc mơ đêm trước.
- Em biết, - Nàng đã cởi hết quần áo trên người Martin. - Thân hình anh rất đẹp.
- Cảm ơn cô, vợ tôi cũng bảo tôi như vậy.
Lara đưa tay vuốt dọc đùi ông.
- Anh rất khỏe, đúng vậy không, Paul?
Martin thấy mình chợt đứng thẳng người lên:
- Tôi vẫn thường đánh bóng rổ hồi tôi ở…
Lara đã đặt cặp môi lên miệng Martin và họ nằm xuống gi.ường. Ông cảm thấy một cảm giác chưa bao giờ được thấy trong suốt cả cuộc đời. Ông cảm thấy toàn thân như bốc lửa. Họ làm tình và không còn biết đâu là khởi đầu đâu là kết thúc. Một làn nước xiết tràn qua th.ân thể Martin và nhận ông chìm xuống, mỗi lúc một sâu thêm, cho đến lúc bóng đêm mịt mùng bao quanh đột nhiên loá lên muôn vàn vì sao. Hiện tượng kỳ diệu ấy lặp đi rồi lặp lại cho tới khi cả hai nằm ườn ra, hoàn toàn kiệt sức.
- Tôi không thể ngờ lại sung sướng đến như vậy. - Martin nói.
Những cuộc làm tình với vợ ông hầu hết là theo thói quen và mang tính ước lệ. Nhưng với Lara ông được hưởng một cảm giác hạnh phúc kỳ diệu, Paul Martin đã làm tình với rất nhiều người phụ nữ khác, nhưng Lara không giống hất cứ một người nào trong số họ. Nàng ban cho ông một món quà mà không người phụ nữ nào đem đến được cho ông: làm ông thấy mình trở lại tuổi thanh xuân.
Khi Martin đã mặc quần áo xong, Lara hỏi:
- Ta còn gặp lại nhau nữa chứ?
- Còn, - Chúa hãy cứu giúp con - Còn.
***
Thập kỷ tám mươi là thập kỷ nhiều biến động lớn, Ronald Reagan trúng cử Tổng thống và phố Wall Street chưa bao giờ nhộn nhịp đến thế trong suốt lịch sử của nó. Vua Iran chết tại nơi lưu đầy và Anwar Sadat bị ám sát. Nợ công lên đến một tỷ đô-la và các con tin Hoa Kỳ được thả. Sandra Day O Connor thành người phụ nữ đầu tiên trong thành phần Toà án Tối cao Hoa Kỳ.
***
Lara đang ở vị trí thích hợp nhất và cũng trong giai đoạn thuận lợi nhất. Ngành kinh doanh xây dựng đang cực thịnh. Tiền rất nhiều và các nhà băng mong muốn được đổ tiền vào các công trình của nàng, các công trình xây cất này vừa đem lại nhiều lãi vừa có giá trị mỹ thuật và hiện đại.
Các công ty tiết kiệm và tín dụng là nguồn tài chính vô tận. Một thiên tài về tài chính là Mike Milken đã đề xuất và phát triển kiểu huy động vốn táo bạo được mệnh danh là "cổ phiếu nhỏ" vào các công ty tín dụng với lãi suất cao. Số tiền gửi nhỏ đến mấy cũng được. Số tiền huy động được ấy họ đều muốn đầu tư vào xây cất bất động sản. Các nhà kinh doanh ngành này muốn bao nhiên vốn để xây dựng cũng có.
- Tôi định xây một khách sạn trên phố 69, chứ không xây nhà cho các văn phòng nữa.
- Tại sao? - Howard Keller hỏi. - Vị trí ấy xây nhà cho các văn phòng thuê thì thích hợp hơn cả.
- Nếu xây khách sạn, chúng ta sẽ phải quản lý nó hai mươi tư trên hai mươi tư giờ mỗi ngày. Khách thuê phòng sẽ liên tiếp ra vào đông như kiến. Nếu xây nhà cho các doanh nghiệp thuê dài hạn làm văn phòng, năm năm hoặc mười năm chúng ta mới phải ngó ngàng đến.
- Tôi biết, nhưng là khách sạn thì chúng ta sẽ vẫn giữ được quyền hạn của mình tại đó, Howard. Chúng ta sẽ làm thành những dãy phòng sang trọng khép kín đầy đủ tiện nghi, bên dưới sẽ có một hiệu ăn loại sang. Tôi thú cái ý này. Khoảnh đất ấy sẽ thành một khách sạn siêu cao cấp. Tôi đề nghị anh tiếp xúc với các kiến trúc sư hàng đầu của New York: Skidmore, Owing và Merrill, Peter Eisenman và Phillip Johnson.
Hai tuần sau cuộc họp được tiến hành. Một số kiến trúc sư sẵn sàng tham gia. Chưa bao giờ được làm việc với một nhà kinh doanh bất động sản và xây cất là phụ nữ.
Một người nói:
- Nếu bà muốn, chúng tôi sao chép lại thiết kế của khách sạn…
- Không. Chúng tôi muốn xây khách sạn theo kiểu hoàn toàn mới và sau đây người ta sẽ phải sao chép lại nó kia. Chúng tôi muốn xây một khách sạn siêu hiện đại, một khách sạn cực kỳ sang trọng. Tôi hình dung, hai bên cổng vào là hai bể nước phun, gian tiền sảnh lát đá cẩm thạch Italia. Ngoài gian tiền sảnh còn có phòng hội nghị cỡ lớn có thể …
Sau buổi họp, mọi người đều phấn khởi.
Lara thành lập một Ban chỉ đạo. Nàng thuê luật sư Terry Hill, một trợ lý tên là Jim Belon, một thiết kế trưởng tên là Tom Chritor và một ban tư vấn đứng đầu là Tom Scott. Nàng thuê hãng xây dựng của Higgin Almon Clark và công việc thiết kế được bắt đầu.
- Mỗi tuần ta họp một lần, - nàng nói với mọi người, - nhưng tôi đề nghị mỗi vị báo cáo cho tôi hàng ngày. Tôi muốn việc xây cất toà nhà này tiến hành theo đúng tiến độ cả về thời gian lẫn về đầu tư. Tôi chọn các vị vì các vị là những người hàng đầu trong lĩnh vực này. Xin các vị đừng làm tôi thất vọng. Ai có ý kiến gì muốn hỏi cho rõ thêm không?
Hai tiếng đồng hồ tiếp đó là để nàng trả lời những câu hỏi.
Lara nói với Howard Keller:
- Anh thấy cuộc họp hôm nay thế nào?
- Rất tốt, thưa sếp.
Đây là lần đầu tiên Howard gọi nàng là "sếp".
Lara thích cách gọi đó.
***
Charles Cohn gọi điện thoại đến.
- Tôi hiện đang ở New.York. Cô đến ăn trưa với tôi được không, Lara?
- Ôi, ông thừa biết là nhất định tôi đến, - Lara mừng rỡ nói.
- Ông già và cô gái ngồi ăn trưa trong nhà hàng Sardi.
- Tôi trông cô tươi như hoa, cô Lara, - ông già Cohn nói. - Thành công luôn bám theo cô đấy.
- Đây mới chỉ là bước khởi đầu, thưa ông Cohn, - Lara nói. - ông Charles, ông có muốn tham gia hãng Cameron không? Tôi sẽ dành cho ông một số cổ phần của công ty và…
Charles Cohn lắc đầu.
- Cảm ơn cô, nhưng tôi không nhận. Cô thì mới bắt đầu chặng đường đời, còn tôi thì đã ở cuối con đường ấy rồi. Mùa hè này tôi sẽ nghỉ hẳn.
- Nhưng ta vẫn liên hệ với nhau chứ? - Lara nói. - Tôi không muốn bặt tin ông.
***
Lần tiếp theo, khi Paul Martin đến nhà Lara, nàng nói:
- Em có một món quà cho anh, cưng.
Nàng đưa ông một nửa tá gói và hộp.
- Ôi đã đến ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi đâu?
- Thì anh cứ mở ra xem thử.
Quà gồm những tá sơ mi nhãn Bergdorf Goodman và một tá cà vạt nhãn Pucci.
- Tôi có đủ sơ mi và cà vạt rồi, - Paul Martin cười vang.
- Nhưng không phải là loại ấy, - Lara nói. - Những thứ này sẽ làm anh cảm thấy trẻ lại. Em đã tìm được hiệu may thích hợp với anh.
Tuần lễ sau, Lara yêu cầu Martin làm lại đầu theo kiểu mới.
- Ông soi vào gương thầm nghĩ: Trông mình trẻ ra. Cuộc sống trở nên thú vị hơn. Và chính là nhờ Lara.
Vợ ông không quan tâm đến những đổi thay của chồng.
***
Họ đến dự cuộc họp đầy đủ: Howard Keller, Tom Chriton, Jim Belon và Terry Hill.
- Chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng toà khách sạn, - Lara tuyên bố.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau. Howard Keller nói:
- Như thế rất nguy hiểm.
- Sẽ không sao nếu các vị làm việc chính xác.
Tom Chriton đứng dậy nói:
- Thưa bà Cameron, an toàn nhất là hoàn thành dần từng khâu rồi hãy sang khâu khác. Thoạt đầu chúng ta làm phần móng, hệ thống móng rồi hệ thống ống nước chìm, dẫn và thoát nước, sau đó chúng ta mới bắt tay vào…
Lara ngắt lời:
- Rồi mới làm khung sắt và khuôn gỗ để đổ bê tông. Tôi hiểu…
- Vậy tại sao…
- Bởi làm như thế sẽ phải mất hai năm. Tôi không muốn chờ đến hai năm.
Jim Belon nói:
- Muốn đẩy nhanh tốc độ, chúng ta sẽ phải làm song song tất cả các khâu. Nếu xảy ra trục trặc ở một khâu là tất cả sẽ chững lại hết.
- Vì vậy chúng ta phải lên kế hoạch và thiết kế thi công thật chính xác và ăn khớp, - Lara nói. - Làm theo cách song song như thế chúng ta chỉ mất một năm chứ không phải hai và chúng ta sẽ tiết kiệm được hai chục triệu đô-la.
- Đúng là như thế, nhưng nguy hiểm lắm.
- Tôi thích nguy hiểm, thích liều lĩnh.
 
CHƯƠNG 15 -
Lara kể với Paul Martin về quyết định của nàng đẩy nhanh tốc độ thi công và cuộc tranh luận trong bản chỉ đạo.
- Họ nói đúng đấy, - Martin nói. - Cách của cô nguy hiểm lắm.
- Trump đã làm cách đó. Uris cũng làm cách đó - Lara hồn nhiên cãi.
Martin nhẹ nhàng nói:
- Nhưng cô không phải Trump cũng không phải Uris, cô bé ạ.
- Em sẽ lớn hơn họ, Paul. Em sẽ xây cho thành phố New York này nhiều toà nhà lộng lẫy và hiện đại hơn bất cứ nhà kinh doanh xây cất nào khác. Thành phố này sẽ là thành phố của em.
Martin nhìn nàng một lúc lâu:
- Anh tin ở em, Lara.
Lara có một máy điện thoại không ghi trong sổ danh bạ đặt tại văn phòng. Chỉ một mình Paul Martin biết số điện thoại ấy. Và ông cũng đặt một máy riêng cho nàng trong văn phòng của ông. Mỗi ngày họ trò chuyện điện thoại với nhau nhiều lần.
Mỗi khi có điều kiện ăn trưa với nhau, ăn xong họ đến đến nhà Lara. Trước đấy Martin không thể ngờ rằng bây giờ ông lại mong ngóng đến những lần gặp nàng như thế. Lara đã trở thành nỗi ám ảnh không dứt của ông.
***
Khi Howard Keller biết chuyện xẩy ra, anh rất lo.
- Lara, - anh nói. - Tôi cho rằng cô đã phạm một sai lầm. Martin là con người rất nguy hiểm.
- Tại anh không biết ông ấy đấy thôi. Đấy là một con người tuyệt vời.
- Cô yêu ông ta rồi phải không?
Lara đã nghĩ về chuyện này. Nàng rất cần đến Paul Martin. Ông ta thoả mãn nhu cầu quan trọng của nàng. Nhưng nàng có yêu Martin không?
- Không.
- Ông ta có yêu cô không?
- Tôi nghĩ là có.
- Cô hãy cẩn thận. Hãy cẩn thận.
Lara mỉm cười. Bất giác nàng hôn vào má Howard Keller.
- Tôi yêu cái cách anh lo lắng cho tôi như vậy đấy, Howard.
***
Lara đang ở chỗ công trường thi công, xem một bản báo cáo.
- Tôi nhận thấy tiền mua vật liệu quá nhiều, - nàng nói với trưởng ban thiết kế Pete Reese.
- Tôi đã định không nói với bà, thưa bà Cameron. Bởi tôi chưa đủ chứng cứ. Nhưng bà nhận xét đúng. Một loạt vật liệu bị mất. Chúng tôi phải mua số lượng gấp đôi so với dự trù.
Nàng ngước mắt nhìn ông ta.
- Theo ông thì có kẻ ăn cắp?
- Có lẽ thế.
- Ông đã nghĩ đến chưa?
- Chưa.
- Đêm vẫn có người bảo vệ đấy chứ?
- Một người.
Và anh ta không phát hiện ra điều gì hết?
- Không. Nhưng do cách làm ăn của chúng ta thế này thì ban ngày kẻ gian cũng có thể ăn cắp. Chắc là phải có kẻ gian.
Lara suy nghĩ.
- Tôi hiểu. Cảm ơn ông đã cho tôi biết, Pete. Tôi sẽ lo chuyện này.
Chiều hôm đó nàng thuê một thám tử tư, tên là Steve Kane.
- Làm sao ban ngày mà lại có kẻ dám chở ngần ấy vật liệu ra khỏi công trường? - Kane hỏi.
- Đấy là điều tôi muốn ông điều tra cho.
- Bà bảo ban đêm ở đó vẫn có người bảo vệ phải không?
- Có
- Biết đâu chính là anh ta?
- Tôi không quan tâm đến "biết đâu", - Lara nói. - Ông tìm xem kẻ nào và báo cho tôi biết.
- Bà có thể cho tôi làm công nhân trong công trường được không?
- Tôi sẽ lo.
Hôm sau Kane vào làm việc trên công trường xây dựng toà khách sạn.
Khi Lara kể với Howard câu chuyện, anh nói:
- Cô không phải lo chuyện đó. Để tôi.
- Tôi thích tự lo lấy, - Lara nói.
Thế là câu chuyện kết thúc giữa hai người.
Năm ngày sau, Kane đến văn phòng gặp Lara.
- Ông tìm thấy gì chưa?
Thấy đầy đủ, - người thám tử tư nói.
- Có phải người bảo vệ ban đêm không?
- Không. Kẻ gian không chở vật liệu trong công trường ra.
- Nghĩa là sao?
Nghĩa là số vật liệu ấy không hề được chở đến đây Chúng được chở đến một công trường khác bên Jersey và những hoá đơn bà nhận được chỉ là bản sao. Bản thống kê giả.
- Kẻ nào là thủ phạm? - Lara hỏi.
Kane nói một cái tên với nàng.
Chiều hôm sau, có một cuộc họp của ban chỉ đạo công trình. Terry Hill, luật sư của Lara có mặt. Còn có Howard Keller, Jim Belon, trưởng ban thiết kế và Pete Reese. Hội nghị còn có thêm một người lạ. Lara giới thiệu tên ông ta là Conroy.
- Đề nghị báo cáo, - Lara nói.
Pete Reese đứng dậy:
- Chúng ta đi đúng tiến độ. Chỉ còn bốn tháng nữa là xong. Bà nói đúng, chúng ta tiến hành theo tốc độ nhanh. Mọi khâu đều cùng tiến hành song song. Chúng tôi đã bắt đầu công việc lắp đặt điện và hệ thống dẫn thoát nước.
- Tốt lắm, - Lara nói.
- Còn về số vật liệu bị mất thì sao? - Howard Keller hỏi.
- Chưa thấy thêm gì mới, - Pete Reese nói. - Tôi vẫn đang dò.
- Tôi nghĩ chúng ta không cần băn khoăn chuyện đó nữa, - Lara tuyên bố. - Chúng tôi đã tìm ra kẻ ăn cắp nàng đưa mắt về phía người khách lạ. - ông Conroy đã tìm ra kẻ xấu đó. Ông đây là thám tử Conroy.
- Ông ta đến đây làm gì? - Pete Reese hỏi.
- Để bắt anh.
Pete Reese hốt hoảng:
- Nghĩa làm sao?
Lara quay sang các người dự họp:
- Pete Reese đã đem bán vật liệu của chúng ta cho một công trường khác. Lúc tôi kiểm tra bản chi phí mua vật liệu, anh ta đã bảo tôi là có chuyện ăn cắp.
- Khoan đã, - Pete Reese nói. - Tôi… tôi… Bà nhầm rồi.
Lara quay sang Conroy:
- Ông vui lòng dẫn anh ta ra khỏi đây chứ?
Nàng quay sang những người khác:
- Bây giờ ta bàn kế hoạch khánh thành khách sạn.
***
Khách sạn càng đến gần ngày hoàn tất, không khí càng căng thẳng. Lara đâm cáu bẳn khủng khiếp.
Nàng quát tháo với tất cả mọi người. Nửa đêm nàng cũng choàng dậy gọi điện thoại đánh thức hết người này đến người khác.
- Howard, anh biết giấy dán tường đã được chở đến chưa?
- Lạy Chúa, Lara. Bây giờ đang là bốn giờ sáng.
Chỉ còn chín mươi ngày nữa là đến ngày khánh thành khách sạn. Chúng ta không thể khánh thành được nếu tường chưa được dán giấy.
- Sáng ra tôi sẽ kiểm tra xem tầu đã cập bến chưa.
- Bây giờ sáng rồi. Anh kiểm tra ngay đi.
Càng đến gầy thời hạn hoàn tất, Lara càng dễ nổi nóng hơn. Nàng gặp Tom Scott, giám đốc Hãng quảng cáo.
- Ông có con nhỏ không, ông Scott?
Scott ngạc nhiên nhìn Lara.
- Không. Nhưng tại sao bà hỏi thế?
- Bởi tôi vừa qua hãng quảng cáo của ông và thấy một thằng nhãi con đang vẽ thiết kế quảng cáo. Tôi nghĩ chỉ là con cái mình ông mới giao cho nó làm cái công việc quan trọng đến thế. Bao nhiêu người lớn của ông đâu?
Scott cau mày:
- Nếu có gì bà chưa hài lòng…
- Mọi thứ đều làm tôi không hài lòng, - Lara nói. - ông làm việc không năng nổ gì hết. Đó là sự thờ ơ. Không khách sạn nào lại bị quảng cáo theo kiểu nhạt nhẽo như thế. Không một khách sạn nào hết, ông nghe rõ chưa, Scott? Mà đây là khách sạn số một của New York: đẹp nhất, hiện đại nhất. Đây là nơi khách đến nghỉ ngơi dễ chịu như đang ở nhà họ vậy. Chúng ta phải tạo nên dư luận tốt cho nó. Ông có làm nổi việc đó không, ông Scott?
- Tôi cam đoan với bà là tôi làm được. Tôi sẽ tổ chức lại và trong vòng hai tuần lễ…
- Ngay thứ Hai này, - Lara lạnh lùng nói, - tôi cần thấy chiến dịch tuyên truyền quảng cáo đã được bắt đầu.
Các trang quảng cáo rầm rộ xuất hiện trên đủ loại báo chí và áp phích, quảng cáo bướm được dán khắp các thành phố trong toàn Hợp chủng quốc.
- Tôi nghĩ chiến dịch của chúng tôi khá rầm rộ, - Scott nói. - Bà nói rất đúng.
Lara nhìn ông ta, thản nhiên nói:
- Tôi không cần tôi đúng mà tôi cần ông đúng. Tôi trả tiền ông là để ông làm như thế.
Nàng quay sang Jerry Townsend, được phân việc lo đăng quảng cáo:
- Các thiếp mời đã gửi đi hết chưa?
- Rồi. Tôi đã nhận được thư nhận lời của hầu hết khách chúng ta mời. Mọi người đều sẽ có mặt trong bữa tiệc khánh thành. Bữa tiệc sẽ rất lớn.
- Chứ còn gì nữa, - Howard Keller càu nhàu. - Chi ra ngần ấy tiền kia mà.
Lara bật cười.
- Anh đừng nói giọng chủ nhà băng mãi như thế nữa. Chúng ta đã chi một triệu đô-la cho quảng cáo. Chúng ta sắp có hàng chục nhân vật tai to mặt lớn trong bữa tiệc và…
Howard Keller giơ tay:
- Tôi chịu rồi! Tôi chịu rồi.
Hai tuần lễ trước khi khánh thành, mọi thứ đều như cùng xẩy đến một lúc. Giấy dán tường được chở đến. Thảm được trải. Các hành lang được sơn quét và các bức hoạ được treo lên. Lara đi kiểm tra lần chót, theo sau là toàn bộ ban chỉ đạo.
Nàng vào một dẫy phòng khép kín với đầy đủ tiện nghi, một "chìa khoá" (1) nói:
- Rèm không đúng. Thay sang dẫy phòng bên cạnh và đem bộ bên ấy sang treo ở đây.
Vào một dẫy phòng khép kín khác, nàng nhấn thử piano.
- Dây sai. Cho người đến lên dây lại.
Dẫy phòng thứ ba thì lò sưởi điện không cháy:
- Thay công tắc!
Ban chỉ đạo cảm thấy như Lara ôm lấy tất cả mọi việc. Nàng vào khu nhà bếp và khu giặt giũ, các buồng vệ sinh. Nàng xem xét không sót nơi nào, đến đâu nàng cũng yêu cầu thứ này, phàn nàn thứ kia, quy định thứ nọ.
Viên giám đốc nàng thuê để quản lý khách sạn nói:
- Bà đừng quá chi ly đến như vậy. Khách sạn nào lúc khai trương chẳng có đôi chút sai sót nhỏ.
= Nhưng khách sạn của tôi thì không, - Lara nói. - Các khách sạn của tôi không được có sai sót nhỏ nào hết.
Hôm khai trương, Lara dậy từ bốn giờ sáng. Nàng bồn chồn không ngủ được. Nàng rất muốn nói chuyện với Paul Martin, nhưng vào giờ này không thể gọi điện cho ông được. Nàng mặc quần áo và đi dạo.
Mọi thứ đều êm đẹp, nàng tự nhủ. Hệ thống máy vi tính sẽ được lắp xong. Phòng bếp thứ ba sắp hoạt động được. Dãy phòng số bảy, khoá sẽ được sửa lại.
Mình sẽ tìm một ngưởi thay cho mấy nhân viên phục vụ hôm qua xin nghỉ việc. Máy điều hoà nhiệt độ ở căn hộ thượng hạng sẽ hoạt động…
Sáu giờ chiều hôm đó, khách khứa bắt đầu lục tục đến. Mỗi cửa vào có một nhân viên bảo vệ mặc đồng phục đứng kiểm tra giấy mời. Hôm nay có đủ loại nhân vật danh giá của thành phố: các giám đốc, các uỷ viên điều hành các công ty… Lara đã kiểm tra danh sách khách mời rất kỹ, gạt đi những người không quan trọng.
Nàng đứng trong gian tiền sảnh rộng thênh thang tươi cười chào đón khách mỗi khi họ đến.
- Tôi là Lara Cameron. Rất hân hạnh được đón tiếp quý vị. Xin mời quý vị cứ xem thoải mái.
Nàng nói riêng với Howard Keller:
- Tại sao không thấy ông Thị trưởng?
- Ông ta quá bận, chắc thế, và…
- Anh nói vậy nghĩa là ông ta coi tôi không phải người quan trọng? Sẽ đến lúc ông ta thay đổi cách suy nghĩ.
Một trong số các trợ lý của thị trưởng có đến.
- Cảm ơn ông đã đến dự, - Lara nói. - Đấy là một vinh dự cho khách sạn chúng tôi.
Lara rất nóng lòng mong Tod Grayson, cây bút phê bình về xây dựng của tờ New York Times mà nàng đã mời. Nếu ông ta thích toà nhà này, - nàng thầm nghĩ - tức là mình đã chiến thắng.
Paul Martin đến cùng với vợ ông. Đây là lần đầu tiên Lara nhìn thấy bà ta: một phụ nữ đẹp và dáng quý phái. Nàng bỗng cảm thấy mình là kẻ có tội.
Paul Martin bước đến chỗ Lara.
- Thưa cô Cameron. Tôi là Paul Martin. Đây là vợ tôi, Nina. Cảm ơn cô đã mời hai vợ chồng chúng tôi!
Lara nắm bàn tay của Nina hơi lâu hơn thường lệ một chút.
- Tôi rất sung sướng được bà đến dự. Xin bà thoải mái như ở nhà.
Paul Martin ngó gian tiền sảnh. Ông đã đến đây và ngắm nó năm sáu lần rồi.
- Đẹp thật, - ông thốt lên. - Tôi nghĩ rằng cô đã thành công rực rỡ, thưa cô Cameron.
Nina ngắm nàng.
- Tôi cũng nghĩ như chồng tôi.
Lara tự hỏi không biết bà ta có biết chuyện chồng mình dan díu với nàng không?
Khách khứa bắt đầu ùn ùn kéo đến.
Một tiếng đồng hồ sau, Lara đang đứng trong gian tiền sảnh thì Howard bước nhanh đến.
- Sao vậy? - Anh nói. - Mọi người đang chờ cô.
Họ đang ăn uống trong phòng khách lớn. Sao cô còn đứng ngoài này?
- Tod Grayson chưa đến. Tôi đang đợi ông ta.
Cây bút phê bình kiến trúc của New York Times ấy à? Tôi nhìn thấy ông ta đến từ cách đây một giờ rồi!
- Thật không?
- Ông ta trong đám khách tham quan các phòng của khách sạn.
- Sao anh không báo ngay cho tôi biết?
- Tôi đinh ninh cô biết rồi.
- Ông ta bảo sao? - Lara sốt ruột hỏi. - Vẻ mặt ông ta thế nào? Liệu ông ta có hài lòng không?
- Ông ta không nói gì. Trông mặt thì vui vẻ. Nhưng tôi khó nói là ông ta có hài lòng không, nhiều hay ít.
- Ông ta không nói gì à?
- Không.
Lara cau mặt.
- Nếu thích chắc ông ta phải nói chứ. Vậy là điềm gở rồi.
Bữa tiệc khánh thành đạt kết quả mỹ mãn.
Khách khứa ăn, uống và nâng cốc chúc mừng khách sạn. Lúc bữa tiệc đã tàn, Lara được mọi người tranh nhau chúc mừng.
- Khách sạn đẹp quá, thưa cô Cameron…
- Nhất định lần sau đến New York tôi sẽ thuê phòng ở đây…
- Đúng là một sáng kiến lớn: mỗi phòng khách nhỏ lại có một cây đàn piano.
- Tôi thích cách bố trí lò sưởi…
- Tôi sẽ giới thiệu để các bạn bè tôi đến thuê phòng ở đây…
Vậy là tốt. Lara thầm nghĩ. Cho dù báo New York Times không thích thì như vậy là mình cũng đã thành công rồi.
Lara nhìn thấy hai vợ chồng Paul Martin ra về.
- Thưa cô Cameron, tôi nghĩ cô đã thành công rực rỡ. Mọi người ở New York sẽ bàn tán nhiều về toà khách sạn này.
- Cảm ơn ông, thưa ông Martin, - Lara nói. - Cảm ơn hai ông bà đã có nhã ý đến dự.
Bà Nina nói bình thản:
- Chào cô, cô Cameron.
- Chào bà!
Lúc họ đi ra tiền sảnh, Lara nghe thấy bà ta nói với chồng:
- Cô ấy đẹp đấy chứ, anh công nhận không, Paul?
***
Thứ năm sau, khi số báo New York Times ra mắt, Lara đứng ở quầy báo trên góc phố 42 và đại lộ Broadway từ bốn giờ sáng để mua một tờ. Nàng vội vã lật tới mục Kiến trúc của Tod Crayson. Bài báo của ông ta mở đầu"
"Từ lâu đảo Manhattan cần một khách sạn có khả năng làm du khách đến nghỉ cảm thấy đầy đủ tiện nghi như đang ở nhà họ. Các dãy phòng khép kín trong khách sạn Cameron Plaza đều rộng rãi, lịch sư được trang trí có thẩm mỹ. Lara Cameron cuối cùng đã xây dựng được cho New York…"
Lara reo lên sung sướng. Nàng gọi điện cho Howard và đánh thức anh dậy.
- Thắng rồi, Howard - Nàng nói. - Báo Times ca ngợi chúng ta.
Anh ngồi dậy, mừng rỡ:
- Hay quá! Họ nói sao?
Lara đọc bài báo cho anh nghe.
- Vậy là xong, - Howard nói. - Bây giờ thì cô đi ngủ tiếp đi.
- Ngủ ấy à? Anh nói đùa. Tôi lại vừa tìm thấy một địa điểm mới nữa. Đến giờ các nhà băng mở cửa, tôi đề nghị anh đến gặp họ thương lượng chuyện vay tiền ngay…
***
Khách sạn Cameron Plaza tại New York đúng là một kiểu chiến thắng lẫy lừng. Tất cả các dẫy phòng khép kín đều luôn có người thuê và số người đăng ký thuê chiếm cả một bản danh sách dài.
- Đây mới chỉ là bước khởi đầu, - Lara bảo Howard. - Tại thủ đô này có mười ngàn công ty xây dựng nhưng chỉ có một số ít nổi danh: Ticche, Rudin, Rockfeìler, Stern. Dù họ không thích thì cũng sẽ buộc phải chấp nhận chúng ta. Và sẽ đến lúc chúng ta thay đổi cán cân trên bầu trời kiến trúc ở đây. Chúng ta sẽ tạo ra tương lai chứ không phải họ. Các nhà băng bắt đầu gọi điện cho Lara xin được cho nàng vay tiền. Nàng đã triệu tập những nhà môi giới bất động sản lớn nhất, mời họ ăn tối và đi xem hát. Nàng được các quan chức quản lý bất động sản mời nàng ăn điểm tâm và họ giới thiệu với nàng những bất động sản sắp được đưa ra bán. Nàng lựa được hai khu đất trong khu thương mại của thành phố và bắt đầu tiến hành xây cất.
Paul Martin gọi điện đến văn phòng cho Lara.
- Cô đọc tuần báo Kinh doanh chưa? Cô đã trở thành nhân vật nổi danh rồi đấy, - ông nói. - Tiếng đồn lan truyền cô là một nhân vật sấm sét. Cô đã thành công.
- Em sẽ cố gắng.
- Trưa nay cô có rảnh đi ăn với tôi không?
- Em sẽ thu xếp được.
Lara đang họp với hãng thiết kế kiến trúc lớn nhất. Nàng xem những bản vẽ họ mang đến.
- Cô sẽ thích kiểu này, - người kiến trúc sư trưởng của hãng nói. - Kiểu này đẹp và cân đối, đúng là kiểu cô yêu cầu. Cô cho chúng tôi nói chi tiết…
- Không cần, - Lara nói. - Tôi biết xem bản vẽ. - Nàng ngẩng đầu lên. - Tôi muốn ông chuyển kiểu này thành tác phẩm nghệ thuật.
- Nghĩa là sao?
- Tôi muốn có những nét vẽ bằng mầu. Tôi muốn có những bức hoạ thật sự hình dạng của gian tiền sảnh, các hành lang và các phòng giấy. Các chủ nhà băng không có óc tưởng tượng. Tôi cần cho họ thấy cụ thể trang hoàng của toà nhà tương lai sẽ ra sao.
- Ý kiến của cô rất đúng, cô Cameron.
Nữ thư ký của nàng bước vào.
- Xin lỗi, thưa bà chủ.
- Cuộc họp này được triệu tập vào chín giờ. Vậy mà bây giờ chín giờ năm cô mới đến?
- Xin lỗi bà. Đồng hồ báo thức của tôi bị hỏng, tôi…
- Thôi được. ch.uyện ấy để nói sau.
Nàng quay sang các kiến trúc sư.
- Tôi muốn có vài thay đổi.
Hai tiếng sau, Lara đã trao đổi xong về những chỗ nàng muốn thay đổi. Khi cuộc họp tan, nàng bảo Kathy:
- Cô ngồi xuống đây đã.
Cô thư ký ngồi xuống.
- Cô có thích công việc hiện nay không?
- Có thưa bà Cameron.
- Riêng tuần này cô đã đến trễ ba lần. Tôi không thể tha thứ thêm được nữa.
- Ôi tôi rất đau lòng. Tôi… không được khỏe.
- Cô làm sao?
- Không làm sao rõ ràng cả, thưa bà.
- Vậy tại sao cô không đi làm đúng giờ được? Có chuyện gì vậy?
- Thời gian trước tôi ngủ rất tốt. Thú thật với bà là tôi đang rất lo.
- Lo chuyện gì? - Lara sốt ruột hỏi.
- Tôi… tôi có khối u.
- Thế à? - Lara im lặng một lúc. - Thế bác sĩ bảo sao?
Kathy nuốt nước bọt.
- Tôi chưa đi khám bác sĩ.
- Tại sao? - Lara nổi nóng. - Cô là con đà điểu hay sao? Tại sao cô không đi khám bác sĩ?
Lara nhấc điện thoại:
- Cho tôi nói chuyện với bác sĩ Peters.
Nàng đặt máy xuống.
- Rất có thể là u lành, nhưng cô không thể bỏ qua như thế được.
- Mẹ tôi và anh tôi đều chết vì ung thư, - Kathy rầu rĩ nói. - Tôi không dám đi khám vì sợ bác sĩ bảo tôi cũng bị bệnh ấy.
Chuông điện thoại reo. Lara nhấc máy.
- Alô. Bác sĩ làm sao? Tôi không cần biết. Cô nói giúp là tôi cần nói chuyện với bác sĩ ngay bây giờ.
Nàng đặt máy xuống.
Lát sau, điện thoại reo. Lara nhấc lên.
- Chào bác sĩ… không, tôi vẫn khỏe. Tôi sẽ bảo cô thư ký đến nhờ ông xem giúp. Tên cô ta là Kathy Turner. Sau đây nửa giờ cô ấy sẽ có mặt ở phòng khám của bác sĩ. Ông khám cho cô ấy ngay sáng nay nhé. Tôi biết ông là chuyên gia hàng đầu về… Vâng… Cảm ơn ông.
Nàng đặt máy xuống.
- Cô đến ngay bệnh viện Sloan - Kettering. Bác sĩ Peters sẽ chờ cô ở đó.
- Tôi không biết nói thế nào để biểu lộ hết lòng biết ơn bà, thưa bà chủ.
- Hãy nói rằng sáng mai cô không đến trễ nữa.
***
Howard Keller bước vào phòng giấy.
- Có chuyện trục trặc, sếp?
- Chuyện gì?
- Về khu đất trên phố số 14. Chúng ta đã giải toả tất cả những người sống trong đó, trừ một cư xá. Cư xá Dorchester. Sáu gia đình trong đó nhất định không chịu dời đi. Và thành phố cũng không cho phép chúng ta ép buộc họ.
- Trả thêm tiền cho họ.
Đây không phải là chuyện tiền. Những gia đình đó sống ở đấy đã lâu. Họ không chịu đi vì đã quen thuộc và thấy sống ở đó dễ chịu.
- Vậy thì ta làm cho họ sống không dễ chịu nữa.
- Nghĩa là sao?
Lara đứng dậy:
- Ta đến xem lại khu vực ấy đi.
Dọc đường họ thấy những phụ nữ đeo tay nải và những người vô gia cư chen chúc trên đường xin tiền bố thí.
Trong một đất nước phồn vinh như thế này, - Lara, - thì quang cảnh này đúng là nhục nhã.
Cư xá Dorchester là một toà nhà gạch sáu tầng nằm giữa một khu toàn những túp nhà tồi tàn đang chờ xe ủi đến phá.
Lara đứng ngoài đường nhìn rất lâu.
- Có bao nhiêu gia đình sống trong này?
- Chúng ta đã dời đi được mười sáu hộ, còn sáu hộ không chịu.
- Nghĩa là chúng ta có mười sáu căn hộ có thể sử dụng?
Howard nhìn Lara, ngạc nhiên:
- Đúng thế. Nhưng sao?
- Ta sẽ đưa người vào ở kín mười sáu căn hộ bỏ trống ấy.
Ý cô bảo ta tìm người thuê? Nhưng toà nhà này sắp…
- Không phải cho thuê mà cho ở nhờ. Chúng ta sẽ cho đám người vô gia cư kia đến ở tạm. Thành phố New York có hàng ngàn người không chỗ trú chân. Chúng ta sẽ cho họ ở và anh hãy quan tâm, cấp cho họ đôi chút thức ăn nữa.
Howard cau mặt:
- Có nên coi đấy là một suy nghĩ có giá trị nhất của cô từ trước tới nay không?
- Anh Howard! Chúng ta sẽ làm việc từ thiện. Chúng ta sẽ làm cái việc mà thành phố không thể làm được - đó là cung cấp nơi trú chân cho những kẻ vô gia cư.
Lara nghiên cứu kỹ thêm toà nhà cư xá, xem các cửa sổ.
- Và tôi muốn đóng ván kín những cửa sổ kia lại.
- Để làm gì?
- Ta sẽ tạo cho toà nhà có vẻ như một toà nhà bỏ hoang. Tầng trên cùng vẫn có người ở phải không?
- Có.
- Vậy thì ta dựng một tấm biển lớn, chặn tầm mắt của họ.
- Nhưng…
- Anh hãy cứ làm như thế đi.
Khi Lara trở về văn phòng, đã có một lời nhắn chờ nàng.
- Bác sĩ Peters đề nghị bà chủ gọi điện đến cho bác sĩ, - Tricia nói.
- Liên lạc ngay cho tôi.
Bác sĩ Peter nhấc máy ngay.
- Lara. Tôi đã khám cho cô thư ký của bà.
- Sao?
- Cô ấy có một khối u. Tôi sợ là u ác tính. Tôi đã cho làm sinh thiết ngay rồi.
- Tôi cần một người nữa khám cho chắc, - Lara nói.
- Tất nhiên rồi, nếu bà muốn, nhưng tôi là chủ nhiệm khoa và…
- Tôi cần có thêm một bác sĩ nữa khám cho Kathy.
- Cô ấy hiện ở đâu?
- Đang trên đường về văn phòng bà.
- Cảm ơn ông, Paters.
Lara đặt máy xuống. Nàng ấn nút máy truyền âm:
- Kathy về thì bảo sang gặp tôi.
Lara nghiên cứu lịch công việc trên bàn. Nàng chỉ có được ba chục ngày để giải toả cư xá Dorchester trước khi bắt đầu thi công.
Sáu tên ương ngạnh. Thôi được, Lara thầm nghĩ. Xem chúng còn ngoan cố được bao lâu nữa.
Kathy vào phòng giấy bà chủ. Hai mắt cô đỏ và mọng lên vì khóc.
- Tôi nghe tin rồi, - Lara nói. - Tôi rất thông cảm, Kathy.
- Tôi sắp chết rồi, - Kathy mếu máo nói.
Lara đứng dậy, ôm chặt cô thư ký.
- Không sao đâu. Ngày nay việc điều trị ung thư đã tiến rất xa. Cô sẽ làm phẫu thuật và sẽ khỏi.
- Thưa bà Cameron… tôi không đủ khả năng…
- Tôi cho tiền. Bác sĩ Peters sẽ kéo thêm một bác sĩ nữa khám cho cô. Và nếu lần khám này ông bác sĩ kia cũng kết luận đúng như thế thì cô sẽ phải mổ ngay. Bây giờ cô về nhà nghỉ ngơi đi.
Kathy lại khóc.
- Cảm ơn bà chủ.
Khi Kathy bước ra, cô thầm nghĩ:
- Không ai hiểu nỗi bà ta là người thế nào nữa?
Chú thích:
(1) Một đơn vị cho khách thuê ở khách sạn
 
CHƯƠNG 16 -
Thứ hai sau, Lara có một khách đến gặp.
- Có một ông tên là O Brian đến đây xin gặp bà.
- Ông ta ở Sở nhà đất thành phố.
- Về chuyện gì?
- Ông ta không nói.
Lara nói qua máy truyền âm với Howard Keller:
- Anh sang đây được không, Howard? - Rồi nàng nói với thư ký - Mời ông O Brian vào.
Andy O Brian là người gốc Ailen mặt to, đỏ và một giọng đặc sệt xứ sở:
- Chào bà Cameron.
Lara vẫn ngồi nguyên sau bàn giấy.
- Chào ông. Tôi có thể làm gì giúp ông, ông O Brian?
- Tôi e bà đã vi phạm pháp luật, thưa bà Cameron.
- Về chuyện gì vậy?
Bà hiện là chủ nhân của cư xá Dorchester ở phố 14 Đông phải không?
- Đúng thế.
- Tôi được báo cáo là khoảng một trăm dân vô gia cư đã vào ở chật trong đó.
- À, chuyện đó, - Lara cười. - Đúng thế đấy. Tôi nghĩ rằng thành phố không làm gì để giúp họ có chỗ trú chân cho nên tôi giúp họ. Có vậy thôi.
Howard Keller bước vào phòng giấy.
- Xin giới thiệu. Đây là ông Keller, còn đây là ông O Brian.
Hai người đàn ông bắt tay nhau.
Lara quay sang nói với Howard.
- Tôi vừa nói với ông O Brian là chúng ta đã giúp thành phố, tạo nơi trú chân cho một số người vô gia cư.
- Bà mời họ vào, phải không thưa bà Cameron?
- Đúng thế.
- Bà có giấy phép của thành phố không?
- Giấy cho phép nào?
- Nếu bà tổ chức một nơi cho họ trú ngụ bà phải xin phép thành phố.
- Rất tiếc là tôi không biết điều đó. Tôi sẽ lo để có một giấy phép ngay.
- Tôi e là người ta không cấp cho bà.
- Tại sao?
- Vì mấy gia đình sống trong cư xá đó khiếu nại. Họ bảo bà tìm cách ép buộc họ phải dời đi nơi khác.
- Vô lý
- Thưa bà Cameron, thành phố cho bà bốn mươi tám tiếng đồng hồ để bà đưa đám dân vô gia cư ấy ra khỏi toà cư xá. Và sau khi họ đi rồi, chúng tôi sẽ có lệnh yêu cầu bà bỏ những tấm ván đóng kín các cửa sổ.
Lara giận dữ:
- Ông nói xong rồi chứ?
- Chưa, thưa bà. Người chủ căn hộ có sân trời trên nóc nhà kiện bà đã dựng một tấm biển để chặn tầm mắt ông ta. Bà cũng phải hạ tấm biển ấy xuống.
- Nếu tôi không hạ?
- Tôi tin là bà sẽ phải hạ. Vì nếu không bà sẽ gặp nhiều chuyện phiền toái. Báo chí sẽ kêu ầm lên. Buộc chúng tôi phải đưa bà ra toà, - ông ta gật đầu rồi nói - Chúc bà vui vẻ.
Lara và Howard nhìn theo O Brian bước ra ngoài.
Howard quay sang nói với Lara:
- Chúng ta phải ngưng chương trình "từ thiện" này thôi.
- Không, - nàng ngồi suy nghĩ.
- Cô nói "không" nghĩa là sao? Ông ta đã nói rằng…
- Tôi biết câu lão ta nói. Tôi đề nghị anh đưa thêm dân vô gia cư vào nữa. Tôi muốn ngôi nhà đó chật ních dân lang thang. Anh gọi điện cho luật sư Terry Hill, kể cho ông ấy chuyện này. Bảo Hill kéo dài vụ này thêm ít ngày. Chỉ đến cuối tháng mấy hộ ương ngạnh ấy sẽ phải dọn đi. Nếu không chúng ta thiệt mất ba triệu đô-la.
***
Máy truyền âm lạo sạo.
- Bác sĩ Peters muốn nói chuyện điện thoại với bà.
Lara nhấc máy:
- Chào bác sĩ. - Tôi cần báo bà biết rằng ca phẫu thuật đã xong. Kết quả rất tốt. Sức khỏe cô thư ký Kathy của bà sẽ nhanh chóng hồi phục.
- Tuyệt vời. Bao giờ tôi có thể vào thăm cô ấy?
- Ngay chiều nay.
- Vậy chiều nay tôi sẽ đến. Cảm ơn ông Alan.
- Ông gửi toàn bộ hoá đơn đến để tôi thanh toán nhé?
- Vâng.
- Và ông báo cho bệnh viện biết tôi xin giúp bệnh viện năm chục ngàn đô-la.
Lara nói với Tricia:
- Mua hoa tươi chất đầy phòng bệnh của Kathy cho tôi, - nàng nhìn vào lịch làm việc. - Bốn giờ chiều nay tôi sẽ đến bệnh viện.
Terry Hill bước vào.
- Có lệnh bắt bà.
- Cái gì?
- Bà được thông báo là phải giải toả đám vô gia cư ra khỏi cư xá rồi phải không?
- Đúng thế, nhưng…
- Bà sẽ gặp rắc rối đấy. Đã có một câu ngạn ngữ lâu đời "Đừng có chống lại Toà Thị chính!".
- Họ định bắt giam tôi thật à?
- Chứ còn gì nữa? Bà đã nhận được lệnh giải toả đám vô gia cư ấy ra khỏi đó.
- Đúng vậy, - Lara nói.
- Đành đuổi họ đi thôi, - nàng quay sang Howard Keller. - Bảo họ đi, nhưng đừng có tống họ ra ngoài đường. Làm thế không nên.
Chúng ta còn một số phòng trống ở toà nhà chúng ta mới tậu nhưng chưa tiến hành sửa chữa trên phố 20 Tây. Anh bảo ai đưa họ đến đó ở tạm. Làm thế nào trong một tiếng đồng hồ nữa giải toả xong.
Nàng quay sang Terry Hill:
- Tôi tạm lánh. Họ đến cũng không thấy được tôi để mà bắt. Còn sau đấy thì vấn đề đã được giải quyết rồi.
Máy truyền âm lại lạo sạo.
- Có hai người của Viện Công tố Quận đến.
Lara ra hiệu cho Howard Keller. Anh đến cạnh máy, nói:
- Bà Lara Cameron không có ở đây.
Howard nhìn Lara. Nàng lắc đầu. Howard nói vào máy:
- Tôi không biết, - anh tắt máy.
- Tôi ra lối cửa sau, - Lara nói.
***
Lara rất ghét bệnh viện. Nó làm nhớ đến hình ảnh cha nàng nằm trên gi.ường, mặt tái nhợt và đột nhiên già khọm đi. "Mày đến đây làm gì? Dễ mày hết việc ở nhà trọ đấy hẳn?"
Nàng bước vào phòng bệnh của Kathy. Khắp phòng đầy hoa tươi. Thấy nàng, Kathy ngồi dậy.
- Cô thấy trong người thế nào? - Nàng hỏi.
Kathy cười:
- Bác sĩ bảo tôi sẽ bình phục.
- Tôi cũng rất mong cô chóng khỏe. Công việc đang chồng chất. Tôi rất cần đến cô.
- Tôi… Tôi không biết cách nào trả ơn bà đây, thưa bà chủ.
- Không cần thiết.
Lara nhấc máy điện thoại ở đầu gi.ường, gọi về văn phòng. Nàng nói với Terry Hill.
- Họ còn ở đấy không?
- Họ vẫn ở đây. Họ đợi bà về.
- Liên hệ với ông Keller, bao giờ ông ấy giải toả hết số dân vô gia cư ra khỏi cư xá thì tôi mới về.
Lara đặt máy xuống.
- Cô cần thứ gì cho tôi biết nhé, - Lara nó. - Mai tôi sẽ lại đến thăm.
Chỗ dừng chân tiếp đó của Lara là văn phòng kiến trúc của Higgin Almont Clark. Nàng được đưa vào phòng giấy của ông. Thấy nàng vào, ông ta đứng dậy.
- Sao, có chuyện bất ngờ quý báu thế này? Tôi có thể làm gì giúp bà, thưa bà Cameron?
- Tôi cần xem bản thiết kế cho khu nhà phố 14 ngay bây giờ.
- Tất nhiên là được.
- Ông ta bước đến mở ngăn kéo tủ.
- Tôi để đây.
Đấy là bản vẽ một khu nhà cao tầng rất đẹp gồm có những cư xá ở giữa và xung quanh là các cửa hiệu.
- Tôi muốn ông vẽ lại, - Lara nói.
- Tại sao?
Lara trỏ khoảng trống ở giữa khu đất.
- Một ngôi nhà đành phải để nguyên ở đây. Tôi muốn ông vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc này, chỉ có điều xây các toà nhà xung quanh ngôi nhà cũ
- Nghĩa là bà muốn vẫn giữ lại ngôi nhà cũ kỹ tồi tàn đó và ta chỉ xây dựng xung quanh? Không được đâu thưa bà Cameron. Làm thế trông sẽ rất chướng mắt, và…
- Tôi đề nghị ông làm theo như tôi yêu cầu. Chiều nay ông cho người đem đến văn phòng tôi ngay.
Xong việc, Lara đi.
Nàng dùng điện thoại vô tuyến trong xe gọi cho Terry Hill:
- Ông đã được tin gì của Howard chưa?
- Rồi. Đám vô gia cư đã ra khỏi đó rồi.
- Tốt. Ông gọi điện cho Viện Công tố Quận, báo họ biết là tôi đã ra lệnh giải toả đám dân nghèo ấy từ cách đây hai ngày nhưng vì thiếu phương tiện vận chuyển nên hôm nay mới giải toả xong. Bây giờ tôi về văn phòng. Ông xem họ có còn đòi bắt giữ tôi nữa hay không?
Nàng bảo lái xe:
- Cho tôi qua công viên. Cứ ung dung thôi.
Ba mươi phút sau, khi Lara về đến văn phòng thì hai nhân viên công tố đã đi rồi.
Lara ngồi họp với Howard Keller và Terry Hill.
- Mấy chủ hộ ương bướng đó nhất định không chịu dời đi, - Howard nói. - Tôi đã đưa thêm tiền nhưng họ kiên quyết từ chối. Ta chỉ còn năm ngày nữa là đã phải khởi công.
Lara nói:
- Tôi đề nghị ông Clark làm lại bản thiết kế.
- Tôi đã xem, - Howard nói. - Nhưng không được. Ta không thể để cái nhà tồi tàn ấy nằm giữa cả một khu kiến trúc đồ sộ như vậy. Có lẽ tôi sẽ đến các nhà băng, đề nghị họ chịu lùi thời gian khởi công ít ngày.
- Không cần, - Lara nói. - Tôi cần khởi công ngay.
- Nghĩa là sao?
- Anh liên hệ với kỹ sư trưởng, nói rằng tôi muốn cho máy ủi làm việc ngay từ ngày mai.
- Ngày mai? Lara…
Ngay đầu giờ ngày mai. Rồi anh đem bản vẽ này đưa cho ông chủ thầu và kỹ sư trưởng.
- Làm thế để làm gì?
- Rồi anh sẽ biết.
Sáng hôm sau các hộ ương ngạnh trong cư xá Dorchesster bị tiếng xe ầm ầm đánh thức dậy. Tất cả tường của họ rung lên. Họ nhìn qua cửa sổ ra ngoài. Một chiếc xe ủi khổng lồ đang húc đổ những ngôi nhà xung quanh và tiến về phía nhà của họ. Các hộ này sửng sốt.
Ông Hershey chủ căn hộ trên tầng cao nhất, lao ra ngoài hét gọi người đốc công.
- Các ông làm cái trò gì thế? - ông ta rống lên. - Không thể làm ăn như thế được.
- Ai bảo ông thế?
- Thành phố, - Hershey lui vào ngôi nhà ông ta đang ở. - Các người không được phép đụng đến ngôi nhà của chúng tôi.
Viên đốc công chỉ vào bản vẽ đặt trước mặt.
- Đúng thế, - ông ta nói. - Chúng tôi được lệnh vẫn để nguyên ngôi nhà của ông.
Herslhey cau mày.
- Sao? Cho tôi xem, - ông ta bước đến, nhìn vào bản vẽ. - Vậy là người ta vẫn xây cả khu vực này chỉ chừa ra một ngôi nhà của chúng tôi?
- Đúng thế.
- Không được. Không thể làm thế được! Ầm ĩ và bụi bậm, làm sao chúng tôi chịu nổi.
- ch.uyện ấy không thuộc phạm vi chúng tôi. Thôi, ông tránh ra để xe ủi làm việc.
Ba mươi phút sau, thư ký của Lara nói:
- Có ông Hershey nào đó muốn gặp bà chủ.
Bảo tôi đang bận.
Chiều hôm đó, Hershey gọi đến lần thứ ba, Lara mới nhấc máy tiếp chuyện.
- Tôi đây, chào ông Hershey. Tôi có thể giúp gì ông được?
- Tôi muốn vào trực tiếp nói chuyện với bà, thưa bà Cameron.
- Rất tiếc tôi đang bận. Ông cần nói gì cứ nói qua máy cũng được.
- Tôi đã gặp những hộ còn lại. Chúng tôi bằng lòng chấp nhận đề nghị của bà và xin rời khỏi đây.
Bây giờ thì tôi lại không cần đến ngôi nhà của các vị nữa, thưa ông Hershey. Các vị cứ việc ở lại đó.
- Nếu bà tiến hành xây dựng khắp bốn xung quanh thì làm sao chúng tôi sống nổi.
- Ai bảo ông là chúng tôi xây dựng xung quanh nhà ông? - Lara hỏi. - ông kiếm thông tin ấy ở đâu vậy?
- Ông đốc công đã cho tôi xem bản vẽ và…
- Vậy à? Ông ta sẽ bị đuổi việc, - giọng Lara giận dữ. - Đấy là thông tin chỉ được biết trong nội bộ chúng tôi.
- Xin bà khoan cho một phút. Chúng tôi muốn bàn bạc với bà như giữa những người biết điều, được không? Công trình của bà sẽ rất tốt nếu như chúng tôi rời khỏi đây. Và chúng tôi xin sẵn sàng dọn đi. Tôi không muốn sống lọt thỏm giữa toàn những nhà cao tầng đồ sộ ấy.
Lara nói:
- Việc các vị dọn đi hay không liên quan gì đến tôi? - Giọng nàng dịu lại. - Nhưng thôi, thế này. Nếu các vị dọn đi trong tháng tới, tôi sẵn sàng trả các vị theo cái giá chúng tôi đề nghị hôm đầu tiên.
Lara thấy được ông ta đang tính toán. Cuối cùng ông ta đành miễn cưỡng nói:
- Thôi đành. Tôi sẽ bàn với các hộ kia, nhưng tôi tin rằng họ cũng bằng lòng thôi. Tôi xin cảm ơn bà, thưa bà Cameron.
- Chào ông, chúc ông vui vẻ, ông Hershey.
Tháng sau công việc trên công trường này đạt mức sôi động cao nhất.
***
Danh tiếng Lara tăng lên rất nhanh. Hãng xây dựng Cameron đang xây toà nhà cao tầng ở Broopklyn, một trung tâm thương mại ở Westchester, một trung tâm thương mại khác ở Washington. Có những toà nhà vốn liếng ít hơn xây dựng ở Dallas và một khu cư xá ở Los Angeles. Các nhà băng đua nhau rót tiền vào. Các công ty tiết kiệm và tín dụng cũng như các cá nhân có tiền cũng tranh nhau góp tiền cho hãng Cameron. Lara đã thành người đàn bà lừng lẫy.
Kathy đã trở lại làm việc.
- Tôi đã khỏe, xin tiếp tục làm việc.
Lara chăm chú nhìn cô thư ký hồi lâu:
- Cô thấy trong người ra sao?
Kathy cười:
- Rất tốt. Cảm ơn bà…
- Cô thật sự khỏe khoắn rồi chứ?
Kathy ngạc nhiên trước câu hỏi:
- Vâng, tôi…
- Tốt. Cô sắp phải cần nhiều đến sức khỏe đấy.
- Tôi trao cho cô chức trợ lý đlều hành. Và lương cô sẽ tăng đáng kể đấy.
- Tôi không biết trả ơn bà thế nào, thưa bà Cameron…
- Cô xứng đáng được hưởng những gì tôi làm cho cô.
Lara nhìn thấy một tờ giấy trong tay Kathy.
- Cái gì thế?
- Tạp chí Gia chánh muốn được đăng món ăn bà thích nhất và cách nấu nó. Bà có muốn họ đăng không.
- Không. Bảo họ là tôi quá bận… Á, mà khoan đã, - nàng ngồi đăm chiêu một lát. Rồi nàng nói dịu dàng. - Có, tôi muốn. Tôi sẽ kể về món ăn tôi thích nhất và cách nấu nó.
Ba tháng sau mục Gia chánh trên tờ tạp chí đăng một bài như sau:
Bánh gừng (món ăn truyền thông của Scotland)
Nửa bảng bột mì, một phần tư bảng (1) bơ, một chút nước lạnh, nửa thìa cà phê bột nở trộn lẫn và nhào thành bột nhuyễn. Bên trong cho hai bảng nho khô, nửa bảng hạnh nhân bóc vỏ, nửa bảng đường, hai thìa cà phê bột ca-ri, một thìa cà phê gừng và một thìa cà phê bột chanh khô, nửa thìa cà phê bột nở, một chút rượu trắng…
Lara nhìn vào bài báo rất lâu và nàng bỗng như thấy mùi vị của thứ bánh đó đang tan trên lưỡi, ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của nhà bếp và nghe thấy tiếng ồn ào trong phòng ăn của nhà trọ các buổi tối. Cha nàng nằm mệt nhọc trên gi.ường…
Nàng đặt tờ tạp chí xuống.
***
Lara đi đường, mọi người đều nhận ra được nàng. Và khi nàng bước vào một hiệu ăn, khách ngồi đó bao giờ cũng chụm đầu vào nhau bàn tán về nàng.
Nàng đi đâu đều có dăm sáu người đàn ông say mê bám theo và nàng nhận được không biết bao nhiêu bức thư cầu hôn với lời lẽ ca ngợi hết lời. Nhưng Lara không hề quan tâm.
Đầu óc nàng vẫn lơ lửng trên chín tầng mây và nàng vẫn thầm chờ đợi sự xuất hiện của một người.
Người mà nàng chưa hề gặp mặt.
Sáng nào cũng vậy, Lara thức dậy lúc năm giờ sáng và tài xế đã ngồi trong xe chờ ngoài cửa. Max đưa nàng đến một trong những công trình nàng đang xây dựng. Nàng thường đứng đó, ngắm tác phẩm của mình và nàng thầm nghĩ, cha đã lầm rồi. Con có thể thu tiền khách trọ được.
Đối với Lara, một ngày bắt đầu bằng tiếng búa máy kêu rat-rat-rat-rat, tiếng ì ầm của máy ủi, tiếng va vào nhau của kim loại. Nàng thường dùng thang máy công trường leo lên đến nóc toà nhà, đứng trên khung sắt, hứng gió trời thổi vào mặt. Và nàng thầm tự nhủ: Ta là chủ cái thành phố này!
***
Paul Martin và Lara đang nằm trên gi.ường.
- Tôi nghe nói hôm nay cô đuổi hai công nhân ở công trường.
- Họ đáng bị đuổi, - Lara nói. - Làm ăn tắc trách!
Martin cười:
- Ít nhất thì cô cũng thôi cái trò tát thợ rồi chứ.
- Vấn đề là hắn có đáng bị tát hay không, - nàng nép vào người ông. - Em nhờ cái tát ấy mà được gặp anh.
- Tôi sắp phải đi Los Angeles, - Martin nói. - Tôi muốn rủ cô cùng đi. Cô có thể đi vắng vài ngày được không, Lara?
- Em rất muốn đi với anh, nhưng không thể được. Kế hoạch làm việc của em trong mấy ngày tới đã chật từng phút.
Martin ngồi dậy, nhìn nàng:
- Có lẽ cô làm việc nhiều quá đấy, cô em. Tôi muốn cô vì tôi mà bớt chút ít công việc đi.
Lara cười và bắt đầu vuốt ve người tình.
- Anh đừng lo. Không bao giờ em vì bận việc mà từ chối anh điều gì.
Nó vẫn luôn luôn trước mặt Lara vậy mà sao nàng không nhìn thấy? Đó là một khoảnh đất trống rất lớn nằm sát biển và ngay trong khu vực thuộc phạm vi phố Wall Street, gần Trung tâm Thương Mại Quốc tế. Lại đang cần bán. Lara đã đi ngang qua đó hàng chục lần, nhưng hôm nay nàng mới chịu nhìn vào và thấy đó là miếng đất tuyệt đẹp: trong óc tưởng tượng của nàng hiện lên Toà nhà cao nhất thế giới?
Nàng biết Howard sẽ lại nói: Đầu óc cô đã in sâu cái ý định ấy và bây giờ cô không làm sao dứt bỏ nó đi được. Nhưng nàng biết rằng không gì có thể cản chân nàng, không ai có thể cản được nàng. Về đến văn phòng, nàng gọi điện triệu tập ngay bộ tham mưu.
- Khoảnh đất ở phố Wall Street nằm gần ven biển, - Lara nói. - Ta sẽ tậu nó và sẽ xây toà nhà cao nhất thế giới.
- Lara…
- Khoan, để tôi nói đã, Howard. Cho tôi trình bày rõ vài điểm. Khoảnh đất nằm ở ví trí lý tưởng, lại trong khu trung tâm của hoạt động tài chính, kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ tranh nhau thuê những tầng trong đó làm văn phòng của họ. Và anh nhớ đấy, nó sẽ là toà nhà cao nhất thế giới. Một điều hết sức lý thú. Nó sẽ như cột cờ chúng ta. Chúng ta sẽ đặt tên nó là Toà tháp Cameron?
- Nhưng tiền? Lấy tiền ở đâu?
Lara đưa anh một tờ giấy.
Howard nhìn con số trên đó.
- Cô đúng là con người lạc quan.
- Tôi là người thực tế. Đây không còn là công trình kiến trúc nữa mà là tác phẩm mỹ thuật, là đồ nữ trang, Howard…
Howard suy nghĩ rất căng thẳng.
- Chà, ôm tham vọng lớn quá.
Lara cười:
- Thì xưa nay chúng ta vẫn ôm tham vọng đấy thôi. Đâu phải chỉ lần này, anh công nhận không?
Howard trầm ngâm nói:
- Toà nhà chọc trời cao nhất thế giới… Toà tháp Cameron?
- Đúng thế. Các nhà băng hôm nào cũng gọi điện cho chúng ta tha thiết quăng tiền cho chúng ta. Nghe tin này họ sẽ mừng rơn.
- Rất có thể, - Howard nói. Anh nhìn Lara. - Nhưng đúng là cô tha thiết muốn xây nó chứ, Lara?
Howard thở dài. Anh nhìn khắp mặt những người trong bộ tham mưu.
- Thôi được. Bước thứ nhất là thương lượng về việc mua khoảnh đất.
Lara cười:
- Việc đó đã làm xong. Và tôi xin báo các vị thêm vài tin. Lão Steve Murchinson cũng đang thương lượng để mua chính khoảnh đất đó.
- Tôi nhớ ông ta rồi. Chúng ta đã tranh của ông ta khoảnh đất ở Chicago.
Lần này ta tha cho mi, bởi ta chưa biết mi định làm gì trên cái mảnh đất ấy. Nhưng lần sau, mi hãy tránh đường ra. Mi mà còn cản chân ta thì liệu hồn!
- Đúng thế.
Steve Murchinson ngày nay đã thành một trong những nhà kinh doanh xây cất nhà cửa lớn nhất New York. Howard nói:
- Lara, lão ấy khó chơi lắm đấy. Lão rất thích làm hại người khác.
- Anh lo quá đấy thôi.
Việc tập trung tiền cho Toà tháp Cameron tiến hành trôi chẩy. Lara đoán đúng. Các chủ nhà băng đã ngửi thấy tiếng xì xào lan truyền về ngôi nhà chọc trời cao nhất thế giới. Và cái tên Cameron cũng đã trở thành cái tên có uy tín lớn. Họ đều tha thiết muốn cộng tác với nàng.
Lara đã là nhân vật lừng lẫy. Nàng là biểu tượng cho phụ nữ tham gia hoạt động xã hội, là một thần tượng. Nếu như bà ta làm được tại sao mình lại chịu. Một hãng mỹ phẩm đã lấy tên nàng. Nàng được mời đi dự tất cả các sự kiện xã hội quan trọng, là khách được trân trọng bậc nhất trong tất cả các tiệc tùng. Tên nàng gắn trên một toà nhà nào là đủ bảo đảm sự thành công của toà nhà đó.
- Chúng ta sẽ thành lập riêng một công ty, - một hôm nàng nói. - Chúng ta sẽ có những đội xây dựng và sẽ cho các nơi thuê để xây cất nhà cửa.
- Đấy là một ý hay, - Howard nói.
- Vậy thì ta tiến hành. Bao giờ ta bắt đầu khởi công xây cất toà tháp Cameron?
- Đang chuẩn bị khẩn trương. Tôi nghĩ là chỉ trong vòng ba tháng nữa thôi.
Lara ngả người ra lưng ghế.
- Anh có thể tưởng tượng không, Howard? Toà tháp có thể cao nhất thế giới!
Howard thầm nghĩ, không biết bác sĩ Freud sẽ giải thích thế nào về ca bệnh lý này.
Lễ khởi công toà tháp Cameron được tiến hành trong không khí như ở một rạp xiếc ba vòng. Nàng "công chúa" Cameron ở tầm điểm thu hút toàn bộ sự chú ý. Sự kiện này được báo chí tuyên truyền rầm rộ và được quảng cáo cả trên vô tuyến truyẻn hình. Trên hai trăm người đứng chờ Lara Cameron đến. Khi chiếc xe limousine của nàng đỗ lại trước công trường, đám người đó reo hò vang dội.
- Lara… Lara Cameron…
Trong lúc nàng bước ra ngoài xe, tiến về phía công trường, bắt tay Thị trưởng New York, cảnh sát và an mnh ngăn dân chúng không được đến gần.
Đám đông cứ chen lên, reo hò và gọi tên nàng. Các phóng viên nhiếp ảnh thì bám máy lia lịa.
Trong khu vực chăng dây thừng cung đầy khách khứa, gồm các chủ nhà băng, các chủ thầu, các nhà thiết kế, đại diện các tổ chức xã hội và các kiến trúc sư: Cách đó khoảng một trăm bộ là những cỗ máy ủi khổng lồ, máy búa, đang trong tư thế sẵn sàng làm việc. Năm chục xe tải gấu xếp thành hàng dài chuẩn bị chở gạch ngói, rác rưởi, đất cát đem đi đổ.
Lara đứng bên cạnh thị trưởng New York và tỉnh trưởng Manhattan. Trưởng ban giao dịch của nàng, Jerry Townsend cầm dù vội vã chạy đến, nhưng Lara mỉm cười vẫy tay ra hiệu bảo không cần.
Ông Thị trưởng nói vào máy thu hình:
- Hôm nay là ngày trọng đại đối với hòn đảo Manhattan. Lễ khởi công xây cất Toà tháp Cameron đánh dấu bước khởi đầu của một trong những đề án xây dựng lớn nhất trong lịch sử Manhattan. Sáu toà nhà sẽ được xoá đi và biến thành một khu công trình liên hoàn với nhiều toà cư xá, hai trung tâm thương mại, một trung tâm xã hội và một toà nhà chọc trời cao nhất thế giới.
Đám đông vỗ tay vang dội.
- Bất cứ các vị nhìn vào chỗ nào, - Thị trưởng nói tiếp, - các vị cũng thấy sự đóng góp của cô Lara Cameron hiện lên ở dạng công trình xây cất. Bên khu hành chính công sở là toà nhà Trung tâm Cameron. Gần đó là khách sạn Cameron Plaza và nửa tá các cư xá khác. Mạng lưới khách sạn Cameron trải rộng khắp Hoa Kỳ.
Thị trưởng mỉm cười quay sang Lara Cameron:
- Cô Cameron không phải chỉ có đầu óc mà có cả nhan sắc diễm lệ nữa!
Tiếng cười và tiếng vỗ tay lại rộ lên.
- Thưa ngài thị trưởng, thưa các quý bà, quý ông…
Lara nhìn vào các máy Camera thu hình, mỉm cười nói:
- Tôi xin chân thành cảm ơn ngài Thị trưởng. Tôi rất sung sướng được góp phần nhỏ bé vào thành phố kỳ diệu và vĩ đại này của các quý ngài. Cha tôi khi còn sống luôn nói rằng con người ta sinh ra trên đời là để…
Nàng ngập ngừng. Nàng đột nhiên nhìn thấy một gương mặt quen quen trong đám đông. Lão Steve Murshinson. Nàng đã nhìn thấy hình lão trên báo chí. Lão đến đây làm gì? Lara nói tiểp: làm cho nơi mình ở đẹp hơn và sống dễ chịu hơn là lúc ta sinh ra. Tôi nghĩ tôi đang tìm một con đường nhỏ để thực hiện điều đó. Và tôi cũng đã làm được đôi chút.
Tiếng vỗ tay như sấm đông. Người ta đưa nàng chiếc mũ cứng công nhân và cái xẻng mới toanh.
- Đã đến giờ khởi công, thưa cô Cameron. Các máy ảnh lại nháy liên tiếp.
Lara ấn xẻng vào mặt đất nham nhở và xúc lên một xẻng tượng trưng.
Sau lễ khởi công là tiệc nhẹ ; các máy thu hình tiếp tục làm việc để ghi lại không khí rộn rã vui vẻ nơi đây. Lúc Lara nhìn ra thì đã không thấy lão Steve Murchinson đâu rồi.
Nửa giờ sau, nàng ngồi trong xe Limousine về văn phòng. Jerry Townsend ngồi bên cạnh.
- Hôm nay đúng là tuyệt vời, - anh ta nói. - Tuyệt vời.
- Cũng tạm được, - nàng cười. - cảm ơn anh, Jerry.
Các bộ phận trong văn phòng của hãng Cameron chiếm cả một tầng trong toà nhà trung tâm Cameron.
Lara bước ra từ thang máy ở tầng năm và lập tức tiếng lan truyền rằng bà chủ đã đến. Các thư ký và các thành viên của ban chỉ đạo tấp nập bắt tay vào việc Lara quay sang Jerry Townsend.
- Anh vào phòng gịấy của tôi đã.
Phòng giấy của nàng chiếm cả một góc trên tầng năm và trông xuống thành phố bên dưới.
Lara liếc qua mấy giấy tờ thư tín trên bàn rồi ngẩng lên nhìn Jerry.
- Cha anh thế nào rồi? Có đỡ hơn không?
- Tại sao bà ta lại biết tình hình cha mình nhỉ?
- Cha tôi… nặng lắm.
- Tôi biết. Đó là bệnh co giật Huntington phải không?
- Vâng. Căn bệnh ấy rất đáng sợ. Nó tiến triển nhanh và khắp các cơ đều bị co giật, mặt, chân tay, đồng thời trí óc cũng mụ mẫm dần.
- Tại sao bà biết cha tôi mắc bệnh, thưa bà Cameron?
- Tôi đến bệnh viện và được biết cha anh nằm tại đó. Tôi tình cờ nghe thấy hai bác sĩ trao đổi với nhau về trường hợp của cha anh.
Jerry đau đớn nói:
- Bệnh đó là nan y, không có cách chữa.
- Bệnh gì cũng chữa được nếu như tìm đúng nơi chữa, - Lara nói. - Tôi đã thử thăm dò và biết có một giáo sư ở Thuỵ Sĩ đã tìm ra được một vài cách để điều trị căn bệnh của cha anh. Tôi đã liên lạc và ông ta nhận lời chữa trị. Phí tổn tôi chịu cho.
Jerry ngây người vì ngạc nhiên.
- Anh đồng ý chứ?
Jerry không biết nói thế nào.
- Vâng, - và anh ta thầm nghĩ: đúng là mình không thể hiểu được con người này. Và cũng không ai hiểu được bà ta hết.
***
Lịch sử đang được hình thành, nhưng Lara quá bận không đầu óc đâu nhận thấy được. Ronnald Reagan được tái cử và một người tên là Mikhail Gorbachev lên đứng đầu Liên Xô thay cho Chernenko.
Lara xây một loạt nhà cư xá giá rẻ ở miền Detroit.
Năm 1986, Ivan Boesky dính một trăm triệu đôìa trong một vụ bê bối về nội thương và bị kết án ba năm tù.
Lara bắt đầu phát tnển việc xây những toà cư xá sang trọng tại thành phố Queens. Các nhà đầu tư đua nhau tham gia để được hưởng một phần tên tuổi thần kỳ của nàng. Một nhóm chủ nhà băng đầu tư ở Đức đáp máy bay đến New York gặp nàng. Lara bố trí cuộc gặp ngay sau khi máy bay của họ hạ cánh.
Họ phản đối nhưng nàng nói:
- Tôi rất tiếc, thưa các vị. Nhưng tôi không còn thời gian nào khác. Tôi sắp phải bay sang Hồng Kông.
Khách Đức được tiếp cà phê. Lara dùng trà. Một trong đám khách Đức than phiền cà phê có vị không dễ chịu.
- Đấy là loại cà phê sản xuất riêng cho tôi, Lara giải thích. Đến khi đã quen với nó các vị sẽ thấy nó rất ngon. Vị nào dùng thêm nữa không?
Kết thúc buổi làm việc, Lara đạt được tất cả mọi điều nàng đề xuất.
Cuộc đời là một chuỗi phát hiện lý thú, chỉ trừ một tai nạn làm đảo lộn mọi thứ. Lara va chạm nhiều lần với Steve Murchinson về bất động sản và lần nào nàng cũng chiến thắng.
- Tôi thấy ta đừng nên dính với lão nữa, - Howard nói - Để lão rút lui trước.
Đến một buổi sáng, bưu điện đem tới một gói rất đẹp bọc trong giấy mầu hồng từ Bendel gửi tới. Kathy đặt nó trên bàn của Lara.
- Gói gì mà nặng khủng khiếp, - Kathy nói.
Nếu đó là cái mũ sắt thì bà nên cẩn thận.
Tò mò, Lara mở ra. Trong gói chứa đầy chất bẩn. Một danh thiếp kèm theo đề: "Nhà thờ nghĩa trang Frank Campbell".
Các đề án xây dựng đều được triển khai tốt đẹp.
Khi Lara đọc báo thấy tin một sân chơi trong trung tâm thành phố xây dựng mãi chưa xong chỉ do nạn quan liêu giấy tờ của cơ quan hành chính, nàng bèn nhẩy vào, nhận để công ty mình xây cất rồi tặng cho thành phố. Báo chí đưa chuyện này lên và ca ngợi nàng hết lời. Một tờ báo in dòng chữ cỡ lớn ngay trang đầu: Lara Cameron chủ trương: TÔI LÀM ĐƯỢC!
Mỗi tuần nàng gặp Paul Martin một hoặc hai lần, nhưng ngày nào nàng cũng trò chuyện điện thoại với ông.
Nàng tậu một toà biệt thự ở Southampton và sống giữa cả một loạt nữ trang đắt tiền, hàng lông thú quý và xe limousine. Các tủ của nàng đều chất đầy trang phục do các nhà may cắt thời trang nổi tiếng chế tạo. "Con cần ít quần áo để đi học". "Vậy thì mày đến Đoàn cứu tế mà xin!".
Lara luôn đặt may những kiểu thời trang mới nhất.
Các nhân viên của nàng là gia đình nàng. Nàng chăm lo cho họ và rất hào phóng với họ. Toàn bộ người thân của nàng chỉ là họ. Nàng nhớ ngày sinh và các ngày kỷ niệm khác của họ. Nàng tìm cho con cái họ nơi học hành tốt nhất và lập quỹ học bổng để giúp đỡ chúng. Khi ai đó cảm ơn nàng, Lara rất ngượng nghịu. Nàng không quen bộc lộ tình cảm.
Ngày xưa, mỗi khi nàng định bộc lộ tình cảm với cha, cha nàng đều chế giễu.
Lara đã dựng lên cả một bức thành bao quanh che chở cho nàng. Sẽ không ai làm hại ta nữa, nàng nghĩ. Không một ai hết.
Chú thích:
(1) bảng (pound) = 453 gam
 
CHƯƠNG 17 -
- Sáng nay tôi bay sang London, Howard.
- Có chuyện gì vậy? - Howard Keller hỏi.
- Huân tước Mcintosh mời và muốn tôi nhìn qua khoảng đất ông ta quan tâm. Huân tước muốn làm ăn chung với ta.
Brian Mcintosh là một trong những nhà xây cất giầu nhất nước Anh.
- Bao giờ chúng ta ra sân bay? - Howard hỏi.
- Tôi quyết định đi một mình.
- Sao vậy?
- Anh cần ở nhà để trông nom công việc.
Howard gật đầu.
- Được. Tôi sẽ làm việc đó.
- Tôi biết anh sẽ làm tốt. Tôi bao giờ cũng tin anh, Howard.
Chuyến bay London không có sự kiện gì đặc biệt.
Chiếc phản lực riêng của nàng hạ cánh xuống sân bay Luton ngoại ô London. Lara không ngờ rằng cuộc đời nàng sắp rẽ vào bước ngoặt mới.
Lúc nàng bước vào khách sạn Claridge, giám đốc khách sạn Ronald Jones đã đứng đón nàng.
- Rất vui được đón tiếp bà, thưa bà Cameron.
- Tôi xin đưa bà lên phòng. Đang có một số thư từ chờ bà.
Khoảng hơn hai tá thư từ, điện. Dãy phòng khép kín dành cho nàng rất đẹp. Đã có những bó hoa của Brian McIntosh và của Paul Martin, chai sâm banh cùng thức ăn nguội của khách sạn. Nàng vừa vào phòng, điện thoại đã reo vang và hết cú này đến cú khác từ khắp các địa phương của Hoa Kỳ.
- Kiến trúc sư đề nghị thay vài chi tiết trong bản thiết kế và như thế sẽ tốn thêm một khoản tiền lớn…
- Việc giao xi măng bị đình lại…
Công ty Quốc gia số Một tiết kiệm và đầu tư xin tham gia vào công trình sau của ta…
- Ngài Thị trưởng hỏi liệu bà có đến Los Angeles để dự buổi khai trương được không?
- Các vật liệu trang bị nhà vệ sinh vẫn chưa được chở đến…
- Thời tiết quá xấu buộc chúng tôi phải tạm nghỉ ít ngày. Tiến độ sẽ phải chậm lại…
Mỗi vấn đề lại đòi hỏi Lara giải quyết và khi xong các cú điện thoại, nàng mệt bã người. Nàng yêu cẩu đem bữa trưa lên phòng, ăn một mình và nhìn ra cửa sổ, ngắm những chiếc xe hơi nhãn Rolls- Royce và Bentley ùn lại trước cổng vào phố Brook.
Lara thấy trào lên một niềm tự hào. Đứa con gái nhỏ ở thị trấn Glace Bay đã vượt qua được một chặng đường rất dài, thưa cha.
Sáng hôm sau Lara cùng với huân tước Brian McIntosh đến xem địa chỉ. Đấy là một khu đất rất rộng, chiều dọc chạy theo bờ sông dài hai dặm, san sát những ngôi nhà cũ kỹ và những quán hàng sắp đổ nát.
- Chính phủ Anh đã quyết định giảm thuế cho chúng ta nếu chúng ta tậu khu đất này, - huân tước McIntosh nói, - bởi họ cần xây mới toàn bộ khu vực.
- Xin để tôi suy nghĩ chút đã, - Lara nói, mặc dù nàng đã có nhận định rồi.
- Nhân tiện, tôi có vé xem hoà nhạc tối nay, - Brian McIntosh nói. - Vợ tôi bận họp ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Cô có thích nghe nhạc cổ điển không, thưa cô Cameron.
Lara hoàn toàn không quan tâm đến loại nhạc này.
- Phillip Adler sẽ biểu diễn nhạc của Rachmaninoff.
Ông ta nhìn Lara chờ nàng nói ra điều gì đó, nhưng Lara chưa bao giờ nghe đến cái tên Phillip Adler.
- Tuyệt đấy, - nàng nói.
- Vậy thì tốt. Xem xong, chúng ta đi ăn tối ở nhà hàng Scott. Tôi sẽ đến đón cô đi vào bảy giờ.
- Tại sao mình lại bảo mình thích nhạc cổ điển? - Lara tự hỏi. - Đâm phải chịu một buổi tối ngán ngẩm. Nếu không, mình tắm nước nóng trong bồn rồi đi ngủ có phải sướng hơn không? Nhưng thôi chịu đưng một buổi tối thôi mà. Sáng mai mình sẽ bay về New York.
Rạp Festival chật cứng khán giả. Nam mặc âu phục buổi tối và nữ mặc những bộ dạ hội lộng lẫy.
Tối nay là một buổi biểu diễn đặc biệt cho nên mọi người đều có vẻ háo hức lúc họ đứng trong phòng gương lớn chờ đợi buổi biểu diễn bắt. đầu.
Brian McIntosh mua hai tờ chương trình của người soát vé và họ vào chỗ. Ông ta đưa Lara một tờ.
Nàng liếc qua: Dàn nhạc Philharmonic London…
Phillip Adler trình diễn bản Concerto số 3, Rê thứ của Rachmaninoff dành cho piano, Opus 30.
Mình phải gọi điện thoại cho Howard, nhắc anh ấy về bản dự trù chi tiêu cho toà nhà ở Đại lộ số 5.
Chỉ huy dàn nhạc bước ra sân khấu và công chúng vỗ tay. Lara chẳng quan tâm gì. Người thầu khoán ở Boston tiến hành quá chậm chạp. Phải thúc ông ta mới được. Mình phải bảo Howard hứa thưởng ông ta một khoản nếu tiến hành nhanh.
Tiếng vỗ tay lại vang lên, lần này lớn hơn nhiều.
Một chàng trai ngồi vào đàn piano kê chính giữa sân khấu. Nhạc trưởng hất cây gậy chỉ huy và dàn nhạc cất tiếng.
Phillip Adler lướt những ngón tay trên phím đàn.
Người phụ nữ ngồi sau lưng Lara nói bằng giọng Texas rất rõ:
- Ông ta đàn tuyệt chưa nào? Tôi đã nói với chị rồi mà, Agnes?
Lara lại cố tập trung vào công việc. Khu đất ở London không dùng được. Xa trung tâm quá. Địa điểm. Địa điểm. Và địa điểm. Nàng nghĩ đến khu đất người ta muốn bán cho nàng gần rạp xiếc Columbus. Ta có thể lấy khu ấy được.
Người phụ nữ sau lưng Lara nói khá to:
- Cách thể hiện của ông ta thật là… Đúng là thiên tài! Ông ta hiện là một trong những nhạc công piano hàng đầu.
Lara lại cố lái suy nghĩ sang hướng công việc.
Giá thành một toà nhà dùng làm văn phòng ở đó khoảng bốn trăm đô-la một bộ vuông sử dụng. Nếu mình chi vào công trình trăm rưởi triệu đô-la, cộng với một trăm hai mươi nhăm triệu, ít ra cũng phải là…
- Lạy Chúa tôi? - Người phụ nữ sau lưng Lara kêu lên.
Lara bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ miên man.
- Tuyệt vời. Ông ta chơi không thể có chỗ nào chê được!
Lúc đó, bộ trống trong dàn nhác chợt rung lên.
Phillip Adler một mình chơi cả bốn bè và dàn nhạc đệm theo chàng. Mỗi lúc tiết tấu một nhanh hơn. Bộ trống lại rung lên…
Người phụ nữ sau lưng Lara không thể nhịn được nữa.
- Thấy chưa? Tuyệt trần gian? Đã bao giờ chị được nghe ai đàn hay như thế này chưa?
Lara nghiến răng.
Giá thành mỗi bộ vuông sẽ là ba trăm rưỡi, cộng tiền lãi vay ngân hàng ba mươi nhăm triệu, mười triệu các chi phí khác…
Tiết tấu nhạc tăng dần, vang động khắp phòng nghe. Nhạc lên đến đỉnh điểm rồi chấm dứt. Tất cả khán giả đứng dậy, reo hò hoan hô? Chàng nhạc công cũng đã đứng dậy và cúi đầu cảm ơn.
Lara thậm chí không thèm ngẩng đầu lên. Tiền thuế khoảng sáu bẩy phần trăm gì đó. Cộng tất cả là năm mươi tám triệu đô-la.
- Ông ta chơi đến mức không thể tưởng tượng nổi, đúng không bà Cameron? - Brian McIntosh hỏi.
- Đúng thế, - Lara hơi khó chịu thấy dòng suy nghĩ của nàng bị cắt ngang.
- Ta vào hậu trường đi. Phillip là bạn quen của tôi.
Nhưng ông ta đã nắm bàn tay nàng và họ lách ra khỏi hàng ghế để ra cửa.
- Tôi rất mừng là có dịp giới thiệu bà với Phillip, - Brian McIntosh nói.
Lúc này ở New York là sáu giờ tối, Lara thầm nghĩ. Mình có thể gọi điện cho Howard, báo anh ấy biết về kết quả cuộc gặp với McIntosh.
Họ vòng ra cửa sau của rạp, cửa dành cho diễn viên. Đã có rất đông người đứng chờ. Brian McIntosh gõ cửa. Người bảo vệ mở.
- Thưa, ngài cần gì?
- Tôi là huân tước McIntosh muốn gặp ông Phillip Adler.
- Mời ngài vào.
Bác ta mở hé cửa chỉ đủ cho hai người lách vào, rồi lập tức đóng lại, để ngăn đám người bên ngoài.
- Họ đứng làm gì mà đông thế? - Lara hỏi.
Mcintosh ngạc nhiên nhìn nàng.
- Họ đợi xem mặt Phillip.
Lara lấy làm lạ, sao lại thế.
Bác bảo vệ nói:
- Xin hai quý vị vào cánh cửa sơn xanh ấy.
- Cảm ơn.
Năm phút thôi, Lara thầm nghĩ. Mình sẽ cáo lui lấy cớ có việc "Phòng xanh" (1) khá đông và rất ồn ào. Mọi người vây quanh một người mà Lara chưa nhìn rõ mặt.
Lát sau đám người vây quanh tản dần và bây giờ nàng mới nhìn rõ Phillip. Đột nhiên nàng rùng mình.
Tim nàng như đứng lại.
Hình ảnh lờ mờ vẫn thường hiện lên trong trí óc nàng suốt bao năm về người đàn ông nàng mơ ước đang đứng trước mặt nàng kia. Người trong mộng?
Thì ra người trong mộng của nàng là có thật?
Chàng dáng cao, tóc vàng, có những nét tinh tế trên gương mặt đa cảm. Chàng mặc áo đuôi tôm đen, thắt nơ trắng. Lara cảm giác rất rõ là người nàng đã từng nhìn thấy và nàng bàng hoàng. Mình ngồi rửa bát dưới bếp và đột nhiên chàng hiện ra, bước đến sau lưng, choàng hai tay ôm mình và hỏi: "Cô có muốn tôi làm giúp không?"
Brian MeIntosh chăm chú nhìn Lara. Ông ta ngạc nhiên:
- Bà có làm sao không đấy, bà Cameron?
- Không. Tôi vẫn khỏe, - trong khi nói, giọng nàng nghẹn lại.
Phillip Adler đã tiến đến gần họ, miệng tươi cười. Đúng là nụ cười Lara đã thấy trong mộng. Chàng chìa tay:
- Chào ông Brian! Rất vui thấy ông cũng đến.
- Làm sao tôi bỏ được? - McIntosh nói. - Anh đúng là thiên tài.
- Cảm ơn ông.
- Ôi Phillip! Tôi muốn anh làm quen với cô Lara Cameron.
Lara nhìn thẳng vào mắt chàng và câu nói thốt ra không qua ý nghĩ của nàng:
- Ông biết Lara chứ?
- Xin lỗi, tôi chưa hiểu.
Lara đỏ mặt.
- Ồ không. Tại tôi… - và lưỡi nàng líu lại.
Những người đứng vây quanh Adler vẫn nồng nhiệt khen ngợi chàng. chưa bao giờ anh tuyệt diệu như tối nay…
- Tôi có cảm tưởng như ngồi bên cây đàn là đích thân Rachmaninoff…
Hết người này đến người khác ca ngợi Phillip. Các phụ nữ trong phòng vây quanh chàng và sờ vào người chàng. Lara vẫn đứng ngây ra như bị thôi miên. Giấc mơ thuở nhỏ đã biến thành sự thật. Điều nàng tưởng tượng ngày nào bây giờ hiện thành xương thành thịt.
- Ta đi chứ? - Brian McIntosh hỏi Lara.
Không. Lúc này nàng không muốn làm bất kỳ việc gì khác, ngoài việc ở lại đây. Nàng muốn được trò chuyện với "bóng hình" kia, được sờ vào người chàng để tin chắc rằng đấy là người thật, rằng không phải mình đang mơ.
- Vâng, - nàng đáp, mặc dù không hề muốn.
Sáng hôm sau Lara đã trên đường trở về New York. Nàng tự hỏi không biết có còn gặp Phillip được nữa không.
Lara không làm sao gạt được hình ảnh Phillip Adler ra khỏi tâm trí. Nàng đã cố tự thuyết phục bản thân rằng đây là chuyện vớ vẫn, chỉ là nàng nhớ lại tuổi thơ mà thôi, nhưng không kết quả. Nàng vẫn cứ luôn nhìn thấy khuôn mặt chàng, nghe thấy giọng nói của chàng. Mình sẽ phải gặp lại con ngưởi ấy Lara thầm nghĩ.
***
Sáng sớm hôm sau Paul Martin gọi điện cho nàng.
- Chào em. Tôi nhớ em quá. Chuyến đi London thế nào?
- Tốt thôi, - Lara thận trọng đáp. - Đúng là tốt.
Nói chuyện điện thoại với Martin xong, Lara ngồi sau bàn giấy, suy tưởng đến Phillip.
- Mọi người đang đợi bà bên phòng họp, thưa bà Cameron.
- Tôi sang đây.
***
- Chúng ta bị trượt mất khu đất Queens.
- Tại sao? Tôi tưởng mọi chuyện xong xuôi rồi?
- Tôi cũng tưởng vậy, ai ngờ Hội đồng đại diện người thuê không chịu chuyển đi chỗ khác.
Lara nhìn khắp các khuôn mặt của Ban chỉ đạo đang ngồi trước mặt nàng. Có đủ ngành chuyên môn: kiến trúc sư, luật sư, chuyên gia quảng cáo, kỹ sư thi công. Nàng nói:
- Tôi không hiểu được đấy. Những người thuê nhà ở đó có thu nhập hàng năm trung bình chín ngàn đô-la, và họ trả tiền thuê nhà chưa đến hai trăm đô-la mỗi tháng. Chúng ta chịu nâng cấp nhà cho họ mà không hề tăng giá thuê nhà. Với số người thuê dôi ra, chúng ta lại bố trí nơi ở khác tốt ngang như vậy cho họ. Họ đã đồng ý hết cả từ tháng Bẩy vậy mà bây giờ lại trở mặt, nghĩa là sao?
- Thật ra không phải ý kiến của Hội đồng mà chỉ là của riêng Chủ tịch, một phụ nữ tên Edith Benson.
- Hãy bố trí một cuộc gặp gỡ giữa tôi với bà ta. - Tôi sẽ tự đến đó.
Lara mang theo kỹ sư trưởng của nàng, Bill Whitman, cùng đi. Nàng nói:
- Thú thật tôi rất ngạc nhiên thấy Hội đồng của bà lại ngáng trở chúng tôi. Chúng tôi đã quyết định bỏ ra một trăm triệu đô-la để nâng cấp khu nhà này, vậy mà bây giờ các vị lại từ chối…
Edith Benson ngắt lời nàng:
- Cho chúng tôi nói thật, thưa bà Cameron. Bà bỏ ra số tiền lớn kia không phải để nâng cấp khu nhà này mà để Công ty Cameron thu lợi về mình.
- Tất nhiên chúng tôi phải kiếm tiền, - Lara nói. - Nhưng chúng tôi chỉ kiếm bằng cách nâng cao điều kiện ở của mọi người. Chúng tôi sẽ làm cho khu nhà này đẹp đẽ và sinh hoạt được tiện nghi hơn, và…
- Xin lỗi, tôi không tán thành. Ngay bây giờ, chúng tôi hiện sống dễ chịu và yên tĩnh rồi. Nếu Công ty bà nhẩy vào sửa chữa, nơi này sẽ đông đúc, ồn ào, lắm xe cộ, nhiều ô nhiễm hơn. Đấy là điều chúng tôi không muốn.
- Tôi cũng không muốn, - Lara nói. - Chúng tôi không hề làm điều gì để nơi này ồn ào thêm, bụi bặm thêm. Ngược lại chúng tôi muốn làm cho nó yên tĩnh hơn, không khí trong lành hơn, phong cảnh đẹp mắt hơn. Chúng tôi đã thuê nhà kiến trúc số một, Stanton Fielding, cùng với Andrew Burton ở Washington đến để cải tạo môi trường nơi đây.
Edith Benson nhún vai:
- Rất tiếc là vô ích. Tôi nghĩ chúng ta không có gì để bàn bạc thêm nữa, - bà ta nói và định đứng lên.
Mình không thể thua cuộc này, Lara uất ức thầm nghĩ. Chẳng lẽ họ không thấy được là mình làm điều tốt cho họ hay sao? Mình phục vụ cho họ mà họ lại không muốn. Đột nhiên nàng nảy ra một ý nghĩ táo tợn.
- Bà khoan chút đã, - Lara nói. - Tôi hiểu rằng các thành viên khác trong Hội đồng quản trị của Cộng đồng những người thuê nhà đều đồng ý, chỉ riêng bà chống lại.
- Đúng thế.
Lara hít một hơi thật sâu.
- Vậy thì có chuyện để chúng ta bàn bạc đấy, - nàng ngập ngừng. - Đây là chuyện cá nhân, - nàng bất chấp, nói toạc ra. - Bà nói chúng tôi không quan tâm đến chuyện ô nhiễm môi trường nơi đây, nếu như chúng tôi sửa chữa công trình này? Vậy tôi xin kể với bà một chuyện kín và cũng xin bà giữ kín cho.
- Tôi có một đứa con gái lên mười mà tôi vô cùng yêu quý Cháu sắp đến ở với bố nó tại khu nhà này. Ông ấy đã quen sống với nó.
Edith Benson ngạc nhiên nhìn Lara.
- Bây giờ tôi mới biết là bà có con, thưa bà Cameron?
- Không ai biết hết, - Lara bình thản nói. - Tôi chưa hề lấy chồng bao giờ. Chính vì vậy mà tôi đề nghị bà giữ kín chuyện này cho. Nếu lộ ra, sẽ rất tai hại cho tôi. Tôi tin bà thông cảm với tôi.
- Tôi rất thông cảm.
- Tôi rất yêu cháu và tôi bảo đảm với bà rằng không đời nào tôi lại tạo môi trường tồi tệ, ô nhiễm xung quanh nơi con gái tôi sống. Tôi còn tính sẽ làm tất cả những gì có thể, để khu nhà này thành nơi sinh sống thoải mái, dễ chịu. Bởi con gái tôi sẽ là một trong những công dân sống ở đây.
Một phút im lặng thiện cảm:
- Nếu vậy thì, thưa bà Cameron, vấn đề lại hoàn toàn khác… Dù sao bà cũng để tôi suy nghĩ thêm đôi chút.
- Tất nhiên rồi. Xin cảm ơn bà trước, thưa bà Benson, - nàng nói và thầm nghĩ, nếu mình có một đứa con gái thật thì đúng là nó sông ở đây sẽ an toàn và tốt đẹp biết bao.
Ba tuần lễ sau, Hội đồng đại diện của người thuê trong khu nhà trả lời đồng ý với đề án của công ty Cameron.
- Rất tốt, Lara nói. - Bây giờ thì chúng ta có thể hỏi Stanton Fielding và Andrew Burton xem họ có đồng ý lo giúp ta khu nhà đó không.
Nghe tin, Howard hết sức kinh ngạc.
- Tôi vừa nghe tin. Làm sao cô thuyết phục được bà ta? Cô tài thật đấy. Hình như cô bảo cô có đứa con gái phải không?
- Đúng thế, - Lara mỉm cười. - Phải dùng cách đó mới lay chuyển bà ấy được.
Bill Whitman ngồi đấy đệm vào:
- Nhưng bà sẽ phải trả giá đắt đấy, nếu như họ biết được là bà bịa đặt hoàn toàn.
Sang tháng Giêng công trình mới trên phố 63 Đông hoàn tất. Toà nhà gồm bốn mươi nhăm tầng, dùng làm cư xá và Lara giữ lại hai căn hộ để nàng sử dụng. Các phòng ở đây đều rộng rãi và mỗi căn hộ đều có sân trời chạy bên ngoài suốt dọc chiều dài.
Nàng thuê một nhà trang trí nội thất nổi tiếng đến trang hoàng. Cả hơn trăm hộ sống ở đây đều thán phục.
Nơi đây chỉ thiếu một người đàn ông, - một trong những bà khách, sau khi tham quan căn hộ đôi đã buột miệng nói.
Và Lara nghĩ ngay đến Phillip Adler, nàng tự hỏi không biết lúc này chàng đang ở đâu và làm gì.
Lara và Howard đang sôi nổi tranh luận thì Bill Whitman vào.
- Chào sếp. Tôi xin một phút có được không?
Lara ngẩng lên nhìn.
- Chuyện gì, anh nói luôn đi.
- Vợ tôi. Nếu như có chuyện rắc rối giữa vợ chồng, thì…
- Không phải đâu. Chỉ là vợ tôi thấy cần phải đi đâu xa ít ngày để nghỉ. Có thể là đi Paris vài tuần.
Lara cau mày.
- Paris? Nhưng chúng ta đang bấn lên vì cả sáu công trình cùng đang tiến hành một lúc?
- Tôi biết, khốn nhưng thời gian vừa rồi tôi làm việc quá nhiều giờ mỗi ngày đâm ít ngó ngàng đến gia đình. Bà có biết vợ tôi nói thế nào không? Bà ấy bảo: "Bill, nếu không được đề bạt và tăng lương thì anh chẳng nên làm cật lực đến như thế! - Ông ta nói xong bèn cười to.
Lara ngả người ra lưng ghế nhìn Bill Whitman:
- Sang năm, mới đến hạn anh được tăng lương.
Bill Whitman nhún vai:
- Trong một năm chưa biết sẽ xảy ra những chuyện gì? Chẳng hạn chuyện ở Queens vừa rồi. Bà biết là nếu bà Edith Benson kia nghe thấy sự thật về đứa con tưởng tượng của bà, rất có thể bà ta sẽ thay đổi ý kiến. Đúng không nào?
Lara ngồi lặng đi như pho tượng:
- Tôi hiểu.
Nhưng Whitman đã đứng lên:
- Bà hãy suy nghĩ và cho tôi biết bà quyết định.
Lara cố nhếch một nụ cười:
- Được!
Nàng nhìn theo anh ta đi ra, mặt nàng đanh lại:
- Lạy Chúa! - Howard nói. - Trò đó gọi là gì?
- Tống tiền?
Hôm sau, Lara ngồi ăn trưa với Paul Martin.
Nàng nói:
- Em vừa gặp một chuyện khó xử, đang chưa biết làm thế nào, - và nàng kể cho Martin nghe về vụ Whitman buộc nàng phải tăng lương.
- Em có tin rằng thằng cha sẽ đến gặp mụ Benson không?
- Em không biết. Nhưng nếu hắn làm thế, thì em sẽ bị Hội đồng đại diện người thuê nhà ở đó gây phiền phức.
Martin nhún vai:
- Anh thì nghĩ chẳng đáng lo. Thằng cha chỉ doạ thế thôi.
Lara thở dài:
- Em cũng mong là như thế.
- Em có muốn đi Reno với anh không, Lara?
- Em rất muốn, nhưng lúc này em không thể đi xa được.
- Anh không bảo em đi, mà chỉ hỏi em có muốn tậu một khách sạn kiêm sòng bạc ở đó không?
Lara chăm chú nhìn Martin.
- Anh nói nghiêm chỉnh đấy chứ?
- Anh được tin là một trong số khách sạn kiêm sòng bạc ở đó sắp bị thu hồi lại giấy phép kinh doanh. Chỗ đó là nơi kiếm tiền như rác. Nếu tin này lan ra thì sẽ vô khối kẻ lao vào. Khách sạn sẽ bị đem bán đấu giá, nhưng anh nghĩ có thể tạo điều kiện để em mua nó được.
Lara ngập ngừng.
- Em không biết nữa. Em đang gặp khó khăn. Howard cho biết các nhà băng không chịu cho em vay thêm nếu em chưa trả xong những khoản hiện đang còn nợ họ.
- Em không phải hỏi vay nhà băng nào hết.
- Vậy em lấy tiền ở đâu?
- Dùng cổ phiếu tín dụng giá rẻ. Rất nhiều công ty ở phố Wall Street sẵn sàng cấp tiền cho em theo hình thức đó. Đấy là những công ty tiết kiệm và tín dụng. Em chỉ cần gửi vào đó năm phần trăm là họ sẽ cho em vay sáu mươi nhăm phần trăm. Vậy là còn thiếu ba mươi phần trăm. Em có thể kiếm khoản này bằng vay của một ngân hàng nước ngoài nào muốn đầu tư vào lĩnh vực sòng bạc. Em tha hồ chọn: Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật. Trên thế giới có hàng chục nhà băng sẵn sàng cho em vay số ba mươi phần trăm ấy bằng thương phiếu.
Lara bắt đầu bị cuốn vào.
- Nghe thú đấy. Anh nghĩ rằng em có thể mua cái khách sạn ấy cho riêng em chứ?
Martin cười.
- Đấy là món quà anh tặng em nhân dịp Nôen.
- Ôi Paul! Anh quả là người tuyệt vời. Tại sao anh tốt với em đến như vậy, Paul?
Anh cũng chẳng rõ nữa, - Martin nói mặc dù ông biết rất rõ là tại sao. Ông đã yêu Lara. Nàng đã như cho ông sống thêm một cuộc đời nữa. Ta sẽ không bao giờ để mất em đâu, ông thầm nghĩ.
Bước vào văn phòng, Lara thấy Howard đang đợi nàng.
- Cô vừa đi đâu đấy? - Anh hỏi. - Có cuộc họp vào hai giờ và…
- Howard, anh giảng cho tôi hiểu về cổ phiếu giá rẻ đi. Chúng ta chưa bao giờ sử dụng nó.
- Thế này nhé, trên cùng là A cấp ba. Chẳng hạn có một công ty kiểu như AT & T. Thấp dần, cô sẽ có A kép, A đơn, BAA và dưới cùng là B kép, đấy chính là cổ phiếu giá rẻ. Một cổ phiếu đầu tư loại thường sẽ trả chín mươi phần trăm. Một cổ phiếu giá rẻ sẽ trả mười bốn phần trăm. Nhưng cô hỏi để làm gì?
Lara bèn kể anh nghe câu chuyện.
- Sòng bạc à, Lara? Lạy Chúa! Paul Martin đứng đằng sau, che chở cho cái sòng bạc ấy, đúng thế không?
- Không phải đâu, Howard. Nếu em chấp nhận thì em sẽ đứng đằng sau nó. Chúng ta đã nhận được trả lời về nhà xưởng Pin chưa?
- Rồi. Họ từ chối, không chịu bán cho chúng ta khu đất ấy.
- Nhưng họ định bán chứ gì, đúng thế không?
- Chắc thế.
- Anh đừng trả lời quanh co vậy.
- Chủ nhân khu đất ấy là vợ goá của một bác sĩ. Tên bà ta là Aleanor Royce. Tất cả các công ty xây dựng trong thành phố đều thèm khu đất ấy.
- Nghĩa là chúng ta đã bị ai đó trong bọn họ đánh bật ra?
- Không phải. Bà goá này không cần tiền. Bà ta đang có chuyện băn khoăn.
- Bà ta băn khoăn gì?
- Bà ta muốn giữ lại khu đất ấy, coi như một kỷ niệm về ông chồng, bà ta nghĩ chồng mình là một vĩ nhân. Và bà ta không muốn biến cái cơ ngơi ấy thành cư xá hoặc nơi buôn bán ầm ĩ. Và tôi còn nghe là lão Steve Muschinson cũng đang xoay xở để mua.
- Thật à?
Lara ngồi yên một lúc. Lát sau nàng nói:
- Bác sĩ của anh là ai, Howard?
- Cái gì?
- Bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho anh là ai?
- Seymour Bennett. Ông ta là bác sĩ chính của bệnh viện Midtown…
Sáng hôm sau, luật sư của Lara, Terry Hill đã ngồi trong phòng giấy của bác sĩ Seymour Bennett.
- Thư ký của tôi cho biết ông gặp tôi có việc cần kíp, nhưng không phải chuyện y tế, - Bennet nói.
- Vâng, cũng gần đúng như thế, - Terry Hill nói. - Nhưng cũng liên quan đến y học. Thưa bác sĩ, tôi là đại diện cho một tập đoàn đầu tư muốn xây dựng một bệnh viện từ thiện, dành cho những người bệnh không đủ tiền chữa bệnh.
- Một ý rất quý, - bác sĩ Bennett nói. - Vậy tôi có thể giúp gì được cho ông?
Terry Hill kể cho ông bác sĩ nghe.
Hôm sau bác sĩ Bennett đã ngồi uống trà trong nhà bà Eleanor Royce.
- Họ đề nghị tôi thay mặt họ đến gặp bà, thưa bà Royce. Họ muốn xây một bệnh viện thật đẹp và lấy tên ông nhà ta đặt cho bệnh viện ấy, coi như một cách giúp cho tên tuổi ông nhà lưu truyền mãi mãi.
Mặt bà Eleanor sáng lên:
- Thật vậy ư?
Họ bàn bạc về kế hoạch của tập đoàn đầu tư trong khoảng một tiếng đồng hồ và cuối cùng bà Eleanor Royce nói:
- Nhà tôi mà còn sống chắc sẽ hài lòng lắm. Ông nói giúp với các vị ấy là tôi bằng lòng nhượng lại.
Sáu ngày sau, công trình bắt đầu tiến hành. Khi xây dựng xong, nó thành một khu nhà đồ sộ. Toàn bộ khu vực gồm nhiều cư xá lớn, một khu buôn bán và một rạp hát. Tận góc sân bên trong mới có một ngôi nhà một tầng xây gạch ngoài có gắn một tấm biển đồng đề dòng chữ:
GEORECE ROYCE
Bệnh viện
Chú thích:
(1) Phòng tiếp khách của một nhà hát
 
CHƯƠNG 18 -
Hôm Noên, Lara ở nhà. Hàng chục nơi mời nàng đến dự tiệc. Paul Martin gọi cho nàng hồi chiều:
- Hôm nay anh phải ở nhà với Nina và các con, - ông giải thích. - Nhưng anh muốn ghé thăm em.
Lara tự hỏi, không biết lễ Thiên Chúa Giáng Sinh này Phillip Adler làm gì?
Lúc Paul Martin đến, ông đem một túi to đầy quà Noên cho nàng.
- Anh đã phải ghé vào văn phòng để lấy những thứ này, - ông nói. Nghĩa là bà vợ ông ta không biết.
- Anh cho em nhiều thứ thế, Paul? Lẽ ra không cần cho em thứ gì hết.
- Anh thích thế. Em hãy mở ra xem thử.
Lara cảm động thấy ông nóng lòng muốn biết phản ứng của nàng ra sao. Các món quà đều được suy tính kỹ và đều đắt tiền. Một dây chuyền nhãn Cartier, những khăn quàng nhãn Hermes, sách của hãng Rizzoh, một đồng hồ cổ và một phong bì trắng.
Lara mở phong bì, thấy tấm các đề dòng chữ to: "Khách sạn kiêm Sòng bạc Cameron Reno". Nàng ngạc nhiên ngẩng lên nhìn Martin:
- Vậy là em đã là chủ cái khách sạn đó rồi?
Martin gật đầu, nói:
- Em sẽ là chủ. Tuần sau họ tiến hành bán đấu giá. Em đến sẽ thú vị đấy.
- Nhưng em chưa hề biết gì về cách thức quản lý sòng bạc.
- Không lo. Anh sẽ cử vài tay chuyên nghiệp đến quản lý cho em. Còn khách sạn thì em khỏi nói.
- Ôi anh giúp em nhiều quá, Paul? Em không biết cảm ơn anh thế nào đây.
Martin nắm hai bàn tay nàng.
- Vì em, anh có thể làm tất cả mọi thứ. Em hãy nhớ là như thế.
- Em sẽ nhớ, - nàng long trọng nói.
Paul Martin nhìn đồng hồ:
- Anh phải về nhà. Anh chúc em… - ông ngập ngừng.
- Anh chúc gì?
- Chúc em lễ Noên vui vẻ!
- Em cũng chúc anh như vậy, Paul.
Lara tựa cửa sổ nhìn ra ngoài. Trời biến thành một thứ rèm lả tả những bông tuyết trắng bay lượn.
Lara lững thững bước đến máy thu thanh, mở nghe.
Một phát thanh viên đang nói:
"Chương trình biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Boston nhân lễ Noên: Bản Côncerto sô 5 của Beethoven do Phillip Adler độc tấu đàn piano".
Lara lắng nghe, hình dung trong óc hình ảnh chàng trai thanh lịch, có khuôn mặt thanh tú ngồi trước đàn. Khi tiếng nhạc chấm dứt, nàng nghĩ: Ta phải gặp lại chàng.
***
Bill Whitman là một trong những thanh tra viên giỏi nhất trong ngành xây dựng. Y nổi tiếng rất nhanh và hiện đang vô cùng đắt khách. Y làm việc cần mẫn và kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn chưa thoả mãn. Bao nhiêu năm nay y chứng kiến những nhà kinh doanh xây dựng kiếm tiền như nước, trong khi y vẫn chỉ hưởng lương.
Có thể nói, Bill Whitman thầm nghĩ, bọn chúng bóc lột mình. Bọn chúng chiếm hết phần nạc, mình toàn gặm xương. Nhưng từ hôm Lara Cameron đến gặp Hội đồng đại diện những người thuê nhà trong khu vực kia thì tình hình đã biến đổi. Bà ta đã nói dối để giành được sự đồng ý của họ. Và nghĩa là…
Không hẳn đấy là lần đầu tiên bà ta lừa dối mọi người. Và tội nói dối này sẽ hủy diệt bà ta. Nếu như mình đến gặp Hội đồng đó và cho họ biết sự thật thì Lara Cameron sẽ không còn hy vọng gì tiếp tục làm ăn nữa.
Nhưng y không định làm thế. Y có kế hoạch hay hơn nhiều. Y sẽ dùng chuyện đó thành một thứ đòn bẩy, một mối đe doạ thường xuyên. Y sẽ ép Lara Cameron phải cho y những gì y đòi. Hôm đặt vấn đề tăng lương, y cảm thấy Lara đã tỏ ý lo lắng. Bà ta không còn sự lựa chọn nào khác. Mình sẽ moi dần, đầu tiên từ những yêu cầu nhỏ thôi, Bill Whitman sung sướng thầm nghĩ, sau rồi ta mới thít dần cái thòng lọng.
Hai ngày sau lễ Nôen, công việc trên công trường toà nhà ở quận Đông lại tiếp tục. Whitman ngó khắp toà nhà to lớn đó, thầm nghĩ. Công trình này sẽ tuôn tiền vào bà ta như suối đây. Đến lúc đó mình mới thực sự tống tiền bà ta những khoản lớn.
Công trường chất đầy máy móc. Những máy xúc đào sâu xuống, đưa lên những gầu đất lớn, đổ vào thùng những chiếc xe gấu xếp hàng đợi đến lượt.
Một cái gầu lớn đột nhiên như tuột dây xích lắc lư ngay trên đầu Whitman. Y chạy lại, đến dưới cái gầu khổng lồ.
- Này, Jesse, - y hét. - Sao thế?
Người điều khiển máy xúc trên cao lầm bầm câu gì đó Whitman nghe không rõ.
Y tiến lại gần:
- Cái gì?
Tất cả sự việc diễn ra trong nháy mắt. Dây xích tuột ra và cái gầu khổng lồ đè trúng Whitman, ấn y sâu xương đất. Mọi người bỏ ngay việc, vội vã chạy lại, nhưng không thể cứu được y nữa rồi.
- Dây xích bị tuột, - tài xế máy xúc sau này giải thích. - Tôi đau lòng quá. Xưa nay tôi vẫn rất quý ông Bill.
Nghe tin đồn Lara lập tức gọi điện cho Paul Martin.
- Anh có nghe tin về Bill Whitman không?
- Tôi có thấy trên ti vi.
- Paul? Có phải anh tạo ra vụ tai nạn đó không?
Martin bật cười:
- Đúng là em xem quá nhiều phim trinh thám nên đầu óc mới hoang tưởng đến như vậy. Em cứ nhớ rằng ông trời bao giờ cũng công bằng. Kẻ ác khó thoát khỏi lưới trời.
Lara tự hỏi: liệu mình có phải "người ác" không?
***
Có trên một tá người tham gia cuộc đấu giá toà khách sạn kiêm sòng bạc ở Reno.
- Bao nhiêu thì em báo giá? - Nàng hỏi Paul Martin.
- Anh sẽ bảo. Cứ để mọi người hô trước đi. Cuộc bán đấu giá tiến hành theo kiểu bí mật. Những người tham gia đều báo giá và hôm sau người ta mới công bố ai đề xuất giá cao nhất. Lara vẫn chưa báo giá. Nàng lại gọi điện cho Paul Martin.
- Em cứ bình tĩnh ngồi yên đấy, - ông ta nói. - Khi nào cần, anh sẽ bảo em.
Mỗi ngày hai người liên hệ điện thoại với nhau vài lần.
Đến năm giờ chiều, một tiếng trước khi hết hạn nhận giá đề xuất của những người tham gia, Lara thấy chuông điện thoại reo. Nàng vội vã nhấc máy.
Tiếng Martin ở đầu dây bên kia.
- Đã đến lúc em báo giá rồi đấy. Người trả cao nhất hiện nay là một trăm hai mươi triệu. Anh muốn em trả một trăm hai mươi nhăm.
Lara kêu lên:
- Cao quá, không được. Cao thế thì đến bao giờ em mới gỡ lại được vốn?
- Tin ở anh đi, Lara, - Paul Martin nói. - Anh sẽ bầy cho em cách gỡ lại năm triệu ấy chỉ trong ít ngày.
Hôm sau, hội đồng đấu giá tuyên bố nàng thắng cuộc.
Bây giờ thì nàng cùng với Howard đang ngồi trong xe đến Reno.
Khách sạn mang tên Reno Place. Đồ sộ, có 1.500 phòng nghỉ. Một gian rất lớn, sàn bóng lộn, dùng làm sòng bạc, lúc này rỗng không. Một người đàn ông tên là Tony Wilkie đưa nàng và Howard đi xem sòng bạc.
- Những người quản lý sòng bạc này có một kiểu kiếm tiền rất nhạy, - Wilkie nói.
- Kiểu thế nào? - Howard hỏi.
Hình như họ bố trí hai thằng móc trong mỗi ngăn ra một ít tiền…
- Thế là ăn cắp à? Hay tiền hồ? - Howard Keller kêu lên, cắt ngang.
- Đúng thế. Tất nhiên chủ khách sạn và sòng bạc không biết gì hết.
- Đúng là họ không thể biết.
- Nhưng vừa rồi có một kẻ nào đó phát hiện ra và đi báo, thế là cảnh sát ập đến. Họ bắt quả tang. Thật đáng tiếc vì sòng bạc này đem lại lãi vô kể.
- Tôi hiểu, - Howard vừa đáp vừa xem xét tỉ mỉ sổ sách.
Khi việc kiểm tra đã xong và chỉ còn lại Lara với Howard, nàng nói.
- Paul nói đúng. Đây là một mỏ vàng tha hồ đào, nói xong nàng thấy Howard lộ vẻ đăm chiêu. - Anh làm sao thế, Howard?
Howard Keller nhún vai:
- Không hiểu sao, tôi không muốn chúng ta nhúng tay vào một việc gì đại loại như thế này.
- Như thế này nghĩa là sao? Anh ngại chuyện gì nào?
- Ta sẽ đưa ai vào đây quản lý sòng bạc?
- Sẽ tìm được thôi, - Lara lững lờ đáp.
- Tìm ở đâu ra? Trong số Hướng đạo sinh chăng? Cũng lại phải những tay cờ bạc mới quản lý nổi. Mà tôi thì không quen tay bạc bịp nào hết. Cô có quen ai không, Lara?
Lara không trả lời.
- Cô định giao cho Paul Martin hay sao?
- Không thể để Paul dính vào đây được.
- Tôi cũng không muốn cô dính vào, Lara. Tôi thấy chuyện tậu cái sòng bạc này không hay ho gì.
- Thì hồi tậu khoảng đất ở Queens anh cũng từng bảo là không hay ho gì. Rồi lần tậu trung tâm thương mại ở phố Houston nữa. Nhưng cả hai nơi đó đều lãi ghê gớm.
Lara, cô lầm rồi. Tôi có bảo hai nơi đó lỗ vốn đâu. Tôi chỉ can cô vì thấy cô quá vội vàng, nhìn chỗ nào xây cất được là cô lao vào như điên. Cô như người đói ăn thấy thứ gì ăn được cũng vội nhai ngấu nghiến, kết quả là dạ dầy cô không tiêu hoá kịp.
Lara tát yêu vào má Howard:
- Thôi đi!
***
Các thành viên của Uỷ ban phòng chống cờ bạc lậu bang Nevada tiếp Lara lịch sự:
- Ít khi chúng tôi thấy có phụ nữ đẹp vào trụ sở của Uỷ ban, - ông chủ tịch nói. - Cô đến làm sáng rực cả cơ quan chúng tôi lên, thưa cô Cameron.
Hôm nay Lara đẹp thật. Nàng mặc bộ váy áo bằng len màu be nhãn Donna, ngoài khoác áo bơlu mầu kem bằng xoa. Và để lấy hên, nàng quàng một trong những chiếc khăn Paul Martin đã tặng nàng nhân dịp Noên. Nàng mỉm cười:
- Cảm ơn.
- Chúng tôi có thể làm gì giúp cô được? - Một thành viên Uỷ ban hỏi.
Họ thừa biết Lara cần họ giúp việc gì rồi.
- Tôi đến đây vì muốn đóng góp gì đó cho thành phố Reno, - Lara sôi nổi nói. - Tôi muốn cải tiến khách sạn Reno Palace thành khách sạn lớn nhất của bang Nevada. Tôi định xây cao thêm năm tầng nữa, và tạo một khu dịch vụ toàn diện bên dưới để thu hút thêm khách du lịch đến đây vui chơi.
Các thành viên trong Uỷ ban đưa mắt nhìn nhau.
Ông chủ tịch nói:
- Tôi nghĩ nếu được như thế thì sẽ rất tốt cho thành phố. Tất nhiên bổn phận của chúng tôi là đảm bảo cho hoạt động của sòng bạc tiến hành được theo đúng pháp luật quy định.
- Nhất định là phải như thế, - Lara công nhận.
- Tôi tin rằng sẽ không khó khăn gì để tìm được những người tốt quản lý nó và được các ông chấp nhận. Tất nhiên tôi rất cần đến sự chỉ đạo của các ông.
Một thành viên trong Uỷ ban đứng lên nói:
- Về chuyện tiền nong, bà có thể đảm bảo với chúng tôi là…
Ông chủ tịch Uỷ ban ngắt lời:
- ch.uyện ấy không đáng ngại. Bà Cameron đây sẽ làm đúng những điều luật pháp quy định. Và tôi sẽ để bà báo cáo đều cho chúng ta.
Lara ngồi chờ đợi. Ông chủ tịch nói tiếp:
- Lúc này tôi chưa thể hứa được gì, thưa bà Cameron, nhưng tôi nghĩ rằng không có gì ngăn trở chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho bà.
Lara mừng rỡ:
- Ôi cảm ơn ông quá. Tôi muốn khách sạn đó bắt đầu hoạt động càng sớm càng tốt.
- Nói vậy thôi, nhanh nhất thì cũng phải sau một tháng chúng tôi mới cấp giấy phép chính thức cho bà được.
Lara có vẻ không vui:
- Một tháng?
- Đúng thế. Chúng tôi còn phải tiến hành điều tra thêm vài vấn đề.
- Tôi hiểu, - Lara nói. - Một tháng cũng là tốt rồi.
Dưới tầng một khách sạn có một quầy bán hàng âm nhạc. Bên ngoài dán một tấm áp phích lớn in chân dung Phillip Adler, quảng cáo cho đĩa hát mới của chàng.
Lara không quan tâm đến âm nhạc, nhưng nàng mua một đĩa chỉ vì ngoài bìa có in hình Phillip.
Trên đường trở về New York, Lara hỏi:
- Howard này, anh có biết gì về Phillip Adler không?
- Cũng chỉ biết như mọi người thôi. Hình như ông ta là tay piano giỏi nhất thế giới hiện nay. Ông ta chuyên biểu diễn với những dàn nhạc nổi tiếng.
- Tôi có đọc ở đâu thấy nói ông ta thành lập một quỹ để cấp học bổng cho những nhạc công vị thành niên trong các thành phố…
- Tên quỹ đó là gì?
- Quỹ Phillip Adler, hình như thế.
- Tôi muốn đóng góp cho quỹ ấy, - Lara nói. - Anh gửi cho họ một tấm ngân phiếu mười ngàn đô-la, nhân danh cá nhân tôi.
Howard Keller ngạc nhiên nhìn nàng:
- Tôi vẫn đinh ninh là cô không quan tâm đến nhạc cổ điển.
- Tôi bắt đầu quan tâm. - Lara nói.
***
Dòng chữ tít chạy ngang trang báo:
VIỆN CÔNG TỐ QUẬN THẨM VẤN PAUL MARTIN
Viện trưởng Viện công tố bị nghi có quan hệ với mafia.
Lara bực bội đọc bài báo, sau đó gọi điện cho Paul ngay.
- Có chuyện gì vậy? - Nàng hỏi.
Paul Martin cười khúc khích:
- Họ định ghép anh vào mấy vụ khác, nhưng không có chứng cứ gì hết. Lần nào sắp đến kỳ bầu cử họ cũng đưa anh ra để lấy lòng cử tri như vậy. Em không phải lo lắng gì hết. Tối nay đi ăn được không?
- Được - Lara đáp.
- Anh biết một nhà hàng nhỏ ở phố Mulberry, sẽ không sợ bị ai quấy rầy hết…
Ăn tối xong, Paul Martin nói:
- Anh nghe nói việc gặp Uỷ ban phòng chống cờ bạc lậu tốt đẹp phải không?
- Em cho là như thế. Họ có thiện cảm với em. Nhưng trước nay chưa bao giờ em quan hệ với loại người đó nên không dám chắc.
- Anh cho là sẽ không có chuyện gì rắc rối đâu. Anh sẽ kiếm vài cậu đáng tin cậy giúp em trông coi sòng bạc. Người chủ trước tham quá cho nên mới bị mất giấy phép kinh doanh, - ông chuyển sang chuyện khác. - Các công trình xây dựng của em đều yên ổn cả chứ?
- Vâng. Em lại có ba kế hoạch nữa đang tiến hành, Paul.
- Em không bận đến ngập đầu chứ?
Giọng Paul Martin y hệt giọng Howard Keller.
- Không. Mọi việc đều có kế hoạch và kinh phí riêng cho nó.
- Thế thì tốt, em yêu. Anh không muốn thấy em gặp trục trặc.
- Không đâu, - nàng đặt bàn tay lên bàn tay Martin. - Anh là thành trì của em.
- Lúc nào anh cũng bảo vệ em. - Martin bóp chặt bàn tay nàng.
Đã hai tuần lễ trôi qua mà Lara không nhận được hồi âm của Phillip Adler. Nàng hỏi lại Howard Keller:
- Anh đã cúng quỹ Adler 10.000 đô-la đấy chứ?
- Ngay hôm cô bảo tôi.
- Lạ thật. Tôi đinh ninh thế nào ông ta cũng gọi điện lại cho tôi.
Howard nhún vai.
- Có thể ông ta đang bận đi biểu diễn xa.
- Có lẽ thế, - nàng cố nén nỗi thất vọng. - Ta bàn về công trình ở Queens đi.
- Công trình đó sẽ ngốn mất khá nhiều tiền của chúng ta đấy.
- Tôi biết có cách kiếm ra tiền. Tôi định kiếm ngay một người thuê.
- Cô đã nhằm ai chưa?
- Rồi. Công ty Tương trợ. Chủ tịch Ban quản trị công ty tên là Horace Guttman. Tôi được tin họ đang muốn tìm một địa điểm khác thay cho địa điểm hiện nay. Tôi nghĩ có thể giới thiệu để họ thuê toà nhà của chúng ta.
- Để tôi kiểm tra xem có đúng như thế không, - Howard nói.
Lara thấy anh không hề ghi chép gì hết.
- Tôi lấy làm lạ. Trí nhớ của anh luôn hoàn hảo như vậy sao?
Howard cười.
- Tôi có trí nhớ giống như máy ảnh. Ngày trước tôi quen dùng nó để ghi nhớ những thống kê bóng chầy.
Ôi chuyện cũ sao mà xa xôi thế? Howard thầm nghĩ. Thằng bé có cánh tay thần kỳ, ngôi sao của bóng chầy thiêu niên thành phố Chicago. Không ai chơi giỏi như nó! Đôi khi câu nói đó biến thành như một lời nguyền độc địa. Có một thứ trong cuộc đời mà mình muốn quên hẳn đi.
- Howard, kiến trúc sư vẫn làm việc và ông ta vẫn lên thiết kế cho công trình ở Queens đấy chứ? Anh thử đến xem ông ta vẽ xong chưa và chọn vài tầng để dành cho Công ty Tương trợ. Tôi cần biết diện tích được bao nhiêu để còn nêu ra với họ.
Hai ngày sau, Howard bước vào phòng giấy của Lara.
- Chúng ta bị hỏng rồi.
- Sao?
- Tôi đã điều tra. Chuyện công ty Tương trợ muốn thay đổi địa điểm là có thật. Nhưng ông chủ tịch Guttman đã nhắm một nơi khác, trên quảng trường Union. Đó là toà nhà của ông bạn cũ của cô đấy, lão Steve Murchinson.
Lại lão Murchinson! Nàng tin chắc rằng cái gói đồ bẩn gửi đến hôm trước chính là của lão. Mình quyết không để lão phỗng tay trên.
- Guttman đã thoả thuận xong với lão Murchinson chưa? - Lara hỏi.
- Chưa hẳn đã xong.
- Hay lắm. Tôi sẽ đi lo chuyện này.
Chiều hôm đó, Lara gọi đi một tá cú điện thoại.
Nàng mò được một người nàng cần. Barbara Roswell.
- Horace Guttman ấy à? Đúng, tôi rất quen ông ta. Lara, chị cần đến Guttman về chuyện gì?
- Tôi muốn gặp ông ta. Tôi thuộc số người rất thán phục ông ta. Chị giúp tôi nhé. Chị có thể mời ông ta đến nhà chị để thết tiệc không? Vào tối thứ Bảy này, được chứ, Barbara?
- Tất nhiên là được.
Bữa ăn tối hôm đó đơn giản nhưng rất sang trọng. Barbara Roswell chỉ mời mười bốn người. Vợ Guttman không được khỏe nên ông đến dự tiệc một mình. Lara được xếp ngồi bên cạnh ông. Guttman ngoài sáu mươi tuổi, nhưng trông có vẻ già hơn. Ông có khuôn mặt nghiêm nghị, da nhăn nheo và một cái cằm bướng bỉnh.
Lara thì trông rất quyến rũ. Nàng mặc tấm áo liền váy ngắn mầu đen nhãn Halston giản dị nhưng đeo nữ trang rất sang. Họ đã uống khai vị xong và bây giờ họ ngồi vào bàn tiệc.
- Tôi đang mong gặp ông, thưa ông Guttman, - Lara nói. - Tôi nghe người ta ca ngợi ông rất nhiều.
- Tôi cũng nghe người ta ca ngợi bà nhiều lắm, bà Cameron. Bà đã chinh phục được cả thành phố New York này.
- Tôi chỉ đóng góp một phần rất nhỏ, - Lara khiêm tốn nói. Thành phố này quả là một thành phố kỳ diệu.
- Quê bà ở đâu?
- Gary, bang Indiana.
- Thật không? - ông ta sửng sốt nhìn Lara. - Quê tôi cũng ở đó. Bà có họ hàng với gia đình Hooisier phải không?
Lara mỉm cười.
- Đúng thế. Tôi rất mê thành phố Gary. Cha tôi ngày xưa làm trong toà soạn báo Post Tribune. Tôi học ở trường Trung học Roosevelt. Những ngày nghỉ cuối tuần tôi thường đem thức ăn nguội cùng bạn bè tổ chức picnic hoặc đi xem ca nhạc ngoài trời ở công viên Gleason. Tôi rất buồn phải xa thành phố đó.
- Nhưng bà đến đây là đúng, thưa bà Cameron.
- Xin ông cứ gọi tôi là Lara.
- Vâng, thưa cô Lara. Hiện giờ cô dự tính sắp làm gì nữa?
- Tôi đang tiến hành xây một công trình rất thú vị. Một toà nhà ở Queens. Ba mươi tầng, mỗi tầng 200.000 bộ vuông diện tích.
- Tốt đấy nhỉ, - Guttman suy nghĩ gì đó.
- Ôi - Lara làm ra vẻ ngây thơ hỏi. - Sao ông bảo tốt?
- Tại chúng tôi đang muốn kiếm một địa điểm có diện tích cỡ đó để dùng làm văn phòng cho công ty chúng tôi.
- Thật vậy sao. Ông nhắm được nơi nào chưa?
- Chưa, đúng ra là…
- Nếu vậy, tôi xin giới thiệu với ông, chúng tôi đã lên xong bản vẽ.
Gttman nhìn Lara một lúc lâu.
- Nếu vậy xin cô cho tôi xem bản vẽ, thưa cô Lara.
- Sáng thứ hai tôi xin đem đến văn phòng ông.
- Vâng, tôi sẽ đợi cô.
Từ lúc đó đến hết bữa tiệc họ chuyện trò vui vẻ.
Khi Horace Guttman về đến nhà, ông đi thẳng vào phòng vợ.
- Em thấy trong người thế nào rồi? - ông hỏi.
- Dễ chịu hơn nhiều. Bữa tiệc vui chứ?
- Ông ngồi xuống cạnh gi.ường vợ.
- Vui. Mọi người đều tiếc em không đến được. Nhưng anh thì gặp một chuyện lý thú. Em có bao giờ nghe thấy đến một người tên là Lara Cameron chưa?
- Tất nhiên em có nghe. Ai chẳng biết tên tuổi bà ta.
- Cô ta là một phụ nữ khá đặc biệt. Bảo quê ở Gary, Indiana, cũng như ta. Cô ta biết mọi thứ ở Gary: công viên Gleason rồi nhiều nơi khác nữa.
- Thì có gì lạ đâu?
Guttman nhìn vợ, cười:
- Thật ra cô ta quê ở Nova Scotia…
Sáng sớm thứ hai, Lara đến văn phòng của Horace Guttman, đem theo các bản vẽ toà nhà ở Queens. Nhân viên dẫn nàng vào gặp ông ngay.
- Chào cô Lara. Rất vui được gặp cô. Mời cô ngồi.
Lara đặt tập bản vẽ lên bàn Guttman rồi ngồi xuống ghế đối diện.
- Trước khi để ông xem những bản vẽ này, - Lara nói. - Tôi muốn nhận với ông một tội, thưa ông Guttman.
Guttman ngả người ra lưng ghế.
- Xin cô cứ nói.
- Tối thứ bảy vừa rồi tôi đã kể với ông về thành phố Gary, bang Indiana…
- Thì sao?
- Thú thật tôi chưa bao gìờ đến đó… Tôi bịa ra chỉ cốt để bắt chuyện với ông thôi.
Guttman bật cười:
- Vậy là hôm nay cô lại làm tôi bất ngờ một lần nữa. Tôi chưa biết có thể chấp nhận ý kiến cô đề xuất hôm trước được không. Nhưng ta hãy xem bản vẽ đã.
Nửa giờ sau, Guttman đã xem xong.
- Cô Lara ạ, - ông trầm ngâm nói. - Tôi đã chọn một địa điểm khác rồi.
- Thật ạ, thưa ông?
- Vậy cớ sao tôi lại phải thay đổi ý định và chuyển sang chấp nhận thuê nhà của cô nữa?
- Bởi nếu đặt văn phòng tại toà nhà của tôi ông sẽ dễ chịu hơn. Tôi xin làm mọi thứ để có đầy đủ tiện nghi làm việc, - nàng mỉm cười. - Vả lại ông sẽ tiết kiệm được mười phần trăm tiền thuê.
- Thật không? Nhưng cô đã biết tôi thuê nơi kia với giá bao nhiêu đâu?
- Bao nhiêu không quan trọng. Nhưng tôi sẽ lấy thấp cho ông mười phần trăm so với họ.
- Vậy là cô có thể quê ở Gary, - Guttman nói. - Tôi chấp nhận.
Lúc Lara về đến văn phòng, trên bàn nàng đã có lời nhắn của Phillip Adler qua điện thoại.
 
CHƯƠNG 19 -
Gian phòng vũ hội của khách sạn Waldorf Astoria đông chật những người bảo trợ của Hội trường Carnegie. Lara nhớ lại cuộc đàm thoại vài ngày trước đó
- Chào cô Cameron, tôi là Phillip Adler.
Cổ họng nàng đột nhiên khô lại.
- Tôi xin lỗi là đã không cảm ơn cô ngay được về việc cô góp một khoản tiền cho Quỹ. Tôi mới ở châu Âu về nên bây giờ mới biết tin.
- Tôi rất vinh hạnh được đóng góp vào Quỹ, - Lara nói. Nàng cố kéo dài cuộc đàm thoại để được nghe giọng nói của chàng. - Và… và thật ra tôi còn muốn biết thêm về hoạt động của Quỹ. Tôi có thể gặp ông trao đổi về việc đó được không, thưa ông Adler?
Đầu dây bên kia im lặng một lúc.
- Sắp có bữa tiệc từ thiện ở khách sạn Waldorf vào tối thứ Bẩy này. Ta có thể gặp nhau tại đó. Cô có rảnh tối hôm ấy không, thưa cô Cameron?
Lara liếc nhanh vào lịch làm việc. Tối thứ Bảy nàng đã hẹn dùng bữa với chủ nhà băng Texas. Nàng quyết định rất nhanh.
- Được. Tôi rất vui được đến đó.
- Tuyệt vời. Tôi sẽ để sẵn một giấy mời cho cô ở chỗ người soát vé.
Lúc đặt điện thoại xuống, Lara mặt mày rạng rỡ.
Lara không thấy Phillip Adler đâu. Nàng đi khắp cả gian phòng rộng, lắng nghe những câu chuyện bàn tán của mọi người. Họ bàn luận, bình phẩm về Stravinsky, Bartok, Chopin… bằng thứ ngôn ngữ Lara không hiểu. Kia rồi? Nàng đã nhìn thấy Phillip đang bị vây chặt giữa những người hâm mộ chàng.
Lara lách qua đám đông. Một cô gái trẻ đang nói:
- Lúc ông đàn bản Sônát si bêmol thứ, tôi tưởng như Rachmaninoff đang mỉm cười. Tiếng đàn của ông, những luyến láy đúng là kỳ diệu… Kỳ diệu - Cảm ơn, - Phillip cười. Và chàng đã nhìn thấy Lara.
- Ôi, xin lỗi. - Chàng nói.
Chàng bước đến chỗ nàng đứng, nắm bàn tay nàng. Sự đụng chạm hai làn da làm Lara rạo rực.
- Chào cô Cameron. Rất mừng thấy cô đến.
- Cảm ơn, - nàng nhìn xung quanh. - Ở đây đông người quá.
- Đúng vậy, - chàng nói. - Tôi thấy rõ cô yêu nhạc cổ điển, đúng thế không, thưa cô Cameron?
Lara nghĩ đến những bản nhạc nàng quen nghe hồi nhỏ. Toàn là những ca khúc hoặc nhạc Jazz.
- Ồ vâng, - nàng nói. - Cha tôi dạy tôi yêu nhạc cổ điển.
- Một lần nữa tôi xin cảm ơn cô về sự hảo tâm.
- Quỹ của ông có mục đích rất cao quý. Tôi muốn được biết thêm về tôn chỉ, hoạt động của Quỹ. Nếu như…
- Ôi, Phillip yêu quý. - Đám người hâm mộ lại bâu lấy chàng. Lara cố nói to để chàng nghe thấy được.
Nếu như ông rảnh một buổi tối nào đó trong tuần tới? - Phillip lắc đầu:
- Rất tiếc. Mai tôi phải bay sang Rome.
Lara đột nhiên thấy hụt hẫng.
- Nhưng ba tuần nữa tôi sẽ có mặt ở đây. Có thể đến lúc đó…
- Tốt quá! - Lara nói.
- Ta sẽ dành một buổi tối trao đổi về âm nhạc cổ điển…
Lara cười:
- Vâng. Tôi sẽ rất nóng lòng mong đến ngày đó.
Câu chuyện giữa họ bị hai ông trung niên đến cắt ngang. Một người buộc tóc sau gáy, một người đeo máy nghe ở một bên tai.
- Phillip? Anh phân xử hộ cho vụ này. Lúc anh đàn Liszt, anh coi thứ nào quan trọng hơn: gõ phím mạnh để tạo mầu sắc hay lướt nhẹ để tạo thanh thoát?
Lara không hiểu họ nói chuyện gì. Họ tranh luận rất lâu và nàng nhận thấy vẻ sôi nổi trên khuôn mặt Phillip lúc chàng nói và nàng thầm nghĩ. Đó là thế giới của chàng. Mình phải cố gắng để đi vào được thế giới ấy.
Sáng hôm sau, Lara đến Trường nhạc Manhattan.
Nàng nói với bà thường trực ở quầy tiếp tân.
- Tôi muốn gặp một giáo sư âm nhạc.
- Cụ thể là ai?
- Tôi chưa biết nên gặp ai.
- Thôi được. Cô chờ cho một lát, - bà nhân viên sang một phòng khác.
Vài phút sau, một người đàn ông tóc hoa râm, nhỏ thó ra tiếp.
- Chào cô, tôi là Leonard Meyers. Tôi có thể giúp gì được cô?
- Tôi muốn đi vào âm nhạc cổ điển.
- Vậy là cô muốn vào học? Cô chơi nhạc cụ gì?
- Tôi không chơi đàn. Tôi chỉ muốn học để hiểu âm nhạc cổ điển thôi.
- Tôi e cô đến không đúng chỗ rồi. Đây là trường dạy cho những người mới học.
- Tôi xin trả ông năm ngàn đô-la để ông dành cho tôi hai tuần lễ.
Giáo sư Meyers sa sầm nét mặt:
- Tôi rất tiếc thưa cô… À, xin lỗi, tôi chưa được biết quý danh.
- Tôi là Cameron. Lara Cameron.
- Cô muốn trả tôi năm ngàn đô-la để tôi trao đổi với cô về âm nhạc cổ điển trong hai tuần lễ? - Ông ta lắp bắp mãi mới nên lời.
- Vâng, đúng thế. Giáo sư có thể dùng số tiền đó làm gì tùy ý. Có thể tặng cho quỹ học bổng chẳng hạn.
Giáo sư Meyers hạ thấp giọng:
- Điều đó không cần thiết. Đây chỉ là chuyện giữa tôi và cô, được chứ, cô Cameron?
- Vâng, được.
- Vậy bao giờ… bao giờ cô muốn bắt đầu?
- Ngay bây giờ.
- Bây giờ tôi đang lên lớp. Nhưng thôi được. Cô đợi cho năm phút.
Lara và giáo sư Meyers ngồi trong phòng học bỏ trống.
- Ta đi từ đầu. Cô đã biết gì về âm nhạc cổ điển chưa?
- Ít lắm.
- Tôi hiểu. Vậy thì… có hai cách để hiểu nhạc cổ điển, - giáo sư bắt đầu nói. - Nhận thức bằng óc và cảm bằng tim. Có người đã nói, nhạc gợi lên cho người nghe những cảm xúc thầm kín mà bình thường họ không thấy được. Những nhà soạn nhạc thiên tài làm được công việc đó.
Lara chăm chú lắng nghe.
- Cô có quen nghe nhạc của một nhạc sĩ sáng tác nào không, cô Cameron?
Lara mỉm cười:
- Ít lắm.
Vị giáo sư cau mày:
- Nếu quả vậy thật tôi chưa hiểu tại sao cô lại quan tâm đến nó?
- Tôi muốn có những hiểu biết cơ bản để có thể trò chuyện với một nhạc công chuyên nghiệp về nhạc cổ điển. Tôi… tôi đặc biệt quan tâm đến đàn piano.
- Tôi hiểu, - giáo sư Meyers suy nghĩ một lát. - Tôi sẽ hướng dẫn cô cách bắt đầu. Cô hãy nghe một số đĩa.
Ông đến tủ, lấy xuống một số đĩa hát compact.
- Ta bắt đầu bằng đĩa này. Tôi muốn cô nghe cẩn thận đoạn allegro trong bản Concerto dành cho piano của Mozart số 21 gam đô, số hiệu K.467 và đoạn adagio trong bản Concerto sô 2 gam đô thứ dành cho piano của Rachmaninoff, số hiệu 18, và cuối cùng là đoạn romanze trong bản Concerto số 1 của Chopin dành cho piano. Tất cả đều đã được đánh dấu.
- Vâng.
- Cô có thể đem về nhà nghe và vài ngày nữa mời cô quay lại đây…
- Mai tôi sẽ quay lại.
Hôm sau, lúc Lara đến Trường nhạc, nàng đem theo nửa tá đĩa các bản Concerto và Rectal do Phillip Adler đàn.
- Hay lắm! - Giáo sư Meyers nói. - Nhạc sư Adler thì nhất rồi. Cô thích nghệ thuật trình diễn của ông ta lắm phải không?
- Vâng.
- Nhạc sư Adler có in khá nhiều đĩa sonat do ông ta biểu diễn.
- Sonat?
Giáo sư Meyers thở dài:
- Cô không hiểu thế nào là sonat ư, cô Cameron?
- Tôi e là không.
Sonat là nhạc phẩm có nhiều loại tiết tấu và lấy một mô hình âm nhạc nhất định làm nền tảng. Và khi mô hình đó được ứng dụng vào nhạc phẩm cho một cây đàn độc tấu, thí dụ piano hoặc violon thì nhạc phẩm đó gọi là sonat. Còn giao hưởng là sonat dùng cho toàn bộ dàn nhạc.
- Tôi hiểu, - Thì ra phạm vi hiểu biết để tiếp thu âm nhạc cũng không đến nỗi mênh mông lắm.
Cây đàn piano thoạt đầu được hiểu là piano - forte, tiếng Italia có nghĩa là "dịu dàng và mạnh"…
Hai thầy trò dùng mấy ngày tiếp theo vào việc phân tích những đĩa do Phillip biểu diễn nhạc của Beethoven, Liszt, Bartok, Mozart, Chopin.
Lara lắng nghe, thấm từng lời và ghi nhớ.
- Ông ấy thích Liszt. Giáo sư nói tôi nghe về Liszt đi.
Và cứ thế, giáo sư Meyers kể dần với nàng về Liszt, Beethoven, về Chopin và những nhạc sĩ thiên tài khác. Ông giảng cho nàng hiểu đặc điểm tính cách và những giá trị sáng tạo của từng nhà soạn nhạc, về sự khác nhau giữa họ.
Một lần giáo sư Meyers giảng cho nàng tỉ mỉ về đặc điểm của nghệ thuật trình diễn, tất nhiên chủ yếu về cây đàn piano. Ông nói:
- Có sự khác nhau giữa các nhạc công piano Pháp và nhạc công piano Mỹ. Người Pháp thích rõ ràng, trong sáng, lịch sự, còn người Mỹ thích truyền cảm.
Và những lời giảng của giáo sư đều kèm theo thí dụ cụ thể trên đĩa. Hai thầy trò vừa trao đổi, vừa nghe. Cuối tuần lễ thứ hai, giáo sư Meyers nói:
- Tôi phải thú nhận rằng tôi đã rất ngạc nhiên. Cô là người học trò chăm chỉ, thông minh và thật sự tha thiết muốn hiểu biết, cô Cameron. Có lẽ cô nên học một thứ nhạc cụ nào đó chăng?
Lara cười vang:
- Ta không nên đi quá xa, - nàng đưa giáo sư tấm ngân phiếu. - Xin cảm ơn giáo sư.
Nàng không thể ngồi nhà chờ cho đến lúc Phillip quay về New York được
 
CHƯƠNG 20 -
Mở đầu ngày hôm đó đã có liên tiếp những tin tức mới. Terry Hill gọi điện đến:
- Lara đấy phải không? - Người luật sư hỏi trong máy.
- Có chuyện gì vậy?
- Uỷ ban phòng chống cờ bạc lậu đã chấp thuận cấp giấy phép mở cửa sòng bạc cho chị rồi.
- Tuyệt vời, Terry.
- Tôi chưa kịp hỏi chi tiết cho chị thì được tin họ đã bật đèn xanh…
- Vậy là rất tốt. Cảm ơn anh, - nàng nhìn vào lịch làm việc. - Anh hãy bay đến đó và tiến hành những công việc cần thiết ngay thứ Ba này. Tôi muốn ta bắt đầu kinh doanh ở đấy càng sớm càng tốt.
Tiếng Kathy trong máy truyền âm:
- Ông Adler muốn nói chuyện với bà chủ trong máy số hai. Vậy tôi trả lời ông ta là bận nhé?
Lara đột nhiên choáng váng:
- Ấy không. Tôi sẽ nói chuyện với ông Adler, - nàng nhấc máy điện thoại - Anh Phillip đấy ư?
- Chào Lara. Tôi đã về rồi.
- Hay quá. Tôi mong anh quá.
- Tôi biết cô đang rất bận, nhưng tối nay cô có thu xếp để đi ăn với tôi được không?
Nàng đã hẹn đi ăn tối với Paul Martin.
- Vâng, được.
- Tuyệt vời. Cô muốn ta đến nhà hàng nào?
- Nhà hàng nào cũng được.
- Cote Basque được không?
- Được - Hẹn tối nay.
Khi đặt máy xuống. Lara bật cười.
- Phillip Adler đấy phải không? - Howard hỏi.
- Vâng tôi sẽ lấy anh ấy.
Howard ngạc nhiên nhìn Lara.
- Cô nói thật đấy chứ?
- Nghiêm chỉnh.
Howard hơi choáng váng. Vậy là mình đã mất Lara. Howard Keller thầm nghĩ. Rồi anh nghĩ tiếp. Thì có gì lạ đâu? Dù sao mình cũng không thể lấy được Lara kia mà.
- Lara! Nhưng cô đã biết gì nhiều về anh ta đâu?
- Mình đã biết anh ấy từ thuở mình còn nhỏ kia.
- Tôi nghĩ có thể cô đã quyết định sai lầm đấy.
- Không đâu. Tôi…
Điện thoại riêng của nàng reo, điện thoại nàng lắp để nói chuyện riêng với Paul Martin.
- Chào anh!
- Lara? Mấy giờ ta đi ăn tối?
Nàng bỗng thấy mình có lỗi.
- Anh Paul ạ… Em sợ tối nay em không đi được. Có chuyện cần đến em. Em đang định gọi điện cho anh.
- Vậy à? chuyện gì trục trặc à?
- Không. Chỉ là có người ở Rome vừa mới bay tới New York, - đó cũng có phần đúng với sự thật. - Em phải gặp họ. Số anh không may rồi. Vậy tối hôm khác nhé?
- Tất nhiên.
- Anh nghe nói khách sạn Reno đã có giấy phép kinh doanh rồi phải không?
- Vâng.
- Chỗ ấy sẽ hay lắm đấy.
- Em cũng tin là như thế. Xin lỗi anh về buổi tối hôm nay nhé, Paul? Mai em sẽ gọi điện cho anh.
Lara đặt máy xuống. Howard đang nhìn nàng.
Lara thấy vẻ không tán thành trên gương mặt anh.
- Anh băn khoăn chuyện gì phải không, Howard?
- Đúng thế. Về trang bị quá hiện đại trong phòng giấy của cô.
- Anh nói gì vậy?
- Quá nhiều máy điện thoại.
Lara giật mình.
- Nhưng chẳng sao đâu, anh đừng lo, Howard. Có chuyện gì nữa không?
- Không, - Howard lắc đầu.
- Vậy ta bắt đầu làm việc.
***
Phillip đã đợi sẵn trong nhà hàng Cote Basque lúc nàng đến. Thấy nàng vào, mọi người xung quanh quay hết cả lại nhìn. Phillip đứng lên chào và Lara tưởng như tim nàng sắp nhẩy ra khỏi lồng ngực.
- Tôi không đến muộn đấy chứ, Phillip? - Nàng nói.
- Không muộn chút nào hết, - Phillip nhìn nàng thán phục. Cặp mắt chàng trìu mến. - Trông cô đáng yêu quá!
Lara đã thử đi thử lại đến một tá bộ đồ, cuối cùng nàng mới quyết định chọn bộ đồ nhãn Dior giản dị này.
- Cảm ơn anh.
Lúc cả hai đã ngồi xuống, Phillip nói:
- Tôi cảm thấy tôi như một thằng ngốc.
- Ôi, tại sao vậy?
- Tôi vẫn chưa rõ lắm. Cô có phải là Cô Cameron, chủ cả một mạng lưới khách sạn với bao nhiêu toà nhà không? Trên đường đi biểu diễn, tôi đã nhìn thấy tên cô ở rất nhiều nơi.
- Thế là tốt. Vì như vậy anh sẽ nhớ đến tôi.
Phillip chăm chú quan sát nàng:
- Chẳng cần phải thấy những thứ đó tôi mới nhớ đến cô. Cô có khó chịu khi gặp ai, người ta cũng khen cô đẹp không, Lara?
Nàng đã định nói "tôi rất vui khi nghe thấy câu đó ở miệng anh" nhưng nàng lại đáp:
- Anh có vợ chưa, Phillip? - Và nói xong nàng tự cắn lưỡi một cái.
- Chưa, - Phillip mỉm cười. - Tôi không thể lấy vợ được.
- Tại sao? - nàng phải cố nín thở. Nghĩa là anh ấy chưa…
- Bởi quanh năm tôi trên đường biểu diễn. Đêm nay ở Budapest, đêm mai đã ở London, Paris hay Tokyo rồi.
Lara thở phào nhẹ nhõm:
- Phillip! Anh kể về anh cho tôi nghe đi.
- Cô muốn biết về gì nào, Lara?
- Mọi thứ về anh.
Phillip cười vang.
- Thế thì chỉ năm phút là đủ.
- Không, tôi nói nghiêm chỉnh đấy. Tôi muốn biết mọi thứ về anh, Phillip.
Phillip hít một hơi thở sâu:
- Chỉ có thế này thôi? Cha mẹ tôi là người thành phố Vienne(1). Cha tôi là nhạc trưởng, mẹ tôi dạy đàn piano. Hồi Hitler lên cầm quyền, cha mẹ tôi chạy sang Mỹ, sống ở Boston. Tôi sinh ra ở đó.
- Từ nhỏ anh đã muốn thành nhạc công piano rồi à?
- Đúng thế.
Lên sáu tuổi Phillip đàn piano và cha chàng quát ầm lên: "Không được! Không được! Con không phân biệt được hoà âm trưởng khác với thứ là thế nào à?
Và ông ngồi ngay xuống đàn, đưa những ngón tay lông lá chỉ vào bản nhạc.
- Đây là hoà âm thứ, con hiểu chưa?
- Thưa ba, cho phép con đi chơi được không ạ? Mấy đứa bạn con đang chờ ngoài kia.
- Không được. Con phải ngồi đây tập cho đến khi nào con đánh đúng.
Phillip lên tám. Sáng hôm đó cậu ngồi đàn liền bốn tiếng đồng hồ. Và nổ ra một cuộc xung đột dũ dội với bố mẹ.
- Con căm thù cây đàn piano, - cậu hét lên - Không bao giờ con sẽ ngồi vào đàn nữa.
Mẹ cậu nói:
- Thôi được. Bây giờ con đánh lại cho mẹ nghe đoạn Andanto một lần nữa thôi.
Năm cậu mưởi tuổi. Căn nhà đầy khách, đại đa số là bạn bè ngày xưa của cha mẹ cậu, từ hồi còn ở Vienne. Tất cả đều là nhạc công.
- Cháu Phillip sẽ đàn một bản nào đó cho chúng ta nghe, - mẹ cậu tuyên bô.
- Chúng tôi đều muốn nghe cháu Phillip đàn, - họ nói bằng giọng khuyến khích.
- Con đàn Mozart đi.
Phillip nhìn vào những khuôn mặt chăm chú và cậu rầu rĩ miền cưỡng ngồi vào đàn. Mọi người thì thào khẽ với nhau.
Phillip bắt đầu đàn, những ngón tay cậu lưởt trên dẫy phím. Tiếng trò chuyện đột nhiên im bặt. Cậu đàn bản sonat của Mozart. Tiếng nhạc tươi vui rộn rã. Trong lúc đó, cậu trở thành Mozart và khắp gian phòng tràn ngập tiếng đàn thần kỳ của nhà nhạc sĩ thiên tài.
Lúc các ngón tay của Phillip đập xuống hợp âm cuối cùng, cả phòng khác lặng đi như tờ. Bạn bè của cha mẹ cậu ùa đến vây xung quanh cậu, thi nhau nói. Họ không tiếc lời ca ngợi cậu. Phillip nghe tiếng vỗ tay tán thưởng của họ và lần đầu tiên cậu hiểu thiên chức của cậu trên đời là gì và cậu sẽ hiến dâng cuộc đời cho cái gì.
- Đúng thế, - Phillip nói. - Ngay từ nhỏ tôi đã mơ ước trở thành nhạc công piano.
- Anh học đàn ở đâu?
Mẹ tôi dạy cho đến năm tôi mười bốn tuổi. Sau đấy ba mẹ tôi gửi tôi đến học Trường nhạc ở Philadelphia.
- Anh thích học ở đấy chứ?
- Rất thích.
Phillip mười bốn tuổi, một mình trong thành phố, không có bạn bè. Trường nhạc Curtis chiếm bốn toà nhà cũ xây từ cuối thế kỷ trước gần quảng trường Rittenhouse của Philadelphia. Đấy là nhạc Hoa Kỳ nổi tiếng ngang với các Nhạc viện ở Matxcơva của Viardo, Egorov và Toradze. Nhạc công Samuel Barber, Lconard Bernstein, Gian Carlo Menotti, Peter Serkin và hàng chục nhạc công nổi tiếng khác đã tốt nghiệp ở Trường nhạc này.
- Ở đó anh có cô đơn không?
- Không.
Phillip ở đó rất buồn. Từ nhỏ cậu chưa xa nhà bao giờ. Cậu thi vào trưởng nhạc Curtis và khi đỗ, cậu bỗng nhiên nghĩ rằng cậu sắp bước vào một quãng đời khác hẳn, sẽ không bao giờ quay trở về nhà nữa.
Các thầy công nhận ngay cậu sinh viên mới này có biệt tài. Thầy dạy piano của cậu là Isabelle Vengerova và Rudolf Serkin. Ngoài piano Phillip còn học lý thuyết âm nhạc, hoà âm, phối khí và thổi sáo.
Ngoài giờ học, cậu chơi nhạc thính phòng với các sinh viên bạn.
Piano là nhạc cụ cậu đã tập từ năm lên ba tuổi, bây giở trở thành trung tâm của cuộc đời cậu. Đối với Phillip đó là cây đàn thần để cậu thể hiện những rung động của trái tim mình. âm nhạc là thứ ngôn ngữ toàn thếgiới.
- Năm mười tám tuổi tôi biểu diễn lần đầu tiên trên sân khấu với dàn nhạc giao hưởng Detroit.
- Hôm ấy anh có sợ không?
Phillip rất hoảng. Chàng thấy chơi đàn cho bè bạn nghe là một chuyện nhưng biểu diễn trước cả một hội trưởng đông kín những người bỏ tiền ra mua vé lại là chuyện hoàn toàn khác.
Chàng đang đi đi lại trong hậu trưởng để ghìm cơn hoảng sợ thì người chỉ huy đêm biểu điễn túm cánh tay chàng, nói:
- Đến lượt cậu rồi đấy.
Phillip còn nhớ mãi cảm giác lúc chàng bước ra sân khấu và công chúng vỗ tay đón chào chàng. Phillip ngồi xuống trước cây đàn và bao nỗi hồi hộp tan biến sạch. Từ hôm đó, cuộc đời chàng là một chuỗi dài bất tận các buổi trình diễn. Chàng đã biểu diễn khắp châu Âu, châu Á, và sau mỗi chuyến đi như vậy danh tiếng chàng lại tăng lên.
William Ellerbee, một ông bầu nghệ thuật cỡ lớn nhận "lăng xê" Phillip. Và trong vòng chưa đầy hai năm, Phillip Adler đã thành nhạc công được các rạp hát tới tấp mời chào.
Phillip nhìn Lara, mỉm cười với nàng:
- Sợ chứ. Bây giờ trước mỗi lần biểu diễn tôi vẫn còn sợ.
- Anh tả cảm giác của anh mỗi lần biểu diễn đi.
- Lần nào tôi cũng hồi hôp khủng khiếp. Một lần tôi đi lưu diễn với dàn nhạc giao hưởng Philadelphia. Chúng tôi đến Brussels và trên đường, chúng tôi dừng lại biểu diễn ở London. Sân bay bị đóng cửa vì sương mù quá dầy, thế là người ta dùng xe ca chở chúng tôi đến sân bay ở Amsterdam. Người dẫn đoàn đi giải thích rằng máy bay họ thuê rất nhỏ nên mỗi người chỉ được mang, hoặc nhạc cụ hoặc hành lý. Tất nhiên mọi người đều chọn nhạc cụ. Chúng tôi đến London vừa sát giờ biểu diễn. Thế là tôi lên ngay sân khấu vẫn còn mặc quần Jean, áo len và chưa cạo râu.
Lara bật cười:
- Tôi tin rằng như thế thính giả lại thích hơn.
- Đúng thế. Một lần chúng tôi trình diễn ở bang Indiani, đàn piano bị cất trong một căn phòng mà không ai có chìa khoá. Chúng tôi đành phá cửa để vào lấy đàn.
Lara cười khúc khích.
- Năm ngoái, theo chương trình, tôi trình diễn một bản concerto của Beethoven. Một nhà phê bình âm nhạc viết trên báo:
"Phillip Adler đã cho chúng ta một buổi trình diễn quá ngẫu hứng. Phần cuối bản nhạc ông đã dùng tiết tấu quá kéo dài, làm sai lạc cả mạch nhạc của tác giả".
- Thật tồi tệ, - Lara thốt lên:
- Nhưng điều còn tồi tệ hơn nữa là hôm đó tôi không biểu diễn. Tôi bị lỡ chuyến bay!
Lara dướn người lên phía trước sôi nổi.
- Anh kể nữa đi, Phillip.
Một lần ở thành phố San Paulo thì đúng giữa bản sonat của Chopin, bàn đạp piano bị tuột ra ngoài.
- Thế anh xử trí thế nào?
- Tôi chơi tiếp cho hết bản sonat mà không dùng bàn đạp. Một lần khác, đang đàn, chiếc piano cứ thế trôi sang góc bên kia sân khấu.
Khi kể về những buổi biểu diễn, giọng Phillip rất sôi nổi, hào hứng.
- Tôi là người diễm phúc. Còn gì tuyệt vời bằng rung động được công chúng, dẫn họ vào một thế giới khác. âm nhạc đem đến cho mọi người những giấc mơ. Đôi khi tôi nghĩ rằng, may mà trong cõi đời ô trọc hôm nay vẫn còn lại được một thứ, đó là âm nhạc, - chàng cười sảng khoái. - Tôi không định ăn to nói lớn đâu, Lara.
- Không, anh nói rất đúng. Anh làm cho hàng triệu con người được hưởng sung sướng. Tôi rất yêu cái cách anh biểu diễn, - nàng hít một hơi thở sâu. - Lúc nghe anh đàn bản Những cánh buồm của Debussy tôi cảm thấy như mình đang tha thẩn một mình trên bãi biển và nhìn thấy xa xa một cánh buồm đang lướt trên sóng…
Chàng mỉm cười:
- Lúc đó tôi cũng nhìn thấy đúng như vậy.
- Và khi nghe anh chơi nhạc Scarlatti, tôi thấy mình đang ở giữa thành phố Naples, nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng banh xe lộc cộc và những con người tấp nập trên đường phố… - nàng nhìn thấy được vẻ thích thú hiện lên trên gương mặt Phillip khi chàng nghe nàng nói.
Lara đang phục hồi lại trong trí óc những bài giảng của giáo sư Meyers.
- Lúc nghe anh đàn Bartok, tôi thấy như anh đang đưa tôi đến những làng quê của miền Trung Âu đến với những người dân thôn quê Hungary. Anh vẽ nên những bức hoạ và tôi lạc lối trong đó.
- Ôi cô quá khen, - Phillip nói.
- Không đâu, tôi không nói sai một lời nào hết.
Ăn xong, Phillip nói:
- Lara, sao chúng ta chỉ toàn nói về tôi thôi? Cô hãy kể tôi nghe về cô đi! Xây cất những toà nhà khổng lồ trên khắp đất nước có ý nghĩa thế nàó đối với cô?
Lara im lặng một lúc.
- Câu anh hỏi khó trả lời quá. Anh sáng tạo bằng hai bàn tay. Còn tôi, bằng cái đầu. Tôi không trực tiếp xây cất lên những toà nhà ấy mà tôi chỉ tạo điều kiện để những toà nhà đó được xây cất. Tôi mơ thấy giấc mơ của gạch, xi măng, sắt thép và tôi biến những giấc mơ ấy thành sự thật. Tôi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn con người: kiến trúc sư, thợ nề, nhà thiết kế, thợ mộc, thợ làm ống nước… Nhờ tôi mà họ kiếm được tiền nuôi gia đình. Tôi tạo cho người ta một khung cảnh đẹp đẽ để họ sống và làm việc. Tôi làm cho điều kiện ở của họ thoải mái dễ chịu hơn. Tôi xây những cửa hiệu hấp dẫn để người ta có thể mua và bán những thứ họ cần. Tôi xây những công trình cho tương lai, - nàng mỉm cười, ngượng nghịu. - Tôi không định diễn thuyết đâu, Phillip.
- Cô nói rất hay, cô có biết như vậy không?
- Tôi rất muốn anh hiểu cho.
Đó là một buổi tối diệu kỳ và đến lúc chia tay. Lara chợt hiểu rằng đây là lần đầu tiên nàng yêu.
Bao năm qua nàng rất lo là mình sẽ suốt đời phải thất vọng. Nàng đã hết hy vọng được gặp được người nào giống như nàng vẫn lờ mờ thấy trong mộng.
Nhưng bây giờ nàng đã gặp được chàng bằng xương bằng thịt hẳn hoi.
Về đến nhà, Lara vui đến mức không sao ngủ được. Nàng thầm ôn lại buổi tối hôm nay nhớ lại từng lời trong cuộc trò chuyện và cứ nhẩm lại mãi.
Phillip Adler là người đàn ông hấp dẫn nhất, chưa bao giờ nàng gặp. Chuông điện thoại reo. Nàng mỉm cười nhấc máy. Nàng vừa buột miệng.
- Phillip…
Thì Martin đã nói luôn.
- Anh muốn xem thử em đã về nhà an toàn chưa thôi.
- Vâng, - Lara nói, - Cuộc gặp thế nào?
- Rất tốt.
- Vậy là yên. Tối mai ta ăn tối với nhau nhé?
Lara ngập ngừng.
- Vâng.
Và nàng băn khoăn: Không biết Martin có gây rắc rối gì không.
Chú thích:
(1) Thủ đô Áo, nơi nổi tiếng là thành phố của âm nhạc cổ điển.
 
×
Quay lại
Top