Sách điện tử có giảm được gánh nặng học tập cho học sinh?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Classbook cài đặt sẵn trọn bộ SGK và sách bổ trợ theo chương trình phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Trước việc học sinh đi học phải mang theo quá nhiều sách vở của các môn học được xem là “quá tải” của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã công bố cuốn sách điện tử Classbook với sự tích hợp 12 bộ sách giáo khoa (SGK) điện tử và nhiều tính năng hữu ích khác để các em có thể đi học nhẹ nhàng, linh hoạt hơn.

KenhSinhVien-008new-image.jpg
Với sách điện tử, học sinh được giảm nhẹ gánh nặng “mang, vác” hơn.

Giảm tải gánh nặng trong chiếc cặp học sinh

Sáng 26-6, NXB Giáo dục Việt Nam đã ra mắt SGK điện tử Classbook.

Classbook cài đặt sẵn trọn bộ SGK và sách bổ trợ theo chương trình phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT. Trong suốt thời gian sử dụng thiết bị, người dùng có thể cập nhật miễn phí mọi tái bản các cuốn sách này. Ngoài ra, trên Classbook còn có hơn 20 ứng dụng bổ trợ cho nhiều môn học, thích ứng với các độ tuổi khác nhau.

Nói về cuốn sách đặc biệt này, GS Ngô Bảo Châu, GĐ Viện nghiên cứu cao cấp về Toán cho rằng: “Tôi thấy đây là một cuốn sách hay vì không chỉ đối với học sinh, các thầy cô giáo mà cả các bậc phụ huynh. Bộ sách đồng thời có từ lớp 1 đến lớp 12, cha mẹ có thể theo dõi được học kì tới con mình học cái gì, năm tới học cái gì. Nhưng cũng cần phải nghiên cứu thêm các thầy cô giáo còn có những nhu cầu gì, liệu thiết bị này có phục vụ được yêu cầu của thầy cô giáo hay không? Liệu học sinh có thể mang được thiết bị này thay cho cả cặp SGK hay không? Tôi rất hy vọng có thể giải quyết được vấn đề mà phụ huynh cũng như mọi người quan tâm là học sinh bớt mang nhiều sách vở khi tới trường”.

GS Ngô Bảo Châu cho biết thêm: Ở nước ngoài cũng có ứng dụng SGK điện tử nhưng tôi chưa thấy nơi nào ứng dụng một cách tổng thể như ở Việt Nam, công nghệ nước ngoài phát triển rất nhanh nhưng họ chưa có một ứng dụng nào do một NXB làm, nước ngoài không có một sản phẩm chung cho toàn bộ cấp học. So với phương pháp truyền thống thì Classbook có cải tiến hơn.

GS Văn Như Cương cho biết: Classbook theo tôi là phương pháp được khẳng định tốt. Tuy nhiên sách điện tử cũng cần cập nhật liên tục. Sau này chúng ta thay sách, thì bộ sách hiện nay không dùng nữa. Bộ SGK mới cũng cần phải làm luôn. Ai cũng biết là cuốn Classbook này có tiến bộ hơn, nhất là ở môn học tiếng Anh, học sinh có thể học tốt hơn kỹ năng nghe, nói.

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam khẳng định: Classbook không có tự do truy cập Internet (có Wifi), không có game giải trí, không tự do cài đặt ứng dụng khác để học sinh chuyên tâm vào học và phụ huynh có thể yên tâm.

Cần tính giải pháp để học sinh vùng khó khăn cũng có sách điện tử

Giáo sư Văn Như Cương cho rằng: “Tôi chắc chắn là con số 4,8 triệu đồng cho một cuốn sách là hơi cao đối với phụ huynh và các em học sinh vùng nông thôn. Ví dụ như ở Hàn Quốc và một số quốc gia khác, toàn bộ học sinh nước họ được phát máy tính bảng miễn phí. Còn hiện tại ở nước chúng ta, bộ SGK truyền thống chỉ có khoảng hơn 200 nghìn đồng thôi. Để học sinh nông thôn có được bộ sách này là khó khăn, vì vậy chúng ta cần có cách tính toán về giá cả, cần cả những chính sách hỗ trợ. Tất nhiên ta chưa thể nào phát không cho học sinh như các nước bạn, nhưng Nhà nước và các cơ quan liên quan, các thương hiệu lớn nên tính làm thế nào để hỗ trợ các em, khi đó các em học sinh nông thôn mới có thể có sách điện tử. Khi được triển khai đồng bộ rồi mới có thể cho giáo viên sử dụng. Chứ chỉ có vài em có thì cũng không có ý nghĩa về mặt chuyển đổi phương thức học cho tất cả học sinh”.

Đồng tình với quan điểm trên, GS Ngô Bảo Châu nói: “Quyển sách này không phải là rẻ, đây là một cản trở đối với học sinh vùng khó khăn, cần phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau, vì không thể có em đi học mang sách, có em lại mang thiết bị. Xu hướng số hóa sách là xu hướng không thể cưỡng lại được. Song cá nhân tôi rất yêu sách, khi mở trang sách cảm nhận được mùi giấy rất thích, tạo cảm hứng khi đọc. Theo tôi, chương trình trong sách không nên thay đổi quá nhiều, không nên tham rồi nhồi nhét, phải giữ chương trình học cho thật ổn định”.
Theo PL & XH
 
×
Quay lại
Top