Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ về hành vi đó?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Có thể có nhiều người chưa biết rõ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì? Bài viết sau đây Luật sư Lawkey sẽ trả lời về vấn đề này và lấy ví dụ về hành vi đó để người đọc có thể hiểu rõ hơn về loại hành vi này:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Tại Điều 39, Luật cạnh tranh 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm có:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

- Xâm phạm bí mật kinh doanh;

- Ép buộc trong kinh doanh;

- Gièm pha doanh nghiệp khác;

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Phân biệt đối xử của hiệp hội;

- Bán hàng đa cấp bất chính;

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ như sau:

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.

Ví dụ : Sản phẩm trà chanh N của của một thương hiệu nổi tiếng N và trà chanh F của Công ty sản xuất F chưa thực sự nổi tiếng, chưa được nhiều khách hàng viết đến.

Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với F của công ty F.

Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ B được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty F (Có địa chỉ tại Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cụ thể, Công ty F đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm trà chanh F và N. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả F và N cùng là sản phẩm của công ty N, vì trông chúng rất... giống nhau!

Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty N, sản phẩm sữa M bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa G của Cty M được sản xuất với những điểm tương tự sữa M như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.

Một ví dụ khác về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ : Một doanh nghiệp bán nước mắm ghi là "Nước mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
 
×
Quay lại
Top