Quy định mới về hợp tác đưa TTS Việt Nam sang Nhật Bản

trinhoanh123

Thành viên
Tham gia
4/11/2017
Bài viết
0
Theo công văn số 1313/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 17/8/2016 hướng dẫn về việc hợp tác đưa TTS (Thực tập sinh) Việt Nam sang Nhật Bản, công văn này sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 1/9/2016 và sẽ có một số điểm mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho TTS Việt Nam khi muốn sang tu nghiệp sinh hoặc Xuất khẩu lao động Nhật Bản. Điểm có lợi nhất cho thực tập sinh chính là các điều kiện của hợp đồng ký với doanh nghiệp phái cử sau không được thấp hơn các điều kiện của hợp đồng đã được ký với doanh nghiệp tiến cử trước đó.
Thực hiện triển khai công văn 1123/LĐTBH-QLLĐNN ngày 17/08/2016 của Bộ Lao động TB&XH về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã trao đổi và thống nhất với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) về một số các nội dung liên quan đến hợp tác đưa Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Ngày 17/8/2016, Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành công văn số 1313/LĐTBXH-QLLĐNN hướng dẫn chi tiết thêm một số nội dung trong thực hiện hợp tác đưa thực tập sinh Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản, Theo đó:
– Về số lượng doanh nghiệp phái cử của Việt Nam hợp tác với một số tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản (Tổ chức quản lý giám sát):
  • Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản mỗi một năm tiếp nhận dưới 100 thực tập sinh và hợp tác với không quá 3 doanh nghiệp phái cử của Việt Nam.
  • Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 100 đến >=200 thực tập sinh Việt Nam được hợp tác với không quá 5 doanh nghiệp phái cử của Việt Nam.
  • Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 200 thực tập sinh Việt Nam trở lên được hợp tác với các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam và không hạn chế số lượng.
Mỗi thực tập sinh đi tu nghiệp sinh hoặc theo hình thức Xuất khẩu lao động điều phải trải qua quá trình học tiếng nhật các trình độ: N1, N2, N3... để đảm bảo cho quá trình học tập và làm việc.
– Về hợp đồng ký giữa doanh nghiệp phái cử và tổ chức tiếp nhận Nhật Bản: Để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại quyền lợi của thực tập sinh, nếu tổ chức tiếp nhận thực tập sinh của Nhật Bản ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp phái cử Việt Nam thì các điều kiện của hợp đồng ký với doanh nghiệp phái cử sau không được thấp hơn các điều kiện của hợp đồng đã được ký với doanh nghiệp phái cử trước đó.
Chi tiết công văn: công văn số 1313/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 17/8/2016.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử – Cục quản lý lao động ngoài nước
Traum Việt Nam là đơn vị hoạt động lâu năm và uy tín trong lĩnh vực XKLD Nhật Bản, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng theo những quy định của công văn số 1123/LĐTBH-QLLĐNN ngày 17/08/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo tốt quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công ty phái cử đối với thực tập sinh. Xem thêm: XKLĐ điều dưỡng nhật bản
 
×
Quay lại
Top