Quan hệ giữa các thành viên trong công ty

tienmanh0211

Thành viên
Tham gia
17/8/2016
Bài viết
2
Khi trong xã hội đã xuất hiện công ty với tư cách là một loại chủ thể kinh doanh thì đồng thời cũng xuất hiện pháp luật về công ty với tư cách là biểu hiện về mặt pháp lý của cái thực tại khách quan đó. Các mối quan hệ công ty phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật vì muốn tồn tại và hoạt động như một chủ thể kinh doanh thì trước hết, công ty phải được hình thành, phải được cấp giấy phép kinh doanh, phải được pháp luật thừa nhận. Chính nhu cầu phải điều chỉnh các quan hệ hình thành trước khi công ty chính thức được thừa nhận. Những quan hệ xã hội này, trước hết là những quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau, liên quan đến việc góp vốn để thành lập công ty cổ phần và sau đó là mối quan hệ giữa họ với tư cách là một bên với phía bên kia là nhà nước mà đại diện là cơ quan đăng ký kinh doanh.

small_business_messaging_apps.jpg

Sau khi đăng ký kinh doanh thì công ty đã được hình thành và có đủ tư cách pháp luật để hoạt động. Tuy nhiên, công ty là một chủ thể pháp lý thường được tạo ra từ sự góp vốn của hai chủ thể trở lên. Nói cách khác, công ty là một tập hợp người và để hoạt động được thì họ phải được tổ chức lại theo cơ cấu nhất định. Cơ cấu tổ chức này phải được xây dựng, thiết kế sao cho để nó vừa thể hiện được ý chí của thành viên công ty, lại vừa đảm bảo để công ty dù là tập hợp của nhiều người những vẫn có thể hoạt động như một người. Do vậy, công ty nhất định phải có bộ máy quản lý hoạt động, tuy phức tạo về cơ cấu nhưng đảm bảo tính thống nhất để công ty có thể đi vào sản xuất – kinh doanh. Tính phức tạp của bộ máy này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản nhất là số lượng thành viên góp vốn đầu tư vào công ty, quy mô, cách thức góp vốn; phạm vi quyền và nghĩa vụ pháp luật cho phép công ty thực hiện trong quá trình hoạt động của nó.
 
×
Quay lại
Top