Phương pháp vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối

nguyenthi85

Banned
Tham gia
22/8/2016
Bài viết
0
Trong điều trị thoái hóa khớp gối, vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng với tác dụng giảm đau, chống viêm, chống phù nề, tăng cường chuyển hóa, tái tạo tổ chức và phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Tìm hiểu các phương pháp tập vật lý trị liệu khớp gối cho người thoái hóa khớp gối giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của bạn đạt hiệu quả cao.

Phương pháp vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể và là một trong những khớp thường xuyên phải chịu áp lực và sức nặng của cơ thể. Khớp gối cũng là khớp phải thường xuyên vận động nên rất dễ bị thoái hóa theo thời gian. Thoái hóa khớp khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp, sụn khớp bị bào mòn và hư hại do lã hóa, chấn thương, chịu lực quá tải trong thời gian dài, do di truyền, viêm khớp, rối loạn chuyển hóa…

phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-goi-1.jpg

image description

Trong điều trị thoái hóa khớp gối, không chỉ điều trị bằng nội khoa hay ngoại khoa mà còn phải kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Đồng thời phục hồi và duy trì chức năng vận động khớp, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế, mất khả năng vận động.

Phương pháp vật lý trị liệu tại nhà trong thoái hóa khớp gối bao gồm:

1- Phương pháp nhiệt trị liệu

– Tác dụng: giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng nuôi khớp.

– Phương pháp: Chườm ngải cứu, đắp Paraphin, chiếu đèn hồng ngoại, tắm ngâm suối bùn nóng.

2- Phương pháp điện trị liệu

– Sóng ngắn: tạo nhiệt nóng sâu giúp tăng cường chuyển hóa, giảm đau, chống viêm và chống phù nề.

– Dòng xung điện: kích thích thần kinh cơ, giúp giảm đau và tăng cường chuyển hóa .

– Dòng Gavanic và Faradic: tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh để đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

– Laser: có tác dụng làm mềm các tổ chức, tái tạo tổ chức, giảm đau, chống viêm.

phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-goi-2.jpg


– Sóng siêu âm: giúp làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu, từ đó giảm đau, chống viêm và tăng cường chuyển hóa cũng như tái tạo tổ chức.

– Các bài tập vận động chủ động và thụ động: tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi khớp gối; các nhóm cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối; tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang…

3- Những điều người bệnh thoái hóa khớp gối cần lưu ý:

– Tránh tư thế ngồi xổm để hạn chế mất cân bằng khả năng chịu lực của khớp gối dẫn đến đau khớp khi cử động và thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Trước khi đứng dậy, nên co và duỗi khớp gối ở hai chân một cách nhịp nhàng từ 20-30 lần để tránh cử động khớp đột ngột.

– Tránh các động tác vận động mạnh, vận động đột ngột, vận động sai tư thế, mang vác hoặc kéo, đẩy vật nặng.Khi tập đi bộ, bước lên bước xuống cầu thang hay chơi thể thao thì nên sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối vững vàng, tránh chấn thương khớp gối.

– Kiên trì thực hiện các bài tập tăng cường cơ xung quanh khớp để hỗ trợ khớp gối được vững vàng hơn. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên với các môn có lợi cho người bị thoái hóa khớp như bơi lội, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp tại chỗ… giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và tim mạch.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin D và canxi, các hoạt chất bồi dưỡng xương khớp như Glucosamin, sụn cá mập để nuôi dưỡng sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa. Bệnh nhân cũng nên theo dõi cân nặng thường xuyên để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì làm tăng sức nặng lên khớp gối.

Có thể bạn quan tâm : tập vật lý trị liệu sau tai biến
 
×
Quay lại
Top