Phòng ngừa chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Không khí ở nước ta hiện nay đang khá là ô nhiễm do nước ta đang phát triển Đây là nguyên nhân chính là tăng bệnh viêm mũi dị ứng nhất là ở trẻ em Chữa viêm mũi dị ứng không khó và cách chữa viêm mũi dị ứng cũng khá nhiều nhưng hiệu quả thì vẫn chưa được như mong đợi Vậy những triệu chứng của viem mui di ung là gì?

Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm virut.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

• Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.

• Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

• Bên cạnh bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ chúng ta còn gặp rất nhiều bệnh viêm mũi khác như viêm mũi lậu, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai.


Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ các bà mẹ cần lưu ý:

1. - Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.

2. - Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.

3. - Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.

4. - Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

5. - Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.

6. - Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe.. Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay cho trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ

• Thời tiết lạnh thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp và trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi này. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưnglại gây nhiều khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho hệ hô hấp của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi dị ứng

• Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Thông thường chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Bệnh này thường hay gặp vào mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, không khí ẩm thấp nhiều hơi nước tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

• Triệu chứng thường thấy ở bệnh là ngứa mũi, chảy mũi nước, hắt hơi liên tục rất khó chịu. Nếu đã thành mạn tính thì có thể nghẹn mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm mũi dị ứng

• Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.

• Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ

• Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

• Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

• Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà.

Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top