Phát hoảng khi giới trẻ dùng điện thoại để... 'khủng bố'

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Không chỉ sử dụng điện thoại để liên lạc, nhiều bạn trẻ còn đang lạm dụng "dế yêu" để khủng bố tinh thần lẫn nhau.

Điện thoại ngày càng được coi là một trong những phương tiện có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Với sự phát triển về kinh tế, nhiều phụ huynh sẵn sàng sắm cho con em mình những chiếc "dế xịn". Tuy vậy việc quản lí con cái mình dùng điện thoại ra sao thì dường như chưa được các bậc cha mẹ thực sự quan tâm. Chính vì thế ngày càng có nhiều bạn trẻ sử dụng điện thoại vào mục đích xấu, ảnh hưởng đến đời sống của người khác, thậm chí gây nguy hại cho cộng đồng ở những mức độ nhất định.

Điện thoại trở thành công cụ đe dọa nhau

Dạo qua một số diễn đàn tư vấn xã hội hoặc facebook, twitter..., không khó để bắt gặp những dân mạng kêu trời vì bị “khủng bố”, làm phiền bởi những số máy “ở trên trời rơi xuống”.

“Vấn nạn” khủng bố điện thoại này khá đa dạng và phổ biến ở nhiều hình thức khác nhau, từ nhá máy liên tục, nhắn tin trêu tức đến gọi điện đe dọa hoặc nói chuyện tục tĩu, chửi bậy…

Hoàng Linh, một teen girl chia sẻ về nỗi khổ bị khủng bố bằng điện thoại: “Bản thân mình đã từng trải qua rất nhiều lần bị khủng bố, làm phiền bằng điện thoại. Phổ biến nhất vẫn làm dùng sim số lạ để nhá máy liên tục, đến khi nghe thì lại tắt hoặc gọi lại thì bấm máy bận. Nặng hơn thì đã không dưới 3 lần tớ bị những số máy lạ nhắn tin chửi bới, gạ gẫm bằng những ngôn từ vô cùng tục tĩu, thô thiển và biến thái. Tớ buộc phải chặn những thuê bao này nhưng họ lại tiếp tục dùng số khác để làm phiền. Nhiều khi rơi vào trường hợp như vậy, chỉ còn biết tắt máy một thời gian để cho họ... chán mà không làm phiền mình nữa”.

f559c110-bb3e-4aeb-b076-ad9f7a47f60d.jpg


Nhiều bạn trẻ vô cùng mệt mỏi vì bị "khủng bố" qua điện thoại (Ảnh minh họa)

Hay như một cô bạn khác đang học trường Giao thông vận tải chia sẻ: “Tớ thì thường xuyên bị gọi điện lúc nửa đêm, nhiều khi gặp phải những người rất vô duyên và nói chuyện cực kì phản cảm. Những lúc như thế chỉ biết lặng lẽ tắt máy vì biết nếu càng phản ứng lại thì càng thiệt thân”.

Việc khủng bố, làm phiền điện thoại của người khác tuy không nặng nề nhưng ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống riêng tư của những người bị làm phiền.

Nhiều khi bị nháy máy nhiều quá tớ buộc phải để chế độ im lặng để đỡ bị làm phiền thì lại bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng từ bố mẹ hoặc bạn bè”, Hoàng Linh than thở.

Hay như Mai, một chủ shop online chia sẻ: “Đặc thù công việc khiến tớ phải mở điện thoại lên mạng. Thế nhưng nhiều khi bị nhá máy nhiều quá đễn nỗi điện thoại hết sạch pin. Khách hàng gọi không được, ảnh hưởng rất lớn đến công việc buôn bán”.

Cũng xuất phát từ tâm lí lo ngại những số điện thoại quấy rối như thế này, nhiều bạn đã không còn dám nghe những số máy lạ, mách nước nhau không công khai số điện thoại trên facebook hoặc các trang mạng online để tránh phiền toái.

Khi “thú vui” ảnh hưởng đến cả cộng đồng

Ngày 31/7 vừa qua, công an thành phố Cần Thơ đã phạt cảnh cáo Lê Phạm Hướng Dương, sinh năm 1992 bởi hành vi liên tục dùng thuê bao di động gọi đến trung tâm cảnh sát phản ứng nhanh 113 để quấy rối, thóa mạ lực lượng chức năng trong 5 ngày. Bên cạnh đó, Dương còn dùng nhiều thuê bao khác nhau để gọi đến quấy rối các đường dây nóng 114, 115.

Hành vi của Dương đã bị cơ quan chức năng xử lí kịp thời, mang tính răn đe cao. Tuy vậy nó cũng dấy lên hồi chuông báo động về ý thức sử dụng điện thoại còn quá kém của một bộ phận giới trẻ Việt.

Đôi khi chỉ vì những hành động vô ý thức, vô kỉ luật này của các bạn đã khiến các đường dây nóng bận, nhiều trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, cứu hỏa hay tin báo tội phạm… không kịp báo lên các cơ quan chức năng để xử lí, gây nguy hại lớn cho xã hội. Một hành vi tưởng chừng như nhỏ nhưng lại có tác động cực kì to lớn và đôi khi nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến người thân, gia đình mình.

ac15757c-01fc-4f2b-a5df-f4cb724f944e.jpg


Những tổng đài viên thường xuyên đối mặt với việc gọi điện quấy rối của các bạn trẻ (ảnh minh họa, trích từ phim “The Call”)

Không chỉ vậy, nhiều bạn còn gọi điện "làm phiền" một cách thái quá tổng đài điện thoại của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Chị Bình An, nhân viên trực tổng đài chăm sóc khách hàng của một công ty viễn thông lớn cho biết: "Một ngày trung bình mình nhận được khoảng từ 20 đến 30 cuộc gọi rất trời ơi. Có người thì gọi chỉ để… chửi nhau với người trực điện thoại. Có người thì lại rủ rê hoặc tán tỉnh rất mất thời gian. Trong những trường hợp như thế, có không ít tình huống do các bạn rảnh rỗi nên gọi điện... kiếm chuyện".


“Có trường hợp làm phiền và quấy rối nhiều quá mình phải dọa khóa sim mới chịu thôi. Tuy nhiên cũng có trường hợp khá lì lợm không chịu “tỉnh ngộ”. Ca trực nào mà gặp phải những tình huống này thì đúng là dở khóc dở cười”, chị An chia sẻ thêm.

Có thể thấy, không ít bạn trẻ khi sử dụng điện thoại đã gây nên rất nhiều phiền toái cho người khác. Hãy thể hiện mình luôn là một người có ý thức cao để bảo vệ an toàn cho cộng đồng và chính bạn!

Theo Tiin
 
×
Quay lại
Top