Phân tích những trường hợp không được làm người đại diện

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Phân tích những trường hợp không được làm người đại diện

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp không được làm người đại diện, cụ thể như sau:

Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Ví dụ: anh B đang là người đại diện theo pháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho em ruột của mình là người chưa thành niên trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người em ruột đối lập nhau ( chẳng hạn họ là nguyên đơn và bị đơn trong vụ án). Trong trường hợp này anh B chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của người vợ chồng trong tố tụng dân sự.

- Quy định tại trên cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Ngoài ra cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật . Như vậy họ không được làm người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp họ được chính người đại diện theo pháp luật của cơ quan mình ủy quyền tham gia tố tụng, hoặc họ là người đại diện pháp luật của đương sự (không phải cơ quan của họ) trong vụ án.

Việc quy định này mang ý nghĩa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những trường hợp trên có thể phát sinh sự xung đột lợi ích giữa người đại diện và người được đại diện.

>>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán
 
×
Quay lại
Top