Phải xem tham nhũng là tội phản quốc.

chuyentinhmuathu1807

Love Rain
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/1/2014
Bài viết
176
1. Tại sao tham nhũng khó phát hiện?

- Thứ nhất người tham nhũng dù là ở cơ sở hay cấp trên thì cũng đều là những người có chức có quyền. Người có chức có quyền mà tham nhũng thì không bao giờ có chuyện họ tự xử lý mình hoặc để cho người khác tố cáo mình.

- Thứ hai, tham nhũng thường có ăn chia, dây rợ nên tổ chức rất chặt chẽ, tinh vi. Những người tham nhũng kết thành bè giống như đang ăn chung một nồi cơm, mà đã là nồi cơm chung thì không ai muốn đập bể cả.

- Thứ ba, người dân rất khó phát hiện ra tham nhũng vì những thông tin về tài chính, cơ sở vật chất ở cơ quan Nhà nước thì ngay cán bộ bình thường ở chính cơ quan đó cũng không biết chứ đừng nói đến người ngoài.

2. Tham nhũng để lại những hậu quả gì?
  • Chính trị
Tham nhũng có thể tạo ra những khủng hoảng chính trị do niềm tin của người dân vào Đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước bị suy giảm.
  • Kinh tế
Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân.
  • Xã hội
Tham nhũng đem lại sự nghèo khổ cho một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính, làm tha hóa biến chất bộ máy quan chức trong lĩnh vực công, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ vị trí và lợi ích của quan tham bằng những biện pháp bất hợp pháp, nuôi dưỡng các hình thức phạm tội, thậm chí cả khủng bố.

  • An ninh
Tham nhũng còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm thất thoát và sử dụng sai trái một phần quan trọng nguồn lực các quốc gia, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó.

(HNMO) – Ngày 9/11/2012, phiên thảo luận về dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tại Quốc hội “nóng” với vấn đề kê khai, công khai tài sản.


Tham gia góp ý cho dự thảo Luật, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, tán thành cao sự cần thiết phải sửa đổi Luật cũng như phạm vi sửa đổi.

Theo đánh giá của các đại biểu, sau 6 năm thi hành Luật, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả, tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, xảy ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, ngành, kể cả những ngành lâu nay ít được quan tâm như y tế, giáo dục, chính sách xã hội với người nghèo, có công…

Mặc dù luật pháp không phải là phương thuốc vạn năng nhưng việc bổ sung, hoàn thiện luật là hết sức cấp thiết”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Thanh Hóa nói.

Chính vì vậy, các đại biểu cho rằng, việc xác định, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng chính là cơ sở để sửa luật.

Đại biểu Ngô Văn Minh – Quảng Nam cho rằng, ngoài những nguyên nhân đã được nêu trong tờ trình Chính phủ và báo cáo của ủy ban Quốc hội, nguyên nhân sâu xa khiến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua đạt hiệu quả không cao là do việc xử lý tội tham nhung chưa nghiêm.

Giờ không phải là lúc chúng ta phòng, chống tham nhũng nữa mà là phải tiêu diệt, phải xem đây là tội phản quốc và chống lại nhân dân”, đại biểu Minh nói.

Đánh giá chung về những điểm sửa đổi, bổ sung trong dự thảo luật, đa số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định rõ những quy tắc cần thiết để luật có thể đi vào cuộc sống, nhiều quy định còn cụ thể, chung chung, mang tính hình thức hoặc vẫn giao Chính phủ hướng dẫn thi hành
.
Theo Báo mới.com
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hay cho câu “Giờ không phải là lúc chúng ta phòng, chống tham nhũng nữa mà là phải tiêu diệt, phải xem đây là tội phản quốc và chống lại nhân dân”, bệnh đã nặng rồi thì phải trị, chứ phòng kiểu gì.
 
Newsun
Hay cho câu “Giờ không phải là lúc chúng ta phòng, chống tham nhũng nữa mà là phải tiêu diệt, phải xem đây là tội phản quốc và chống lại nhân dân”, bệnh đã nặng rồi thì phải trị, chứ phòng kiểu gì.
Cũng khó lắm Newsun à. Giả sử nhà nước cấp tiền để tỉnh cấp cho huyện xây dựng trường học, kênh mương... Nhưng còn lâu mới đến tay được người dân. Người dân biết đâu mà kiện, có biết cho vàng cũng chẳng dám. Cấp trên có biết thì cũng bỏ qua thôi, vì họ cũng thế. Khổ lắm:KSV@17:
 
Newsun

Cũng khó lắm Newsun à. Giả sử nhà nước cấp tiền để tỉnh cấp cho huyện xây dựng trường học, kênh mương... Nhưng còn lâu mới đến tay được người dân. Người dân biết đâu mà kiện, có biết cho vàng cũng chẳng dám. Cấp trên có biết thì cũng bỏ qua thôi, vì họ cũng thế. Khổ lắm:KSV@17:
Dân thì bình thường sẽ không thể làm được gì trong những vụ như vậy đâu, trừ phi đường cùng, tức nước vỡ bờ, nước lật thuyền như Bác nói.

Còn không để trị được, cần 1 minh quân và nhiều quan thanh liêm, ngược lại thì chỉ là hô khẩu hiệu xuông hoặc chỉ là thí 1 vài quân chốt để xoa dịu dư luận.

Ai làm gì em mà em than ?
 
Mình ghét nhất là những thằng nịnh trên nạt dưới. Mình cảm thấy mình không có còn tốt tính như xưa, ngày càng hèn nhát đi....
 
Mình ghét nhất là những thằng nịnh trên nạt dưới. Mình cảm thấy mình không có còn tốt tính như xưa, ngày càng hèn nhát đi....
Mình nghĩ là do chúng ta được đào tạo để im lặng và chấp nhận, mọi hành động phản biện đều không được hoan nghênh, những thứ tục tĩu thì có thể nói thoải mái không ai bắt bớ, còn những thứ lớn lao hay gây thay đổi thì hãy cẩn thận :p
 
Mình nghĩ là do chúng ta được đào tạo để im lặng và chấp nhận, mọi hành động phản biện đều không được hoan nghênh, những thứ tục tĩu thì có thể nói thoải mái không ai bắt bớ, còn những thứ lớn lao hay gây thay đổi thì hãy cẩn thận :p

Với lại cái vụ hùa, vây cánh, bè phái nữa Newsun....
 
Dân thì bình thường sẽ không thể làm được gì trong những vụ như vậy đâu, trừ phi đường cùng, tức nước vỡ bờ, nước lật thuyền như Bác nói.

Còn không để trị được, cần 1 minh quân và nhiều quan thanh liêm, ngược lại thì chỉ là hô khẩu hiệu xuông hoặc chỉ là thí 1 vài quân chốt để xoa dịu dư luận.


Ai làm gì em mà em than ?
tham nhũng hại nước hại dân :(
 
×
Quay lại
Top