[NotebookCheck Review] ASUS Zenbook UX305CA-EHM1: Chuyển mình cùng Skylake

duythanh226

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/7/2015
Bài viết
60
Như vậy là ASUS đã cập nhật chiếc Zenbook UX305 của mình với chip xử lý Core M Skylake m3 thay vì Broadwell và lấy tên mã cho chiếc Zenbook này là UX305CA. Ngoài vi xử lý, mọi thứ còn lại của UX305CA hoàn toàn giống hệt với người tiền nhiệm tức là chiếc Ultrabook này vẫn kế thừa những điểm mạnh cũng như điểm yếu từ UX305, tuy nhiên người tiền nhiệm này vẫn là một trong những chiếc Ultrabook xứng đáng với tầm giá mà nó mang lại. Vậy còn UX305CA thì sao? Mời bạn đọc cùng Amtech xem qua bài đánh giá chi tiết về chiếc Ultrabook UX305CA của tạp chí NotebookCheck chuyên về laptop này.

csm_P1030180_8f2e0ea894.jpg

Với sự xuất hiện của chiếc UX305 trước đây, thật khó để phân sản phẩm này vào thể loại Ultrabook hay netbook. Lý do là vì UX305 thuộc dòng sản phẩm Zenbook vốn được biết đến với độ mỏng nhẹ cũng như ngôn ngữ thiết kế rất tinh tế và vỏ ngoài kim loại nguyên khối. Những chiếc Zenbook UX305 hay UX305CA ở mức độ nào đó có thể phân nó vào phân khúc sản phẩm Ultrabook vì tính mỏng nhẹ, di động của nó nhưng Intel đã đưa ra tiêu chí kèm thêm màn hình cảm ứng dành cho Ultrabook thì UX305 hay UX305CA thực tế cũng không hẳn là Ultrabook. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không thể công nhận rằng UX305 trước đây có những ưu điểm như cực kỳ mỏng, nhẹ nhàng và hiệu năng khá tốt trong tầm giá.

Trở về với chiếc UX305CA, chiếc Ultrabook (tôi tạm gọi nó là Ultrabook nhé) này sử dụng vi xử lý Skylake Core M và sẽ có từ 4-8GB RAM, dung lượng SSD trải dài từ 128GB-512GB và màn hình độ phân giải từ Full HD đến QHD+. Chiếc UX305CA mà chúng tôi đánh giá dùng chip Core m3-6Y, 8GB RAM, SSD 256GB và màn hình độ phân giải Full HD 1080p và có giá tiền chỉ $700. Các đối thủ của UX305CA ở tầm giá này sẽ là Dell XPS 13-9350 hoặc HP Spectre x360 13. Để có thêm tính tham khảo cho phần so sánh, tôi sẽ lấy các kết quả đã thử nghiệm trên chiếc Zenbook tiền nhiệm là UX305FA-FB003H.

Đặc tả cấu hình của Zenbook UX305CA

VXL: Intel Core m3-6Y30 0.9 GHz
VGA: Intel HD Graphics 515, xung nhịp: 850 MHz
RAM: 8GB DDR3L 1866 MHz
Màn hình: 13.3 inch 16:9, độ phân giải 1920x1080, tấm nền IPS chống chóa
Chipset: Intel Skylake-U Premium PCH
Bộ nhớ lưu trữ: SSD M.2 Micron M600 MTFDDAV256MBF 256 GB
Card âm thanh: Intel Skylake-U/Y PCH - High Definition Audio
Cổng kết nối: 3xUSB 3.0, 1xHDMI, jack âm thanh 3.5 mm, khe đọc thẻ 2 trong 1 (SD/ SDXC)
Kết nối mạng không dây: Intel Wireless-AC 7265 (a/b/g/n/ac), Bluetooth 4.0
Kích thước (mm): 12.3 x 325.1 x 226.1
Pin: 45 Wh Lithium-Ion, thời gian sử dụng lên đến 10h
Hệ điều hành: Microsoft Windows 10 Home 64 Bit
Các tính năng phụ:
  • Loa: Bang & Olufsen ICEpower®
  • Bàn phím: Chiclet
  • Đèn bàn phím: không
  • Bảo hành: 12 tháng
Trọng lượng: 1.192 kg
Giá: 650 Euro

Thiết kế

Cũng như người tiền nhiệm UX305, UX305CA có một thiết kế rất đẹp mắt với kiểu dáng nhỏ gọn, thanh lịch cùng những họa tiết hình tròn đồng tâm sang trọng. Phiên bản chúng tôi đánh giá có màu đen xám phản ánh tím được ASUS định nghĩa là màu "Obsidian Stone" nhìn rất độc đáo, tạo ra sự khác biệt rất lớn với các đối thủ cùng tầm giá. Hơn nữa, để tăng thêm độ tinh tế cho UX305CA, ASUS sử dụng lớp vỏ nhôm nguyên khối cho sản phẩm này giống như UX305 trước đó.

fg2.jpg

Mặt trước của UX305CA khu vực tấm nền màn hình của nó lồi lên khoảng vài mm so với phần thân màn hình tổng thể. Theo ASUS, họ thiết kế như vậy để hạn chế nứt kính màn hình. Tuy nhiên chúng tôi không rõ với việc lồi lên như vậy thì có giúp hạn chế nứt kính hay không, nhưng với chiếc Ultrabook sử dụng thiết kế không quạt làm mát thì việc này rõ ràng có giúp việc tản nhiệt hiệu quả hơn.

P103020859.jpg

P103020934.jpg

P103021093.jpg

Phần dưới đít máy khi mở ra sẽ cho phép bạn thấy gần như tất cả các linh kiện để dễ bề thay thế. Do chiếc Ultrabook này được thiết kế nguyên khối nhưng có phần chưa tỉ mỉ lắm nên khi tôi cầm UX305CA bằng một tay thì có cảm giác phần vỏ máy chưa được chắc chắn cho lắm. Tuy nhiên nếu so với các đối thủ cùng tầm giá hoặc cao cấp hơn một chút thì UX305CA vẫn là một trong những chiếc Ultrabook có độ hoàn thiện tốt.

P1030170.jpg

So với chiếc Lenovo Thinkpad Yoga 3 12.5 inch có độ dày 19mm vốn đã khá mỏng, UX305CA còn mỏng hơn đại diện của Lenovo đến 50%, nhưng về độ chắc chắn về tổng thể của đại diện ASUS là khá tốt. Phần viền màn hình của UX305CA hơi to so với Dell XPS 13-9350, tuy nhiên rất ít có chiếc laptop nào viền màn hình 5mm mà lại chỉ nặng 1.2kg như UX305CA. Về trọng lượng thì đại diện ASUS khá cân bằng với Dell tuy nhiên so với HP Spectre x360 có tích hợp màn hình cảm ứng thì UX305CA nặng hơn khoảng 25%.



Biểu đồ so sảnh kích thước và độ dày của các Ultrabook khác và UX305CA:


Các loại kết nối hỗ trợ

Với mẫu UX305 tiền nhiệm và UX305CA hiện tại, chúng tôi có một chiếc Ultrabook được trang bị các cổng kết nối khá thời thượng như 3 cổng USB 3.0 và 1 cổng micro HDMI. Kết nối không dây của mẫu UX305CA sử dụng module WiFi song tần Intel AC 7625 nhưng nếu mẫu UX305 trước đây có thêm cổng adapter chuyển từ USB sang đầu cắm RJ-45 thì mẫu UX305CA lại không có. Có thể vì lý do giảm chi phí, ASUS đã không tích hợp cổng USB 3.1 Type-C. Đây là điều cực kỳ đáng tiếc, nhất là khi đối thủ Dell XPS 13-9350 còn được tích hợp cổng Thunderbolt 3 / USB 3.1 Type-C Gen 2 (tốc độ truyền tải lên tới 10Gb/s).

Bảo hành

Tại Mỹ, ASUS bảo hành cho dòng Zenbook của họ trong thời gian 12 tháng kể từ ngày mua. Theo như nhãn dán trên hộp đựng, UX305CA nằm trong chương trình "360 complete Notebook Care Package" của ASUS tức là nó sẽ được bảo hành toàn cầu 1 năm, bảo hành điểm chết trong 30 ngày, hưởng chính sách đổi trả 2 chiều và 1 năm bảo hành hư hỏng do tai nạn.

Màn hình

Nếu như ở mẫu Zenbook UX305FA có độ phân giải màn hình QHD+ 3200x1800 thì UX305CA sử dụng màn hình độ phân giải phổ biến hơn là Full HD 1920x1080 với mật độ điểm ảnh 166dpi. Chúng tôi cho rằng độ phân giải cũng như mật độ điểm ảnh này là cực kỳ thích hợp vì nó cân bằng giữa độ sắc nét cũng như khả năng nhìn rõ chữ viết, trong khi độ phân giải cao hơn buộc người dùng phải phóng to chữ lên để nhìn thấy. UX305CA sử dụng tấm nền IPS chống chóa và không cảm ứng kết hợp với độ phân giải Full HD nên chắc chắn về lý thuyết nó sẽ tiêu tốn điện năng ít hơn UX305FA tiền nhiệm.

Về độ sáng màn hình, chúng tôi đo đạc ở 9 vị trí trên màn hình và có kết quả độ sáng tối đa trung bình 315 cd/m2, sáng hơn nhiều so với chiếc Dell XPS 13 chỉ ở mức 275 cd/m2 nhưng thua chiếc Surface Book của Microsoft đến 100 cd/m2. Chiếc UX305FA đời trước cũng có độ sáng tối đa tương đương nhưng thua xa UX305CA về giá trị điểm đen (0.75 cd.m2 so với 0.289 cd/m2). Độ tương phản của UX305CA cũng tốt hơn so với đời trước (413:1 so với 1122:1). Độ phủ sáng màn hình cực kỳ tốt với 93% diện tích màn hình và màn hình của UX305CA gần như không hề hạ sáng ngay cả khi chiếc Ultrabook này đang chạy xả pin và không cắm sạc.


Theo như kết quả thử nghiệm của chúng tôi, tấm nền màn hình của UX305CA có không gian màu sRGB và AdobeRGB lần lượt 90% và 65%. Kết quả này khá tốt, ít nhất là khi so với các đối thủ cạnh tranh trong tầm giá vì chúng thường cho kết quả còn tệ hơn nhiều. Ví dụ như Dell XPS 13 chẳng hạn, không gian màu sRGB của nó chỉ vào khoảng 66%. Surface Book của Microsoft có không gian màu AdobeRGB tương đương nhưng vượt qua UX305CA về không gian màu sRGB, vấn đề là chiếc laptop lai của Microsoft đã chạm mức giá khủng $1500 gần gấp đôi so với UX305CA chỉ có $700.

ux305_srgb.PNG
Không gian màu sRGB của UX305CA.

ux305_adobergbPNG.PNG

Không gian màu AdobeRGB của UX305CA.


ux305_dellxps13new.PNG

Không gian màu của UX305CA so sánh với Dell XPS 13.


Phân tích sâu hơn với mắt đo X-Rite và phần mềm CalMAN 5 cho thấy UX305CA có mức độ DeltaE và độ lệch màu lần lượt là gần 8 và 6. Gamma đạt mức 2.08 (mức lý tưởng là 2.2) và độ màu Kelvin trung bình là 6490K (mức lý tưởng là 6500K). Khả năng sai màu của UX305CA là khá rõ ràng khi so với các mẫu laptop cao cấp hơn nhưng chỉ cần thông qua việc cân chỉnh bằng phần mềm và mắt đo thì kết quả sẽ tốt hơn với độ lệch màu giảm xuống còn 2.7 và DeltaE là 1.9. Nếu bạn đọc là dân đồ họa chuyên nghiệp hay nhiếp ảnh gia thì chiếc UX305CA không phù hợp lắm nhưng với tầm giá $700 thì UX305CA có hiệu năng khá tốt và thích hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn.

Chất lượng màu trước cân chỉnh.

colorcheckpost.png

Chất lượng màu sau cân chỉnh.


DeltaE trước cân chỉnh.

grayscalepost.png

DeltaE sau cân chỉnh.


Độ bão hòa màu trước cân chỉnh.

saturationpost.png

Độ bão hòa màu sau cân chỉnh.


Nhờ có độ sáng cao, độ tương phản tốt cùng tấm nền màn hình chống chóa, UX305CA có thể sử dụng tốt ở nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào màn hình vì có thể gây hỏng màn hình, UX305CA có thể dùng tốt ở ngoài trời nhiều mây không có vấn đề gì.

P1030173.jpg

Sử dụng tấm nền IPS, UX305CA có góc nhìn cực kỳ tốt và rõ ràng. Tuy nhiên ở một vài góc nhìn chiếc Ultrabook của ASUS vẫn có độ sáng thấp thấy rõ nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiển thị của máy.

viewing_angles_2.jpg

Hiệu năng

Như đã nhắc ở trên, UX305CA sử dụng chip xử lý Intel "Skylake" Core m3-6Y30, 8GB RAM và SSD dung lượng 256GB và có giá bán lẻ là $700. Theo thông tin cấu hình của ASUS thì UX305CA có dung lượng RAM và SSD trải dài từ 4-8GB và 128GB-512GB. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tìm thấy mẫu cấp thấp nhất của nó (4GB RAM và 128GB SSD). Mẫu cao cấp nhất mà chúng tôi tìm thấy trên website ASUS là UX305CA-OHM7-WH sử dụng chip Core m7-6Y75, 8GB RAM, 512GB SSD và màn hình QHD+. Chiếc máy này bán với giá khá khủng là $1100, và chúng tôi sẽ không đề cập tới nó ở đây.



Vi xử lý

Skylake Core m3-6Y30 là chip xử lý lõi kép tầm thấp với xung nhịp gốc 900MHz có thể tăng tốc lên 2GHz (2 nhân) hoặc 2.2GHz (1 nhân). m3-6Y30 có mức tiêu thụ năng lượng TDP chỉ 4.5W nên nó cực kỳ lý tưởng khi sử dụng làm vi xử lý cho các laptop không quạt làm mát. Về lý thuyết, Core m3-6Y30 có sức mạnh tương đương với Core i3 thế hệ trước (ví dụ Core i3-5010) vốn có mức TDP cao hơn là 15W. Với hệ thống tản nhiệt thụ động cụ thể là không quạt làm mát, hiệu năng thực tế của UX305CA khó đạt hiệu năng lý tưởng của chip xử lý Core m3-6Y30. Lấy ví dụ như ở bài test benchmark giải mã video codec X264, UX305CA có sự giảm số khung hình rõ ràng ở 4 lần thử nghiệm (pass 1, #1: 76.5 fps; pass 1, #4: 67.2 fps). Cũng với chip xử lý đó nhưng ở chiếc Surface Pro 4 của Microsoft lại có hiệu năng cao hơn. Ở bài test Cinebench 11.5, trong khi chiếc UX305CA có điểm 1.79 đa nhân và 0.81 đơn nhân thì Surface Pro 4 có số điểm cao hơn gần 25% trong cả 2 bài test (2.27/0.91 điểm).

Một điểm cần lưu ý nữa là khi so với vi xử lý Broadwell COre M-5Y10 (0.8-2GHz) ở chiếc UX305FA trước đây, hiệu năng của UX305CA cao hơn ở các bài test đa nhân trong khi đơn nhân thì nó lại thua người tiền nhiệm chút ít. Tuy vậy, các kết quả cũng không ổn định lắm: ví dụ như ở Cinebench 15, hiệu năng đa nhân của UX305CA cao hơn gần 30% trong khi ở bài test đơn nhân thì nó chỉ cao hơn người tiền nhiệm 3% hiệu năng.

So với Dell XPS 13 dùng chip non-Core M như i5-6200U (TDP 15W) thì hiệu năng của UX305CA thua khoảng 60-80% tùy theo các bài benchmark, tuy nhiên CPU của XPS 13 cần phải được làm mát chủ động bằng quạt thì mới có kết quả cao như thế.



Hiệu năng hệ thống

Dù sử dụng thiết kế fanless (không quạt), UX305CA không hề có hiện tượng bị delay với các tác vụ thường ngày. Mở máy rất nhanh, ngủ và bật máy cũng như mở chương trình gần như không có độ trễ. Điểm PCMark 7 đạt 4635 điểm cho thấy UX305CA có hiệu năng hệ thống khá tốt, thậm chí nó có điểm cao hơn cả Surface Pro 4 khoảng 8%. Đây là điều lạ thường khi mà Surface Pro 4 dùng SSD chuẩn NVMe có tốc độ nhanh hơn SSD của UX305CA nhiều. Điểm PCMark 8, UX305CA cũng cao hơn Surface Pro 4 cỡ 15%. Tuy nhiên khi so với Dell XPS 13-9350 thì UX305CA phải chịu thua do sự thua thiệt về CPU nhưng nó chỉ thua khoảng 10% mà thôi.



Thiết bị lưu trữ

Trong khi SSD chuẩn NVMe đang dần phổ biến, UX305CA vẫn sử dụng lại SSD M.2 chuẩn SATA III cũ kỹ. Hiệu năng của SSD Micron M600 256GB của UX305CA tương đối khá với tốc độ đọc ghi tuần tự là 490MB/s / 445MB/s khi test bằng phần mềm Crystal Disk Mark. Người tiền nhiệm UX305FA sử dụng SSD của SanDisk cũng cho tốc độ tương tự với UX305CA. SSD chuẩn NVMe về tốc độ đọc là rất vượt trội, tuy nhiên tốc độ ghi lại chậm hơn SSD SATA III. Chiếc SSD Samsung MZFLV128/ của Surface Pro 4 là một ví dụ, tốc độ đọc rất nhanh 660MB/s tuy nhiên ghi thì lại rất chậm 160MB/s.



Hiệu năng GPU

UX305CA sử dụng card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 515, về lý thuyết, hiệu năng của nó sẽ cao hơn HD Graphics 5300 của Core M-5Y10 nhờ số nhân xử lý cao hơn 24 và xung nhịp 300-850MHz. GPU này chưa bao giờ được thiết kế để chơi game đồ họa 3D cả, vì thế hiệu năng 3D của nó quá thấp là điều không lạ. Để so sánh với HD Graphics 5300, chúng tôi chạy thử becnhmark game Anno 2070 thì nhận thấy Intel HD 515 có số framerate cao hơn với 33fps trong khi 5300 chỉ là 20fps ở chế độ trung bình. Thử tiếp với 3DMark 11 và 3DMark 2013 thì GPU mới hơn có điểm số cao hơn từ 30-60% so với người tiền nhiệm. Cũng dùng GPU như UX305CA, Surface Pro 4 có điểm số cao hơn từ 15-25%.



Các yếu tố khác

Độ ồn

Nhờ thiết kế fanless, UX305CA hoàn toàn không gây ra bất kỳ tiếng động nào khi sử dụng.

Nhiệt độ

Dù không có quạt làm mát, UX305CA tỏ ra rất mát mẻ ở mọi điều kiện sử dụng. Nhiệt độ khi nghỉ chỉ cao hơn nhiệt độ phòng một ít thậm chí ngay cả khi đang tải nặng, chỉ duy nhất khu vực CPU nóng lên đến 43*C. Nhờ công nghệ IceCool của ASUS nên khu vực đặt tay lên bàn phím hầu như không nóng một chút nào khi nhiệt độ chưa vượt mức 26*C.



Stress Test

Trong bài test này chúng tôi sẽ kiểm tra hiệu năng của cả CPU và GPU khi tải nặng. Khi chạy trình Prime95 thì CPU đã sử dụng hết 100% tài nguyên và nhiệt độ của nó tăng dần từ mức nghỉ 34*C lên 68*C gần 70*C. Xung nhân CPU thường xuyên giảm từ mức cao nhất là 2GHz (2 nhân) xuống còn 1.8GHz và 1.7GHz trong cùng một mức thời gian tương đương nhau. Chạy lâu hơn một chút, CPU đã hạ xung nhịp xuống còn 1.4, 1.5GHz và cứ quanh quẩn ở 2 mức đấy, cho đến khi nhiệt độ CPU giảm xuống còn 55*C thì lúc này xung nhịp đã giảm xuống còn 1.1-1.2GHz. Sử dụng chương trình Furmark để tải GPU thì nó cũng đi một lộ trình y hệt như CPU, tức là xung nhịp từ cao nhất là 850MHz xuống 450MHz khi nhiệt độ GPU là 53*C. Sau khi nhiệt độ xuống 50*C, mức xung GPU đã giảm xuống còn 350MHz.

ASUS đã can thiệp quá sâu vào hiệu năng CPU và GPU khi tải nặng để đảm bảo UX305CA mát mẻ. Rõ ràng nhất là việc chúng tôi thử test trình Unigine Heaven 2.0, lần đầu được kết quả khung hình trung bình là 15.7fps, lần thứ hai test ngay sau khi lần đầu kết thúc, kết quả đã giảm xuống còn 11.8fps. ASUS đã hy sinh phần hiệu năng để đảm bảo an toàn cho linh kiện vì UX305CA có thiết kế fanless.

prime95.PNG

CPU tải nặng.


furmark.PNG

GPU tải nặng.


primeandfurmark.PNG

CPU và GPU kết hợp tải nặng.


Loa phát

Dù được gán mác công nghệ âm thanh "ICEpower | Bang & Olufsen" nhưng chất lượng âm thanh của UX305CA thật sự không hay chút nào. Âm trầm gần như không xuất hiện trên mẫu Ultrabook này, âm trung không rõ ràng cũng như âm bổng gần như quá nhỏ rất khó thưởng thức. ASUS có tích hợp thêm phần mềm âm thanh Audio Wizard để người dùng chọn loại thể loại nhạc để tối ưu âm thanh trải nghiệm nhưng thực tế khi sử dụng chúng tôi thấy không khác gì khi chưa dùng cả. Do đó, chúng tôi nghĩ bạn nên dùng tai nghe để trải nghiệm âm thanh trên UX305CA hơn là dùng loa phát của nó.

csm_audiowizard_6a6d368c7a.png

Thời lượng pin

Nếu như gót chân Asin của mẫu UX305FA trước đây là thời lượng pin khi chỉ trụ được 6h50' thì UX305CA lại tiếp tục kế thừa điểm yếu này của người đàn anh. Cụ thể nó không trụ nổi qua 6h30' dù độ phân giải của nó thấp hơn người đàn anh nhiều.

wlan.gif

Nguyên nhân cho thời lượng pin ngắn của UX305CA lại nằm ngay chính viên pin mà ASUS trang bị cho nó. UX305CA chỉ được trang bị viên pin dung lượng 45Wh trong khi các đối thủ như Dell XPS 13 và HP Spectre x360 đều dùng viên pin 56Wh.


Lời kết

Ưu điểm
Vỏ ngoài cứng cáp.
Chất lượng hoàn thiện tốt nhất trong tầm giá.
SSD tốc độ cao.
Hiệu năng tổng thể tốt.
Hoàn toàn yên lặng và nhiệt độ thấp.
Màn hình sáng sủa, chống chóa.
Cực mỏng và siêu nhẹ.


Khuyết điểm
Hiệu năng bị h.ãm lại khi tải nặng.
Thời lượng pin chỉ ở mức trung bình.
Bàn phím không có đèn LED.
Không có webcam.
Không có USB 3.1 Type-C.



Nguồn: NotebookCheck
 
×
Quay lại
Top