"Nợ như chúa Chổm" là từ đây...

tieu yen tu

TYT.FDC.KSV
Staff member
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/9/2011
Bài viết
3.809
"Nợ như Chúa Chổm" - đó là thành ngữ phổ biến để chỉ người lắm nợ.

Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy?


Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.

Ngày còn bé, "Chổm" là hàng cùng dân, chẳng có gia tài điền sản hay nghề ngổng gì, quanh năm chỉ có đánh dậm, mò cua, bắt ốc nuôi thân. "Chổm" tên thật là gì, quê quán ở đâu, bà con họ hàng thân thích có những ai? Chẳng ai để ý đến.

Truyền thuyết dân gian kể rằng: Có mấy lần sáng sớm, Chổm vào một quán nhỏ ăn lót dạ, tự nhiên những hôm đó chủ quán bán rất đắt hàng. Vì vậy, một đồn mười, mười đồn trăm. Các chủ quán ai gặp Chổm, cũng cố nài Chổm vào ăn quà lấy may. Ai được Chổm hôm nào chiếu cố vào ăn thì hôm ấy đều bán được đắt hàng. Nhưng Chổm làm gì có nhiều tiền để trả, người ta vui lòng mời Chổm ăn, bao giờ có tiền trả cũng được, mà không có cũng thôi, do đó trong khắp vùng không ai mắc nợ nhiều bằng Chổm.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi của vua Lê Cung Hoàng, dựng nên nhà Mạc.

Năm 1532, Nguyễn Kim khởi nghĩa phò Lê chống Mạc, đi tìm hậu duệ tôn của vua Lê. Nguyễn Kim tìm được Chổm, mặc dầu khố rách áo ôm, nhưng có khí tướng đế vương (người ta còn đồn đại rằng: Chổm đi đâu cũng có đám mây che trên đầu, trời đang nắng gắt cũng trở nên râm mát...), Chổm được phò lên ngôi vua mở đầu thời Lê Trung Hưng đóng đô ở Thanh Hoá (tức Tây đô) để chống với nhà Mạc ở Hà Nội (tức Đông đô).

no-nhu-chua-chom.jpg

Sau khi lên làm vua, không có điều kiện gần gũi quần chúng như trước, và cũng không nhớ nợ ai bao nhiêu mà trang trải nợ nần nữa, Chúa Chổm (thực ra là Vua Chổm) đành phải hạ lệnh đúc thật nhiều tiền, rồi Chổm đi đến đâu rải tiền ra đến đấy, cho công chúng ai nhanh tay, mạnh bước thì nhặt lấy. Vì thế nên mới có thành ngữ "Nợ như Chúa Chổm".


ST
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top