Những thảm bại trong lịch sử của hải quân Trung Quốc

Siêu trộm Kaitou Kid

Nhân nhượng với kẻ thù là có lỗi với bản thân
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/6/2013
Bài viết
10.692
Trong hàng ngàn năm lịch sử của mình, Trung Quốc là một dân tộc luôn ấp ủ tham vọng “Đại Hán” bành trướng, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Để thực hiện tham vọng đó, các triều đại Trung Quốc thường xuyên đem quân đi xâm chiếm, đô hộ các lãnh thổ xung quanh.

Mặc dù nằm trên bờ Thái Bình Dương, song Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh. Các cuộc xâm lăng của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên bộ, trong khi trên biển, hải quân Trung Quốc đã từng phải hứng chịu những thất bại vô cùng nặng nề.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngang ngược với các quốc gia láng giềng trong vấn đề tranh chấp biển đảo, chúng tôi xin điểm lại những trận chiến trên biển mà trong đó hải quân Trung Quốc đã phải chịu thảm bại trước đối phương, cả với tư cách là kẻ đi xâm lược lẫn bị kẻ khác xâm lược.


Kỳ 1: Cơn thịnh nộ của Thần Phong

Trong suốt thế kỷ XIII, vó ngựa xâm lược của quân đội Mông Cổ tung hoành khắp lục địa Âu-Á trong làn sóng bành trướng mãnh liệt. Ở Đông Á, người Mông Cổ đưa quân vào thôn tính Trung Quốc và lập nên triều Nguyên.

Quân Mông Cổ đã chinh phục một vùng đất rộng lớn trải dài từ phía bắc Trung Quốc tới Ba Tư, Trung Á, Nga và một phần Trung Đông. Ở phía đông, sau khi thôn tính Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), quân Nguyên bắt đầu dòm ngó Nhật Bản, quốc gia duy nhất ở phía đông chưa bị quân Nguyên cai trị.

1401173842-3.jpg

Vó ngựa Nguyên Mông hoành hành khắp lục địa Âu-Á

Trong các năm 1268 và 1271, vua triều Nguyên là Hốt Tất Liệt đã phái sứ giả đến Nhật để đòi người Nhật phải thần phục triều Nguyên, trở thành chư hầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên trong thời kỳ này Nhật là một quốc gia tương đối hùng mạnh, cộng với vị trí địa lý tách biệt giữa biển cho phép người Nhật sẵn sàng chống lại các yêu sách của triều Nguyên và không chịu thần phục.

Tức giận trước thái độ chống đối của Nhật Bản, đến năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng Hàn Đô đem hơn 40.000 quân cùng gần 900 chiến thuyền sang xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng hùng hậu của mình, quân Nguyên dễ dàng đánh bại được các đơn vị đồn trú của Nhật trên các đảo tiền tiêu là Tusima và Iki, gây ra những trận thảm sát dã man và hủy diệt nặng nề ở đây.

Sau khi đổ bộ lên vịnh Hakata, lực lượng kỵ binh quân Nguyên với ưu thế về chiến thuật và vũ khí của mình đã áp đảo quân phòng thủ Nhật Bản. Quân Nguyên sử dụng những quả đạn pháo nhồi thuốc nổ mà quân Nhật chưa từng thấy bao giờ, khiến họ kinh hoàng tột độ.

Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Nguyên, lính Nhật buộc phải rút lui về cố thủ trong một pháo đài gần Dazaifu. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, quân Nguyên rút về nghỉ ngơi trên chiến thuyền của mình, chờ đợi cuộc tấn công vào ngày mai.

Tuy nhiên, đêm hôm đó, một cơn bão lớn bất chợt ập vào vịnh Hakata và nhấn chìm 200 chiến thuyền của quân Nguyên. Kỵ binh nhà Nguyên vốn chỉ quen tác chiến trên bộ, không giỏi thủy tính bị sóng dữ vùi dập tơi tả.

1401173842-6.jpg

Đoàn chiến thuyền của quân Nguyên giong buồm đi xâm lược nước Nhật

Cơn bão bất ngờ này đã khiến hơn 13.000 binh sĩ của tướng Hàn Đô thiệt mạng dưới đáy biển, đánh tan cả một hạm đội hùng hậu của nhà Nguyên, buộc số chiến thuyền còn lại cùng số binh sĩ vẫn chưa hết khiếp đảm rút chạy về Cao Ly, kết thúc một cuộc xâm lược thất bại ê chề.

Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Nhật Bản trong một cuộc viễn chinh quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, họ cũng phải mất một thời gian mới khôi phục được hạm đội viễn chinh của mình vốn bị thiệt hại nặng sau cơn bão.

Về phía mình, sau trận chiến trên, Nhật Bản cũng tăng cường hơn nữa công cuộc phòng thủ tích cực. Biết rằng quân Nguyên sẽ không chịu từ bỏ dễ dàng, quân đội Nhật Bản đã huy động đông đảo các võ sĩ samurai tập hơn để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc mới.

Nhật Bản cũng cho xây dựng một bức tường thành bằng đá dài tới 20 km dọc theo bờ biển vịnh Hakata để đề phòng cuộc tấn công bằng kỵ binh từ phía biển của quân Nguyên.

1401173842-4.jpg

Di tích tường đá phòng thủ của quân Nhật

Năm 1281, sau một thời gian chuẩn bị, Hốt Tất Liệt đã sai các tướng A Tháp Hải, Hàn Đô, Hồng Trà Khâu cùng hơn 150.000 quân và 9000 chiến thuyền tiến theo đường biển xâm lược Nhật Bản lần thứ hai.

Thuyền chiến quân Nguyên chia làm hai đường, một từ bán đảo Triều Tiên qua, và một đường từ miền nam Trung Quốc tới, dự định hội quân ở bờ biển đảo Kiuxiu. Với lực lượng mạnh hơn cuộc xâm lược lần thứ nhất hơn 10 lần, quân Nguyên tin tưởng rằng lần này họ sẽ sáp nhập được Nhật Bản vào đế chế của mình.

Tuy nhiên do một số trục trặc dọc đường, hạm đội từ phía nam Trung Quốc đến chậm, tạo điều kiện cho quân Nhật tập trung lực lượng phục kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt hạm đội yếu hơn từ ngả Triều Tiên qua.

Quân Nguyên vẫn còn hạm đội từ phía nam Trung Quốc kéo tới với lực lượng rất hùng hậu. Ngày 16/8/1281, hàng ngàn chiến thuyền hùng hổ kéo vào vịnh Hakozaki và các đảo Taka Hirato với khí thế áp đảo, tưởng chừng như không có gì có thể ngăn cản họ đánh bại quân Nhật và thôn tính cả đất nước này.

1401173842-8.jpg

Hành trình đi xâm chiếm Nhật Bản của hải quân Mông Nguyên

Thế nhưng đúng lúc hạm đội quân Nguyên dàn đội hình chuẩn bị tấn công thì gió bỗng mạnh dần lên, bầu trời mây đen vần vũ, và một cơn bão lớn bất ngờ ập vào bờ biển Nhật Bản.

Những cơn gió lớn quật chiến thuyền của quân Nguyên vào đá ngầm, sóng biển chồm lên nhấn chìm chúng xuống đáy biển. Hàng chục ngàn binh lính chết đuối trong trận cuồng phong, và những người còn lại cố tìm cách vào được bờ lại trở thành mồi ngon cho các cung thủ và võ sĩ Nhật Bản đang phục kích ở đó.

Hơn 15 vạn quân Nguyên lên đường chinh phạt nước Nhật nhưng chỉ có khoảng trên dưới 3 vạn trở về. Người Nhật lại chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2.

Nhờ hai trận bão lớn đầy bất ngờ này, nước Nhật đã thoát khỏi vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên. Người Nhật đã thần thánh hóa điều này, cho rằng thần linh đã phù trợ họ bảo vệ đất nước, nên họ gọi cơn cuồng phong đã nhấn chìm quân xâm lược đó là “Thần Phong” (Kamikaze).

Sau hai lần bị thất bại cay đắng, nhà Nguyên trên thực tế vẫn chưa từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản. Năm 1283, Hốt Tất Liệt lại sai A Tháp Hải cùng các tướng lĩnh khác chuẩn bị một cuộc viễn chinh lần thứ ba sang Nhật để phục thù.

1401173842-1.jpg

Cơn bão bất ngờ nhấn chìm hạm đội của quân Nguyên

Tuy nhiên thất bại của lực lượng xâm lược nhà Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu đã khiến quân Nguyên không thể thực hiện được kế hoạch chinh phạt Nhật Bản. Sau hai lần bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi tả, Hốt Tất Liệt quyết định gác lại ý đồ xâm lược Nhật Bản để dồn sức tấn công Việt Nam lần thứ ba.

Sau 3 lần bị đánh tan ở Việt Nam, nhà Nguyên cũng từ bỏ tham vọng tiến xuống phía nam, và họ cũng không hề đả động gì đến kế hoạch tiến đánh Nhật Bản nữa. Nhờ vậy, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia hiếm hoi ở Đông Á không bị đế quốc Nguyên Mông chinh phục.

Như vậy, đây là những thảm bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược nước khác. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, đến cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dần dần suy yếu và trở thành mục tiêu để các nước khác trên thế giới xâm lược.

Trong thời kỳ này, mặc dù đã xây dựng được lực lượng hải quân tương đối hùng hậu, song Trung Quốc vẫn phải tiếp tục gánh chịu những thất bại nặng nề trên biển, điển hình là trận chiến Thập Phổ nổ ra giữa hải quân Pháp với hải quân nhà Thanh.

Trận hải chiến Thập Phổ đã diễn ra như thế nào, và vì sao hải quân Trung Quốc thất bại thảm hại

-----

Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp

Dù lực lượng đông hơn, nhưng sự hèn nhát đã khiến hải quân Trung Quốc phải trả giá trong trận chiến Thập Phổ.

Ở kỳ trước, chúng ta đã chứng kiến những thất bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược. Trong kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu tiếp với các bạn một trận hải chiến khác mà hải quân Trung Quốc cũng đã bị giáng những đòn rất nặng nề, đó chính là trận chiến Thập Phổ trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Pháp-Thanh.

Kỳ 2: Hải chiến Thập Phổ, Tung Quốc nếm mùi hải quân Pháp

Năm 1884, Pháp đưa quân ra Bắc Kỳ của Việt Nam nhằm dẹp phong trào Cờ Đen và kiểm soát toàn bộ miền bắc Việt Nam. Nhân cơ hội này, nhà Thanh đã điều quân vào Việt Nam với mục đích vừa ngăn chặn quân Pháp ở biên giới, vừa duy trì ảnh hưởng đối với Việt Nam.

Về phần mình, Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Một số trận đụng độ giữa quân Pháp và quân Thanh diễn ra, và sau khi nhiều lính Pháp thiệt mạng trong một cuộc phục kích của quân Thanh ở biên giới phía bắc, chiến tranh Pháp-Thanh nổ ra.

1401265893-8.jpg

Một số trận đụng độ đã diễn ra trên bộ giữa quân Pháp và quân Thanh

Cuộc chiến tranh không tuyên bố này nổ ra cả ở mặt trận trên bộ và trên biển. Trên biển, hải quân nhà Thanh lần đầu tiên đụng độ và “nếm mùi” của hải quân Pháp là trong trận Phúc Châu, khi 7 tàu chiến và hai tàu phóng lôi nhỏ của Pháp tiêu diệt hoàn toàn một hạm đội quân Thanh gồm 9 tàu chiến, trong đó có cả pháo hạm.

Sau trận chiến này, hải quân Pháp tiến ngược lên phía bắc, phong tỏa eo biển Formosa (Đài Loan ngày nay). Để phá vòng vây của quân Pháp, nhà Thanh điều hạm đội Nam Dương xuất phát từ Thượng Hải tiến đến Formosa.

Thời bấy giờ, hải quân nhà Thanh gồm có 4 hạm đội lớn là Hạm đội Bắc Dương, Hạm đội Nam Dương, Hạm đội Phúc Kiến và Hạm đội Quảng Đông. Lực lượng đặc nhiệm của hạm đội Nam Dương được cử đi phá vây gồm có 3 tàu tuần dương hạm Nanchen, Nanrui và Kaiji cùng tàu khu trục Yuyuan và thuyền buồm loại nhỏ Chengqing do Đô đốc Wu Ankang chỉ huy.

1401265893-2.jpg

Hải quân Pháp phong tỏa bờ biển của Trung Quốc
Đáng lẽ ra hạm đội Nam Dương đi thực hiện nhiệm vụ lần này sẽ được hai tàu tuần dương hạm hiện đại của Hạm đội Bắc Dương đi hộ tống, tuy nhiên vì những mâu thuẫn và đấu đá trong nội bộ, Hạm đội Bắc Dương đã điều 2 tàu tuần dương hạm này đến Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Wu Ankang.

Theo ông L. C. Arlington, một sĩ quan hải quân Mỹ làm “cố vấn nước ngoài” trên tàu khu trục Yuyuan, sau sự cố này sĩ khí của quân Thanh đang sa sút nghiêm trọng. Các thuyền trưởng quân Thanh không tin rằng mình có thể đánh lại được quân Pháp và cố viện mọi lý do để tránh giao tranh hết mức có thể.

Bởi lẽ đó, hạm đội Nam Dương di chuyển một cách chậm chạp và thận trọng, không bao giờ đi quá xa đất liền, và thường xuyên dừng lại để luyện bắn đại bác. Trước khi đến được eo biển Đài Loan, Đô đốc Wu đã tỏ ra tuyệt vọng với nhiệm vụ lần này.

1401265893-4.jpg

Một tàu chiến của hạm đội Nam Dương

Vị đô đốc này nghĩ ra một sáng kiến là tung tin đồn giả rằng hạm đội Nam Dương đang áp sát Formosa với hy vọng rằng thông tin trên sẽ buộc quân Pháp phải dồn tàu chiến về Formosa để phòng thủ và để hở các vị trí khác trong vòng phong tỏa. Trong thời gian đó, hạm đội Nam Dương quay lại và hướng thẳng về vịnh Sanmen, gần cảng Ninh Ba của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến tháng 1/1885, báo chí Hong Kong đồng loạt đưa tin về hành trình di chuyển đích thực của hạm đội Nam Dương. Lực lượng tình báo của Pháp tại Hong Kong đã nắm được thông tin này và ngay lập tức đánh điện cho Đô đốc Amedee Courbet đang phụ trách vòng vây của quân Pháp.

Sau một thời gian dài chờ đợi mà không hề chạm trán quân Thanh, hải quân Pháp “mừng như bắt được vàng” sau khi nhận được thông tin này. Đô đốc Courbet nhận định đây là thời cơ vàng để tiêu diệt phần lớn sinh lực hạm đội Nam Dương nên quyết định di chuyển lên phía bắc Keelung vào đầu tháng Hai để săn lùng hạm đội nhà Thanh.

Lực lượng hải quân Pháp được huy động tham gia chiến dịch tìm diệt này có tàu vỏ sắt Bayard và Triomphante cùng tuần dương hạm Nielly, Eclaireur và Duguay-Trouin, tàu pháo Aspic và tàu chở quân Saone.

1401265893-6.jpg

Chiến hạm Triomphante của hải quân Pháp

Sau một thời gian săn lùng, Courbet nhận được thông tin hạm đội Nam Dương đang tập trung tại vịnh Sanmen, nên ông này quyết định cho hạm đội của mình lợi dụng đêm tối mạo hiểm băng qua các luồng lạch gần đảo Chusan để tiếp cận với quân địch càng sớm càng tốt.

Đến ngày 13/2, tàu Eclaireur phát hiện dấu hiệu của hạm đội Trung Quốc ở ngoài khơi vịnh Thập Phổ và phát tín hiệu: “Phát hiện 5 tàu hơi nước ở phía nam.” Ngay lập tức hạm đội Pháp triển khai đội hình tác chiến và hướng đại bác về phía tàu Trung Quốc.

“Kẻ bao vây” cuối cùng cũng lần ra tung tích của “kẻ phá vây”, hứa hẹn một trận chiến vô cùng khốc liệt sẽ nổ ra trên biển

-----

Ở kỳ trước, chúng ta thấy rằng mặc dù là hạm đội đóng vai trò là lực lượng xung kích được cử đi phá vòng vây của hải quân Pháp tại eo biển Đài Loan (Formosa), song Hạm đội Nam Dương của hải quân Trung Quốc lại tỏ ra hèn nhát, run sợ và không dám đối đầu.

Sự hèn nhát đó của chỉ huy hạm đội đã tạo điều kiện cho quân Pháp mở chiến dịch truy lùng và tìm diệt, mặc dù lực lượng của quân Pháp kém hùng hậu hơn nhiều. Và cuối cùng, quân Pháp đã phát hiện ra dấu vết của Hạm đội Nam Dương tại vịnh Thập Phổ, và trận hải chiến bắt đầu.

Kỳ 3: Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát

Đang neo đậu tại vịnh Thập Phổ, phát hiện hạm đội Pháp đang tiến lại gần, hạm đội Nam Dương cũng nhanh chóng triển khai đội hình “chữ V”do kỳ hạm Kaiji của Đô đốc Wu dẫn đầu tiến về phía quân Pháp. Nhìn đội hình hoành tráng của quân Trung Quốc đang lừng lững tiến về phía mình, quân Pháp tin rằng đối phương đã sẵn sàng cho một phen sống mái nên chuẩn bị tinh thần để khai pháo và giao chiến.

1401271387-1.jpg

Đội hình tàu chiến Pháp truy lùng Hạm đội Nam Dương
Thế nhưng họ không ngờ được rằng lúc họ chưa kịp bắn một phát đạn nào thì hạm đội Trung Quốc bất ngờ tan vỡ và tản mát ra khắp nơi. Ba chiếc tuần dương hạm cắm đầu chạy thẳng về phía nam, trong khi tàu khu trục Yuyuan và thuyền buồm Chengqin rúc vào trong vịnh Thập Phổ.

Theo trung úy hải quân Mỹ L. C. Arlington làm cố vấn cho Hạm đội Nam Dương, Đô đốc Wu có mối hiềm khích với thuyền trưởng của hai con tàu trên nên đã ra lệnh cho họ chạy vào vịnh Thập Phổ để trở thành con tốt thí cho quân Pháp nhằm cứu những chiếc tàu khác.

1401271387-9.jpg

Trung úy hải quân Mỹ L. C. Arlington làm cố vấn cho Hạm đội Nam Dương

Vì không thể đuổi kịp 3 chiếc tuần dương hạm chạy quá nhanh, quân Pháp ngay lập tức quay trở lại vịnh Thập Phổ để chiến đấu với 2 chiếc tàu đang mắc kẹt bên trong. Đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15/2/1885, quân Pháp sử dụng 2 tàu phóng ngư lôi loại nhỏ để tấn công quân Thanh.

Quân Pháp đã lợi dụng đúng dịp giao thừa tết Nguyên đán năm đó để phát động tấn công với hy vọng lính gác của quân Thanh sẽ bê trễ nhiệm vụ trong dịp tết. Lợi dụng đêm tối, hai chiếc tàu phóng ngư lôi của quân Pháp lặng lẽ tiến đến gần mục tiêu là 2 tàu chiến Trung Quốc đang thả neo trong cảng.

1401271387-10.jpg

Quan lại và binh lính nhà Thanh hồi thế kỷ 19

Tuy nhiên khi chỉ còn cách khoảng 100 mét, họ bị quân Thanh ở trên tàu phát hiện và vãi đạn như mưa về phía hai chiếc tàu phóng ngư lôi. Loạt ngư lôi đầu tiên của quân Pháp bắn từ khoảng cách xa bị trượt mục tiêu, và hỏa lực của quân Thanh càng lúc càng dày đặc hơn.

Hai tàu phóng ngư lôi của Pháp đã liều mạng tiếp cận gần hơn dưới làn đạn súng trường và phóng loạt ngư lôi tiếp theo rồi rút ra ngoài an toàn. Hai quả ngư lôi này bắn trúng thân tàu Yuyuan khiến chiếc tàu khu trục của quân Thanh bị thủng một lỗ lớn và chìm dần.

Sau tiếng nổ của quả ngư lôi đầu tiên, các thủy thủ trên tàu Yuyuan cực kỳ hoảng loạn và thi nhau nhảy ra khỏi tàu để bơi vào bờ. Còn các pháo thủ Trung Quốc ở trên bờ cũng hốt hoảng không kém trước cuộc tấn công bất ngờ của quân Pháp và hò nhau bắn như mưa xuống biển.

Tuy nhiên, đại bác của quân Thanh vô cùng kém chính xác và không thể bắn trúng được hai chiếc tàu phóng lôi của Pháp đang rút ra trong đêm tối. Thay vì đó, đạn đại bác của quân Thanh lại rơi trúng vào thân tàu Chengqing đang thả neo gần đó, khiến chiếc tàu này chịu chung số phận với tàu khu trục Yuyuan.

1401271387-5.jpg

Tàu chiến của Hạm đội Nam Dương rúc vào cảng Thập Phổ để làm mồi cho quân Pháp
Trong cuộc tấn công bất ngờ này của quân Pháp, binh lính Trung Quốc chỉ hoàn toàn lo cho bản thân mình mà không hề quan tâm tới số phận của con tàu. Họ chỉ nháo nhác tìm cách thu thập tài sản ở trên tàu rồi nhảy xuống biển để bơi vào bờ.

Trung úy Arlington kể lại giây phút này: “Xung quanh chúng tôi lúc đó tràn ngập những thủy thủ, binh linh, gà, vịt, ngỗng và đủ loại rác rưởi. Quân Trung Quốc đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong trận này. Nếu như họ có ý chí chiến đấu để phản công ngay vào những giây phút cuối cùng, họ có thể đẩy lui được tàu phóng lôi của đối phương và tránh được thảm họa, thậm chí có thể đánh đắm chúng. Thế nhưng họ đã không làm gì cả, và tàu Pháp rút đi mà không gặp trở ngại nào.”

Đến sáng ngày hôm sau, lực lượng trinh sát của Pháp báo cáo rằng cả hai tàu chiến của Trung Quốc trong vịnh Thập Phổ đều đã bị đánh đắm. Tuy nhiên, quá hổ thẹn với việc tàu Chengqing bị chính pháo quân mình đánh đắm, nhà cầm quyền Trung Quốc loan tin rằng binh lính trên tàu đã tự đánh đắm để nó không rơi vào tay quân Pháp.

1401271387-8.jpg

Lính Trung Quốc hò nhau tháo chạy lên bờ sau khi tàu bị đánh trúng
Điều đáng nói là trong khi Hạm đội Nam Dương bị hải quân Pháp truy lùng và tấn công gắt gao như vậy, Hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh lại án binh bất động, dù họ có trong tay những tàu chiến hiện đại và có hỏa lực mạnh đủ để đương đầu với tàu chiến Pháp.

Đó chính là lý do khiến hải quân Pháp dù bị dàn mỏng lực lượng vẫn có thể phong tỏa thành công bờ biển phía nam và tây nam Trung Quốc, giáng cho quân Trung Quốc nhiều thất bại nặng nề.

Tuy cùng nằm trong biên chế của hải quân nhà Thanh, song Hạm đội Bắc Dương hùng hậu lại khoanh tay đứng nhìn Hạm đội Nam Dương bị quân Pháp tấn công tiêu diệt.
 
Cái dàn khoan của Trung Quốc nó cứ quần trên biển nhà mình, nhưng tàu mình cứ ra đó dòm ngó coi chừng tụi nó, tuy là mình không làm gì được tàu tụi nó nhưng điều đó chứng tỏ một điều đúng rằng: Đất đó là của mình chứ không phải của nó, nếu là đất của nó, thì tàu của mình đã bị nó bùm đạn thật chứ không phải đơn giản chỉ là nước vòi rồng....
 
×
Quay lại
Top