Những nguyên nhân khiến viêm đau khớp ngón tay bạn cần biết

keto2007

Thành viên
Tham gia
9/12/2016
Bài viết
0
Có rất nhiều bệnh lý xương khớp được thể hiện sớm qua triệu chứng đau các khớp ngón tay. Viêm khớp ngón tay giữa là hiện tượng sưng viêm và đau ở ngón tay giữa, chủ yếu do bị tổn thương trong quá trình làm việc với ngón tay giữa quá nhiều như đánh máy vi tính, lái xe. Đây là hai ngón tay phải hoạt động nhiều nhất trên bàn tay. Biểu hiện ban đầu chỉ là những cơn đau nhức thông thường, nếu xoa bóp, hạn chế vận động thì triệu chứng đau sẽ biến mất sau 1, 2 ngày.Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ quay lại khoảng 1 tuần sau đó với mức độ nặng hơn

2466-cac-khop-ngon-tay-dau-nhuc-to-cao-benh-gi-1.jpg

Đau các đốt ngón tay thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi
Ngón tay bị đau nhức, tê, ở bất kỳ khớp ngón tay nào thậm chí cả ngón cái là các triệu chứng đau khớp ngón tay thường gặp và nếu không được điều trị sẽ tiếp tục tăng nặng, tuy không không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, làm biến dạng bàn tay thậm chí mất khả năng cầm nắm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc rất nhiều.

Nguyên nhân gây đau nhức các khớp ngón tay có thể là:

Chấn thương ở bàn tay do té ngã khi chơi thể thao, tai nạn lao động...

Tai nạn này có thể làm gãy xương, trật khớp hoặc gây tổn thương đến cơ hay sụn khớp và xương dưới sụn từ đó gây đau nhức.

Các bệnh lý về cơ- xương khớp thường ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh, nên gây ra triệu chứng đau khớp ngón tay.

Ví dụ, hội chứng ống cổ tay gây chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay cũng làm ảnh hưởng đến các ngón tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, tê tay, khó khăn khi cầm nắm, cơn đau liên tục tiếp diễn ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Các căn bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng, khối u… cũng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ bắp ở cánh tay và bàn tay gây nhói đau các ngón tay, đau khi co duỗi các ngón, khó khăn khi viết, đánh máy, cầm nắm, run tay…


Đặc biệt, bệnh lý xương khớp phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau nhức các khớp ngón tay là thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Trong đó, nữ giới chiếm tới 2/3 tỉ lệ những người mắc bệnh này.



2467-cac-khop-ngon-tay-dau-nhuc-to-cao-benh-gi-2.jpg

Thoái hóa khớp ngón tay nếu không điều trị sớm có thể làm biến dạng bàn tay
>> Ai đã dùng An Cốt Nam để chữa bệnh viêm đau khớp ngón tay nói riêng và các bệnh viêm đau xương khớp?

Tuổi tác

Theo các chuyên gia, tuổi càng cao thì bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay lại càng gia tăng đến mức báo động. Điển hình của thoái hóa khớp là sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn tại bàn tay, ngón tay. Đặc biệt, ở nữ giới sự tổn thương của bộ đôi sụn khớp và xương dưới sụn diễn ra nhanh hơn so với nam giới vì sự rối loạn các hormone sinh dục nữ, cộng với việc thường xuyên sử dụng đôi tay để làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn,… khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn, cùng lúc ấy xương dưới sụn cũng bị tổn thương và bị biến đổi cấu trúc.


Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Béo phì, loãng xương, đái tháo đường… cũng là nhân tố cộng thêm làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn. Một khi sụn khớp không còn giữ được độ dày, sự chắc khỏe và trơn bóng để làm lớp đệm, chống sốc cho khớp mà trở nên mềm, nứt, bong tróc và sần xùi. Đồng thời phần xương dưới sụn cũng bị loang lổ, hình thành các gai xương khiến người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động. Nhiều trường hợp có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy. Một số khác có nổi những cục cứng như xương ở khớp ngón tay, gây biến dạng bàn tay, xơ cứng ngón tay khiến người bệnh dần dần mất khả năng hoạt động của bàn tay.

vi%C3%AAm-kh%E1%BB%9Bp-296x300.jpg



Giải pháp phòng ngừa và cải thiện

Do đó, các chuyên gia khuyên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ - xương khớp để có phương pháp chữa trị kịp thời và tối ưu nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động chăm sóc sức khỏe sụn khớp và xương dưới sụn ngay từ sớm để làm chậm thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp bàn tay và khớp ngón tay.
 
×
Quay lại
Top