Những lỗi nên tránh khi tìm việc

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Bạn băn khoăn không hiểu vì sao mình có bằng cấp, có kỹ năng... nhưng vẫn chưa chinh phục được nhà tuyển dụng mà bạn muốn.
Quá trình tìm việc

Rất có thể bạn đang phạm phải sai lầm dưới đây mà ngay cả một người thông minh cũng có thể mắc phải khi tìm việc:

Ỷ lại vào những thành tích đã đạt được
Nhà tuyển dụng mới sẽ không chấp nhận bạn nếu bạn chỉ dựa vào những thành quả đã đạt được trong quá khứ, bởi có thể thành tích đó chẳng liên quan đến yêu cầu tuyển dụng của họ.

Vì thế, bạn không nên chủ quan với những thành tích cũ, thay vào đó hãy tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng xem bạn đã có kỹ năng, khả năng gì và còn thiếu những gì, từ đó cải thiện để đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc mới.

Khoe mẽ
Dù bạn là người thông minh hay có nhiều tài lẻ, bạn không nên khoe khoang những điều này với nhà tuyển dụng nếu chúng không liên quan đến vị trí công việc mà họ đang cần.

Nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân viên thống kê, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người cẩn thận thế nào, có khả năng sắp xếp công việc ra sao, những thành tích bạn đã đạt được liên quan đến công việc này, khóa học nào bạn đã tham gia để bổ trợ cho công việc… thay vì "khoe" rằng bạn đã học nấu ăn với chuyên gia nước ngoài hay bạn chơi giỏi nhiều môn thể thao…

Tỏ ra vượt trội và thông minh hơn nhà tuyển dụng
Nhiều người cho rằng tìm kiếm một công việc giống như một “trận chiến” mà “đối thủ chính” là ứng viên và nhà tuyển dụng, vì vậy ứng viên phải tỏ ra nổi trội và có ưu thế hơn đối phương. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Việc tìm cách đối đầu với nhà tuyển dụng khiến bạn dễ bị “nốc ao” hơn trong quá trình ứng tuyển. Tâm lý của các nhà tuyển dụng là muốn tìm kiếm những ứng viên sẵn sàng hợp tác với họ để có thể đưa ra những phương án cũng như hiệu quả làm việc tối ưu nhất, chứ không phải tìm kiếm người đối đầu với họ.

Không đưa thông tin ứng tuyển lên web
Việc đăng tải CV cá nhân lên một website nào đó, đặc biệt là web tuyển dụng, sẽ giúp bạn có thêm cơ hội có việc làm. Thế nên đừng bỏ qua việc này, nó không khiến bạn mất nhiều thời gian vì các trang web tuyển dụng đều có form sẵn để bạn điền thông tin, thành tích, kinh nghiệm và nguyện vọng việc làm của bạn.

Đây cũng là một cách để bạn dễ dàng tiếp cận với nhiều nhà tuyển dụng. Khi thấy bạn đáp ứng được phần lớn nhu cầu cần tuyển của họ, họ sẽ liên hệ với bạn để phỏng vấn.

Không nhờ đến sự trợ giúp của các mối quan hệ
Đừng "đơn phương độc mã" trong quá trình tìm việc, vì như vậy bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hãy mở rộng các mối quan hệ của mình, với bạn bè, người thân, họ hàng hay đơn giản chỉ là người quen, nhờ họ giúp đỡ hoặc mách giúp bạn bất cứ thông tin nào liên quan đến việc làm bạn muốn.

Ngoài ra, hãy nhờ những mối quan hệ này tư vấn cho bạn cách viết CV, đơn xin việc, "mẹo" phỏng vấn... cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.

Chỉ quan tâm tìm kiếm công việc trong một lĩnh vực
Bạn cho rằng mình học chuyên ngành kinh tế nên chỉ chú trọng tìm việc trong lĩnh vực này. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế có không ít người đang làm việc trong lĩnh vực không thuộc chuyên ngành của họ, hay thậm chí là sở đoản của họ.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy mở rộng cơ hội, phạm vi tìm kiếm việc làm cho chính mình, đừng nên bó hẹp và tự thu nhỏ lại các cơ hội việc làm có thể đến với bạn.

Đặt ra mục tiêu quá cao
Bạn vẫn hằng mơ ước mình phải làm việc trong một tòa nhà sang trọng với một mức lương khiến người khác phải “ngước nhìn”. Nhưng đôi khi bạn lại không nhìn vào thực lực bản thân, và đây cũng là lý do vì sao bạn vẫn mãi thất nghiệp.

Đặt ra mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng là điều tốt, nhưng đặt ra một mục tiêu quá xa vời thực tế là điều không nên.

Trong khi tìm việc, cần nhớ xác định năng lực, kỹ năng của mình trước, sau đó tìm kiếm công việc, vị trí thích hợp, cách này sẽ giúp bạn tìm việc hiệu quả hơn.

Không thực hiện theo đúng hướng dẫn
Không đọc kỹ hướng dẫn, yêu cầu của nhà tuyển dụng trước khi nộp đơn có thể khiến bạn bị loại ngay từ đầu. Ví dụ nhà tuyển dụng thông báo chỉ nhận hồ sơ qua email nhưng bạn lại tới tận nơi để nộp, hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm 1 - 2 năm còn bạn chưa có kinh nghiệm nào…​
 
×
Quay lại
Top