Những lỗi cơ bản thường gặp khi đi phỏng vấn.

langtunova

Thành viên
Tham gia
10/5/2018
Bài viết
19
Lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn, là điều mà rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường gặp phải. Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng biết bạn hồi hộp vì thế họ không trông chờ vào sự hoàn hảo. Tuy nhiên, có những lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn, bạn nhất định không được mắc phải trong quá trình phỏng vấn xin việc.

Hãy cùng điểm qua những lỗi cơ bản thường gặp khi đi phỏng vấn, nhưng nghiêm trọng này nhé.

18699940_1993753117525519_5518533942503243309_n.png

Lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn.

1. Không tìm hiểu kỹ công ty, công việc ứng tuyển.
– Rất nhiều người mắc phải sai lầm là đi rải hồ sơ, nhưng tới lúc phỏng vấn lại không tìm hiểu kỹ các thông tin về công việc và công ty mình xin ứng tuyển. Lỗi này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người hời hợt, thiếu trách nhiệm.

– Tìm hiểu về định hướng, mục tiêu và các hoạt động của công ty. Và các kỹ năng trong công việc. Đây sẽ là điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Trang phục không phù hợp.
– Vẻ bên ngoài của bạn trong lần đầu tiên gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể tạo ra một ấn tượng nào đó trong con mắt nhà tuyển dụng về bạn. Vì vậy, việc mặc trang phục lịch sự, chuyên nghiệp phù hợp với thời tiết, khí hậu là một việc cũng quan trọng không kém. Nếu trang phục công ty đòi hỏi sự chỉnh chu, chuyên nghiệp thì bạn nên tôn trọng quy định đó.

3. Không chứng tỏ được bản thân.
– Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó bạn có thể miêu tả kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng.

– Buổi phỏng vấn là thời điểm để bạn “quảng cáo” cho chính bản thân và thể hiện cho công ty thấy rằng bạn là một nhân viên không thể thiếu. Nếu bạn đến buổi phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị, bạn đang tự mình đánh mất cơ hội của chính mình. Và khi đó không có lí do nào có thể chấp nhận được.

4. Quá khoa trương.
– Nếu cuộc phỏng vấn đi theo một chủ đề mà bạn không hề hiểu gì về nó. Hãy thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời và sau đó giải thích cách mà bạn sẽ tìm kiếm hướng giải quyết. Trình bày các kỹ năng giải quyết vấn đề thực sự tốt hơn là luôn miệng ba hoa về những điều mà bạn không hiểu.

5. Nói xấu về công ty cũ.
– Dù lí do bạn xin nghỉ ở công ty cũ vì chế độ đãi ngộ, sếp khó tính,…hay bất cứ lí do gì. Thì bạn cũng không nên đưa những thông tin vô bổ đó vào một cuộc phỏng vấn xin việc này. Hãy cân nhắc từng lời nói khi đề cập đến điều này. Nếu bị sa thải, hãy giải thích rằng bạn mong muốn có một công việc thích hợp hơn tại một môi trường mới.

6.Thô lỗ, thiếu lịch sự và nói dối.
– Buổi phỏng vấn đã quá căng thẳng, nếu bạn còn có những thái độ không tốt, tiêu cực. Điều này sẽ phá hủy hình ảnh của bạn và cơ hội có được công việc.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top