Những loài động vật không chỉ là nỗi khiếp sợ của con người

hell_angel1795

...
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2014
Bài viết
3.370
Chúng là những động vật với sức sống mãnh liệt và thú vui xâm lược, tới mức trở thành sự khiếp sợ của rất nhiều các loài vật khác.
Thế giới động vật luôn diễn ra những trận chiến khốc liệt tranh giành địa điểm sống cũng như nguồn thức ăn. Trong những cuộc tranh đấu ấy, chiến thắng chỉ thuộc về loài động vật mạnh nhất, đáng sợ và sống “dai” nhất.

Hãy cùng khám phá danh sách những loài động vật như vậy ngay dưới đây. Chúng là những đoàn quân xâm lăng khiến mọi sinh vật trên Trái đất phải khiếp đảm vì sức mạnh đáng sợ của mình.

1. Cóc mía

Đây có lẽ là loài xâm lăng khét tiếng nhất đến từ Nam Mỹ. Thời xưa, cóc mía được nhập khẩu tới một số nơi như Florida, Philippines và các hòn đảo của Nhật Bản.

Khi đó, người ta hi vọng chúng sẽ quét sạch được sâu bệnh nông nghiệp ở địa phương. Ngay tại Việt Nam, cóc mía cũng được nuôi để diệt sâu hại cho cây mía đường.

ava-700df.jpg

Và cóc mía đã làm “quá” tốt nhiệm vụ của chúng. Không chỉ diệt trừ sâu bọ, cóc mía còn diệt trừ sự sống của những loài vật bản địa khác. Chúng sinh sản còn nhanh hơn thỏ, đẻ hàng ngàn trứng mỗi năm.

Tại Úc, năm 1935, 102 con cóc mía đã được nhập về để chống bọ. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên tới 1,5 tỷ con, sống trên 386.100 km2 và chưa có dấu hiệu dừng sinh sôi.

20150302kpdvat01-05a8c.jpg

Kích thước cóc mía rất lớn, có con dài tới 20cm và nặng gần 1kg.
Cóc mía rất phàm ăn. Theo các chuyên gia, chúng ăn gần như tất cả các loài động vật có thể ăn trên cạn: từ côn trùng, sâu bướm cho tới kiến, ốc sên và thậm chí cả trăn, rắn nhỏ.

Đặc biệt, độc tố trong da cóc mía có thể giết chết nhiều kẻ thù của chúng. Chính khả năng này giúp cóc mía sinh tồn rất tốt dù ở bất cứ môi trường nào. Thậm chí, trong một thử nghiệm, cóc mía có thể sống sót sau khi bị một con chó hung dữ cắn.

2. Muỗi hổ châu Á

Muỗi hổ với các vằn đen trắng trên cơ thể đứng số 4 trên top 100 động vật xâm lược đáng sợ nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ châu Á và thông qua các kiện hàng đã lan sang châu Âu, Phi, Trung Đông và toàn thế giới.

2.1-4f679.jpg

Muỗi hổ có khả năng thích nghi cao, trứng muỗi có thể phát triển tại mọi môi trường nước, từ nước tù đọng cho tới nước sạch. Vết đốt của muỗi hổ rất “ngọt”, máu được rút ra trước cả khi chúng ta kịp cảm nhận và phát hiện chúng.

Nhờ khả năng này, chúng sinh sôi và phát triển rất nhanh với số lượng vô cùng lớn. Theo ước tính của các chuyên gia, muỗi hổ đã xâm lăng tổng cộng 28 quốc gia khác nhau, trong đó có những nạn nhân bị chúng đốt 30 - 48 lần chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.

2.2-4f679.jpg

Điều nguy hiểm là muỗi hổ mang theo nhiều virus chết người như sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, Ebola...

Hiện nay, để tiêu diệt “đế chế” muỗi hổ, các nhà khoa học Nam Phi đang thử nghiệm với một phiên bản biến đổi gen của muỗi đực có khả năng lây nhiễm gen nhân tạo vào trứng muỗi và giết chết bọ gậy ngay sau khi nở.

3. Trăn Miến Điện

Trăn Miến Điện, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được đưa đến Hoa Kỳ trong thập niên 1990 nhằm mục đích nuôi làm thú cảnh. Mọi chuyện sẽ không có gì phức tạp nếu như tới thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiều người bắt đầu nhân giống loài trăn này.

20150302kpdvat03-dc4fe.jpg

Theo ước tính của giới khoa học, trăn Miến Điện có thể phát triển với mức trung bình là 3,5m, nếu nuôi nhốt thì có thể lên đến 6m. Chúng phát triển và sinh trưởng nhanh và trở thành nỗi kinh hoàng cho cả người lẫn các loài động vật khác.

20150302kpdvat03b-dc4fe.jpg

Cụ thể, trăn Miến Điện khỏe tới mức có thể kết liễu cả báo Florida. Thậm chí, các nhà sinh vật học từng bắt gặp một con trăn Miến Điện đang cố gắng nuốt cả cá sấu vì quá đói.

20150302kpdvat03a-dc4fe.jpg


Mặc dù không thành công khi con trăn sau đó đã phát nổ, tuy nhiên đó cũng là bằng chứng chứng minh cho sự hung hãn và đáng sợ của ông vua xâm lược này.

4. Bọ xít nâu

Có nguồn gốc Đông Á, bọ xít nâu lần đầu tiên được phát hiện ở Allentown, Pennsylvania vào năm 1998. Theo các tài liệu sinh vật học, bọ xít nâu có thể đã ghé thăm nước Mỹ thông qua việc trốn trong các thùng vận chuyển hoa quả đến nước này.

20150302kpdvat04-2393e.jpg

Từ đó tới nay, bọ xít nâu đã xâm lược 34 tiểu bang ở vùng Đông Bắc Mỹ, khu vực giữa Đại Tây Dương và Tây Bắc Thái Bình Dương. Nước tiểu của chúng có mùi rất khó chịu, thậm chí còn chứa các axit gây bỏng da và mù mắt nếu tiếp xúc trực tiếp.

20150302kpdvat05-2393e.jpg


Sở dĩ gọi bọ xít nâu là kẻ xâm lăng đáng sợ là bởi chúng ăn tất cả những gì có xung quanh mình. Nhờ khả năng này, bọ xít nâu sống rất lâu và phá hoại rất khỏe. Chỉ riêng năm 2010, 18% các cây táo ở vùng ven Đại Tây Dương đã trở thành “nạn nhân” xấu số của loài bọ xít này.

5. Bọ cánh cứng Nhật Bản

Bọ cánh cứng Nhật Bản là một trong những loài xâm lược Hoa Kỳ khá sớm. Chúng tới đây trong những lô hàng chở bóng đèn từ trước năm 1912. Tới năm 1916, loài bọ này đã được phát hiện ra trong một vườn ươm cây ở New Jersey.

20150302kpdvat06a-dabc4.jpg

Kể từ đó, bọ cánh cứng Nhật Bản sinh sản rất nhanh bởi khả năng ăn uống đến kinh ngạc. Theo thống kê, có hơn 200 loài thực vật khác nhau nằm trong khẩu phần của loài bọ này, bao gồm cả cây bạch dương, bụi hồng, nho, và cây hoa bia.

20150302kpdvat06b-dabc4.jpg

Đặc biệt, bọ cánh cứng Nhật Bản ăn tham tới mức chỉ để lại các gân lá nên khi chúng phát triển với số lượng lớn, điều đó đồng nghĩa với thảm thực vật bị hủy hoại nghiêm trọng và rất khó phục hồi.

Nguồn: Mental Floss, Wikipedia.
Theo Thanh Long / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
mấy con bọ rồi muỗi, cóc mía sinh sôi nảy nở nhanh. Thấy ớn quá ="=
 
ghét nhất con cóc, dị ứng nặng với cái gia phả: cóc- nhái- ếch- chằng hiu lắm luôn :v
 
Còn...con rắn nữa chi, sao hổng liệt kê. Chỉ cần nghe tới tên con đó thôi là leo lên bàn, ôm gối mà khóc
 
@Fuji Kiyo cái này là những loài có tốc độ sinh sôi và mức độ phá hoại mùa màng và nguy hiểm cho con người, cái tiêu đề topic ghi rõ rùi mà :v
 
Tớ lại hỉu thành khiếp sợ tinh thần.
 
@Fuji Kiyo nói về nỗi sợ tinh thần thì mình sợ con ... ốc. Bất ngờ chưa ! một nỗi sợ kì lạ. Ngay cả vỏ ốc cũng sợ luôn. Lúc nhỏ ba mẹ không muốn mình đi lung tung chỉ cần đặt một cái vỏ ốc trước cửa phòng là mình chỉ có thể ở trong phòng không dám ra ngoài.
 
@Aluminium ốc mình cũng sợ nhưng vì một vài lí do đặc biệt. Mình ghét hơn là sợ, anh mình nói nó dt mà thương ko dễ :v. Mà cũng ngộ, bạn sợ ốc đến vậy à. Tếu a~
 
×
Quay lại
Top