Những loại bệnh cần tránh ăn cá

edogawa_ran

Bye... Bye...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/5/2013
Bài viết
582
(NTD) – Cá là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn tuy nhiên không phải ai ăn cá cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe mà nhiều khi nó còn phản tác dụng trở nên có hại.
Những người mắc bệnh gút, rối loạn về chảy máu hay chức năng gan, thận tổn hại nên hạn chế ăn cá nếu không muốn sức khỏe gặp vấn đề. Còn đối với những người bình thường, việc ăn cá mỗi tuần từ 1 – 2 lần sẽ rất có ích cho sức khỏe.

Người bị bệnh gút (Gout)
nhung-nguoi-tranh-an-nhieu-ca-copy-2228.jpg

Không phải lúc nào ăn nhiều cá cũng có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Cá và các loại hải sản khác có chứa nhiều purin. Trong khi đó, bệnh gút là do sự chuyển hoá purin trong cơ thể rối loạn gây ra. Vì vậy, người mắc gút nên tránh ăn các loại các khi bệnh đang thời kỳ phát tác. Khi bệnh giảm, nên ăn thịt cá theo định lượng, không được hấp thụ quá nhiều một lần.

Người bị bệnh gút có thể ăn các loại hải sản ít purin như cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá trắng, tôm hùm. Hạn chế ăn cá chép, cá tuyết, cá bơn, cá vược, cá chình, lươn. Tuyệt đối không được ăn cá mòi, cá cơm và trứng cá là những loại cá có hàm lượng purin rất cao.

Người đang sử dụng thuốc ho
Người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với biểu hiện nổi ŭẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…

Trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histaminť. Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.

Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm…cũng chứa chất ức chế monoamine. Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

Người bị rối loạn về chảy máu
Mỡ cá có chứa axit eicosapentaenoic (EPA), có tác dụng ngăn ngừa cholesterol bám dính vào thành mạch máu, rất tốt đối với người bệnh xơ vữa động mạch. Tuy nhiên với bệnh nhân rối loạn về chảy máu thì nên tránh ăn nhiều cá, bởi nó dễ dấn đến việc chảy máu trầm trọng thêm, không có lợi cho việc phục hồi bệnh.

Người bị bệnh nhân xơ gan
nhung-nguoi-tranh-an-nhieu-ca-1-copy-2229.jpg

Người bị bệnh xơ gan khi ăn nhiều cá sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ảnh minh họa.
Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, cá mòi….sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Người đang bị đói bụng
Rất nhiều người vì mục đích giảm béo, chỉ ăn thức ăn không ăn cơm. Ăn cá khi bụng đói là một việc thường gặp ở nhiều người, nhưng điều này có thể dẫn đến phát tác bệnh Gout. Nguyên nhân là do chất purine tăng làm cho acid uric tăng lên, từ đó gây ra tổn thương mô. Tổn thương mô là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh Gout.

Người có cơ địa dị ứng

Những người đã từng bị dị ứng da do ăn hải sản nên thận trọng khi ăn cá, để tránh gây dị ứng lần nữa.


Huyền Cao
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top