Những kiểu đau bụng đáng lưu ý của phụ nữ

Bison

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/2/2009
Bài viết
44
Không như đàn ông, phụ nữ thường xuyên bị đau vùng bụng dưới. Có chị còn tỏ ra rất đau đớn, ôm bụng quằn quại mỗi khi đau nữa. Thế nhưng trong suy nghĩ của mấy chị ấy, đau chỉ là dấu hiệu vô hại bởi rối loạn tiêu hóa, bởi “đến ngày”, chỉ cần mua thuốc uống là xong. Chứ ít người biết rằng, đau bụng dưới còn là ấm hiệu khẩn cấp của một số căn bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến chết người, không phải uống thuốc giảm đau là khỏi đâu.

329020-1285906300-bung4.jpg


Những cơn đau cấp vùng bụng dưới
Những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ gặp những cơn đau không kèm theo sốt thì nên nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh
Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn.

Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không. Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường.

Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.

Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng
Đây là triệu chứng Mittelschmerz (tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh), có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:

U nang buồng trứng xoắn gây đau vùng bụng dưới cấp tính
Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.

Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.
Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.

Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.
Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.

Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh
Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ.

Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…

Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.
Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…; Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...; Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...; Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.

BS Đào Xuân Dũng

Benh.vn
 
“Thông điệp” của cơn đau bụng

Chẳng ai là không một lần bị đau bụng, nhưng không phải ai cũng biết, mỗi cơn đau bụng ẩn chứa một thông điệp về bệnh tật khác nhau. Nếu để ý, bạn có thể cung cấp cho bác sĩ tiếng nói chính xác của cơ thể mình để sớm kiếm tìm liệu pháp điều trị thích hợp.

Cường độ đau

Đột nhiên bạn bị đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, kêu rên đến mức phải đi cấp cứu. Điều đó có nghĩa là có thể bạn bị cơn đau thận, viêm phúc mạc (màng bụng) do loét thủng, viêm tụy. Nếu bạn đau ít hơn nhưng cũng khiến bạn mất ngủ, hay hạn chế vận động, bắt buộc bạn phải tìm tư thế thích hợp để đỡ đau, hoặc tìm món đồ ăn uống gì đó miễn là để cơn đau dịu xuống, nghĩa là bạn có cơn đau thận mức độ vừa phải; hoặc có thể bị viêm ruột thừa; hoặc có thể bị tắc ống tiêu hóa.

Cơn đau bụng ẩn chứa một thông điệp về bệnh tật khác nhau
Nếu cơn đau xuất hiện khi bạn đang làm việc, đau âm ỉ với cảm giác nặng bụng, đau rát như bị bỏng, có thể bạn bị loét, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - tá tràng, hoặc mắc các bệnh rối loạn chức năng đại tràng.

Kiểu đau

Nếu bạn đau rát như bị bỏng thì vấn đề của bạn có liên quan đến tổn thương dạ dày - thực quản, thường là viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, ít khi là loét. Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, lan ra xa, các giai đoạn đau dữ dội và đau ít xen kẽ lẫn nhau, đó là tính chất đau của ống tiêu hóa (đại tràng, tiểu tràng) hay của đường dẫn mật bị căng giãn.

Nếu là đau co cứng cơ, thường khó nhận biết hơn, đau như thắt ở sâu và khu trú tại một chỗ thì có thể là đau do loét dạ dày, tá tràng. Nếu là đau tăng lên khi sờ nắn vào, thường gặp trong các bệnh tại mật, gan, đại tràng, viêm ruột thừa, viêm màng bụng, tắc tiểu tràng. Ngược lại, ở các bệnh dạ dày, tụy, nếu sờ nắn không làm thay đổi cường độ đau.

Tuy vậy, cũng có một số kiểu đau không thể xếp loại. Muốn biết đau đó liên quan đến bệnh nào hoặc tạng nào thì phải căn cứ vào tính chất khác của đau như cường độ, vị trí, hướng lan tỏa... và các triệu chứng kèm theo.

Vị trí đau

Đau ở thượng vị (phần trên - giữa của bụng) chính là đau của dạ dày, tá tràng. Cơn đau thường khu trú, không lan ra xa. Đau ở hạ sườn (phần trên - phía bên của bụng) thường là do vấn đề về gan, mật. Đau bởi nguyên nhân này thường khiến người bệnh bị hạn chế hô hấp và buồn nôn.

Nếu bạn đau ở hố chậu, trước hết phải nghĩ ngay đến viêm ruột thừa, nhất là có sốt (thường sốt nhẹ). Ngoài ra, khi đau ở vị trí này, có thể cơn đau xuất phát từ manh tràng nếu có kèm theo các rối loạn chức năng đại tràng như ỉa chảy, táo bón.

Đau ở hố chậu trái thường hay gặp ở các bệnh đại tràng xích ma (là đoạn kế tiếp với trực tràng), hoặc do bệnh ở phần phụ (buồng trứng, ống dẫn trứng). Cũng có trường hợp cơn đau thận lan tới các mạn sườn và hố chậu.

Đau ở hạ sườn trái (chỗ gấp khúc của khung đại tràng) là vị trí đau liên quan đến nhiều tạng trong bụng, trong đó hay gặp nhất là trường hợp đau do tỳ hoặc đuôi của tụy. Đau ở vị trí gần đường dọc giữa bụng, vùng quanh rốn do nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, trước tiên phải nghĩ đến bệnh ở tiểu tràng hoặc báng bụng (tràn dịch vào ổ bụng).

Đau ở hạ vị (phần dưới - giữa bụng) liên quan đến tử cung và đại tràng xích ma. Nếu vùng đau rộng khắp bụng bao gồm cả đại tràng, tiểu tràng, màng bụng…cần phải nghĩ đến tổn thương ở các tạng này.

Cũng có một số trường hợp đau không điển hình: Đau ở vùng bụng có thể liên quan đến nhiều tạng không thuộc hệ tiêu hóa, chẳng hạn cơn đau thận (đau ở vùng bụng - lưng) do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, trường hợp này thường kèm theo dấu hiệu tắc tiểu tràng. Đau vùng thượng vị có thể gặp ở trường hợp nhồi máu cơ tim. Bệnh phổi cũng có khi gây đau lan xuống bụng, nhất là ở trẻ nhỏ.

Thời điểm đau

Cơn đau có liên quan đến bữa ăn, giấc ngủ... thường là “tiếng gọi” đến từ “sự cố” ở ống tiêu hóa. Nếu bạn đau rát trong khi ăn hay vừa ăn xong, tức là lúc này các bệnh viêm dạ dày hay thực quản đã xuất hiện. Tiếp theo khoảng thời gian không đau, sau khi ăn, các cơn đau do loét dạ dày, tá tràng hoặc viêm tụy sẽ tái phát.

Đau bụng xuất hiện muộn sau ăn (3-4 giờ) rồi tự nhiên khỏi thường gặp ở trường hợp hẹp tiểu tràng. Đau do các bệnh rối loạn chức năng đại tràng thường không xuất hiện vào đêm, ngược lại tư thế nằm ngủ trong đêm làm tăng đau rát trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Về đêm, dạ dày tăng tiết dịch toan làm xuất hiện cơn đau loét tá tràng. Đau bụng khi mới thức dậy biểu lộ các rối loạn chức năng đại tràng lành tính

Theo TTO​
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đau bụng không dễ chẩn đoán

Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp, không có đêm trực nào mà các cơ sở y tế lại không tiếp nhận bệnh nhân đau bụng đến khám.

329024-1267077058-dau-bung-25-2.jpg


Đau bụng là cảm giác đau mà người bệnh cảm nhận được ở vùng bụng. Bụng có giới hạn phía trên là cơ hoành (cơ ngăn cách ngực và bụng), phía dưới là xương chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng. Ổ bụng được bao phủ bởi một tấm màng gọi là phúc mạc, là ranh giới giữa ổ bụng với vùng lân cận. Mặc dù đau bụng có thể do các tổn thương ở thành bụng (da, cơ thành bụng), nhưng từ đau bụng thường được dùng để mô tả cơn đau có nguồn gốc từ những sang thương của các cơ quan nằm trong ổ bụng, bao gồm: dạ dày, ruột non, ruột già, gan, túi mật và tụy.

Đôi khi đau được cảm nhận ở bụng nhưng lại do tổn thương của các cơ quan nằm lân cận chứ không phải nằm trong ổ bụng. Ví dụ bệnh lý của đáy phổi, tim, thận, tử cung và buồng trứng cũng có thể gây ra đau ở bụng.
Mặt khác, đau có thể xuất phát từ các cơ quan trong ổ bụng nhưng lại được người bệnh cảm nhận đau bên ngoài ổ bụng. Ví dụ đau do viêm tụy có thể cảm nhận ở lưng. Đây còn gọi là đau quy chiếu, dùng để chỉ đau không có nguồn gốc từ nơi được cảm nhận đau.

Nếu nguyên nhân gây ra đau bụng không được chẩn đoán và điều trị đúng có thể diễn tiến đến viêm phúc mạc. Biểu hiện của viêm phúc mạc là tứ chứng: đau, nôn, bí (không trung tiện), trướng. Đây là một trường hợp khẩn cấp phải mổ gấp.

Nguyên nhân gây đau bụng

Có thể xếp nguyên nhân gây ra đau bụng thành ba nhóm:
- Đau bụng do viêm, ví dụ viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm đại tràng...
- Đau bụng do căng hoặc giãn của một cơ quan, ví dụ như tắc ruột do u hay do xoắn ruột, tắc đường mật do sỏi, gan sưng do viêm.
- Đau bụng do thiếu máu nuôi, ví dụ như viêm đại tràng thiếu máu, nhồi máu mạc treo ruột...
Phức tạp hơn là đau bụng không do nguyên nhân nào trong ba nhóm nguyên nhân trên, ví dụ như hội chứng ruột kích thích.

Đau bụng được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau bụng, người ta dựa vào đặc điểm cơn đau, thăm khám, xét nghiệm và đôi khi cần phải phẫu thuật thăm dò trong những trường hợp khó.
Đặc điểm của cơn đau là rất quan trọng để xác định nguyên nhân gây đau bụng. Người bệnh cần nắm rõ bảy tính chất sau của cơn đau:
- Cách khởi phát: cơn đau xảy ra từ từ hay đột ngột.
- Vị trí đau, ví dụ đau ở vùng bụng dưới bên phải gợi ý viêm ruột thừa, nhưng đau bên trái lại gợi ý viêm túi thừa; đau do bệnh gan mật thường nằm vùng bờ sườn bên phải.
- Kiểu đau: đau quặn từng cơn, đau nhói như bị dao đâm...
- Cường độ cơn đau: đau dữ dội hay đau âm ỉ.
- Thời gian đau, đau xảy ra được bao lâu, thời gian kéo dài của cơn đau (phút, giờ, ngày...).
- Yếu tố làm tăng hay giảm cơn đau, ví dụ đau do viêm như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm tụy... sẽ nặng lên khi ho, hắt hơi hoặc cử động. Bệnh nhân thường có khuynh hướng nằm yên; hay cơn đau giảm sau khi nôn, sau khi uống thuốc, sau khi ăn, hay đau do giun chui ống mật phải chổng mông lên trời.
- Hướng lan: đau trong nhồi máu cơ tim có thể lan từ vùng ngực trái xuống vùng thượng vị...
- Triệu chứng kết hợp: sốt, tiêu chảy, nôn, tiêu ra máu...
Cường độ cơn đau không phải lúc nào cũng tương ứng với mức độ nguy hiểm của nguyên nhân gây đau bụng.

Đau bụng dữ dội có khi chỉ là do bệnh nhẹ như viêm dạ dày, ruột do siêu vi. Đau nhẹ hoặc không đau đôi khi do bệnh nguy hiểm gây ra như ung thư ruột già, viêm ruột thừa giai đoạn sớm.

Nên đi khám bệnh khi nào?

Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà, chỉ đi khám bệnh khi các triệu chứng vẫn còn tồn tại. Nên đi khám bệnh ngay nếu:
Không đi tiêu, đặc biệt khi kèm theo ói.
Nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu (phân có màu đỏ, nâu sẫm hoặc đen như bã cà phê), mùi thối dữ dội.
Đau bụng kèm với đau ở ngực, cổ hoặc vai.
Đau bụng đột ngột như dao đâm.
Bụng cứng như gỗ hoặc sờ đau.
Tại sao khó chẩn đoán nguyên nhân đau bụng?
Có nhiều lý do dẫn đến khó chẩn đoán nguyên nhân đau bụng, đó là:
- Các triệu chứng không điển hình:
Ví dụ, đau của viêm ruột thừa thỉnh thoảng nằm ở bờ sườn phải chứ không nằm ở hố chậu phải. Người già và những bệnh nhân dùng corticoid có thể ít đau hoặc không đau khi bị viêm, ví dụ viêm túi mật hoặc viêm túi thừa. Đó là do corticoid làm giảm hiện tượng viêm.
- Các xét nghiệm không phải luôn chính xác:
Siêu âm có thể bỏ sót sỏi, đặc biệt là sỏi nhỏ. CT Scan có thể không phát hiện ung thư tụy nếu kích thước quá nhỏ. X-quang bụng có thể không phát hiện tắc ruột hoặc thủng dạ dày. Xét nghiệm máu có thể cho kết quả bình thường dù người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc viêm nặng, đặc biệt nếu bệnh nhân đang uống thuốc corticoid.
- Bệnh có thể bắt chước bệnh khác: hội chứng ruột kích thích có thể giả dạng tắc ruột, ung thư, loét, sỏi túi mật và viêm ruột thừa. Nhiễm trùng thận phải dễ nhầm với viêm túi mật cấp. Vỡ u nang buồng trứng phải có thể nhầm viêm ruột thừa.
- Đặc điểm của cơn đau có thể thay đổi, ví dụ viêm tụy có thể lan ra toàn ổ bụng và gây viêm túi mật.

Phòng ngừa đau bụng:

- Phòng ngừa chung:
Ăn những bữa ăn nhỏ và thường xuyên. Đảm bảo bữa ăn cân đối chất dinh dưỡng, giàu chất xơ. Ăn nhiều rau cải và trái cây. Hạn chế thức ăn sinh nhiều hơi. Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Tập luyện thể lực thường xuyên.
- Phòng ngừa đau bụng do bệnh lý dạ dày:
Kiêng thuốc lá. Giữ cân nặng hợp lý. Kết thúc bữa ăn 2 giờ trước khi đi ngủ. Sau ăn phải ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút. Ngủ đầu cao.

24H
 
Mẹo chữa đau bụng hiệu quả ngay tại nhà

Các biện pháp khắc phục cơn đau bụng tại nhà hầu có thể là: nhai một vài thứ cụ thể, uống trà làm từ một số gia vị, hoặc thậm chí trộn các loại nước khác nhau để uống.

Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe của Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.

Khi bị đau bụng, bạn nên nghĩ đến nhiều khả năng. Nó có thể là đau do kinh nguyệt, đau liên quan đến đường tiết niệu, hoặc phổ biến là đau bụng do khó tiêu hoặc đầy bụng, đầy hơi.

Có một số biện pháp khắc phục cơn đau bụng ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo như dưới đây;

Các biện pháp khắc phục cơn đau bụng tại nhà hầu như là cho cơn đau bụng phát sinh từ khó tiêu. Nhai một vài thứ cụ thể, uống trà làm từ một số gia vị, hoặc thậm chí trộn các loại nước khác nhau… đều cho bạn kết quả tốt.

- Gừng: Trộn 1 muỗng cà phê nước gừng tươi với 1/2 thìa cà phê bơ sữa trâu lỏng thành một hỗn hợp đồ uống. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn nhanh cắt cơn đau bụng ngay lập tức.

- Lá trầu: Nhai một vài lá trầu cùng với các tinh thể muối mỏ. Điều này cũng có ích trong việc giảm cơn đau bụng.

- Pudin Hara: Thêm một vài giọt Pudin Hara một nửa cốc nước và uống này 3 đến 4 lần. Nếu bạn không có Pudin Hara, lấy một muỗng cà phê nước ép lá bạc hà tươi (pudina) thay thế. Mặc dù thứ thức uống này không ngon, nhưng nó sẽ giúp bạn bớt đau bụng tức thì.
- Chanh leo: Pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội bớt rồi uống.

329030-1312729435-daubung1.jpg

Gừng rất tốt để chữa trị đau bụng. (Ảnh minh họa)

- Hạt bạch đậu khấu - Cardamom (Elaichi): Ngâm hạt bạch đậu khấu trong một cốc nước trong 10 phút thì uống. Hãy làm việc này 3 lần một ngày, tốt nhất là trước bữa ăn của bạn.

- Hạt giống có Carom (Ajwain): Đun sôi một cốc nước có chứa một muỗng cà phê ajwain trong 5 phút. Khuấy đều, thêm một chút muối và uống.

- Nước hoa hồng: Uống nước hoa hồng giúp cứu trợ từ buồn nôn và đau bụng.

- Hạt giống cần tây: Nhai 1/2 muỗng cà phê cần tây cùng với một chút muối. Sau đó, uống cùng một cốc nước ấm.

Biện pháp khắc phục đau bụng tại nhà nhờ trà


Trà được làm từ các loại thảo mộc dưới đây sẽ có tác dụng giúp bạn đỡ đau bụng nhanh chóng mà không cần vội đến bác sĩ;

- Trà hoa cúc
- Trà bạc hà cay
- Trà quế
- Trà cây thì là

Biện pháp khắc phục đau bụng nhờ hỗn hợp pha chế


- Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nước gừng, và nước trái cây bạc hà thành hỗn hợp để uống.

- Trộn một thìa cà phê nước gừng, một giọt dầu thầu dầu, một vài hạt carom, một ít muối đen trong một cốc nước ấm để uống.

- Xay cùng một số bạc hà, gừng, tỏi, asafetida, hạt cây thì là, rau mùi bột, bột hạt tiêu đen, và muối đen với số lượng bằng nhau và trộn với nước ấm. Uống hỗn hợp này 2 lần một ngày.

Nếu đã thử nhiều cách mà không thấy kết quả tốt hơn, bạn nên đến khám bác sĩ đến sớm phát hiện nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời, hiệu quả.


(Theo Sức Khỏe )​
 
a black_angel này hình như có tham gia h2t fai ko ?
 
Đang GAto với mấy ,bị đau bụng ,nướng ở nhà càng thích chứ sao :KSV@13:
 
Mỗi lần đau bụng hành kinh là mình lại ngồi mếu : " sao mẹ ko sinh con ra là con trai ".:KSV@15: Cứ ngày đầu tiên là mình như muốn sống đi chết lại :KSV@17: Đau ko gì nói đc. nhớ hồi lớp 9 ôn thi vào lớp chuyên, còn suýt bị ngất ở lớp học thêm nữa :KSV@16:
 
Ai bảo là con gái thật tuyệt nào.!!!
 
×
Quay lại
Top