Những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng không may bị "thất lạc" trong lịch sử

cây măng to lớn

măng tre ngâm dấm
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/6/2013
Bài viết
205
Lịch sử thế giới đã chứng kiến không ít các kiệt tác nghệ thuật kinh điển bị mất tích hay phá hủy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử vẫn luôn được xem là các kho tàng quí giá cho nền nghệ thuật thế giới ngày nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng thành công trong việc gìn giữ và bảo vệ chúng thành công cho tới tận bây giờ. Chính vì thế mà giờ đây, chúng ta chỉ có thể biết và tượng tưởng về chúng thông qua những bức tranh, hình ảnh được chụp lại bởi con người trước khi kiệt tác đó bị thất lạc.

Tượng thần mặt trời ở Rhodes

fbf2cc6d-a2fc-4ad9-b5c3-597ece0426a1.jpg

Kiệt tác nghệ thuật kinh điển, một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại - bức tượng khổng lồ của vị thần mặt trời Hi Lạp Helios, từng được xây dựng nên tại thành phố cổ đại Rhodes trong khoảng thời gian từ năm 292 cho tới năm 280 trước Công Nguyên. Thật không may, bức họa cổ xưa đã bị thất lạc trong trận động đất xảy ra tại thành phố vào khoảng 50-60 năm sau đó.

Người họa sĩ – Picasso

385f2c11-a61d-431e-b0c7-e2210021fca0.jpg

Bức tranh vẽ bởi danh họa nổi tiếng Picasso - “Người họa sĩ” - vẫn luôn được con người coi trọng và gìn giữ như một bảo vật quí giá cho tới khi nó bị biến mất trong vụ tai nạn xảy ra với chiếc máy bay số hiệu 111 tại Canada vào ngày 2 tháng 9 năm 1998. Chiếc máy bay này đã không thành công trong việc hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Nova Scotia và rơi xuống biển Atlantic kéo theo sinh mạng của hai trăm hai mươi chín người khác.

Bức họa tuổi 14 – Gustav Klimt

59dee59b-4b25-4ad2-a60d-66c5684ed5a8.jpg

Không giống như tượng thần mặt trời ở Rhodes và bức tranh của Picasso, “Bức họa tuổi 14” đã bị hủy hoại bởi chính bàn tay của con người trong thời kì chiến tranh thế giới nổ ra. Từng được lưu trữ tại bảo tàng Schloss Immendorf cho tới năm 1943, bức tranh đã bị Phát xít Đức thiêu rụi vào năm 1945 trong lần tấn công phá hủy bảo tàng kéo theo sự biến mất của nhiều bức tranh nổi tiếng khác.

Bức tranh “Hoa huệ nước” của Claude Monet

86936b56-9f8b-4ae6-860f-49e57aff2044.jpg

Ra đời vào năm 1883, bức tranh “Hoa huệ nước” được xem là một trong những tác phẩm hội họa cực kì ấn tượng khẳng định rõ dấu ấn của họa sĩ theo đuổi trường phái Ấn Tượng người Pháp, Claude Monet. Bức tranh này sau đó cùng với một bức tranh khác đã được chuyển tới bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở New York vào năm 1957. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm tiếp theo, vụ hỏa hoạn xảy ra trên tầng hai tại bảo tàng đã phá hủy hoàn toàn bản gốc của “Hoa huệ nước”.

Bức chân dung Winston Churchill

5f7cdc3e-3918-48ea-8b0c-7bc4de133c13.jpg

Bức chân dung nổi tiếng này được ra đời vào dịp danh họa Graham Sutherland tới tham gia lễ sinh nhật lần thứ 80 của thủ tướng Anh Winston Churchill vào năm 1954. Với biệt tài khắc họa những khía cạnh rất thật của nhân vật xuất hiện trong mỗi bức chân dung của mình, kiệt tác của Sutherland đã được công chúng cũng như phía các nhà phê bình đánh giá rất cao vào thời điểm đó. Tuy nhiên, dù được đem về nhà của thủ tướng song bức tranh lại chưa bao giờ được đem ra treo cả, đơn giản vì cả hai vợ chồng Winston đều không thích nó. Cho tới khi vị phu nhân thủ tướng qua đời vào năm 1977, người ta mới biết được rằng bà đã phá hủy bức chân dung của chồng mình gần như ngay sau khi nhận ra nó được chuyển tới nhà.

Nàng Leda và thiên nga

d8a64405-bcb8-4a92-8d15-4a7751aa9aef.jpg

Danh họa Michelangelo luôn khiến cả thế giới phải sửng sốt với các bức tranh đậm chất nghệ thuật của mình và “Nàng Leda và thiên nga” cũng không phải là ngoại lệ. Chuyện kể lại rằng, sau khi hoàn thành bức tranh vào năm 1530, ông đã đưa nó của mình cho người bạn đồng thời cũng là học viên, Antonio Mini, để mang nó Pháp. Mini có lẽ đã bán bức tranh này đi vì người ta đã chứng kiến sự hiện diện của nó trong bộ sưu tập của Hoàng gia vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ 16. Và cho tới ngày nay, người ta chỉ còn được biết tới bức tranh này thông qua bản sao chép của họa sĩ Rosso Fiorentino.

Theo Tiin
 
  • Thích
Reactions: nho
×
Quay lại
Top