Những khái niệm cơ bản về chứng khoán

thuynguyen93

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/2/2012
Bài viết
120
Những khái niệm cơ bản về Chứng khoán.
1. Mệnh giá?

- Mệnh giá là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu hay tờ trái phiếu khi phát hành. Hiện nay, theo quy định: cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng, trái phiếu có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng.
2. Thị giá?
- Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua – bán trên thị trường giao dịch tập trung.
- VD: Mệnh giá của cổ phiếu REE là 10.000 đồng, nhưng giá thị trường hiện tại của cổ phiếu REE và thời điểm ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng / Cổ phiếu.
3. Giá niêm yết?
- Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được thực hiện trong phiên giao dịch đầu tiên khi lên niêm yết trên thị trường chứng khoán và được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường.
- VD: Cổ phiếu REE khi lên niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung, giá niêm yết được xác định là 16.000 đồng/ cổ phiếu.
4. Giá khớp lệnh?
- Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.
- VD: Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003, giá khớp lệnh của cổ phiếu REE đạt ở mức giá 18.700 đồng/ cổ phiếu. Tất cả những ai có lệnh mua hoặc lệnh bán được khớp sẽ được mua và bán với giá 18.700 đồng/ cổ phiếu REE.
5. Giá đóng cửa?
- Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
- VD: Giá đóng cửa của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003 chính là mức giá khớp lệnh của cổ phiếu đó là 18.700 đồng / cổ phiếu.
6. Giá mở cửa?
- Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- VD: Giá mở cửa của cổ phiếu REE vào phiên giao dich ngày 11/01/2003 là 18.700 đồng/cổ phiếu.
7. Giá tham chiếu?
- Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.
- Tại thị trường giao dich tập trung hiện tại ở Việt nam thì giá tham chiếu của một phiên giao dịch là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE vào ngày 21/01/2003 là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng/ cổ phiếu.
8. Biên độ giao động giá?
- Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE ngày 21/01/2003 là 18.700 đồng / cổ phiếu, biên độ giao động giá theo quy định hiện hành đối với tất cả các loại cổ phiếu là +/- 5% tức là giá của cổ phiếu REE thực hiện trong phiên giao dịch chỉ được phép giao động trong khoảng +/- 5% so với giá 18.700 đồng.
9. Giá trần ?
- Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
- VD: Giá trần của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003:
Giá trần = 18.700 + (18.700 x 5%) = 19.600 đồng.
10. Giá sàn?
- Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
- VD: Giá sàn của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003:
Giá sàn = 18.700 - (18.700 x 5%) = 17.800 đồng.
11. Đơn vị giao dịch?
- Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống.
- Đơn vị giao dịch còn được gọi là lô chẵn. Hiện nay, theo quy định, lô chẵn là lô giao dịch có số lượng từ 10 đến 9.990 cổ phiếu. Giao dịch lô chẵn được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ tại thị trường giao dịch tập trung.
12. Đơn vị yết giá?
- Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán có thể thay đổi.

Mức giá
.........................................Cổ phiếu.............Trái phiếu
Giá dưới 49.900 đ
................................100 đ..................100 đ
Giá từ 50.000 đ đến 99.500 đ
................500 đ..................100 đ
Giá trên 100.000 đ
............................1.000 đ..................100 đ
- VD:
+ Nếu giá ≤ 49.900 đ, thì có các mức giá: 20.000đ, 20.100đ.... 49.900đ nhưng không có các mức giá: 20.050đ, 20.150đ.... 49.910đ.
+ Nếu giá từ 50.000đ đến 99.500đ, thì có các mức giá: 50.500đ, 51.000đ..... 99.500đ, không có các mức giá 50.100đ, 51.900đ..... 99.400đ.
+ Nếu giá ≥ 100.000 đ, thì có các mức giá: 100.000đ, 101.000đ, 102.000đ...., không có các mức giá 100.500đ, 101.400đ hay 102.900đ.
13. Ngày thanh toán ?
- Ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:
- Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có các quyền đối với số chứng khoán đó.
- Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau mới được chuyển về tài khoản của khách hàng.
14. Ngày giao dịch hưởng cổ tức?
- Ngày giao dịch hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công ty phát hành.
15. Ngày giao dịch không hưởng cổ tức?
- Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.
 
×
Quay lại
Top