Những điều chưa biết về loài kiến

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Kiến săn bắt nô lệ, có thể tự nhân bản vô tính, biết nuôi các con côn trùng hay trồng nấm là những khả năng độc đáo mà loài kiến có thể thực hiện được.

1. Kiến làm lành vết thương
Một số bộ lạc trên thế giới, điển hình như người Masai ở phía đông châu Phi, kiến có thể được sử dụng làm công cụ chữa lành vết thương. Khi các chiến binh Masai bị thương, họ chỉ cần tìm nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương.

2. Kiến xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước
loai-kien.jpg

Loài kiến tồn tại từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã hình thành nên một tổ chức cao.

3. Dịch vụ an táng trong tổ kiến
Khi một con trong đàn chết, các con kiến khác trong đàn sẽ mang xác con kiến ra khỏi tổ nhằm giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan trong tổ. Mặc dù bất kỳ con kiến thợ nào cũng có thể làm việc này, nhưng trong đàn kiến luôn có một con kiến chuyên phụ trách công việc này.

4. Khả năng tự nhân bản vô tính
loai-kien1.jpg

Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các bản sao giống hệt với những con kiến mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm sinh sản vô tính của loài kiến xuất phát từ một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay.

5. Nền giáo dục trong thế giới kiến
Kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến bao gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như tìm kiếm thức ăn, canh gác, chăm sóc trứng và các con kiến nhỏ. Tuy nhiên, không phải ngay từ khi sinh ra kiến thợ đã có đầy đủ kỹ năng cần thiết được lập trình sẵn trong ADN để thực hiện các nhiệm vụ này, mà chúng cần phải trải qua quá trình học hỏi để làm công việc nhất định.

Những con kiến "thầy giáo" trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết, nếu "học sinh" học chậm và "thi trượt" trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.

6. Nền nông nghiệp của loài kiến
loai-kien2.jpg

Kiến Attine làm nông nghiệp bằng cách trồng nấm. Các con kiến thậm chí còn sử dụng các loại "thuốc trừ sâu" đặc biệt của chúng để chống ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến vụ mùa.

Các nhà khoa học đã khám phá ra 5 hệ thống nông nghiệp khác nhau được kiến sử dụng. Tất cả loài kiến làm nông nghiệp đều có chung một số thói quen trong vườn nấm, chứng tỏ rằng chúng có thể đã chia sẻ cho nhau các bí quyết khi làm nông nghiệp.

7. Kiến sử dụng chất diệt cỏ và chất khử trùng tự nhiên
Loại vi khuẩn có trên lớp biểu bì của con kiến có khả năng làm hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng hoặc cỏ dại. Đây được coi là chất diệt cỏ và khử trùng tự nhiên mà kiến sử dụng trong những vườn nấm. Ngoài ra, các con kiến gỗ thường thêm nhựa thông đặc khi xây dựng tổ, làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Loài kiến chanh thường làm tổ trên cây, sản sinh ra một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên có thể giết tất cả thực vật xung quanh tổ.

8. Kiến biết nuôi các con côn trùng khác
loai-kien3.jpg

Kiến biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Giống như những người chăn bò, các con kiến bảo vệ côn trùng nuôi khỏi sự hăm dọa của kẻ săn mồi và di cư chúng theo từng đàn.

Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Đàn kiến thường mang theo bầy côn trùng khi di chuyển tới một khu vực mới, cũng giống như con người đưa gia súc đi theo khi tìm kiếm những đồng cỏ xanh hơn.

9. Kỹ năng chiến đấu có chiến thuật
Tương tự như con người, thế giới loài kiến cũng tồn tại các cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi xảy ra chiến tranh, kiến biết chiến đấu theo các chiến thuật khác nhau dựa trên tình trạng đe dọa cụ thể. Loài kiến thậm chí có thể gây rối loạn tín hiệu hóa học, khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.

10. Chế độ nô lệ trong thế giới kiến
loai-kien4.jpg

Trong thế giới kiến, không phải tất cả các con kiến đều làm việc chăm chỉ mà rất nhiều trong số đó sống dựa vào sức lao động của những con kiến nô lệ. Để thu nạp nô lệ, các con kiến tiến hành các cuộc chiến tranh để cướp đoạt những bầy nhộng và nô lệ hóa chúng khi mới nở.

Polyergus breviceps là loài kiến không có khả năng chăm sóc bản thân và các con kiến con, thậm chí không thể tự làm sạch tổ. Khi tấn công một tổ kiến khác, loài kiến này tiết ra axit fomic gây ra hoảng loạn và làm sụp đổ hệ thống phòng vệ của đối phương và dễ dàng cướp nhộng kiến.

Theo VNE
 
Đọc cái số 8 nhớ 1 chap trong Dorêmon :D
Lần lại Dorêmon không thấy T.T Thấy cái này :D



Có mặt khắp thế giới

Nếu tính linh hoạt của loài kiến khiến bạn e ngại, thì hãy xem xét điều này: Nhìn ở nhiều phương diện, chúng là loài động vật duy nhất ngoài họ hàng thú có dân cư phong phú như loài người. Và, giống như chúng ta, chúng phân bố gần như khắp hành tinh Trái đất.

Kiến có quê hương ở khắp các lục địa, trừ Nam cực ra, nhưng kiến Argentina thì không chỉ sống trong lãnh thổ của chúng ở Nam Mĩ. Bằng cách “quá giang” trên máy bay, xe tải, và tàu thủy, nhóm động vật này đã đi khắp thế giới; trong ảnh chúng đang xé toạc một con kiến lớn ra làm thức ăn đấy.

Một số nhà khoa học xem kiến Argentina là một siêu bầy khổng lồ phân tán khắp toàn cầu. Chúng sẽ xé toạc những loài khác ra từng mảnh, nhưng khi kiến đến từ một bầy ở Argentina gặp gỡ những người anh em của chúng ở Nhật Bản, thì những kẻ họ hàng đã thất lạc lâu ngày vẫn làm ăn hòa thuận với nhau.

Ảnh: Alex Wild







Khởi nghĩa nô lệ kiến

Kiến có thể là xấu xa, có kỉ luật, và “khủng bố”. Nhưng trong khi một số con sẽ tấn công bất kì mối đe dọa nào trên đường đi của chúng – kể cả con người – thì phần lớn hành vi tàn nhẫn của chúng là dành riêng cho những loài kiến khác.

Chiếm hữu nô lệ: Loài kiến châu Mĩ Protomognathus tấn công những bầy kiến nhỏ hơn gọi là Temnothorax, đánh cắp con nhỏ của chúng, mang chúng về bầy của kẻ xâm lược, và buộc chúng sống cuộc đời quy phục chăm sóc kiến con của “nhà chủ”.

Kiến Temnothorax không phải là loài duy nhất có thể bị thống trị bởi một đối thủ mạnh hơn, mà chúng là loài duy nhất người ta từng thấy đã nổi lên “khởi nghĩa nô lệ”. Người ta đã quan sát thấy các tù nhân Temnothroax ra tay tàn sát một số con kiến Protomognathus mà “nhà chủ” giao cho chúng trông nom.

Ảnh: Alexandra Achenbach/ Đại học Ludwig-Maximilians







Cầu dây kiến

Một số loài kiến có một tài năng bí mật khác nữa: Chúng là những nghệ sĩ nhào lộn. Ở những loài nhất định, nếu cướp phá cần băng qua một khoảng trống đến một nhành cây khác, thì các con kiến sẽ xây dựng một chiếc cầu trên cơ thể của chúng để cho phép các bạn đồng liêu đi qua.

Kì công này đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nigel Franks ở trường đại học Bristol, Anh quốc, đã bố trí một miếng gỗ cho những con kiến háu chiến Panamanian đi qua, nhưng ông khoan những cái lỗ để cản trở hành trình của chúng. Từng con kiến một vắt cơ thể của chúng trên những cái lỗ để bắt đầu đi qua. Trong khi đó, những con kiến khác thì kiểm tra những cái lỗ để xác định xem những cá thể nào có kích cỡ thích hợp làm cầu nối.

Ảnh: iStockphoto







Những người lính du kích

Một số con kiến là binh lính, và số khác thì là nông dân – kiến cắt lá vốn nổi tiếng cắt gọn những mảng lớn chất liệu thực vật về bầy của chúng, trên đó chúng trồng một loại nấm mà chúng thích ăn.

Kiến Allomerus cũng trồng nấm, nhưng không ăn. Thay vào đó, chúng khai thác sợi cây và những chất liệu khác và sử dụng nấm làm chất keo để làm bẫy trên nhành cây. Cấu trúc bẫy gồm những cái lỗ nhỏ trong đó kiến nằm phục kích, bên ngoài không nhìn thấy. Khi một con côn trùng lớn bay vào bẫy, chúng chạy vọt ra và lao vào con mồi, giết chết nó với cú đốt liên tục trước khi xé nó ra và mang nó đi.

Ảnh: Alain Dejean và Jerome Orivel







Bảo vệ các đối tác

Các loài kiến có thể là độc ác và hung bạo, nhưng chúng cũng có thể là nhân từ.

Một loài kiến thích sống hòa bình cộng sinh với các cây bông tai và những con rệp bé nhỏ. Cây bông tai cung cấp một chất sáp cho các con rệp ăn; sau đó chúng tiết ra dịch ngọt, một món ngon và bổ dành cho kiến. Về phần mình, các con kiến chạy tới lui làm dịch vụ bảo an, chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng muốn tiêu diệt cả hai.

Ảnh: flickr/ViaMoi







Tống tiễn kẻ đã khuất

Nhiều người trong chúng ta thấy một ai đó thẫn thờ như sắp chết, và cho rằng người đó đang thất tình. Nhưng kiến Argentina thì không. Nếu chúng nghĩ một bạn đồng chí đã ra đi, thì chúng sẽ mang nó ra bãi tha ma, cho dù là con vật xấu số vẫn đang động đậy.

Nguyên nhân cho hành vi này là trong quãng đời của chúng, kiến Argentina phát ra một tín hiệu hóa chất để biểu thị chúng đang sống. Nhà sinh vật học Dong-Hwan Choe gần đây đã phát hiện ra rằng nếu ông làm ức chế hóa chất đó, thì những con kiến làm nhiệm vụ mai táng của bầy sẽ cho rằng con kiến ấy đã chết và sẽ vác nó bỏ ra ngoài, cho dù là nạn nhân còn sống kia có phản đối kịch liệt đi chăng nữa.

Ảnh: Tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kì
https://360.thuvienvatly.com/goc-thu-gian/vat-ly-vui/559-nhung-chuyen-kho-tin-cua-the-gioi-loai-kien



Thế giới kỳ thú của loài kiến qua ống kính nhiếp ảnh
"Câu chuyện thần thoại về loài kiến" được nhiếp ảnh gia Andrey Pavlov kể lại sống động qua những bức hình sắp đặt. Người xem không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến những chú kiến biết kéo xe, may vá, cử tạ...
> Sách ảnh khai thác vẻ đẹp của chim rừng VN
1-1345827363_480x0.jpg

Andrey Pavlov là nhiếp ảnh gia người Nga. Ông vừa thực hiện bộ ảnh mang tên 'Ant tales' (Câu chuyện về loài kiến). Bộ ảnh được nhiếp ảnh gia khẳng định là không hề có sự can thiệp, chỉnh sửa của công nghệ kỹ thuật số. Thay vào đó, ông nghiên cứu kỹ hành trình, thói quen của loài kiến và bỏ ra hàng giờ để thiết kế các bối cảnh. Ông đặt các đạo cụ bé xíu của mình trên đường đi của kiến, và chụp lại loài côn trùng trong mối tương tác với sân khấu tự tạo của mình. Trong ảnh, bầy kiến dường như đang nỗ lực tạo nên một cây cầu giữa đôi bờ, trên nền hậu cảnh là ánh hoàng hôn. Pavlov chia sẻ, với bộ ảnh nào, ông cũng muốn tạo nên một nhịp cầu nối liền hiện thực và những câu chuyện thần thoại.



2-1345827363_480x0.jpg

"Trong bảy năm qua tôi không rời chiếc máy ảnh của mình. Tuy nhiên, chỉ đến khi có con và bắt đầu đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, tôi mới nhận ra có những việc mà mình đã không làm khi còn nhỏ. Đó là lý do khiến tôi quyết định bắt đầu tạo ra những câu chuyện cổ tích của riêng mình", nhiếp ảnh gia nói trên Telegraph. Trong ảnh, lũ kiến hào hứng leo lên các cỗ xe được làm từ hạt dẻ và vỏ hạt dưa của Andrey Pavlov.



3-1345827363_480x0.jpg

Pavlov chia sẻ, ông từng làm việc nhiều năm trong ngành sân khấu nên có kinh nghiệm trong việc dựng bối cảnh.


4-1345827363_480x0.jpg

Theo Pavlov, kiến là một loài sinh vật có lối sống đáng khâm phục. "Chúng luôn chăm sóc con mình và rất quan tâm đến những con già yếu trong đàn", ông nói.


5-1345827363_480x0.jpg

Những con kiến đang cố gắng vận hành chiếc kim đồng hồ - một cảnh sắp đặt đầy ngụ ý của Andrey Pavlov.


6-1345827363_480x0.jpg

Nhiếp ảnh gia tiết lộ, ông dùng ống kính macro để chụp những bức ảnh cận cảnh của loài kiến.


7-1345827364_480x0.jpg

Các bức ảnh được sắp đặt khéo léo, gợi không khí gần gũi với thiên nhiên sống động. Các bức ảnh được Andrey Pavlov thực hiện ở một nơi gần nhà ông ở Matxcơva.

8-1345827364_480x0.jpg

Hai con kiến bày tỏ tình cảm với nhau.


9-1345827364_480x0.jpg

Những chú kiến biết may vá.


10-1345827364_480x0.jpg

Đàn kiến say mê thu hoạch hoa quả.





Kiến kiến kiến :x :x :x
 
×
Quay lại
Top