Những đất nước đọc sách nhiều nhất thế giới

Trần Quang Linh

Vui buồn lẫn lộn.
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/3/2014
Bài viết
245
Điều kỳ lạ là những đất nước đứng đầu danh sách “mọt sách” này đa số là những quốc gia châu Á, có nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ.

Ấn Độ: đọc sách 10 giờ 42 phút mỗi tuần
Với thời gian trung bình là 10 giờ 42 phút mỗi tuần, Ấn Độ trở thành quốc gia “mọt sách” nhất thế giới. Danh hiệu này cũng được giữ vững trong nhiều năm trở lại đây. Thị trường sách văn học ở Ấn Độ cũng tăng vọt mà một trong những nguyên nhân là do sự tăng trưởng của các thiết bị đọc sách điện tử, điện thoại thông minh và Internet giá rẻ.

767921.jpg

Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu danh sách này

Nhiều “mọt sách” ở Ấn Độ là thế hệ đọc sách tiếng Anh đầu tiên. Trẻ em thị thành thường thích đọc sách trong thời gian rảnh rỗi. Các trường học cũng khuyến khích, thúc đẩy niềm đam mê sách của trẻ, các lễ hội sách ở trường học, thành phố thậm chí được tổ chức hàng tuần để nâng cao trình độ đọc của người dân.

Thái Lan: thời gian đọc trung bình là 9 giờ 24 phút
Người Thái cũng cực kỳ quan tâm đến văn hóa đọc, từ người lớn đến học sinh. Từ năm 2010 thì học sinh Thái đã tự dành ra 20 phút mỗi ngày để đọc sách. Các thể loại sách viễn tưởng, hư cấu ít được ưa chuộng. Thể loại được đọc nhiều nhất là tạp chí. Thị trường sách ebook và sách đọc online được nhiều người lựa chọn hơn là sách giấy.

767930.jpg

Người Thái rất chú trọng việc nâng cao ý thức đọc sách từ khi còn nhỏ

Trung Quốc: 8 giờ
Ở Trung Quốc, 69% những người trẻ tuổi từ 19 – 29 tin rằng đọc sách là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sự nghiệp của họ. Theo thống kê thì người Trung Quốc thích đọc sách giấy nhiều hơn, chiếm nhiều nhất là báo giấy và tạp chí, các thể loại sách đọc online chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

767916.jpg

Một hiệu sách ở Trung Quốc

Philippines: 7 giờ 36 phút
Việc đọc sách rất được quan tâm ở Phillippines. Tuần cuối cùng tháng 11 hằng năm là Tuần lễ sách quốc gia, ngày thứ ba thuộc tuần thứ ba tháng 7 mỗi năm là ngày Sách trẻ em quốc gia. Ở các trường học thường xuyên tổ chức hội chợ sách, cuộc thi săn sách, thiết kế sách, trò chơi về sách để kích thích trẻ em đọc sách.

Khoảng 80% người đọc sách chọn hình thức ebook. Các thể loại được đọc nhiều nhất là văn học. Và 88% người đọc yêu thích và ưu tiên đọc sách do tác giả người Phillipines viết.

767918.jpg

Một trung tâm đọc sách đơn giản nhưng đã nói lên ý thức coi trọng việc đọc

Ai Cập: 7 giờ 30 phút
Người Ai Cập là “mọt sách” đọc sách viết từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. 90% người Ai Cập là độc giả trung thành của các tạp chí và tờ báo. 85% người dân đọc ít nhất một cuốn sách mỗi năm và đa số họ không đọc trên Internet.

767925.jpg

Người Ai Cập đọc sách ngay từ trong gia đình

Một điều thú vị là đọc sách ở Ai Cập đã trở thành một hoạt động xã hội. Những người mẹ thường xuyên đọc sách to lên cho các thành viên trong gia đình đều nghe và sau đó thảo luận về nội dung cuốn sách. Chính quyền cũng thực hiện dự án mang tên “Đọc sách cho tất cả” đẻ phát sách miễn phí cho những gia đình có hoản cảnh khó khăn hơn.

Cộng hòa Séc: 7 giờ 24 phút
Đây là đất nước nổi tiếng với số lượng thư viện dày đặc và sách trở thành quà tặng phổ biến nhất trong những dịp lễ tết hay sinh nhật. Tháng ba mỗi năm là tháng Đọc sách quốc gia ở cộng hòa Séc, còn Tuần lễ đọc sách cho trẻ em Séc diễn ra và tháng 6 hằng năm. Tại các lễ hội sách thường xuyên thu hút giáo viên, thỉnh thoảng có cả những người nổi tiếng tham gia để thúc đẩy văn hóa đọc.

767928.jpg

Cộng hòa Séc có số lượng thư viện trên đầu người lớn nhất thế giới

Điều thú vị là những “mọt sách” ở cộng hòa Séc luôn ưa chuộng sách giấy truyền thống, thích đi thư viện hơn là đọc ebook hay đọc sách trên Internet.

767922.jpg

Bản đồ những nước đọc sách nhiều nhất thế giới
Tiểu Chung (TT&VH)​
 
×
Quay lại
Top