Những Cuốn Sách Gắn Liền Với Tuổi Thơ

Mình có còn thiếu cuốn sách nào mà bạn rất thích không?

  • Có (kể tên ở dưới)

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Không

    Số phiếu: 0 0,0%

  • Số người tham gia
    0

Midori Miyama

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/9/2017
Bài viết
50
1. Dế Mèn phiêu lưu kí
dế mèn phiêu lưu kí.jpg

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí, lùi bước. Dế Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
2. Đất rừng Phương Nam
đất rừng phương nam.jpg

- Đất rừng Phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Đất rừng Phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất ấy.
3. Quê nội
quê nội.jpg

- Quê nội (1974) cùng với Tảng sáng (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hòa Phước) tỉnh Quảng Nam, miền Trung Trung Bộ vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên: Cục và Cù Lao.
4. Cho tôi xin một vé về tuổi thơ
cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.gif

- Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: "Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng "cuộc sống thật là cũ kỹ". Mở đầu như thế, cuốn sách khiến độc giả giật mình, tự hỏi, tuổi thơ thời bây giờ phải chăng đã già đi mất rồi? Và cu Mùi chỉ "trẻ" lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng "bảo bối" sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với bảo bối ấy, các em chơi trò "vợ chồng, bố mẹ, con cái" nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược, đảo tung hết mọi trật tự quen thuộc. Với bảo bối ấy, cu Mùi đã "tập tành làm một nhà cách mạng tí hon", quyết không gọi "con gà là con gà, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết" nữa. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không muốn là 8, mà "phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi!". Thậm chí, cu Mùi còn cho rằng, cả chuyện trái đất ngày ngày quay quanh mặt trời cũng là một việc hết sức buồn tẻ mà nếu nó là trái đất, nó sẽ... "tìm cách quay theo hướng khác"! Nó quan sát, phân tích cuộc sống chung quanh, đôi khi đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt, tri thức và bằng cấp. Nó thử định nghĩa cả tình yêu, rằng "yêu cũng như học bơi vậy, ai lười sẽ bị chìm"! Và cuối cùng, đứa trẻ còn phán xét cả những người lớn nữa! Phiên tòa "trẻ con xử người lớn" ban đầu, một cách thông thường, có thể tạo cho người đọc cảm giác hơi khó chịu, người lớn sẽ nhăn mặt vì sự thẳng thắn quá đáng của bọn trẻ. Thế nhưng, phiên tòa ấy phản ánh rất thật, rất đúng một đòi hỏi chính đáng của tuổi thơ - đó là sự công bằng. Ở các em, "đòi hỏi sự công bằng" không đồng nghĩa với "vô lễ" - hai khái niệm mà người lớn chúng ta thường nhầm lẫn, cũng như, với các em, "tình thương" và "sự tôn trọng" mà cha mẹ dành cho con cái hoàn toàn không là một!
5. Chuyện con mèo dạy hải âu bay
chuyện chú mèo dạy hải âu bay.jpg

- Với tựa đề khá lạ, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” khiến cho cả trẻ em và người lớn đều cảm thấy tò mò muốn đọc xem tình tiết của cuốn sách chỉ dày 144 trang này. Mở đầu chuyện là cảnh tả bến cảng Hamburg ngập nắng gió với đàn hải âu đang sải cánh trên nền trời xanh tự do. Chú mèo Zorba to đùng và mập ú đang sưởi nắng ở ban công bỗng chốc mang trên mình 3 lời hứa danh dự với cô nàng hải âu gặp nạn vì tình trạng ô nhiễm dầu “không ăn quả trứng, phải chăm lo cho quả trứng nở thành con, và phải dạy cho hải âu non biết bay”. Những điều tưởng chừng như kì lạ và quá sức tượng tưởng ấy đã lôi kéo độc giả vào hành trình đầy thú vị của mèo Zorba. Với giọng văn hóm hỉnh và trong sáng, Luis Sepúlved đã khéo léo dẫn dắt người đọc vào thế giới của các loài vật trên bến cảng: những con mèo nhà, những con mèo hoang, đàn chuột xấu xí và những đàn hải âu bay. Thế giới trong trẻo đầy ắp những khao khát hiện ra, không chỉ trước mắt trẻ nhỏ mà còn của cả người lớn. Các bạn nhỏ sẽ bắt gặp một chú mèo từ điển bách khoa Eisntein ở cửa tiệm Tạp hoá bến cảng Harry hay chú mèo viễn dương Bốn Biển, và nổi bật trên hết là chú mèo Zorba mập ú tốt bụng. Zorba không giống như các anh chị em trong giỏ vì lông của nó “đen từ đầu tới chân chỉ trừ túm lông trắng dưới cằm” - cái màu vốn bị con người cho là xui xẻo và mang lại điềm xấu ấy chẳng là gì so với tấm lòng nhân hậu và trái tim nhiệt thành của cậu. Câu chuyện dễ thương về 4 chú mèo cùng nhau lập kế hoạch giúp cô bé hải âu non bay đọng lại trong lòng người đọc những bài học rất ý nghĩa.
6. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.gif

- Một thế giới trẻ thơ mộng mị và đầy ắp những yêu thương. Một thế giới đầy những bí mật được khai mở bằng óc quan sát tinh tế, hồn nhiên và bay bổng. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổtruyện teen nói về một cậu bé 10 tuổi ở làng quê Trung phần Việt Nam sống với khu vườn, người thân, bè bạn, xóm giềng, với ý niệm về hạnh phúc, khổ đau… tất thảy đều lấp lánh và hiền lành dưới ngòi bút tỉ mẩn, đầy tinh khôi. Nếu trẻ con lười suy nghĩ về thế giới quanh mình, có lẽ đây là món quà lý tưởng để chúng học cách biết sẻ chia, nhạy cảm, quan tâm và thiết tha hơn với những mối quan hệ trong đời sống. "Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình. Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tin cậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng là trẻ con đều phải bâng khuâng.”
7. Nhà giả kim
nhà giả kim.jpg

- Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là một chàng trai trẻ tên là Santiago. Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng cậu luôn mơ ước được chu du khắp thế giới. Và bố cậu đồng ý cho cậu dùng gia tài của mình mua một đàn cừu. Thế nhưng, trong những giấc mơ của mình, Santiago thường thấy hình ảnh một đứa bé dẫn cậu đến chân Kim tự tháp và bảo rằng nơi đây chôn vùi một kho báu lớn. Vì thế, cậu quyết định từ bỏ đàn cừu đã gắn bó với mình suốt bao năm để lên đường sang Ai Cập tìm kho báu. Khi đến một ốc đảo, Santiago được khuyên nên dừng chân, bởi phía trước cậu là chiến tranh giữa các bộ tộc. Và cũng tại ốc đảo này, cậu đã gặp Fatima, cô gái mà cậu yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Santiago buộc phải lựa chọn: ở lại cùng tình yêu của mình, hay tiếp tục cuộc hành trình thực hiện ước mơ mà mình luôn trăn trở. Nhưng Fatima đã giúp cậu lựa chọn dễ dàng hơn khi động viên người yêu bước tiếp trên sa mạc… Là một cuốn tiểu thuyết với văn phong giản dị, lối dẫn chuyện nhẹ nhàng như những câu chuyện cổ tích thần tiên, Nhà giả kim đã đưa ta đến với một triết lý sâu sắc. Nếu Santiago không bước tiếp, đối mặt với biết bao hiểm nguy để giải mã giấc mơ thì liệu cậu có thể tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp kì vĩ của Kim tự tháp? Liệu cậu có thể tìm được một tình yêu ngọt ngào như cổ tích với Fatima? Tất cả những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc. Đôi khi người ta phải đi cả một cuộc hành trình dài, với bao hiểm nguy vất vả, chỉ để hiểu rằng, hạnh phúc ở ngay dưới chân ta, ở nơi mà ta đã từng bước qua.
8. Hoàng tử bé
hoàng tử bé.jpg

- Hoàng tử bé cho thấy sự vô minh đi kèm với góc nhìn không đầy đủ và hạn hẹp. Ví dụ, trong chương 4, khi nhà thiên viên học người Thổ Nhĩ Kì lần đầu tiên trình bày khám phá của mình về Tiểu Hành Tinh B-612, không ai thèm quan tâm bởi vì ông mặc một bộ đồ người Thổ truyền thống. Nhiều năm sau, ông diễn thuyết tương tự nhưng mặc Âu phục và nhận được lời nhiều lời khen tấm tắc. Bởi vì bông hoa 3 cánh miêu tả trong chương 16 đã dành cả đời mình ở sa mạc, nó sai lầm khi kết luận rằng Trái Đất chỉ có một vài mống người và họ không có rễ, luôn trôi nổi. Kể cả các nhân vật chính trong Hoàng tử bé cũng có lúc suy nghĩ hạn hẹp. Trong chương 17, người kể thừa nhận rằng mô tả trước đây của anh về Trái Đất tập trung quá nhiều vào loài người. Trong chương 19, ông hoàng nhỏ nhầm lẫn tiếng vọng của mình thành tiếng nói của loài người và buộc tội con người chỉ biết lặp đi lặp lại. Câu chuyện cho thấy, những phán xét vội vàng này dẫn đến sự phát triển các mẫu hình và định kiến nguy hiểm. Chúng cũng cản đường lối tư duy phản biện và cởi mở, điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Phần lớn nội dung cuốn Hoàng tử bé coi hạn hẹp là một phẩm chất của người lớn. Ngay trong chương đầu, người kể đã phân minh rõ ràng giữa thế giới quan của người lớn và trẻ em. Ông mô tả người lớn không biết tưởng tượng, nhàm chán, bề nổi, và ngoan cố khẳng định rằng quan điểm giới hạn của họ là đúng sự thật. Mặt khác, với ông, trẻ em biết mộng mơ, suy nghĩ cởi mở, và ý thức được cũng như nhạy cảm trước bí ẩn và vẻ đẹp của thế giới. Trong những chương đầu của câu truyện, người kể giải thích rằng người lớn thiếu trí tưởng tượng để nhìn thấy Bức họa số 1 của anh, thể hiện một con trăn đang nuốt một con voi, chứ không phải một cái mũ. Khi câu truyện tiến triển, những ví dụ về sự mù quáng của người lớn dần xuất hiện. Khi ông hoàng nhỏ di chuyển từ hành tinh này tới hành tinh khác, sáu người lớn cậu chạm mặt đã tự hào bộc lộ những phẩm chất của mình, và rồi bị cậu bóc mẽ những mẫu thuẫn và thiếu sót. Ông hoàng nhỏ đại diện cho sự cởi mở của trẻ em. Cậu là một người lang thang, không ngừng đặt câu hỏi, và sẵn sàng chấp nhận những bí ẩn vô hình, tuyệt mật của vũ trụ. Cuốn tiểu thuyết cho thấy sự tò mày này là chìa khóa để thấu hiểu và sống hạnh phúc. Tuy nhiên, cuốn sách cũng cho thấy tuổi tác không phải là rào cản chính ngăn cách giữa người lớn và trẻ em. Ví dụ, người kể cũng đã hơi già để nhớ cách vẽ, nhưng anh vẫn đủ trẻ con để hiểu và làm bạn với ông hoàng nhỏ bé bỏng, từ chốn xa lạ.
9. Không gia đình
khong_gia_dinh__hector_malot.jpg

- Không gia đình kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ, rồi cầm đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước tòa và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian xảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích...
10. Chiến binh cầu vồng
chien-binh-cau-vong-ebook.jpg

- Cuốn sách là câu chuyện đầy sống động diễn ra tại hòn đảo Belitong, nơi mà giáo dục đã “trở thành một nỗ lực vô ích đối với những đứa trẻ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, chẳng mấy hi vọng được cắp sách đến trường, phải cật lực vì cái ăn cái mặc hằng ngày dưới sự phân biệt đối xử”. Thế nhưng, ở nơi đó vẫn tồn tại những con người lao động dù khổ cực và thiếu thốn đến mấy vẫn cố gắng cho con họ đi học. Ở nơi đó vẫn tồn tại một ngôi trường với ông hiệu trưởng già yêu nghề, yêu học trò và coi nghiệp dạy học như một lẽ sống, một cô giáo trẻ chấp nhận đương đầu với những thế lực cửa quyền để bảo vệ ngôi trường nghèo nàn xiêu vẹo… Và hơn hết, ở nơi đó, có những đứa trẻ ngày ngày làm công việc cu ly toàn thời gian để kiếm tiền phụ giúp gia đình, nhưng hàng đêm vẫn khát khao mơ ước được học chữ, được đến trường dù phải vượt qua quãng đường đạp xe mỗi ngày bốn mươi cây số, vượt qua đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người… Ở nơi đó, là nơi vẫn tồn tại niềm tin, niềm hy vọng được chạm tới con đường của tri thức, mơ cao, vươn cao tới cuộc sống khai sáng của học thuật, cuộc sống no đủ của những người có học.

“Trong khi cô Mus và thầy hiệu trưởng Harfan lo rằng trường sẽ có nguy cơ đóng cửa, các bậc phụ huynh lại lo lắng về những khoản chi phí, còn lũ chúng tôi – chín đứa nhỏ mắc kẹt chính giữa – lại lo cả bọn sẽ không được đi học mất thôi. Năm trước Trường Tiểu học Muhammadiyah chỉ có mười một học sinh. Thầy hiệu trưởng Harfan không mấy tin rằng năm nay trường sẽ đạt chỉ tiêu mười học sinh, nên thầy đã âm thầm chuẩn bị bài diễn văn đóng cửa trường học. Thầy chỉ mong muốn duy nhất một điều – thêm một học sinh nữa. Thực tế đó sẽ khiến cho bài diễn văn càng thêm xót xa… Rốt cuộc, thời khắc quyết định đã điểm. Mười một giờ năm phút rồi mà tổng số học sinh vẫn chưa đủ mười. Niềm hân hoan vô bờ bến khi được đến trường trong tôi giờ đã gần như cạn sạch. Tôi hất tay cha ra khỏi vai. Sahara nức nở khóc trong vòng tay mẹ nó bởi vì quả thực nó muốn đi học tại Trường Tiểu học Muhammadiyah này biết mấy… Thầy hiệu trưởng Harfan đến bên các bậc phụ huynh và chào lần lượt từng người một. Thật đau lòng. Ai cũng vỗ vỗ lưng thầy tỏ ý an ủi. Hai mắt cô Mus giờ giàn giạ nước. Thầy hiệu trưởng Harfan bước ra đứng trước các bậc phụ huynh. Trông thầy thật khốn khổ khi chuẩn bị đọc bài phát biểu cuối cùng của mình. Thế nhưng, ngay khi thầy vừa thốt ra được mấy từ, “Assalamu’alaikum, cầu chúc mọi người an lành”, thì thằng Trapani hét tướng lên và chỉ tay về phía ngoài sân trường, khiến ai nấy đều giật bắn mình. “Harun kìa!”… Cậu con trai ấy là Harun, một cậu con trai vui nhộn và là bạn tốt của cả bọn chúng tôi. Cậu đã mười lăm tuổi, ngang với tuổi cô Mus, nhưng đầu óc hơi kém phát triển. Cậu vô cùng sung sướng và bước đi thật nhanh, gần như chạy, như thể cậu không đợi được thêm một phút giây nào nữa để nhập bọn cùng chúng tôi. Cậu chẳng để ý gì đến mẹ mình, còn bà thì khấp kha khấp khởi chạy theo cậu con trai, cố nắm chặt tay cậu. Cả hai gần như thở không ra hơi khi đến được trước mặt thầy hiệu trưởng Harfan. “Thưa thầy,” bà mẹ nói trong hơi thở hổn hển. “Làm ơn nhận thằng Harun với. Trường dành cho trẻ đặc biệt mãi tít ở đảo Bangka. Chúng tôi không thể đủ tiền để cho thằng bé học ở đấy”.Harun khoanh tay trước ngực, nét mặt bừng lên rạng rỡ. Mẹ cậu nói tiếp. “Và quan trọng hơn cả, đưa nó vào học trường này còn hơn là cho nó ở nhà, thằng bé cứ rượt đuổi bọn gà con chạy tán loạn hết cả.” Harun ngoác miệng cười, để hở những chếc răng dài, vàng khè. Thầy hiệu trưởng Harfan cũng cười. Thầy đưa mắt nhìn cô Mus, nhún vai. “Đủ mười rồi đấy,” thầy nói. Harun đã cứu chúng tôi” (trích đoạn cuốn sách Chiến binh cầu vồng).

Lời văn sống động và chân thực đến cùng cực, cảm xúc sóng sánh và được gói lại thật tròn đầy trong từng câu chữ, cuốn sách như một lời kể chuyện tự nhiên, với giọng kể lúc tủi hờn, khi xót xa, lúc đớn đau phẫn nộ và tuyệt vọng vì cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, cuả bất công xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà cuốn sách mất đi những ánh sáng tươi đẹp của hy vọng và lấp lánh niềm vui, niềm hạnh phúc của thời học trò trong sáng với cả nước mắt lẫn tiếng cười.
11. Lũ trẻ đường tàu
db190d15134b090c79da8a673b128fe3.jpg

- Lũ trẻ đường tàu là cuốn sách có nội dung xoay quanh cuộc sống của một gia đình có ba đứa trẻ: Bobbie, Peter và Phyllis. Chúng đang hạnh phúc cùng bố mẹ và có mọi thứ mình muốn trong ngôi biệt thự xinh xắn ở London. Bỗng một ngày cha bí ẩn đi khỏi nhà cùng hai người lạ và mãi không trở về. Mẹ không chịu cho chúng biết sự thật mà lẳng lặng đưa ba chị em tới sống ở một vùng quê hẻo lánh, lặng lẽ như thể một vùng đất đang ngủ quên. Nhưng lũ trẻ vốn lạc quan và ham khám phá đã không để cuộc sống của mình rơi vào im lặng, chúng luôn tìm ra những điều kỳ thú, mới lạ xung quanh. Và đặc biệt hấp dẫn chúng là đường tàu cùng những chuyến tàu ngày ngày xuôi ngược. Chúng dần trở nên thân thiết với những người làm ở nhà ga và chính họ đã truyền cho chúng tình yêu đối với đường tàu, đặc biệt là chú trực cổng Perks, người đã kể cho chúng nghe vô số điều thú vị về những đoàn tàu. Đi suốt tác phẩm, người đọc bị cuốn vào những "phi vụ" liều lĩnh quá tầm lũ trẻ. Chúng đưa người tù nhân Nga khốn khổ trốn chạy sang Anh về nhà chăm sóc, trong khi bao người lớn còn đang giữ thái độ cảnh giác với ông, rồi cuối cùng chúng giúp ông tìm lại được gia đình. Chúng lao vào đám cháy để cứu con ông sà lan mặc dù ông ta vừa la mắng nạt nộ chúng làm chúng rất ghét ông ta. Chúng còn bất chấp nguy hiểm chạy vào đường hầm có tàu chạy qua để cứu cậu thiếu niên bị gãy chân mắc kẹt trong đó… Đôi khi những việc chúng làm không mạo hiểm liều lĩnh, đó chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng lại khiến người khác vô cùng cảm động. Ấy là khi chúng âm thầm đi quyên góp quà để tổ chức sinh nhật cho chú Perks, vì đã từ lâu chú phải lo cho gia đình nên không còn biết tới sinh nhật là gì nữa. Chúng tặng hoa cho vợ ông đưa thư khi nghe tin bà ấy bị ốm, tặng quà cho bà cụ ở bưu điện nhân dịp sinh nhật mặc dù bà vừa từ chối tặng quà sinh nhật cho chú Perks, để rồi làm bà cụ vô cùng cảm động đem bao nhiêu thứ nhờ chúng chuyển tới cho gia đình Perks… Đó là những tình tiết truyện dung dị mà thấm thía về lòng nhân ái. Có thể những người lớn vì phải lăn lộn với cuộc sống mà quên không quan tâm tới những người xung quanh mình. Nhưng ở ba đứa trẻ, lòng nhân ái như thứ bản năng nguyên sơ chưa bị những lo toan trong cuộc mưu sinh hủy hoại. Trong khi mẹ bận viết truyện để trang trải cuộc sống, bọn trẻ mải mê với đường tàu và lao vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh khiến mẹ tưởng chúng quên cha rồi. Nhưng mẹ không biết ngày ngày chúng vẫn ra đứng trên hàng rào vẫy tàu Rồng xanh để nhờ Rồng xanh mang tình yêu tới cha, chỉ là chúng không dám nhắc tới cha trước mặt mẹ vì sợ mẹ buồn, còn trong lòng chúng luôn âm thầm tự hỏi: sao cha mãi chưa trở về? Câu chuyện về ba đứa trẻ nghèo sống bên đường tàu đã cuốn độc giả vào một thế giới tinh nghịch, trong trẻo mà cảm động tha thiết, một xâu chuỗi khéo léo những tình tiết tưởng như rời xa nhau nhưng hóa ra lại đồng quy ở kết thúc đầy bất ngờ. E. Nesbit kể câu chuyện bằng giọng điệu vui tươi hóm hỉnh, song ẩn sau đó là sự đồng cảm với nỗi niềm nhân vật và sự am tường tâm lý trẻ thơ, nhờ đó tạo nên sức lay động và ám ảnh lòng người. “Ôi! Cha của con, cha của con!” - tiếng Bobbie thống thiết gọi cha sau bao ngày mong ngóng cha trở về được xem là dòng văn xúc động nhất trong văn học thiếu nhi Anh bởi nó chạm tới cả những miền u khuất trong tâm hồn bao thế hệ độc giả.
 

Đính kèm

  • đảo chìm.jpg
    đảo chìm.jpg
    75,6 KB · Lượt xem: 18
  • tảng sáng.jpg
    tảng sáng.jpg
    42,1 KB · Lượt xem: 18
Hiệu chỉnh:
mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
 
×
Quay lại
Top