Những cây cầu cạn đường sắt hùng vĩ và tráng lệ của những năm 1800

_Mina_

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2016
Bài viết
124
Chuyện xưa kể rằng trên thiên đình, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một đàn trâu giống, ngài sai Ngưu Lang chăn bầy trâu này.

Anh chàng này lại mê một cô gái dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê coi trâu, để chúng đi nghênh ngang vào cung điện. Còn Chức Nữ thì mê mẩn tiếng sáo của Ngưu Lang mà trễ nải dệt vải.

Cuối cùng Ngọc Hoàng tức giận cách ly hai người, người đầu sông, kẻ cuối nguồn.

Nhưng Ngài cũng thương tình cho đôi trẻ yêu nhau, nên cứ vào rằm tháng 7 hằng năm họ được gặp nhau một lần qua cây cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân.

Cây cầu nối lại những tình cảm nhớ nhung, mong đợi sau một năm dài xa cách.

Còn trên thế giới cũng có những cây cầu làm giao thông thuận lợi đã đi vào lịch sử, đó là những cây cầu cạn đường sắt hùng vĩ và tráng lệ của những năm 1800. Mời bạn kéo chuột xuống để xem tiếp nhé!



1-cau-tu-che.jpg


Hình ảnh được ghi lại về một cây cầu tự chế. Những người đàn ông ngồi ở giữa công trình giao thông này đã cung cấp cho một ý tưởng về độ cao hợp lý của nó. Chiều cao cầu căn cứ vào đường kính của những cây gỗ đỏ được ghi chép lại thông số rồi dùng làm hình ảnh minh họa cho một công ty xây dựng.



2-khung-cau.jpg


Cây cầu gỗ ban đầu có đầy hạn chế. Gỗ xẻ ra chưa qua xử lý chống mối, ẩm, mục, nó chỉ kéo dài được khoảng 20 năm và những đầu máy xe lửa đi qua đây dễ gây cháy cầu.

Tuy nhìn bên ngoài trông cây cầu cạn đường sát này cũng hùng vĩ và tráng lệ thật đấy. Nhưng đây là năm 1800, tàu chỉ có một đầu và 2 toa, chứ vào thế kỷ 21, đoàn tàu dài 7 – 8 toa thì “em không dám đi cầu cây rồi!”



3-thai%20binh%20duong.jpg


Giàn công trình giao thông đường sắt ở trung tâm Thái Bình Dương năm 1869. Ồ trông kiên cố thật nha, kết cấu của nó là những cột gỗ đan hình chữ X xuất phát từ khu dân cư kéo một đường cong rất mỹ thuật tới chân núi. Xem ra kỹ thuật dựng cầu cạn thời đó cũng tinh xảo không thua gì thời hiện đại rồi!



4-thung-lung-tanana.jpg


Một đoàn tàu của thung lũng Tanana băng qua một cây cầu cạn ở Fox Gulch năm 1916.

Đối với bộ khung gỗ cao như thế này, những loại gỗ dẻo, có thể uốn cong được sử dụng. Không giống như chỗ uốn cong ở phần cọc, chỗ bẻ cong của khung sườn thường được dùng các loại gỗ vuông để trợ lực cho cọc bên dưới thêm vững chắc.

Khung sườn khi xây dựng nên là cả một câu chuyện, chiều cao của mỗi cây cột là từ 3 đến 16 mét. Đối với các trụ rất cao, mỗi phần như vậy được xây dựng ở nơi bằng phẳng trên mặt đất, sau đó nối tiếp các khung lên kéo dài đến thung lũng, tạo thành một đường cao tốc trên không trung.



5-dao-deer.jpg


Cây cầu cạn cho xe lửa ở đảo Deer thuộc Boston, bang Massachusetts (Mỹ). Với thiết kế chắc chắn như thế này, nếu tàu lửa chưa đi qua thì làm cuộc bách bộ có vẻ cũng ổn định lắm đấy!



6-hung-vi.jpg


Chà, nhìn tấm hình này chỉ ước phải chi có thêm màu để tường tận độ hùng vĩ và tráng lệ của cây cầu cạn đường sắt nhỉ?

Thực ra ban đầu người ta muốn nhanh chóng có một con đường mà không phải đường bộ cho việc đi qua thung lũng dễ dàng hơn, nhưng sau khi xuất hiện cây cầu gỗ, chủ sở hữu tìm cách thay thế nó thành cầu thép hoặc bê tông cho bền hơn.



7-tu-sua-cau.jpg


Cây cầu trên không đang được tu sửa bởi các kỹ sư quân đội của Đại tá Herman Haupt.

Gần một nửa trong số các cây cầu cao 61 mét được xây dựng để đi trong tuyến đường sắt ở bang Washington của Mỹ và đến đảo Vancouver, British Columbia, Canada.

Đối với các quốc gia Châu Âu, làm công trình giao thông bằng gỗ thực sự rất tốn kém nhưng với Mỹ và Canada thì giá lại rẻ, gỗ đã có sẵn đầy trong rừng. Hai nơi này đã trở thành khu vực trung tâm cho hàng trăm tuyến đường sắt khai thác gỗ và tạo nên những cây cầu sinh thái đầy ấn tượng và quyến rũ.



8-gian-khung-go.jpg


Giàn khung bắc ngang qua McBride Creek ở phía bắc của thành phố Columbia. Gỗ được xẻ “nóng” và cho vào làm giàn giáo ngay và luôn như thế này đây. Trông mới kì vĩ làm sao!!!



9-khung-go.jpg


Chụp như thế này nhìn tổng quát hơn, bạn thấy đấy, các bộ khung làm giá đỡ cho đoạn đường sắt đi qua. Tuy nhiên, tàu hỏa lưu thông ở đây gặp phải một ít trở ngại như dễ gây cháy nổ sập cây cầu, vì làm bằng gỗ thô chưa xử lý mà. Thêm nữa là giàn giáo trụ cầu không an toàn, cầu sẽ bị rung chấn mạnh khi tàu đi qua, và tàu chạy ở đây bắt buộc tốc độ cỡ con rùa mà thôi.

Ban đầu, các kỹ sư cũng có cách để giải quyết, và chất liệu gỗ được thay bằng thép sau thời gian ngắn hoạt động không tối ưu.



10-creek%20montana.jpg


214 chân giàn gỗ đồ sộ ở Creek Montana, trên đường sắt bắc Great. Có một đoàn tàu đang di chuyển trên cây cầu cạn hoành tráng này.



11-chan-tuong.jpg


Một cây khác có 203 chân tường cao cấp với dày đặc chữ “X” ở tiểu bang Washington, nước Mỹ.



12-sherman.jpg


Một cây cầu đang được hoàn thiện ở Sherman, Wyoming, Hoa Kỳ. Nhìn tới nhìn lui có vẻ phức tạp nhỉ?



13-dang-xay-cau.jpg


Công đoạn xây dựng giàn, nhìn cứ như là một bộ xương khủng long hóa thạch vậy.



14-gian-erie.jpg


Giàn Erie đang trong quá trình xây dựng.



15-thong-duong.jpg


Đã đến lúc thông đường và cho tàu hỏa lưu thông, bên dưới là các anh em đang thu dọn bãi chiến trường.



16-do-cong.jpg


Trong mọi trường hợp, độ cong của tuyến đường sắt đã được gia giảm thông qua các đường cong của giàn khung đỡ, mật độ các cây gỗ cấu tạo nên khung dày đặc hơn. Độ cong có lúc được giảm thiểu tới mức toàn bộ chiều dài cầu có đoạn bẻ thành góc 90 độ.



17-lung-nui.jpg


Đường sắt bằng gỗ cũng “ôm eo” lưng núi một cách phi thường và nổi bật. Kỹ sư trưởng lúc bấy giờ là Andrew McCulloch đã quản lý cách để xác định vị trí, bố trí và xây dựng nên một tuyến đường sắt trực tiếp thông nhau trong thung lũng Myra Canyon, Canada.
 
×
Quay lại
Top