Những căn bệnh lạ có thể biến con người thành nhân vật cổ tích đời thực

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Mặc dù sở hữu tên gọi rất lọt tai nhưng những căn bệnh kỳ quặc này đã gây ảnh hưởng và chi phối không ít tới cuộc sống của người bệnh, thậm chí còn cướp đi tính mạng của họ.

1. Hội chứng Nàng tiên cá


nhung-can-benh-la-co-the-bien-con-nguoi-thanh-nhan-vat-co-tich-doi-thuc.jpg

Bé Shiloh Pepin, người Mỹ bị mắc Hội chứng Người cá. Bé đã qua đời năm 2009 khi mới vừa tròn 10 tuổi.


Hội chứng Nàng tiên cá, hay Hội chứng Người cá có tên khoa học là Sirenomelia. Nhưng để dễ nhớ hơn, người ta thường gọi tắt với cái tên gắn liền với nhân vật nàng tiên cá thường xuất hiện trong truyện cổ tích.

Những người mắc căn bệnh này thường có triệu chứng hai chân hợp nhất thành một, tạo thành một chi duy nhất có hình dáng giống đuôi cá. Căn bệnh này xảy ra khi dây rốn không hình thành 2 động mạch, động mạch duy nhất sẽ lấy máu và dinh dưỡng từ phần dưới cơ thể khiến bào thai thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển thành 2 chân riêng biệt.

Trong 100.000 trẻ mới có 1 trẻ không may mắc phải. Phần lớn những trẻ mắc Hội chứng Nàng tiên cá cũng không có khả năng sống sót lâu.

2. Hội chứng Người khổng lồ một mắt

nhung-can-benh-la-co-the-bien-con-nguoi-thanh-nhan-vat-co-tich-doi-thuc.jpg

Một thai nhi người Nigeria mắc bệnh.

Đúng như tên gọi, Hội chứng Người khổng lồ một mắt gây ra dị tật chỉ có một mắt duy nhất. Theo lý giải khoa học, sự dị dạng này bị gây ra bởi thất bại trong quá trình hình thành não trước và khoang mũi.

Biểu hiện điển hình của bệnh là chỉ có 1 hốc mắt duy nhất nằm chính giữa trán hoặc đằng sau đầu, mũi bị khuyết thiếu hoặc nếu có thì không có chức năng. Phần lớn các bào thai bị mắc dị tật này đều chết trước khi chào đời.

Hội chứng Người khổng lồ một mắt còn được biết đến với một loạt các tên khác nhau như Cyclopia, Cyclocephaly hay Synophthalmia. Tỷ lệ mắc hội chứng này ở động vật cao hơn so với con người, tuy nhiên y học thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp như vậy ở người.

3. Hội chứng Công chúa ngủ trong rừng

nhung-can-benh-la-co-the-bien-con-nguoi-thanh-nhan-vat-co-tich-doi-thuc.JPG

Beth Goodier, 20 tuổi là 1 trong số khoảng 1.000 "người đẹp ngủ" trên thế giới.

Trong khi những người thường luôn ao ước được ngủ nướng cả ngày thì những bệnh nhận mắc phải Hội chứng Người đẹp ngủ lại chỉ muốn được làm cú đêm vì suốt cuộc sống của họ đã gắn liền với những giấc ngủ ly bì kéo dài từ ngày này qua ngày khác.

Được biết, hội chứng Người đẹp ngủ có tên gọi chính thức là Kleine - Levin. Đây là một căn bệnh rối loạn thần kinh về giấc ngủ và chế độ ăn uống. Người mắc bệnh thường ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, thậm chí có thể kéo dài qua nhiều ngày liền. Mỗi lần thức, họ chỉ dành thời gian cho việc ăn uống và đi vệ sinh. Khoảng thời gian thức của họ rất ngắn mà vẫn có những triệu chứng mệt mỏi, ảo giác, lú lẫn...

Theo thống kê, trên thế giới chỉ có khoảng 1.000 người mắc căn bệnh này. Nhưng điều đáng buồn nhất căn bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc chữa.

4. Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên

nhung-can-benh-la-co-the-bien-con-nguoi-thanh-nhan-vat-co-tich-doi-thuc.JPG

Abigail Moss là một trong những người mắc phải hội chứng kỳ quặc này.


Ảo giác nhìn những người xung quanh nhỏ những người tí hon còn mình như người khổng lồ không chỉ là điều có trong truyện "Alice ở xứ sở thần tiên" mà nó còn thực sự là một căn bệnh được y học đề cập tới có tên Micropsia.

Hội chứng Micropsia còn được gọi với cái tên dễ nhớ hơn là Alice ở xứ sở thần tiên. Những người mắc phải hội chứng sẽ nhìn thấy vật thể bình thường trở nên quá nhỏ hoặc quá lớn. Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần. Thậm chí, một số bệnh nhân còn cảm thấy một phần th.ân thể mình biến dạng, ví dụ tai bỗng nhiên phồng to ra.

Hội chứng này được lý giải là do một sự bùng phát hoạt động điện, tạo ra một luồng máu bất thường đổ vào vùng não xử lý thị giác và phần não xử lý bố cục, kích cỡ và hình dáng.

Tuy nhiên, cũng giống như Alice trong xứ sở thần tiên, hội chứng này có xu hướng biến mất khi người mắc bệnh già đi.


(Nguồn: Tổng hợp)
Theo Chi Mai / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top