Những bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại

✨Tiramisu✨

✨Just breathe✨
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/10/2011
Bài viết
3.091
Cảnh tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 của hòa thượng Thích Quảng Đức chính là một trong những bức ảnh gây chấn động và được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới.

Cô gái Afghanistan (1984)
1-22.jpg
Nhiếp ảnh gia: Steve McCurry
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia của National Geographic chụp được tại một trại tị nạn ở Afghanistan. Trong ảnh là cô bé Sharbat Gula, một học sinh trong khu tị nạn. Khi chụp bức ảnh này, cô bé mới 12 tuổi. Danh tính của Gula được xác định năm 1992.
Cô bé Omayra Sánchez (1985)
2-21.jpg
Nhiếp ảnh gia: Frank Fournier
Omayra Sánchez là một trong số 25.000 nạn nhân trong trận núi lửa Nevado del Ruiz (Colombia) xảy ra vào ngày 14/11/1985. Cô bé 13 tuổi này bị kẹt trong nước và bê tông trong vòng 3 ngày.
Chân dung Thủ tướng Anh Winston Churchill (1941)
3-15.jpg
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia người Canada Yousuf Karsh chụp khi Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Ottawa. Bức chân dung của ông Churchill đã đưa tên tuổi Karsh trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Bức ảnh này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Life.
Cảnh khốn khổ của dân tị nạn Kosovo (1999)
4-15.jpg
Nhiếp ảnh gia: Carol Guzy
Bức ảnh này đã đoạt giải Pulitzer năm 2000. Trong ảnh là bé Agim Shala (2 tuổi) được ông bà chuyển qua hàng rào tại một trại tị nạn ở Kukes, Albania. Các thành viên trong gia đình Shala đã đoàn tụ tại đây sau khi sơ tán vì xung đột ở Kosovo.
Em bé đói lả bò về phía trại lương thực (1994)
5-13.jpg
Nhiếp ảnh gia: Kevin Carter
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer này được chụp năm 1994 trong nạn đói ở Sudan. Bức ảnh cho thấy một em bé đói lả đang cố bò tới một trại lương thực của Liên hợp quốc, cách đó khoảng 1 km.
Phía sau em bé là con chim kền kền như đang chực chờ đứa bé chết đi để ăn thịt. Bức ảnh đã khiến cả thế giới phải sốc và thương cảm. Không ai biết số phận của đứa bé ra sao, kể cả tác giả của bức ảnh, bởi ngay sau khi chụp bức ảnh này, ông Carter cũng bỏ đi ngay. 3 tháng sau, tác giả của bức ảnh tự tử vì bị trầm cảm.
Bồn nước riêng (1950)
6-11.jpg
Nhiếp ảnh gia: Elliott Erwitt.
Bức ảnh này là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy sự phân biệt đối xử giữa hai màu da.
Hòa thượng tự thiêu (1963)
7-9.jpg
Ngày 11/6/1963, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng lên người và tự thiêu tại một ngã tư đông đúc của Sài Gòn nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Bức ảnh được truyền đi khắp thế giới và gây sự chú ý trên toàn cầu. Phóng viên chụp bức ảnh này là Malcolm Browne, người giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963.
Hạnh phúc (năm 2000)
8-7.jpg
Nhiếp ảnh gia: Charles O’Rear.
Đây là bức ảnh thiên nhiên ở hạt Napa, California, với những ngọn đồi xanh mướt, bầu trời xanh và những đám mây trắng đan xen. Bức ảnh sau này được rất nhiều người dùng làm màn hình nền máy tính.
Cháy nhà máy Triangle Shirtwaist (1911)
9-5.jpg
Trong bức ảnh, xác người chết nằm ngổn ngang trong công ty Triangle Shirtwaist. Vụ cháy xảy ra ngày 25/3/1911 là thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ, cướp đi sinh mạng của 146 công nhân, trong đó chủ yếu là lao động trẻ.
Khi đám lửa bốc cháy tại nhà máy ở New York này, công nhân không thể thoát được ra ngoài, vì các cánh cửa bị đóng hết. Lý do là vì thường ngày, chủ nhà máy sợ công nhân tranh thủ nghỉ ngơi và lấy trộm đồ.
đỗ quyên
Theo Infonet.vn
 
×
Quay lại
Top