Những Bệnh Trẻ Em Thường Gặp Vào Mùa Nồm Ẩm

kosmenvietnam

Thành viên
Tham gia
12/5/2022
Bài viết
4
Nồm là một hiện tượng thời tiết rất thường thấy ở phía đông Bắc Bộ, khi độ ẩm của không khí lên cao 90%. Trời nồm tác động trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ bởi độ ẩm không khí cao còn ảnh hưởng đến niêm mạc phế quản, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về đường hô hấp mãn tính như hen phế quản hay viêm phổi. Cùng tìm hiểu những bệnh mà trẻ em thường gặp khi trời nồm và các phòng tránh hiệu quả.

Tổng hợp bệnh trẻ thường gặp khi trời nồm ẩm

Trời nồm dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc kinh trưởng và phát triển.
  • Bệnh viêm họng thường gặp ở trẻ vào mùa nồm
Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm, đặc biệt là viêm họng. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở phía trong cổ họng, khiến cho họng bị đau, đỏ hoặc sưng một cách nhanh chóng. Viêm họng ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm. Thông thường nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ ổn định sau khoảng 1 tuần.

Trời nồm ẩm khiến các căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện nhiều hơn
  • Bệnh hen suyễn
Đối với trẻ em bị hen suyễn, độ ẩm có thể ảnh hưởng đến tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nấm mốc và mạt bụi phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao. Ngoài ra, độ ẩm cùng với nhiệt độ cao làm tăng sức cản của đường thở khi trẻ thở, gây ho và co thắt đường thở ở những bé bị hen suyễn nhẹ.
  • Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoster. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp vào mùa đông xuân. Thời tiết nồm ẩm ướt càng dễ khiến cho bệnh lây lan.
  • Bệnh sởi
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ và thường thành dịch trong thời tiết nồm ẩm, giao mùa. Trẻ rất dễ lây nhau khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy đây là căn bệnh lành tính nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm phế quản, thậm chí có trường hợp tử vong.

Bệnh sởi dễ phát tán vào mùa nồm ẩm
  • Viêm nhiễm vùng kín ở trẻ trong mùa nồm
Thời tiết không khô ráo khiến quần áo ẩm mốc, là điều kiện tốt để nấm mốc sinh sôi, nảy nở. Điều này khiến cho nhiều người mắc phải các căn bệnh ở vùng kín như ngứa ngáy, viêm nhiễm.
  • Các bệnh về da do độ ẩm cao gây ra
Trời nồm độ ẩm trong không khí tăng cao khiến cho không khí ẩm ướt do đó làn da trở nên ẩm ướt. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng... đặc biệt đối với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nồm ẩm

Sau đây là một số lời khuyên để giữ gìn sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm.
  • Trẻ em cần phải tiêm phòng đầy đủ khi đến lịch tiêm
  • Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để phát hiện những dấu hiệu bất thường như ho, sốt cao, quấy khóc, lười ăn..
  • Hạn chế không khí vào nhà, bạn nên đóng kín các cửa sổ.
  • Trang bị một chiếc máy hút ẩm không khí trong gia đình xua tan cảm giác nồm, giúp nhà luôn khô thoáng
Máy hút ẩm loại bỏ độ ẩm từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh do nồm ẩm mang lại

  • Mặc nhiều áo cho trẻ để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh.
  • Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh. Bổ sung vitamin C từ nước cam, chanh…
  • Tắm nước nóng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên, loại bỏ vi khuẩn, tránh các bệnh nhiễm trùng đang tiềm ẩn nguy cơ cao.
  • Lau người cho trẻ bằng khăn ấm, chú ý vùng cổ, bẹn, nách khi trẻ sốt; Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng
  • Nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày, cho trẻ nhỏ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 15 phút mỗi buổi sáng sớm hoặc xế chiều.
  • Hãy cho trẻ đi tất, giày ấm. Trước khi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trong nước ấm, lau khô để ngừa cảm lạnh. Tránh để trẻ bị ướt chân vì mưa lạnh, làm khô ngay để tránh cảm lạnh.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ vào mùa nồm và tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Xem thêm các bài viết khác liên quan:
 
×
Quay lại
Top