Những bản hợp đồng “trói gà”

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
(Dân trí) - Ký hợp đồng thuê nhà, chuyện tưởng rất bình thường nhưng lại là một trong những vấn đề “hãi” nhất của sinh viên thuê trọ. Không phải vì vấn đề pháp lý (được như thế đã tốt cho sinh viên) mà vì chủ nhà luôn dùng những bản hợp đồng oái oăm để bòn rút.

Hợp đồng thuê nhà, trách nhiệm chỉ một phía
“Soi” vào một bản hợp đồng thuê nhà giữa bà Đ.T.Tiến ở phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) với gần 30 sinh viên trong dãy trọ, nội dung hợp đồng buộc sinh viên phải gánh tới 16 trách nhiệm, như: Đóng tiền nhà đúng ngày, không được tụ tập bạn bè, không được bật nhạc, cười nói to; tắc cống phải tự bỏ tiền thông… Những điều khoản đơn giản thế này lại trở thành “tử thần” với sinh viên ở đây.
hopdong21509.JPG

Trong bản hợp đồng này, bên B (sinh viên) “gánh” đến 16 trách nhiệm, còn bên A chỉ duy nhất trách nhiệm giao phòng. (Ảnh: Hoài Nam)

Bản hợp đồng gần kín ba trang giấy với 16 điều khoản do bên A (bà Tiến) đưa ra. Mỗi điều khoản bà Tiến đưa ra lại được chốt bằng câu nếu bên B (người thuê nhà) vi phạm thì sẽ bị phạt tiền hoặc đuổi đi. Toàn bộ bản hợp đồng chỉ nói đến trách nhiệm của bên B, còn phía bên A chỉ được nhắc đến một câu ngắn gọn: “Bên A có trách nhiệm giao phòng”.



Bản hợp đồng hoàn toàn một chiều, chủ nhà soạn sẵn và sinh viên đồng loạt phải ký, không kêu ca, phàn nàn, không thích thì dọn đồ chuyển đi. Lan, ĐH Thương mại cho hay: “Nhiều điều khoản rất tốt cho sinh viên như không tụ tập uống rượu, cờ bạc… Nhưng vấn đề là chủ nhà áp dụng thế nào, họ chỉ viện vào đó để “hành” sinh viên”. Rồi Lan đưa ra dẫn chứng: “Nghiêm cấm bạn bè đế tụ tập, gây mất trật tự”, hợp đồng viết thế và chúng em chấp hành. Nhưng bạn bè đến phòng chơi, dù chỉ ngồi nói chuyện chủ nhà cũng qua nói mình vi phạm hợp đồng, dọa đuổi đi”.

056sinhvien21509.JPG

Sinh viên thuê phòng trọ của bà Đ.T.Tiến sẽ chịu điều khoản: “Khi đang ở mà cố ý dọn đi và bị đuổi thì bên A không trả lại tiền nhà và tiền đặt cọc cho bên B”. (Ảnh: Hoài Nam)

Trước khi đến đây ở, sinh viên phải đóng 200.000 đồng tiền đặt cọc và đọc bản hợp đồng thì họ biết số tiền này chẳng bao giờ lấy lại được. “Khi đang ở mà cố ý dọn đi và bị đuổi thì bên A không trả lại tiền nhà và tiền đặt cọc cho bên B”.
H, sinh viên ngành Luật nói: “Đọc nội dung này em thấy vô lý quá, muốn chuyển chỗ ở hay bị đuổi thì cũng đều bị mất tiền như nhau nhưng mình vẫn phải ký, không đồng ý thì thôi. Chỗ em đặt cọc 200.000 đồng là còn ít, nhiều bạn em còn phải đặt cọc cả triệu, biết mất vẫn phải chịu. Hợp đồng thuê nhà nhưng tiền nhà, điện nước không được nói đến, thích là tăng bằng miệng, không cần thông báo”.
Sinh viên “ốm đòn”
Đúng như sinh viên nói, mục đích của bản hợp đồng không phải vấn đề pháp lý trong việc thuê nhà mà “luật” để chủ nhà “trói” sinh viên.
Cùng từ áp dựng bản hợp đồng nói trên mà xóm trọ của Lan tháng nào cũng có sinh viên bị phạt tiền và đuổi đi. “Lý do đuổi thì nhiều lắm và ai cũng có thể vi phạm. Đi về muộn sau 22h30: đuổi,; bật nhạc, nói chuyện to: đuổi… Cứ mỗi lần đuổi như thế, người mới đến chủ nhà không chỉ có thêm 200.000 tiền đặt cọc và lấy cớ tăng luôn tiền nhà”, Lan kể.
Cô chỉ sang phòng số 3: “Mấy bạn phòng này cuối tháng phải chuyển đi lý do là đóng tiền nhà chậm một ngày. Trong hợp đồng ghi là ngày 3 hàng tháng đóng tiền nhà nhưng tháng vừa rồi trùng với ngày nghỉ lễ, mùng 5 các bạn mới lên nên “bị đuổi không cần trình bày lý do”.
078banHD.JPG

Trong hợp đồng thuê phòng tại một xóm trọ ở Nguyễn Lương Bằng, sinh viên phải đóng 1,5 triệu tiền đặt cọc. Và theo sinh viên, "của đi đừng nghĩ đến việc lấy lại". (Ảnh: Hoài Nam).
Mới đây, Nhàn, HV Báo chí & Tuyên truyền, thuê nhà ở Hào Nam (quận Ba Đình) còn bị chủ nhà “móc túi” một cách oan ức nhưng cũng đành nuốt nước mắt vào trong. Chẳng là phòng trọ Nhàn ở đầu dãy, bị nắng chiếu vào nên Nhàn phải treo ri-đô.
Việc chỉ có thế, vậy mà cuối tháng chủ nhà ra thu tiền, chẳng hiểu cộng thế nào mà tăng thêm 200.000 đồng. Nghĩ chủ nhà nhầm, Nhàn hỏi thì chủ nhà chỉ vào tấm ri-đô của Nhàn, nói: “Cô đóng đinh lên tường, phạt 200.000 còn kêu ca gì”. Nhàn cố cãi thì chủ nhà chìa bản hợp đồng thuê nhà, chỉ vào điều khoản thứ 24: “Cấm đóng đinh, vẽ bậy lên tường. Vi phạm phạt 200.000 đồng”.
Tuy nhiên đây chưa phải là nội dung oái oăm nhất trong bản hợp đồng có đến 36 điều khoản toàn bộ là “Bên B phải…”. Nhàn cho biết mới đây, phòng số 3 còn bị phạt tiền vì tội vi phạm điều khoản: “Sau 7 giờ tối mà không đưa quần áo phơi ngoài sân vào, làm ảnh hưởng không gian của mọi người, phạt 50.000 đồng”.
Nữ sinh này bức bối: “Có người nói chúng em ngu, sao không đọc trước hợp đồng nhưng điều khoản cuối là: “Hợp đồng này hoàn tất với sự đồng ý của tất cả bên B. Ai không đồng ý thì chuyển đi ngay trong ngày”, thì chúng em đọc để làm gì?”.
hopdong.JPG


Có công bằng cũng chỉ trên giấy, còn “xử” thế nào là quyền của chủ nhà. (Ảnh: Hoài Nam)
Sinh viên xóm trọ 6 phòng ở phố Nguyễn Lương Bằng được ký bản hợp đồng thuê nhà có vẻ công bằng khi chủ nhà liệt kê ra hàng loạt trách nhiệm của mình như bên A (bên cho thuê nhà) phải sửa chữa những hỏng hóc thuộc tài sản chung của nhà trọ, sẽ hoàn lại tiền nhà, đặt cọc cho sinh viên nếu bên A đột ngột lấy phòng… Thế nhưng công bằng chỉ ở trên giấy. Sinh viên vi phạm bị phạt tiền ngay còn chủ nhà vi phạm thì… còn lâu.
Mạnh, ĐH Ngoại thương cho biết: “Cánh cửa nhà tắm trước khi em chuyển đến đã bị hỏng. Em nói chủ nhà sửa thì họ khất hơn ba tháng nay rồi. Em đưa bản hợp đồng ra thì bà chủ nói: “Thằng này láo nhỉ, mày giỏi thì xách đi mà kiện”.
“Chúng em phải đóng 1,5 triệu tiền đặt cọc, người ta nói sẽ hoàn lại khi trả phòng. Nhưng thực tế, nếu mình chuyển đi họ cũng vặn vẹo trừ đủ khoản, thậm chí là phí hao mòn tài sản trong khi đã có tiền thuê nhà”, Hồng, ĐH Kinh tế Quốc dân nói.
Thực thế cũng có những nơi chủ nhà đưa ra những quy định ở xóm trọ rất mang tính xây dựng, để quản lý sinh hoạt của sinh viên trong khuôn khổ. Nhưng phần lớn các hợp đồng đều một chiều, sinh viên có ngoan đến mấy thì cũng không tránh khỏi vi phạm.
Lan bày tỏ suy nghĩ của mình: “Chúng em không đòi hỏi phải được đối xử như một “thượng đế”, nhưng đã bỏ tiền đi thuê nhà, chúng em cần sự công bằng. Em nghĩ cần có quy định những hộ gia đình có nhà cho thuê phải đăng ký hợp đồng thuê nhà cho cơ quan chức năng để hợp đồng này phù hợp cho cả hai bên và nó thật sự có giá trị về pháp lý”.
Hoài Nam
 
Hjc. thế này ai còn dám đi ở trọ nữa.:KSV@18:
 
Liên hệ với mình qua acc yahoo thienthan_chip@yahoo.com.vn,mình sẽ hướng dẫn tìm phòng trọ cho sinh viên
Phòng sạch sẽ, thoáng, giờ tự do, lối đi riêng, ADSL, CABLE TV free... Ngoài ra còn có bộ phận lao công làm việc dọn dẹp vệ sinh chung, bảo vệ giữ xe...


Giá Phòng Sinh Viên:


600/2n, 1000/3n, 1400/4n...
Có giá cho sinh viên ở tỉnh lên trọ.
Hỗ trợ phòng trọ cho sinh viên có điều kiện khó khăn.
 
LeDuy ở đâu thế??? mình đàn tìm phòng để mình với em gái ở nè :(
 
mình thật sự không hiểu sao nữa? ở ngoại ô mà tiền nhà mắc hơn trong nội ô. 1,6 triệu cho 4 người. híc híc
 
Mấy bà chủ nhà này chắc bị đoản hậu quá!
 
LeDuy ở đâu thế??? mình đàn tìm phòng để mình với em gái ở nè :(
ở bên mình còn phòng tông nè. tiền điện nước chổ giư xe lun là 150k đối với xe máy 1 người. phòng ở bao nhiu người thì tùy.
giá khoảng 1tr4. đối diện nhà sách nguyễn văn cừ bên xô viết nghệ tỉnh. gần tượng đài liệt sỉ.
 
Ổng Lê Duy ở chỗ nào mà bảo tìm phòng trọ cho anh em.Chắc là ổng này quan hệ rộng nên bất cứ chỗ nào cũng tìm được hử.:KSV@05::KSV@05:
 
×
Quay lại
Top