Những ai không thể tiêm vắc-xin COVID-19?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Các loại vắc-xin coronavirut hiện có đã được thử nghiệm trên người trưởng thành ở nhiều lứa tuổi, cũng như trên những người mắc các bệnh mãn tính, kết quả dường như an toàn. Nhưng có một số ít nhóm đối tượng không nên tiêm vắc-xin ở thời điểm này.

Lưu ý: Bài viết là quan điểm của Linda Geddes, một phóng viên khoa học thuộc tạp chí Guardian, được đăng trên chuyên trang Gavi - The Vacccine Alliance (Gavi là một trong các đối tác của WHO, UNICEF và nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ khác) vào ngày 5/2/2021. Mọi thông tin trong bài viết chỉ có giá trị kham thảo và có thể các số liệu được nêu đã có sự thay đổi ở thời điểm hiện tại.

Những ai không thể tiêm vắc-xin COVID-19?

Vắc-xin là một trong những biện pháp can thiệp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hiệu quả nhất, nhưng vẫn tồn tại một số đối tượng không thể tiếp nhận chúng. May mắn thay, không phải loại vắc-xin COVID-19 nào đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp trên thế giới cũng đều chứa virut dạng sống, vì vậy những người có hệ miễn dịch yếu có thể tiếp nhận chúng an toàn, không như một số loại vắc-xin khác, như vắc-xin sốt vàng da và vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR). Điều này có nghĩa là nhiều người trên thế giới có thể được bảo vệ khỏi virut SARS-CoV-2 gây ra COVID-19. Ngay cả vậy, vẫn có một số ít nhóm đối tượng không nên tiêm vắc-xin ở thời điểm này, hoặc nên thận trọng cân nhắc rủi ro và lợi ích với nhà cung cấp dịch vụ y tế:

NGƯỜI CÓ TIỀN SỬ DỊ ỨNG ĐẶC BIỆT

Đầu tháng 12 năm ngoái, việc sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech ở những người có tiền sử dị ứng nặng đã bị tạm đình chỉ sau khi 2 nhân viên y tế người Anh bị sốc phản vệ. Trong vài tuần sau đó, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Chăm sóc y tế và Dược phẩm của UK đã đánh giá dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm vắc-xin, bao gồm những người có tiền sử dị ứng nặng nhưng không liên quan, và không tìm thấy bằng chứng nào về nguy cơ gia tăng sốc phản vệ. Chỉ những người bị dị ứng với liều đầu tiên của loại vắc-xin này, hoặc có phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, mới không nên tiêm chủng. Tương tự, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã khuyến nghị rằng chỉ những ai bị dị ứng với liều trước đó của vắc-xin mRNA COVID-19 hoặc với một trong các thành phần của vắc-xin – bao gồm polyetylen glycol (PEG), và một loại phân tử có liên quan là polysorbate – mới không nên tiêm chủng. Vắc-xin Moderna cũng chứa PEG, trong khi vắc-xin AstraZeneca chứa Polysorbate 80, một loại chất nhũ hoá có trong nhiều loại vắc-xin, kể cả vắc-xin cúm. Không có báo cáo nào về bệnh nhân bị dị ứng PEG khi tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Cũng không có vắc-xin COVID-19 nào được cấp phép đến thời điểm hiện tại chứa protein của trứng hoặc cao su latex, vì vậy người bị dị ứng với những chất này có thể tiêm chủng.


TRẺ EM DƯỚI 16 TUỔI

Các quốc gia khác nhau có thái độ tiếp cận khác nhau về vấn đề tiêm chủng cho trẻ em dưới 16 tuổi. Ví dụ, CDC Hoa Kỳ khuyến nghị rằng người từ 12 tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin, với vắc-xin Pfizer-BioNTec được cấp phép cho độ tuổi này. Uỷ ban châu Âu cũng đã cho phép tiêm loại vắc-xin này cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ em chiếm ít hơn 3% số ca mắc COVID-19, và trẻ em có xu hướng ít mắc bệnh hơn và có tiên lượng tốt hơn so với người lớn, nên WHO không khuyến nghị tiêm vắc-xin cho trẻ em ở thời điểm hiện tại.

NGƯỜI CÓ CÁC BỆNH LÝ NỀN

Các thử nhiệm giai đoạn 3 của hầu hết các loại vắc-xin được cấp phép ở nhiều quốc gia cho đến nay bao gồm cả những người tham gia có các bệnh lý nền, như cao huyết áp, tiểu đường hoặc hen suyễn. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các loại vắc-xin ấy an toàn và hiệu quả đối với những nhóm đối tượng trên.

Người nhiễm HIV hoặc các bệnh lý khác dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch có ít dữ liệu hơn, và chỉ có một số ít những người này đã đăng ký thử nghiệm vắc-xin. Không loại vắc-xin nào chứa virut dạng sống nên không có cơ sở nào để kết luận vắc-xin không an toàn đối với những nhóm đối tượng trên, nhưng có khả năng phản ứng miễn dịch của họ với vắc-xin sẽ yếu hơn, và do đó tính hiệu quả của vắc-xin sẽ kém hơn. Các kết quả tạm thời từ thử nghiệm giai đoạn 2 của Novavax dường như đang ủng hộ giả định ấy; người ta nhận thấy loại vắc-xin này hiệu quả 60% trong việc ngăn ngừa dịch bệnh ở những người không nhiễm HIV, nhưng chỉ hiệu quả 49,9% đối với những người nhiễm HIV có tham gia vào thử nghiệm. Tuy nhiên, ngay cả nếu con số trên được chứng minh là đúng, những nhóm người này cũng có khả năng bị nhiễm COVID-19 dạng nặng. Vì vậy cả WHO và CDC đều đề nghị những người thuộc các nhóm đối tượng ấy phải tham khảo ý kiến bác sĩ về quyết định tiêm chủng của họ.


PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Do phụ nữ mang thai bị loại trừ khỏi các cuộc thử nghiệm vắc-xin lâm sàng, nên không có đủ dữ liệu để kết luận liệu vắc-xin có an toàn với họ hay không. Tuy nhiên, vì phụ nữ mang thai dường như có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn người bình thường, và có nguy cơ cao hơn bị sinh non, nên vẫn có những tranh cãi xoay quanh việc tiêm vắc-xin. Sau khi đánh giá mọi bằng chứng hiện có về vắc-xin Pfizer và Moderna, trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã kết luận những loại vắc-xin này không nên tiêm cho phụ nữ mang thai ở những nhóm nguy cơ cao được ưu tiên tiêm chủng, mà nên được tiêm cho phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm này.

Tương tự, dù WHO không khuyến nghị tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai bằng vắc-xin Pfizer và Moderna ở thời điểm này, nhưng họ cho rằng dưới góc độ lợi ích nhiều hơn rủi ro tiềm năng, việc tiêm chủng có thể được cân nhắc khi tham chiếu ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ y tế, nếu người đó có nguy cơ phơi nhiễm cao không thể tránh khỏi, chẳng hạn như vì lý do nghề nghiệp hoặc nguy cơ mắc các bệnh nặng cao hơn. Vắc-xin có thể được tiêm cho phụ nữ đang cho con bú. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm.

JCVI của UK cũng đã đánh giá dữ liệu của vắc-xin Oxford-AstraZeneca và đi đến kết luận tương tự. Không có rủi ro nào được biết đến liên quan đến việc tiêm vắc-xin vô bào khi đang cho con bú.


Xem thêm:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-covid-19-moi-dieu-ban-can-biet.812435/#post-2650005
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
 
×
Quay lại
Top