Người Việt lùn nhất châu Á: Do lười vận động

Autumn lê

Riêng tư vừa đủ
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/10/2012
Bài viết
200
Vận động giúp điều hòa hoạt động hệ nội tiết sản sinh kích thích tố giúp xương phát triển làm tăng chiều cao. Người Việt Nam lại thuộc nhóm lười vận động nhất thế giới.

Theo thông tin mới đây từ Viện dinh dưỡng quốc gia, người Việt Nam hiện thấp nhất khu vực châu Á. Cụ thể, trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được một cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164 cm, thua 8cm so với Nhật và 10cm so với Hàn Quốc.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao như khẩu phần ăn thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài, môi trường sống không sạch sẽ, trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp, lười vận động...

20141014-043630-viet-nam-2_520x347.jpg

Giáo sư Dương Nghiệp Chí, Viện khoa học thể dục thể thao Việt Nam - người từng nhiều năm nghiên cứu về nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt, cho rằng người Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Trong một nghiên cứu quốc tế năm 2012 đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh), Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Theo ông Chí, rèn luyện thể lực không chỉ nâng cao tầm vóc mà còn rèn luyện sức khỏe cho thanh thiếu niên khi bước vào tuổi lao động, đáp ứng yêu cầu công việc.

Ông cho biết, vận động hợp lý giúp tăng cường sức khỏe chung, điều hòa hoạt động của hệ nội tiết, trong đó có tuyến yên, tuyến giáp. Nhờ đó hệ nội tiết tiết các kích thích tố tăng trưởng GH giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương. Ngoài ra, hoạt động thể dục thể thao giúp các cơ quan nội tạng, tinh thần tốt lên.

Không những thế, trẻ tập thể dục thể thao giao tiếp tốt hơn, học cách phối hợp đồng đội, rèn luyện ý chí vươn lên, chiến thắng chính mình và chiến thắng đối thủ. Các hoạt động thể chất hoàn toàn có thể kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.

20141014-043644-viet-nam-1_520x390.jpg

Thể dục của học sinh Việt Nam hiện chỉ mang tính đối phó trong trường học.
Ảnh minh họa: Phạm Thị Bích Thục.​
Theo ông Chí, hiện nay, giáo dục thể chất ở các trường học, từ cấp mầm non đến phổ thông, đại học, đều rất kém. Thể dục vẫn được coi là một môn phụ, mỗi lớp một tuần chỉ có 1-2 tiết thể dục, với các môn học nhàm chán không hấp dẫn được học sinh, cũng chưa được biên soạn giáo trình nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao.

"Điều này khó trách ngành giáo dục mà chính ngành thể thao cần nhìn lại. Những năm gần đây, ngành thể thao hầu như hoàn toàn bỏ rơi, khoán trắng các hoạt động thể chất cho ngành giáo dục, chỉ chú trọng vào thể thao thành tích cao phục vụ thi đấu. Cái nền không vững - thể lực, tầm vóc học sinh kém, không được chăm lo, thì làm sao chọn ra được những 'ngôi sao' cho thể thao thành tích", ông Chí bày tỏ.

Ông cho rằng, không lạ khi Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lùn nhất khu vực, lười vận động nhất thế giới. Thế hệ ông bà ta vận động để mà sống (lao động chân tay). Đến thế hệ bố mẹ (những người hiện nay dưới 50 tuổi) thường lười vận động hơn, lo kiếm sống, hưởng thụ. Trẻ học theo thế hệ trước, lại không được giáo dục để biết vận động tốt thế nào, không có thói quen luyện tập rèn thể lực từ nhỏ nên lớn lên cũng ù trệ.

Ông cho biết, các nước trong khu vực châu Á đều coi trọng rèn luyện thể chất cho học sinh trong trường học, coi đó là một phần giúp nâng cao tầm vóc người dân. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, ngoài việc tăng cường các bộ môn thể chất trong hoạt động chính khóa, ngoại khóa của học sinh, các tỉnh phía nam nước này còn thành lập hơn 30 trung tâm chăm sóc chiều cao th.ân thể cho thanh thiếu niên, có hai bệnh viện chuyên chữa bệnh thấp còi.

20141014-043940-viet-nam-3_520x398.jpg

Nhật Bản là quốc gia châu Á có nhiều nỗ lực và đạt được thành tựu to lớn về cải tạo chiều cao th.ân thể của dân tộc. Người Nhật coi "ăn uống và luyện tập thể dục là hai bánh xe của sự phát dục cơ thể, tăng trưởng chiều cao th.ân thể, chúng cần phối hợp nhịp nhàng với nhau". Bởi vậy người Nhật chú trọng đến chăm sóc dinh dưỡng và thể dục thể thao, bên cạnh hướng dẫn về lối sống điều độ, đảm bảo tốt giấc ngủ, không nghiện thuốc lá, nghiện rượu.

Về dinh dưỡng, ngay từ những năm 1945, chính phủ Nhật đã tổ chức bữa ăn trưa cho tất cả học sinh tiểu học, mẫu giáo. Họ tiến hành nghiên cứu để đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và hướng dẫn toàn dân thực hiện theo. Ngoài ra, Nhật Bản rất chú trọng phát triển và đầu tư cao cho thể dục thể thao trường học. Để có tác dụng trực tiếp, góp phần tăng chiều cao th.ân thể, Nhật đã nghiên cứu và hướng dẫn những loạt bài tập thể dục đặc hiệu: Tập vừa sức, vận động toàn thân, đặc biệt vận động chi dưới, kéo dãn cơ thể.

"Việt Nam hiện nay chưa hề nghiên cứu biên soạn những bài thể dục này", ông Chí cho biết.
Vóc người thấp bé nhẹ cân có thể cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Xem thêm
Chiều cao người Việt thấp nhất châu Á
Nguồn:https://www.yan.vn/nguoi-viet-lun-nhat-chau-a-do-luoi-van-dong-37617.html
 
công nhận, nhìn nước ngoài họ cao quá trời luôn
 
×
Quay lại
Top