Người mẹ lao công.

hoavu

Thành viên
Tham gia
20/5/2011
Bài viết
14
NGƯỜI MẸ LAO CÔNG.
“Ngọc Rác” là cái kí danh của tui được tụi bạn bạn tặng trong suốt quãng thời gian ba năm phổ thông. Dĩ nhiên cái tên ấy không tự dưng từ trên trời rơi xuống hay do cơn gió nhẹ lướt qua mang tới mà nó có một lí do khá là đặc biệt bởi đó là công việc của Mẹ- nguồn ngân hàng quan trọng nhất của gia đình.
Tui sinh ra trong một gia đình được xếp vào loại “ nghèo hơn chị dậu”. Gia đình tui có 3 người: mẹ, tui và nhỏ em gái tên Lan năm nay lên tám - cái tuổi lẽ ra phải được hưởng sung sướng, được cuối tuần cùng ba mẹ dắt tay chơi đùa trong công viên nước hay trong sở thú nhưng nó lại khác, sau những giờ học trên lớp thì nó phải lẽo đẽo theo sau mẹ nhặt từng chiếc chai lọ hay từng cái túi nilon để kiếm thêm thu nhập.
Tui năm nay vừa bước sang lớp 9 một năm đầy khó khăn và thử thách đối với cô bé cuối cấp. Bởi sau thời gian này đây tui và tất cả các bạn cùng trang lứa sẽ bước vào trang sách mới-bước sang cánh cửa vào đời cho cái tuổi nhiều mộng mơ. Nhưng số phận không cho tui có quyền lựa chọn mà thay vào đó là hai con đường nghỉ hay tiếp tục.
Không phải nói khoe nhưng học vấn của tui thuộc vào hạng nhất nhì trong lớp nhưng đã là quá khứ và giờ thì hoàn toàn khác. Tui trở thành người cơm áo gạo tiền trong cuộc sống biến đổi từng ngày này.
Sở dĩ tui bám trụ được cho tới năm nay âu đó cũng là món quà mà tạo hóa bù đắp cho những gì ở cuộc sống hiện tại mà tui đang chịu, phải chăng đó là nhờ vào đồng tiền vất vả của mẹ kiếm được từ nghề “Lao công”.
Lao công chỉ là từ theo giới chuyên môn người ta sử dụng chứ theo nghĩa dân giã nó là công việc nhặt rác, quyét đường phố- một công việc phải tiếp xúc với đủ loại dơ bẩn mà người ta bỏ, những đồ thừa của xã hội.
Mẹ tui năm nay ngoài bốn mươi, cái tuổi được nghỉ ngơi có thể có cháu gọi bằng bà nhưng giờ đây cuộc sống không cho mẹ hưởng cái sung sướng giản đơn ấy bởi chỉ một ngày nghỉ của mẹ có thể cả nhà sẽ nhịn đói. Mẹ thương các con, con biết chứ nhưng con không sao giúp mẹ được.
Riêng tui thì lại không làm được gì bởi tui mang trong mình dòng máu tự ti về bản thân, về gia đình mình.Mỗi khi tụi bạn đòi về nhà chơi nhưng tui tìm mọi cách trốn tránh bởi tui sợ, sợ tụi bạn sẽ cười và không chơi với tui nữa.
Trong lớp tui chơi với nhóm bạn thuộc vào hạng ăn chơi đua đòi, con nhà giàu có. Chẳng qua vì tui học khá nên tụi nó nhờ tui chỉ bài mà thôi chứ chẳng ư là tốt đẹp. Lẽ ra tui không xứng chơi với nó nhưng với bản tính không chịu thua cùng với thói đua đòi tui đã chấp nhận cái gì có lợi cho tui dại gì mà không chơi.
Hôm nay tình cờ trên con đường tới lớp tui và tụi nó trông thấy người đàn bà tay mang bao lớn khệ nệ cầm theo cái que đang gạt gạt đống rác có mặt đối diện nhà hàng Phương Vi- quán ăn nổi tiếng trên con đường Hoàng Văn. Theo sau là bé gái tóc cột hai bím cũng gẩy gẩy cái que tìm tìm kiếm kiếm. Bỗng nó reo lên trong niềm vui sướng:
- Mẹ ơi! Tiền! Con lượm được tiền.
Bà mẹ nghe thấy vậy chạy vội lại nhặt đồng tiền polime 50 lên phủi phủi những hạt cát còn dính lại mỉm cười trong hạnh phúc:
- Thế là hôm nay mẹ con ta có cơm đậu ăn rồi.
Con bé sung sướng ôm mẹ nó:
- Con muốn ăn kem. Lát mẹ mua cho con đi.
- Ừ! Đợi lát nữa về mẹ mua, giờ mẹ con mình tiếp tục đi nào biết đâu con may mắn nhặt được nữa thì sao.
- Dạ.
Tiếng con bé đáp lanh lảnh. Họ lại tiếp tục cuộc hành trình.
“Đó là ai”? Tui thoáng nhìn mà lòng nghẹn ngào, không phải tui xót thương cho nỗi vất vả của mẹ mà tui sợ tụi nó biết tui là con gái của người đàn bà ấy, người nhặt rác.
Thật ra đó là cái nghề tưởng chừng như dơ bẩn, nghề bần cùng của xã hội nhưng không có người như mẹ, không có những người lao công thì làm gì có xã hội sạch sẽ như bây giờ. Khi ấy rác sẽ ngập tràn thành phố con người sẽ phải sống chung với rác rưởi với bệnh tật, với ô nhiễm.
Nhớ khi xưa lúc ba còn sống mẹ đỡ vất vả hơn, ba mẹ từng là công nhân của công ty thu gom rác. Cũng hàng ngày phải tiếp xúc với bụi bẩn hôi thối, nilon, rau bỏ…nhưng đó là có xe chở. Ba lái còn mẹ thì theo sau bỏ rác lên xe, phân loại lại để đưa tới hãng xử lí nhanh chóng hơn. Không chỉ đơn thuần là những thứ ấy mà thậm chí có những thứ dơ bẩn của con người. Ngày nào cũng thế sáng ra khỏi nhà là họ chỉ hở mỗi hai con mắt còn khuôn mặt rám nắng ấy bị che khuất bởi hai ba lớp khẩu trang, tuy nóng nhưng đành phải chịu. Nó vừa có thể tránh được mùi hôi thối vừa thoát khỏi cái nắng cháy da cháy thịt từ mặt trời vào mỗi trưa. Thỉnh thoảng ba mẹ hay nói đùa với chị em tui:
- Ui đeo khẩu trang cho trắng da ấy mà.
Em tui cười lên thích chí:
- Con cũng muốn trắng.
Nhưng nó sao hiểu được bần cùng lắm ba mẹ mới phải đeo nó lên khuôn mặt mình, ai mà không muốn khuôn mặt mình lộ ra, chứ ai lại muốn gặp người quen mà như người xa lạ. Hơn nữa ba mẹ sợ ngã bệnh thì không có tiền mua thuốc, công ty sẽ thuê người khác họ sẽ tay trắng nuôi con, vân vân và vân vân.
Tuy sống thiếu thốn nhưng ba mẹ không bao giờ bắt chị em tui thôi học mà ngược lại ba bắt tui cố gắng học thật giỏi coi như đó là phần quà cho họ. Và tui đã thực hiện. Nhưng kể từ khi ba qua đời bởi căn bệnh gan di truyền phát ra quá sớm chắc có lẽ do ảnh hưởng một phần từ công việc thì gánh nặng đặt lên vai mẹ càng nhiều.
Mẹ không biết lái xe, không ai cho mẹ theo làm chung nữa muốn trụ được trong xã hội này mẹ đành phải đi nhặt ve chai bán từng chiếc lọ thu gom từng năm trăm đồng lo cho chị em tui. Trải qua nhiều con đường dễ đi có khúc khủy có thậm chí đôi khi gặp trời đổ cơn mưa trái mùa nhưng mẹ vẫn tiếp tục cuộc hành trình” thu gom rác của mình”.
Sáng sáng mẹ đi từ sớm để tranh giành nhau xem ai nhặt được nhiều hơn. Tối đến khi mẹ thấy túi mình cũng kha khá thì mẹ mới trở về nhà với chị em tui.
Tui chỉ hỏi mẹ được mỗi câu:
- Nay mẹ nhặt ở đâu vậy?
Mẹ vừa đếm tiền vừa nói:
- Ở công ty dày da.
Rồi thao thao bất tuyệt mẹ kể ra nơi ấy rác thải quá nhiều lại không có cây xanh mới đầu trông thấy cũng phát “nực “ nhưng sau một hồi mẹ cùng mấy chị em đồng nghiệp đã biến nơi ấy sạch sẽ và thoáng mát hơn. Mẹ cười trong niềm vui khó tả.
Quay trở về với hiện tại, tui nhanh chóng kéo tay tụi bạn bước vào trường với ánh mắt thoáng lướt nhìn hai người một lớn một nhỏ ấy sau đó vội đưa nhanh đi nơi khác chỉ sợ họ nhìn thấy và gọi mình trở lại. Tại sao? Tại sao khi ấy tui không dám chạy lại hỏi mẹ có vất vả lắm không hoặc là chạy lại ôm bé và khen nó giỏi quá đi mà khi ấy trong đầu tui chỉ hiện diện lên hai từ “sợ hãi”.
Và rồi, hôm nay đây. Ngày 20/ 4 ngày sinh nhật lần thứ 14 của mình tui đã làm mẹ buồn và đôi mắt xoáy sâu kia vì thời gian sưng mọng lên.
Nhóm “girlxinh boy chảnh” chúng tui tụ tập tại quán ba chúc mừng sinh nhật tui. Chúng tui chơi đùa vui vẻ uống rượu nhảy nhót như những con thiêu thân lao vào cuộc chơi xa hoa. Trời đã về khuya. Bắt đầu se lạnh, tụi tui vẫn còn đủ lí chí để về nhà. Hôm ấy nhỏ Thư đưa tui về , vừa đi nó vừa tâm sự:
- Ngọc này! Sao dạo này trông bà có vẻ gầy hơn rồi đấy, hình như có tâm sự gì giấu tụi này đúng không?
Con nhỏ này sao tinh mắt đến thế, nó là người quan tâm tới tui nhất và cũng là đứa hiểu chuyện nhất nhóm.
- Không. Có gì đâu nà tại bồ đa nghi ấy thôi.
Tui cười chừ và lảng sang chuyện khác. Chúng tui nói đuà vui vẻ, trong khi gần về tới nhà tui tiện tay liệng cái vỏ chai trà xanh mình đang cầm xuống đường không thèm nghĩ việc làm ấy đúng hay sai. Thích vứt thì vứt vậy thôi. Tui lại không nghĩ ra mẹ là người nhặt rác, là người góp phần giúp môi trường sạch sẽ hơn còn tui là người xả rác.
Không chỉ đơn giản như thế, ngay ngày hôm sau tui đã tập tành hút thuốc giống như bọn con trai trong lớp. Hút thuốc ư ? Hút để sả stress, hút để quên đi nỗi mặc cảm về gia đình mình.
Nhỏ Ly Ly lên tiếng:
- Ái chà, dạo này “tiểu thư Ngọc” của chúng tui cũng đòi hút thuốc. Chuyện hót đó nha.
- Hahaha điều đó là bình thường mà, có gì đâu, phải không mọi người. Ăn chơi sợ gì mưa rơi.
Tui bào chữa ấy mà.
Nó lại xen vào:
- Chỉ sợ mưa rơi làm ướt áo dân chơi.
Thế rồi tụi nó làm cả gian phòng ngập tràn tiếng cười sau đó keó nhau ra quán nhậu để ăn mừng câu nói chí lí ấy.
Thằng Long- đứa con duy nhất của tổng giám đốc Hoàng Long – một công ty lớn có tầm cỡ ở cái đất sài thành này chịu chơi và ga-lăng, hôm nay nó khao tất cả mọi người. Lại là nhà hàng Phương Vi sao tui sợ nó tới thế. Tui ăn với tâm trạng hồi hộp không chút gì là tự nhiên. Thằng Phúc là chúa nghịch ngầm, nó vứt thẳng cái trai nhựa ra bên ngoài. Tưởng nó đang chán thì làm vậy thôi nhưng “ ui da”- tiếng kêu của một bé gái.
Cả tám con mắt nhìn ra phía cái trai khi nãy. Đứa bé ấy xoa xoa cái đầu kêu lên sau đó nó chạy thật nhanh nhặt cái trai lên rồi thì thầm:
- Thì ra là mày làm chị đau. Được rồi chị sẽ đưa về cho mẹ để mẹ phân loại mày ra xử lí cho xem.
Nó thích chí nhìn trở vào bên trong như chờ đợi có cái thứ hai xuất hiện. Và rồi, thấy ai đó giống chi, nó reo lên :
- Chị hai. Chị hai.
Tui vội vã quay vào trong nhanh chóng lảng sang chuyện khác. Nhưng nó không buông tha, nó chạy vào gần sát tui, cầm tay tui tươi cười nói giống như hôm nó nhặt được tiền ở đây vậy.
- Chị hai sang nha, hôm nay vào đây ăn luôn vậy mà không cho “tẹo” theo với.
Tui xót xa nhìn nó phủ nhận:
- Tránh ra đi con nhỏ đáng ghét, ai là chị của mày.
- Ơ! Chị hai không nhận ra em hả.
- Tao không có em sao tao nhận ra, con bé này thấy người sang mà bắt quàng làm họ hả.
- Chị hai …
Nó ngơ ngác chăm chú nhìn tui mà rưng rưng nước mắt, nó không ngờ rằng người chị khi nao thường ngày yêu thương nó giờ đây lại quát nó trước mặt bao người. Nó lùi ra xa, xa nữa và khóc òa lên. Không thấy con đâu, người đàn bà mải mê nhặt rác phân loại ở phía sau giờ mới hoảng hốt chạy đi tìm. Nghe tiếng nó khóc bà lao vào nhanh như một phản xạ của người mẹ.
- Con cưng của mẹ sao con lại khóc vậy nè?
- Chị hai bắt nạt con.
Nó nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.
- Chị hai làm gì có ở đây, chắc con nhìn nhầm người rồi đừng đổi oan cho chị.
- Chị hai ở kia kìa.
Nhìn theo hướng nó chỉ bà ngạc nhiên nhìn con mình đang ung dung ngồi uống bia cùng tụi bạn. Bà đi nhanh tới giật ly bia gần cạn trên tay tui:
- Ngọc. sao con lại ở đây. Tập uống bia nữa hả.
Mặt tui khi ấy đỏ bừng bừng xấu hổ chỉ muốn độn thổ cho nhanh nhưng tui làm gì có khả năng ấy chứ. Tui giương mắt lên nhìn mẹ:
- Bà là ai mà dám nói tui. Tui không phải là con mấy người, tui là con của gia đình giàu có chứ không phải con người nhặt rác như bà.
- Mày!
Mẹ tui khựng lại sau khi thốt ra được mỗi lời. Mẹ nhìn xung quanh ngó nghiêng nhóm bạn tui, bà lặng lẹ gật gật đầu hạ dần cánh tay đang giơ lên tính tát tui và nói:
- Tôi xin lỗi cô. Bà già này do mệt mỏi quá nên nhìn nhầm, cô bỏ qua cho.
Bà bước đi nặng nề về phía con bé:
- Mình nhận nhầm người rồi . Không phải chị Ngọc của con đâu, chị Ngọc con đâu hư như vậy, không phủ nhận mẹ như vậy, phải không nè?
- Dạ đúng rồi, chị Hai không nạt con như thế đâu.
- Con mau ra xin lỗi chị kia đi.
- Dạ.
Nó tiến lại gần cái bàn đầy thức ăn ấy nhìn một dạo nữa nó lễ phép khoanh tay cúi đầu xin lỗi tui trước sự hững hờ của sáu con mắt còn lại. Tui thì không nói nên lời: chị xin lỗi - được với nó.
Sau khi bóng hai người ấy xuất hiện là lúc tụi nó thay đổi thái độ với tui một cách đáng sợ. Tụi nó đứng lên bỏ về hết chỉ còn tui bơ vơ lẻ loi ở đó một mình. Tui sợ, tui chạy theo sau nói lải nhải thanh minh mãi về nhầm lẫn khi ấy nhưng đáp lại tui vẫn là không khí u ám này.
Trở về nhà tui không biết mình phải đối mặt sao với mẹ, với bé Lan nữa. Phải chăng khi ấy tui thấy xấu hổ vì cái nghề của mẹ, cái nghề mà nuôi sống tui nên người. Cuối cùng thì mẹ và em đã về. Tui chạy ra niềm nở, con bé Lan thì ôm chặt lấy tay to nhỏ chuyện nó nhìn nhầm người hôm nay, tui chỉ khẽ gật đầu mà đau như xé thịt.
Tối đến khi bé Lan đã lạc vào thế giới thần tiên mà nó nghe mẹ kể thì tui nghe phát hiện ra tiếng sụt sịt từ mẹ. Mẹ đang khóc, tui biết điều ấy nhưng tui không dám bước chân ra nói với mẹ một câu: con xin lỗi.
Và rồi, ngày qua tháng tới tui và mẹ không nói lại chuyện cũ nhưng tui biết mẹ đau lắm. Khoảng cách giữa tui và mẹ dần xa hơn. Tui đã sai.
Tui lao vào học tập cho quên đi tất cả có thể khi tui lấy lại được bảng vàng thì mẹ sẽ tha thứ cho tui tất cả. Nhưng tui đã sai, chỉ vô tình lời nói ấy của tui đã khiến lòng mẹ nát tan.
Tui đã học xong lớp nữa, chuẩn bị bước dạo đầu cho một cấp mới khó khăn hơn. Tui sẽ nghỉ để phụ mẹ kiếm thêm thu nhập lo cho em. Nhưng mẹ nhất định không cho, bắt tui theo học bởi đời mẹ đã bị con chê rồi nên mẹ không muốn đời con sẽ như thế.
Mẹ vẫn không bỏ qua cho tui.
Tại sao khi ch.uyện ấy xảy ra tui mới hay công việc của mẹ không hề xấu hổ mà ngược lại nó cao cả vô cùng. Đó là công việc khó ai làm được, lao công cũng là người giúp ích cho xã hội này biết bao. Đó là người bảo vệ môi trường, là người làm cho đoạn đường này không còn bóng dáng của rác rưởi, không còn đi đâu cũng đụng phải chai lọ, nilon như trước kia nữa.Giờ tui mới hiểu tại sao mà nhà nước lại phải thuê người lao công dọn vệ sinh chỉ đơn giản là muốn đất nước sạch đẹp. Nhưng sao tui không ý thức được điều ấy mà tui lại mặc cảm. Tại sao những con người trên đất nước Việt này cho rằng đó là nghề bần cùng nói ra là cười là giỡn nhưng khi ấy tại sao họ không nghĩ hành động xả rác bừa bãi ấy của mình là nguyên nhân ra đời nghề” lao công”.
Nhưng tất cả đã muộn, tui đã làm mẹ đau, nỗi đau về vật chất chưa bao giờ mẹ than van nhưng tui đã đâm mẹ nhát dao vô hình vào tim tạo ra cho mẹ thêm cái nỗi đau về mặt tinh thần, một nỗi đau không còn cách chữa trị.
Tui muốn nói chuyện với mẹ, muốn xin lỗi mẹ rất nhiều. Nhưng sao khó quá. Giờ đây mỗi lần mẹ đi làm là tui theo sau xin đi cùng nhưng mẹ nói con không sợ bạn nhìn thấy sao. Ôi! Nó khó chịu biết bao.
Dạo này tui hay vắng nhà vào mỗi tối, mẹ cũng chẳng thèm hỏi tui đi đâu làm gì như trước nữa, sao tui thèm cái ngày ấy đến thế.
Thế nhưng một ngày nọ, tui đổ bệnh bởi nước mưa dính vào người, tui sốt mê man suốt hai ngày. Chỉ có mẹ lặng lẽ trườn khăn lạnh, bón từng muỗng cháo cho tui mỗi ngày. Tui đã tỉnh tỉnh sau cơn mê dài dai dẳng. Vừa mở mắt ra trông thấy mẹ cạnh bên tui òa khóc như lúc nhỏ, ôm lấy mẹ mà xin lỗi.
- Mẹ ! con xin lỗi, con xin lỗi về tất cả . Con sai rồi, khi ấy con không nên nói mẹ như thế, con không nên mặc cảm con biết lỗi do con. Con …
Tiếng nấc nghẹn ngào không cho tui thốt hết lời. Tui chỉ biết siết mạnh mẹ khóc như chưa từng được khóc, khóc cho vơi đi những gì chất chứa trong lòng bấy lâu. Thế là trận mưa nước mắt đã đổ xuống mỗi lúc một lớn dần. Mẹ đã tha thứ cho tui từ lâu rồi tại mẹ không muốn tui ngại mà thôi. Nhưng mẹ ơi! Mẹ có biết chăng con nhận ra ngay từ tối hôm mẹ khóc, con biết mẹ vị tha bỏ qua tất cả nhưng chính con không thể bỏ qua cho mình. Vì thế, con muốn giúp mẹ và con bắt đầu yêu cái nghề này lắm. Con đã xin vào công ty lao công và nhận công việc quyét đường phố vào mỗi tối cho tới 10h khuya. Khi ấy mẹ nghĩ con theo đám bạn xấu chứ không hay nghĩ rằng con đi làm, làm công việc giống mẹ. Khi tụi bạn con đi chơi trông thấy con không còn thấy ngại nữa mà con sẵng sàng dọn dẹp trước ánh mắt khác thường của tụi nó. Và mẹ có biết chăng cái biệt danh Ngọc Rác con có được do tụi bạn ban tặng nhưng con yêu nó lắm, yêu công việc cao cả của mẹ,yêu tất cả những ai hành động vì thế giới xanh sạch đẹp này. Con sẵng sàng nhặt chai lọ rơi khi đang trên đường tới lớp, con cũng sẵng sàng gom túi nilon lại đợi lúc về đem cho mẹ. Không chỉ góp phần giúp bảo vệ môi trường như những gì thầy cô dạy mà hành động ấy của con còn thể hiện lời biết ơn và một lời xin lỗi tới mẹ: Mẹ yêu! Ngàn lần con xin lỗi.
Hoavu.
 
cảm động quá :KSV@17:
học giỏi hạng nhất nhì ,bảng vàng cuối cấp 2 ss làm nghề gia truyền vì mẹ :KSV@16:
 
uh cảm động thiệt
đúng là nghề nào cũng cao quý nên đó là lao động chân chình
 
×
Quay lại
Top