Người mất ngủ cần ăn gì?

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Mất ngủ một khi đã xuất hiện, nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời, chỉ tăng chứ khó giảm. Điều đó có nghĩa là người uống thuốc ngủ thường xuyên chỉ có thể càng lúc càng dùng nhiều hơn, hoặc đổi thuốc mạnh hơn, nghĩa là không sớm thì muộn phải lệ thuộc vào thuốc.

nguoi-mat-ngu-can-an-gi-210708.jpg

Mất ngủ là dấu hiệu đi kèm của nhiều bệnh lý

Đáng lo hơn là tình trạng mất ngủ kinh niên, nghĩa là chợp mắt không yên kéo dài hơn 3 tuần cho dù đã được điều trị thậm chí với thuốc an thần. Loại mất ngủ mãn tính có nhiều dạng:

Khó dỗ giấc ngủ: Tuy cũng thay đổi tùy "cá tính" nhưng đa số cần tối thiểu 20 phút để vào cõi mộng mơ. Nhiều người chỉ vì không đủ kiên nhẫn "đợi đò qua sông" nên mang định kiến mất ngủ và nhiều khi tự hại thân bằng thuốc ngủ trong khi không cần thiết.
Mất ngủ là dấu hiệu đi kèm của không biết bao nhiêu bệnh lý. Từ nguyên nhân đơn giản như bội nhiễm, ăn không tiêu đến lý do tương đối dễ hiểu như do ảnh hưởng của rượu, phản ứng phụ của thuốc, cho đến căn cơ phức tạp hơn nhiều như rối loạn lượng đường trong máu, dao động huyết áp, thiếu dưỡng khí trong não, trầm cảm,... tất cả đều có thể biểu lộ với triệu chứng mất ngủ. Lâu dần thành quen.

Không ngủ yên suốt đêm: Nạn nhân dễ thức nhiều lần trong đêm rồi lo lắng vì sợ không ngủ lại được. Nỗi lo thường khi quá đáng vì chỉ cần ngồi dậy làm việc gì đó dưới đèn sáng thì sau vài chục phút sẽ mỏi mắt và ngủ trở lại. Nói nghe rất dễ nhưng giữa lý thuyết và thực tế bao giờ cũng có khoảng cách của "đêm dài chờ sáng".

Thức quá sớm dù muốn ngủ lâu hơn:
Trong mười trường hợp thì hết chín trường hợp có "bàn tay giật dây" trong bóng tối của stress. Muốn hóa giải chiêu này nạn nhân không nên bực bội nếu giật mình trước khi đồng hồ reo. Trái lại nên "giả dại qua ải" bằng cách chơi thể thao hay tập thể dục dưỡng sinh dù hãy còn rất sớm. Mặt khác đừng chọn cách thức khuya với hy vọng dậy trễ vì chỉ làm trật thêm nhịp sinh học.

Dù mất ngủ dưới dạng nào thì chế độ dinh dưỡng bao giờ cũng đóng một vai trò quan trọng.
Thực phẩm nên tránh


Nếu bữa ăn chiều quá trễ thì nên tránh chất béo như bơ, món chiên, thịt xông khói, bánh kem vì đây là những món cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan - chất dọn đường cho hoạt động của trung khu điều hành giấc ngủ.

Cà phê cũng như các loại nước uống có caffeine không nên uống quá nhiều hoặc uống mà không ăn sau 20 giờ.
Thực phẩm nên dùng


Nui, mì, bún,... nghĩa là các loại thực phẩm tuy cũng là tinh bột nhưng trái với bánh mì, cơm cháo, chúng không làm tăng lượng đường một cách đột ngột.

Mơ, chuối, chà là, sữa chua như món tráng miệng sau bữa cơm chiều vì đây là nguồn cung ứng tryptophan.

Cá thu, cá saba, cá hồi, cá mòi để cung cấp cho cơ thể sinh tố B6 - chất xúc tác phản ứng biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình.

Hạt hướng dương, bí rợ để nhờ chất béo Omega-6 gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ bằng cách điều chỉnh dẫn truyền thần kinh qua ngõ nội tiết tố.

Thịt gia cầm để cơ thể đừng thiếu chất sắt rồi kéo theo tình trạng thiếu dưỡng khí trong tế bào não bộ.
 
×
Quay lại
Top