Người hướng nội.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824

Tham khảo : " Revenge of the Introvert " 
There are as many introverts as extraverts, but you'd never know it by looking around. Introverts would rather be entertained by what's going on in their heads than in seeking happiness. Their big challenge is not to feel like outsiders in their own culture.
By Laurie Helgoe, Ph.D., published on September 01, 2010 - last reviewed on May 11, 2011

Trong 2 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã xác định được 5 nét tính cách lớn ( Big Five Personality ). Hướng nội ( introversion ) và hướng ngoại ( extraversion ) là một trong số đó. Mặc dù người hướng nội và hướng ngoại dường như đến từ những hành tinh khác nhau , nhưng họ cùng tồn tại trong một chiều kích liên tục được phân bổ một cách bình thường. Chỉ một số ít là những người hướng ngoại và hướng nội cực đoan, hầu hết chúng ta đều chia sẻ một số nét tính cách hướng ngoại và hướng nội.

Mặc dù không có ranh giới phân chia chính xác , nhưng xung quanh chúng ta có rất nhiều người hướng nội. Chỉ vì những thành kiến nhận thức làm chúng ta đánh giá quá mức số lượng người hướng ngoại giữa chúng ta ( họ ồn ào hơn ). Người hướng nội thường bị đánh giá lẫn lộn với người nhút nhát, nhưng hướng nội không hàm ý là sự dè dặt xã hội. Họ không ghét sự tiếp xúc xã hội mà họ chỉ là cảm thấy bị quá tải bởi sự tiếp xúc quá hội quá nhiều, điều này giải thích tại sao người hướng nội sẵn sàng rời bỏ một buổi tiệc sau một giờ và người hướng ngoại 

Các nhà khoa học bây giờ đã biết rằng, trong khi người hướng nội không có lợi thế đặc biệt trong trí tuệ thì họ có vẻ như xử lý thông tin nhiều hơn những người khác trong một vài tình huống. Để tiêu hoá thông tin, họ làm việc đó tốt nhất ở trong những môi trường yên tĩnh , tương tác một trên một. Thêm nữa, bộ não của họ ít phụ thuộc vào những kích thích và phần thưởng bên ngoài để cảm thấy ổn.
 
Kết quả là, người hướng nội không bị thúc đẩy nhằm tìm kiếm những kích thích cảm xúc tích cực lớn , mà họ tìm kiếm ý nghĩa thay vì hạnh phúc , điều này làm họ trở nên miễn dịch với công cuộc tìm kiếm hạnh phúc vốn đã thấm vào nền văn hoá đương thời của Mỹ. Trong thực tế, nền văn hoá nhấn mạnh vào hạnh phúc có thể thực sự gây đe doạ đối với sức khỏe tinh thần. 

Hướng nội trong hành động.

Bề ngoài thì người hướng nội nhìn rất giống như người rụt rè. Cả hai đều hạn chế những tương tác xã hội , nhưng với những lý do khác nhau. Người rụt rè nhút nhát muốn kết nối với mọi người một cách kinh khủng, nhưng họ thấy khó khăn trong tương tác xã hội - theo giáo sư Bernardo J. Carducci ( Giám đốc viện nghiên cứu về sự nhút nhát tại Indiana University Southeast ) . Người hướng nội tìm kiếm thời gian ở một mình vì họ muốn có thời gian ở một mình. 

Ta có thể phát hiện người hướng nội bởi phong cách nói chuyện của họ. Họ là người lắng nghe. Người hướng ngoại nhiều khả năng là hỏi người khác dồn dập. Người hướng nội thích suy nghĩ trước khi trả lời - nhiều người thích suy nghĩ trước những gì họ muốn nói - và tìm kiếm những cơ sở lập luận trước khi bày tỏ ý kiến. Họ thích nhịp độ tương tác chậm , cho phép có không gian để suy nghĩ.
 
Trong khi người hướng ngoại nhìn chung dành nhiều thời gian hơn người hướng nội cho các hoạt động xã hội thì cả hai không có khác biệt quan trọng trong việc dành thời gian với gia đình, bạn tình hoặc đồng nghiệp. 

Giống như các cá nhân, các nền văn hoá cũng có những phong cách khác nhau. Mỹ là một nền văn hoá ồn ào không giống như Phần Lan đề cao sự im lặng. Chủ nghĩa cá nhân thống trị trong Văn hoá Mỹ và Đức khuyến khích phong cách giao tiếp trực tiếp, nhịp độ nhanh gắn liền với sự hướng ngoại. Chủ nghĩa tập thể như ở Đông Á đánh giá cao tính riêng tư và dè dặt, những phẩm chất đặc trưng của người sống hướng nội.

Theo test nhân cách ( the Myers-Briggs Type Indicator personality test ), người hướng nội chiếm 50% dân số Mỹ. Test MBTI định nghĩa hướng nội là sự ưa thích sự đơn độc, sự phản ánh, khám phá nội tâm của những ý tưởng đối lập với sự tham gia tích cực và theo đuổi những phần thưởng của thế giới bên ngoài- tương quan chặt chẽ với sự mô tả của Big Five Personality.

Chúng ta không chỉ đánh giá quá mức về số lượng người hướng ngoại giữa chúng ta vì họ nổi bật, dễ thấy hơn. Định kiến cá nhân được củng cố trong truyền thông 

Trong những nền văn hoá ngôn từ thì việc giữ im lặng biểu thị một vấn đề," nhà nghiên cứu phong cách giao tiếp ở Mỹ và Phần Lan - Anio Sallinen-Kuparinen, James McCroskey và Virginia Richmond nói. Sự nhận định về năng lực con người có xu hướng dựa trên hành vi ngôn từ. Một người hướng nội , giữ im lặng trong một nhóm - suy nghĩ về những gì đã nói, đợi đến lượt để nói - sẽ bị xem là người giao tiếp kém trong văn hoá Mỹ.

Khi nhà tâm lý học Catherine Caldwell-Harris và Ayse Ayçiçegi so sánh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, họ phát hiện thấy có " một sự định hướng không nhất quán với những giá trị xã hội " là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tinh thần tồi tệ. Những phát hiện đã hỗ trợ cho cái mà các nhà nghiên cứu gọi là những giả thuyết về xung đột tính cách- văn hoá :" sự điều chỉnh về mặt tâm lý phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa tính cách và những giá trị của xã hội xung quanh." Trong phạm vi mà người sống hướng nội cảm thấy sự cần thiết phải giải thích , xin lỗi , hoặc cảm thấy tội lỗi về những gì có hịệu quả tốt nhất cho họ , thì họ cảm thấy xa lạ không chỉ với xã hội mà còn với bản thân họ .

Sự cô độc, theo đúng nghĩa đen, cho phép người hướng nội lắng nghe những gì họ nghĩ. Trong một loạt những nghiên cứu cổ điển, các nhà nghiên cứu vẽ bản đồ hoạt động điện não ở người hướng nội và hướng ngoại. Tất cả những người hướng nội có những mức độ hoạt động điện não cao hơn , cho dù là ở trạng thái nghỉ ngơi hay trong những hoạt động nhận thức có tính thách thức. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng mức độ cao hơn của hoạt động và phản ứng của bộ não nên người hướng nội hạn chế đầu vào từ môi trường nhằm duy trì 1 mức độ tối ưu của kích thích. Ngược lại, người hướng ngoại tìm kiếm những kích thích bên ngoài nhàm làm bộ não họ hoạt động hăng hái.

Những nghiên cứu Neuroimaging đo lưu lượng máu não cho thấy trong số những người hướng nội , sự kích hoạt tập trung ở vỏ não phía trước , chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ , lập kế hoạch, ra quyết định, và giải quyết vấn đề - những loại hoạt động đòi hỏi sự chú ý và tập trung vào bên trong . Bộ não của người hướng nội cũng cho thấy lưu lượng máu tăng lên trong vùng Broca , một khu vực gắn liền với sự sản sinh lời nói- phản ánh khả năng tự nói chuyện .

Tuy nhiên , những cuộc đối thoại nội tâm , đặc biệt là trong việc phản ứng trước những trải nghiệm tiêu cực , có thể làm tinh thần đi xuống . Và quả thực , sự lo âu và trầm cảm thường gặp hơn ở người hướng nội hơn người hướng ngoại . Nói chung , Robert McPeek , giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm ứng dụng tâm lý nói : người hướng nội tự phê bình bản thân nhiều hơn những người khác , gọi nó là chủ nghĩa hiện thực buồn phiền .

Sự khác biệt sinh học giữa người hướng nội và hướng ngoại là rõ ràng nhất trong cách thức họ phản ứng với kích thích bên ngoài, theo quan sát của Colin DeYoung, trợ lý giáo sư tâm lý tại trường đại học Minnesota. " Những mức độ kích thích mà người hướng ngoại xem là phần thưởng thì có thể gây quá tải hoặc bực bội cho người hướng nội." Những nghiên cứu cho thấy, khi học tập, người hướng nội học tốt nhất trong những điều kiện yên tĩnh và người hướng ngoại học tốt hơn với nhiều tiếng ồn.

Người hướng nội và hướng ngoại có thể được phân biệt bởi sự khác nhau trong kích thước não chịu trách nhiệm cho sự nhạy cảm đối với phần thưởng.

Ở Mỹ, người ta xếp hạnh phúc như là mục tiêu quan trọng nhất của họ. Quan điểm này có 1 ảnh hưởng đặc biệt lên người hướng nội. Hạnh phúc không phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu của họ; họ không cần những phần thưởng từ bên ngoài để to keep their brains in high gear. Trong thực tế, việc theo đuổi hạnh phúc có thể đại diện cho sự va chạm khác giữa cá tính - văn hoá đối với người hướng nội.

Trong một loạt nghiên cứu , các đối tượng được đưa ra một nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực như làm bài kiểm tra, suy nghĩ có lý trí hoặc làm một bài phát biểu, những người hướng nội không chọn việc nhớ lại những cảm xúc hạnh phúc - theo báo cáo của nhà tâm lý Maya Tamir. Họ thích duy trì một trạng thái cảm xúc trung tính hơn. Hạnh phúc, một cảm xúc kích động, có thể gây mất tập trung cho người hướng nội trong suốt vịệc thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, những người hướng ngoại thông báo về sự ưa thích muốn cảm nhận " hạnh phúc " , " say mê" và nhớ lại những kí ức hạnh phúc trong suốt quá trình tiếp cận hoặc hoàn thành các nhiệm vụ.

Tại cuộc họp của tâm lý học xã hội năm nay, Tamir cùng với Iris Mauss của trường đại học Denver trình bày một bài thuyết trình với tựa đề " Những tác động nực cười của việc theo đuổi hạnh phúc " ( 
Come On, Get Happy: The Ironic Effects of the Pursuit of Happiness."). Cả hai không nghiên cứu cụ thể về người hướng ngoại hay hướng nội. Những gì họ đã khám phá được là, đối với tất cả mọi người, sức ép phải trở nên hạnh phúc thực sự làm suy giảm hạnh phúc.

" Chúng tôi phát hiện thấy khi con người đánh giá hạnh phúc cao hơn, họ trở nên ít hạnh phúc hơn và phiền muộn nhiều hơn," Mauss nói." Phát hiện của chúng tôi cung cấp một lời giải thích hấp dẫn cho nghịch lý gây nhiều tranh cãi , rằng ngay cả khi đối mặt với những hoàn cảnh cuộc sống khách quan tích cực , các quốc gia nói chung không trở thành hạnh phúc hơn. "

Mặc dù người hướng nội thích theo đuổi việc khám phá ý nghĩa cuộc sống thì " những áp lực của văn hoá có thể khiến họ cảm thấy tội lỗi vì tội không muốn trở nên hạnh phúc như nền văn hoá sai khiến." Kết quả là, người hướng nội cảm thấy ít hạnh phúc hơn, sau đó là cảm thấy tội lỗi và khiếm khuyết vì cảm nhận theo cách này. 

Cuộc nói chuyện giữa 1 người hướng nội và 1 người hướng ngoại có thể kéo theo một loạt những sự hiểu lầm. Khi người hướng nội cố gắng để theo kịp nhiều chủ đề nói chuyện và sắp xếp những ý nghĩ của mình thì anh ấy vẫn giữ im lặng và tỏ ra là chỉ đang lắng nghe. Người hướng ngoại đọc dấu hiệu đó như một sự khuyến khích để tiếp tục nói. Người hướng nội cố gắng với dòng thông tin liệ tục đưa vào và nhanh chóng bắt đầu không nghe nữa, trong khi vẫn đang gật đầu, mỉm cười hoặc thậm chí cố gắng dừng trào đổi.

Ngay cả 1 câu mở đầu đơn giản như " Xin chào, bạn có khỏe không ? Tôi chỉ có ý nói với bạn về X," từ ai đó có thể là thách thức đối với một người hướng nội. Thay vì bỏ qua câu hỏi đầu tiên hoặc cắt ngang để trả lời, người hướng Nội vẫn giữ câu hỏi đó : hmm, tôi có khỏe không ? ( Một cuộc độc thoại nội tâm bắt đầu , người hướng nội " nghe " mình nói chuyện trong khi người khác đang nói.)
Ngay cả nếu người hướng nội trả lời " tôi khỏe " , cô ấy có lẽ vẫn suy nghĩ về việc mình khỏe như thế nào : khỏe ư ? Điều đó không phải là hoàn toàn đúng. Cô ấy muốn đầu tiên là trình bày tỉ mỉ những suy nghĩ của cô và đánh giá về ngày hôm nay. Cô ấy cũng có thể đánh giá về câu hỏi : tôi ghét cách chúng ta thường chỉ nói " tốt/ khỏe" bởi vì đó là sự quy ước . Những người khác có thể thực sự không muốn biết. Cô ấy có thể thậm chí nhớ lại những kí ức về câu hỏi này đã xảy ra như thế nào trong quá khứ của dô.

Trong khi người hướng nội đang đánh giá về câu hỏi ở ít nhất 2 mức độ ( cô ấy cảm nhận như thế nào và những gì cô ấy suy nghĩ về câu hỏi, có lẽ điều này nói lên điều gì về xã hội chúng ta ) , thì người nói đã đi đến đoạn chia sẻ một vài điều về một ngày của anh ấy. Những thông tin đó từ người nói được người hướng nội yêu cầu phải theo dõi, phân loại, tìm kiếm và phân tích.

Lượng thông tin dần trở nên khó quản lý khi cuộc nói chuyện nội tâm cạnh tranh với cuộc nói chuyện bên ngoài. Hơn nữa, trong khi cố gắng để giữ cho cuộc nói chuyện tiếp tục thì người hướng nội có thể bỏ lỡ những tín hiệu xã hội , điều đó có thể khiến họ xuất hiện lạc lõng. Cuộc nói chuyện cũng có thể gây ra sự lo sợ bởi vì người hướng nội cảm thấy cô ấy có quá ít thời gian để chia sẻ một suy nghĩ trọn vẹn, hoàn chỉnh. 

Những điều bạn không nên nói với một người hướng nội.

" Tại sao bạn không thích những buổi tiệc ? Bạn không thích mọi người à ? " - nhà tâm lý Marti Laney, tác giả cuốn sách " The Introvert Advantage" . " Chúng tôi luôn yêu thích mọi người. Chúng tôi chỉ thích họ khi ở trong những nhóm nhỏ. We're social but it's a different type of socializing."

Đừng đòi hỏi sự phản hồi ngay lập tức từ một người hướng nội. Người hướng ngoại không hiểu rằng chúng tôi cần thời gian để trình bày rõ ràng những suy nghĩ.

Trên tất cả, " chúng tôi ghét người nào nói với chúng tôi làm thế nào để trở nên hướng ngoại hơn, như thể đó là một trạng thái đáng mong ước," Nhiều người hướng nội hạnh phúc với tính cách mà họ đang có. Và nếu bạn không hạnh phúc ( người hướng ngoại ) thì đó là vấn đề của bạn.

 
Đọc bài này, thấy có vẻ như mình là người rụt rè chứ không phải hướng nội, hix
 
×
Quay lại
Top