Người góp vốn vào công ty TNHH được uy định như nào?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Bài viết sau đây Luật sư Lawkey sẽ tư vấn vềQuy định về người góp vốn vào công ty TNHH:
Thông tư số 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

2. Nội dung phân tích

Chúng tôi cho rằng: Đây là thỏa thuận thực hiện hành vi trái pháp luật, không có quy định nào của pháp luật cho phép cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác đứng tên là thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Hơn nữa, giấy tờ pháp lý mang tên ai thì người đó là chủ sở hữu phần vốn góp đó và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên thành viên góp vốn là căn cứ pháp lý để Tòa giải quyết. Còn về nội dung ủy quyền này, đây là cách lách luật, nếu điều này là hợp pháp thì rất nhiều người nước ngoài được là chủ sở hữu vốn góp của công ty có ngành nghề kinh doanh cấm người nước ngoài. Theo đó, quy định pháp luật Việt Nam hạn chế một số ngành nghề với người nước ngoài không còn giá trị.

Bạn có thể tham khảo Điều 3, 4 Thông tư 131/2010:


Điều 3. Đại diện của nhà đầu tư nước ngoài và người trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức nước ngoài:

a) Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức nước ngoài.

b) Những người có thẩm quyền theo điều lệ của tổ chức nước ngoài để ký các hồ sơ, thủ tục góp vốn, mua cổ phần và thực hiện các công việc liên quan trong phạm vi, thẩm quyền được giao.

c) Những người được chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức nước ngoài ủy quyền bằng văn bản.

2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ủy quyền cho đại diện giao dịch tại Việt Nam thông qua các văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chỉ định đầu tư ...) để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam, theo nguyên tắc quy định tại khoản 1, điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Chương II Thông tư này.

Đại diện giao dịch tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài gồm:

a) Tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được pháp luật cho phép thực hiện các nghiệp vụ môi giới đầu tư, tư vấn đầu tư, uỷ thác đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư (sau đây gọi là tổ chức đại diện tại Việt Nam); hoặc:

b) Cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện: là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng; có một trong các chứng chỉ hành nghề liên quan đến cung cấp dịch vụ về góp vốn, mua cổ phần (chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ...); không đồng thời làm việc ở một trong các tổ chức đại diện quy định tại tiết a khoản 2 Điều này (sau đây gọi là cá nhân đại diện tại Việt Nam).

3. Người trực tiếp thực hiện các giao dịch: là người trực tiếp thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.

a) Người trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần của tổ chức nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam: là đại diện có thẩm quyền của tổ chức nước ngoài; hoặc người được tổ chức đại diện tại Việt Nam (trong trường hợp ủy quyền) giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần.

b) Người trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần của cá nhân nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam: là cá nhân nước ngoài; hoặc cá nhân đại diện tại Việt Nam (trường hợp ủy quyền cho cá nhân); hoặc người được tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp ủy quyền cho tổ chức) giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần.


Điều 4. Nguyên tắc thực hiện góp vốn, mua cổ phần

1. Đối với nhà đầu tư nước ngoài vừa tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam không phải là công ty đại chúng: thủ tục và quy trình thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả công ty đại chúng và không phải là công ty đại chúng) theo quy định hiện hành về quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (hiện nay là Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và quy định tại Thông tư này.

2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, việc thực hiện đầu tư theo các hình thức sau:

2.1- Tổ chức nước ngoài (thông qua đại diện có thẩm quyền), cá nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài ủy quyền cho đại diện giao dịch tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Chương I Thông tư này thông qua các văn bản ủy quyền để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam, theo quy định sau:

a) Tổ chức nước ngoài quy định tại tiết a, b khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư này chỉ được ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam; không được ủy quyền cho cá nhân đại diện tại Việt Nam.

b) Tổ chức nước ngoài quy định tại tiết c khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư này không được ủy quyền cho tổ chức và cá nhân đại diện tại Việt Nam.

c) Cá nhân nước ngoài có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam, hoặc uỷ quyền cho cá nhân đại diện tại Việt Nam. Cá nhân đại diện tại Việt Nam chỉ được thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần cho cá nhân nước ngoài dưới danh nghĩa của cá nhân nước ngoài.

3. Mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả số vốn góp từ mua lại quyền góp thêm vốn, quyền mua cổ phần, chứng quyền) trong doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả mua của các thành viên có vốn góp, cổ đông sở hữu cổ phần) phải đảm bảo tỷ lệ quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán.
 
×
Quay lại
Top