Ngủ gật - dấu hiệu cảnh báo chứng đột quỵ ở tuổi teen

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Nó thật sự rất nguy hiểm đối với sức khỏe chúng mình đấy!
Trong lớp, giữa tiếng giảng bài đều đều của thầy cô thì bỗng chốc… có tiếng khò… khò... từ một góc nào đó vang lên. Hóa ra đấy là tiếng động của những anh chàng, cô nàng đang vô tư “mơ về nơi xa lắm”.

Ngủ gật cũng có “muôn hình vạn dạng” lắm cơ nhé! Có ấy, tay vẫn đang chống cằm như nghe giảng nhưng mắt lại mơ màng, đầu nghiêng ngả. Có ấy lại tránh “đạn” của thầy cô bằng việc ngụy trang kỹ càng như dựng cuốn sách trước mặt; tay để lên trán; cúi mặt xuống bàn như đang tập trung suy nghĩ… nhưng thực chất, tất cả đều đang ngủ ngon lành.
111129gtngugat01.jpg
Cùng nhận diện anh chàng giấu mặt này nào!

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do teen bị thiếu ngủ. Các ấy nên nhớ rằng, cơ thể chúng mình luôn đòi hỏi phải được ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Do đó, nếu chúng mình không tận dụng ban đêm để đáp ứng nhu cầu sinh lý này thì bản năng tự nhiên của con người sẽ “ép” teen phải ngủ bù vào thời gian khác. Thông thường, khi các ấy tập thể thao, vui chơi hoặc di chuyển, trí não và các cơ quan buộc phải vận động nên cơn buồn ngủ không thể tấn công. Thế nhưng, vào giờ học, với sự hỗ trợ của yếu tố ngoại cảnh như giọng đọc của cô giáo, không gian yên tĩnh, tiểu não sẽ lập tức giãn ra và dù không muốn, mắt teen cũng sẽ… díp tịt lại thôi.
Tuy nhiên, khởi đầu đơn giản là vậy nhưng lâu dần, nếu chúng mình không cương quyết cải tạo thì ngủ gật sẽ trở thành thói quen xấu rất khó bỏ. “Mưu mẹo” để trốn giáo viên của ấy nào càng cao thì khả năng hình thành thói quen càng nhiều. Thậm chí, có bạn còn ngủ say đến mức trống trường ra về rồi vẫn yên vị ở lớp để… khò khò nữa cơ!
111129gtngugat02.jpg
Đừng nghĩ ngủ gật là “hợp tình hợp lý” nha!
Cho dù teen có thật nhiều lý do chính đáng phải làm việc gì đó vào ban đêm thì chuyện ngủ gật vẫn đem lại rắc rối cho chúng mình. Đầu tiên, “khò khò” chớp nhoáng trong giờ học không thể đạt được chất lượng của một giấc ngủ khỏe và sâu. Đa số các teen “gà gật” đều rơi vào tình trạng mơ màng, nửa tỉnh nửa mơ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải và thường xuyên bị đau đầu.
Chưa hết, trạng thái ngủ này còn rất nguy hiểm đối với tim mạch của chúng mình. Cụ thể là teen sẽ thường xuyên bị giật mình khi ngủ khiến tim co thắt, rất dễ dẫn đến khả năng đột quỵ. Thậm chí, các nhà khoa học Hoa Kỳ còn đưa ra kết luận rằng: những ai thường xuyên ngủ gật vào ban ngày có khả năng tử vong bất ngờ cao gấp 2 - 4 lần so với người khác.

111129gtngugat03.jpg
Bên cạnh đó, ngủ gật còn trở thành nguyên nhân khiến chúng mình tiếp tục bị mất ngủ vào ban đêm, gây thiếu ngủ thường xuyên và kết quả là các ấy sẽ bị rối loạn tâm thần, rơi vào trạng thái buồn chán, lo âu, trầm cảm…
Bye bye chứng ngủ gật như thế nào?
Giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu là các ấy cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, cân đối giữa việc học và nghỉ ngơi. Dù bài vở nặng đến đâu thì teen cũng không nên thức quá khuya mà thay vào đó, chúng mình có thể dậy sớm học bài. Khoa học đã chứng minh, thời gian buổi sáng là lúc đầu óc con người tỉnh táo nhất. Thế nên, vào lúc này, các ấy có thể giải quyết hết bài vở mà chỉ cần dùng 2/3 thời gian so với buổi đêm đấy nhé!
Ngoài ra, nếu phải học cả sáng lẫn chiều, teen nên tranh thủ ngủ khoảng 30 phút vào buổi trưa để lấy lại sức lực, sự tỉnh táo, giúp cơ thể sẵn sàng tiếp tục “chiến đấu” nha!

111129gtngugat04.jpg
Còn ấy nào đã lỡ biến ngủ gật thành thói quen thì đây là lúc chúng mình cần đến sự trợ giúp của bạn bè rồi. Hãy nhờ trước anh chàng/cô nàng kế bên để ý lúc bạn bắt đầu lơ mơ thì… nhéo một cái giúp ấy tỉnh dậy. Thêm vào đó, các ấy hãy đánh thức trí não bằng cách chăm chỉ giơ tay phát biểu, khi đọc sách thì cố gắng tìm hiểu sâu hơn, tự đặt ra nhiều câu hỏi hay ghi chép bài thật kĩ càng nghen!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
trời ... có vẻ nguy hiểm quá ==
kiểu này mình phải từ bỏ cái chứng ngồi ngủ gật trong lớp thôi :-ss
 
ui mình ngủ thường xuyên, vừa chạy xe vừa ngủ được :D
 
×
Quay lại
Top