Ngoảnh mặt trước nỗi đau đồng loại

lethanglong_88

Thành viên
Tham gia
12/3/2011
Bài viết
33
Ngoảnh mặt trước nỗi đau đồng loại
(ANTĐ) - Chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, phản ứng tức thì của nhiều người dân là xúm lại ngó nghiêng, bình phẩm. Phản ứng tiếp theo là lảng tránh giúp đỡ người bị nạn. Bác sỹ Ngô Văn Toàn - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức khi nhận xét về hiện tượng này đã phải gọi nó là “sự dã man”, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
ImageView.aspx


Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn trên phố Phạm Ngọc Thạch
Nỗi đau của một nữ sinh
Sáng 15-3, tôi tìm đến khoa Chấn thương chỉnh hình - bệnh viện Việt Đức, nơi cô nữ sinh trường Đại học Kinh doanh công nghệ Nguyễn Thị Cẩm Nhung đang điều trị chấn thương nặng vùng bàn chân trái. Đã 10 ngày trôi qua nhưng khi nhắc lại diễn biến vụ tai nạn, cô nữ sinh 20 tuổi ấy không khỏi rùng mình.
Nhung kể: “Lúc đó khoảng 12h trưa, em đi tuyến xe buýt 21 của Xí nghiệp xe buýt 10-10 trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa. Đến gần điểm đỗ xe buýt đầu ngõ 46A, bà cụ ngồi cùng ghế với em khẩn khoản: “Cháu ơi, giúp bà xuống xe với. Bà say xe, mệt quá”. Tuy chưa đến bến cuối của mình nhưng vì thương bà cụ nên em vẫn quyết định xuống xe cùng cụ để đón chuyến xe khác. Em nhớ rõ cách điểm đỗ chừng 5 mét thì cửa xe buýt mở. Vừa đỡ được cụ bà xuống đất, em định bước xuống theo thì cánh cửa xe buýt đã sập lại, chân phải em bị mắc kẹt khiến em ngã vật xuống đất…”.
Kể đến tình tiết này, Nhung phải quay sang nắm chặt tay cậu bạn trai, một tay bám chặt vào thành gi.ường bệnh. Có lẽ vì “vội” quá mà người điều khiển chiếc xe buýt tuyến 21 lúc ấy không phát hiện thấy sự cố đang xảy ra với hành khách của mình.
Một chân bị kẹt ở cửa xe, Nhung bị lôi đi chừng 10 mét cho đến khi tiếng kêu thét của cô cùng nhiều người đi đường “đánh thức” được tay lái xe buýt dừng lại. Cửa xe buýt mở ra nhưng đã quá muộn, bàn chân trái của cô nữ sinh bị bánh xe chèn qua, gần như gãy rời.
Cô nữ sinh hoảng hốt bởi nhìn thấy máu từ bàn chân chảy ra quá nhiều. Song điều khiến cô sợ hơn cả là thái độ của những người dân chứng kiến sự việc. Nhung bị để ngồi sát bên chiếc xe buýt một lúc lâu, rồi mới có 1 thanh niên xốc nách cô… ngồi tiếp lên vỉa hè. Máu từ vết thương mỗi lúc một chảy ra nhiều, nhưng vẫn chẳng ai băng bó vết thương cho cô. “Gọi xe cấp cứu đưa người ta đi đi chứ”, tiếng ai đó vang lên lạc lõng trong đám đông.
Nhung gục mặt vào gối, phần vì sợ, phần vì choáng. “Mãi gần 13h, tức khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi vụ tai nạn xảy ra, em mới được đưa vào bệnh viện Bạch Mai sơ cứu. Bạn trai em kể lại, sau khi cố sức vẫy các xe taxi chạy ngang qua không được, bạn ấy phải nhờ một số người dân “khống chế” 1 chiếc taxi chở khách đỗ gần đó, nói vị khách xuống xe để taxi đưa em vào bệnh viện”, Nhung nhớ lại. Và mãi đến 16h cùng ngày, Nhung mới được chuyển sang khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức.
Ngoài thương tích nghiêm trọng ở phần xương bàn chân trái, lớp da chân của cô nữ sinh cũng bị hoại tử nhiều, do chậm được sơ cứu. Bác sỹ điều trị trực tiếp của Nhung cho biết, Nhung sẽ phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật về xương và da. “Vết thương của em đến giờ mới đau. Nhưng điều em buồn hơn cả là cách hành xử của nhiều người chứng kiến vụ tai nạn hôm đó. Giá như thay vì đứng xem, đứng nhìn, em được đưa đi cấp cứu kịp thời…”, Nhung nghẹn ngào.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng bệnh cần thiết, quan trọng không kém chữa bệnh. Các vụ tai nạn giao thông hay tai nạn trong cuộc sống thường nhật cũng vậy, yêu cầu đầu tiên là người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ, cấp cứu. Thế nhưng, điều cần thiết tối thiểu ấy đang rất hiếm trong mỗi tình huống tai nạn”, bác sỹ Ngô Văn Toàn - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức nói. “Bất bình thường” là điều mà vị bác sỹ Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình đúc kết khi đề cập đến tâm lý một bộ phận không nhỏ người dân hiện nay khi chứng kiến các vụ tai nạn.
ImageView.aspx


Nạn nhân Nguyễn Thị Cẩm Nhung đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức
Thay vì phải gọi cấp cứu hoặc đưa người gặp nạn đi cấp cứu - điều bình thường - thì không ít người dân lại “chọn” cách hành xử bất thường, là túm năm tụm ba để… xem và thường “né” việc đưa người bị nạn đi cấp cứu. “Pháp luật quy định rõ trách nhiệm của công dân khi chứng kiến các vụ tai nạn. Nhưng thực ra chưa cần đến các chế tài của quy định, ở góc độ nhân tình, đồng loại, những người có lương tri, ý thức tốt nên có hành động cụ thể đối với các trường hợp gặp nạn. Sự ngoảnh mặt, thờ ơ trước mỗi tai nạn có thể coi là sự vô cảm, dã man”, bác sỹ Toàn chia sẻ.
Tâm lý thờ ơ, vô cảm, thụ động trước các vụ tai nạn của nhiều người dân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng được bác sỹ Lê Sỹ Vương, đang công tác tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội kể lại. Nạn nhân trong vụ tai nạn là anh Phạm Thanh Thắng, quê Nghệ An. Trong khi điều khiển xe máy, anh Thắng va chạm với một xe ô tô chở củi, khiến chiếc xe máy vỡ nát, còn anh Thắng bị hất tung ra đường.
Khi người điều khiển xe ô tô chở củi đang đỡ anh Thắng dậy th.ì bất ngờ, một xe ô tô khách khác lao tới, hất tung anh Thắng văng xa 6 mét làm gãy 5 xương sườn, dập xương bả vai, gẫy tay trái. Trước khi dừng lại, chiếc ô tô khách đã kịp “nuốt” anh Thắng vào… gầm. Chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc, lái phụ xe và cả hành khách không ai lại gần xem thương tích của anh Thắng ra sao. Ai cũng đinh ninh nạn nhân đã chết. Mấy tiếng đồng hồ sau đó, khi lực lượng chức năng đến khám nghiệm hiện trường yêu cầu xe khách lùi lại để lấy “xác” nạn nhân ra, mới phát hiện… anh Thắng vẫn đang thở. Ngay trong đêm hôm ấy, nạn nhân Thắng được chuyển ra Hà Nội cấp cứu.
(Còn nữa)
 
Thật là sốc, không thể nói thêm lời nào.
Dù mình không có tư cách trách tội ai cả, nhưng sẽ không bao giờ trở thành người như thế, sẽ cố gắng, sẽ cố nhớ!!!
 
Thay dau long qua...
 
Shok toàn tập
sao con ng 1 con ng ta có thể đứng nhìn dửng dửng khi thấy 1 con ng như m sắp chết vì đau đớn nhỉ?
 
khi đọc đc bai nay mình cảm thấy thât bưc xckhos chiu, vì minh đa tưng thấy tình huông say ra một lần năm lơp 8,lúc đó củng có hai chiêc motoo tông vào nhau haụu quả là có một người tai nạn rất nặng khi bbos mình đưa xe ra đẻ chở người đó di bệnh viên j thì lại không có ai chịu ngồi giữ người đó cả (nhà mình ở ngay gần đó) gần một tiếng sau thì mới có người giư đẻ đua ngươig đó đi bênh viên
con người nhieu khi thât lạ họ nhân tâm đén lì lạ
 
Con ng ta đôi khi rất ích kỉ chỉ muốn chứng kiến,muốn nói chứ k muốn hành động.haiz:KSV@08:
 
Thuong ban ay qua!
 
×
Quay lại
Top