NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CÓ DỄ KIẾM VIỆC LÀM KHÔNG?

huyenthuu001

Thành viên
Tham gia
6/3/2020
Bài viết
0
1. Quản trị kinh doanh là gì ?
Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

2. Ngành Quản trị Kinh doanh học những gì?

Như đã nói ở trên, Quản trị Kinh doanh bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhưng mức độ khó trong môn học còn tùy thuộc vào lĩnh vực bên trong mà bạn chọn. Những người thiên về học kỹ thuật nhiều hơn sẽ phải lấy nhiều lớp toán ví dụ như lĩnh vực sản xuất, hệ thống thông tin hay tài chính. Những người không giỏi về toán có thể chọn các lĩnh vực còn lại như tiếp thị, nhân sự hay luật. Hoặc có người lựa chọn được “nhảy múa” với những điều luật của ngành kế toán.

Sẽ có một số môn cần đến kỹ năng “giải quyết vấn đề” nhưng hiếm khi các môn học của Quản trị Kinh doanh thuần về lý thuyết hay trừu tượng, 99,99% các tài liệu thiên về toán ứng dụng. Ngoài ra sinh viên cần chuẩn bị trước là sẽ có rất nhiều hoạt động nhóm (groupwork) và các dự án về các tình huống.
3. Học Quản trị Kinh doanh, ra trường sẽ làm gì?

Rất nhiều người nghĩ rằng học Quản trị Kinh doanh phải vào làm quản lý ở các tập đoàn lớn, nhưng thực tế không phải như vậy đâu nhé! Trong khi phần lớn vẫn chọn các loại hình kinh doanh có lợi nhuận, thì một số khác không ít sẽ đầu quân cho các tổ chức phi lợi nhuận (bởi vì dù sao họ vẫn cần quản lý vốn và con người mà). Người học Quản trị Kinh doanh hầu hết sẽ làm được rất nhiều nghề vì sự linh động trong ngành học này. (trừ những ngành đặc thù như y, kỹ sư hay nghiên cứu khoa học mà thôi)

Để cơ hội kiếm việc của bạn được cao hơn, hãy nên thực tập trong suốt quãng thời gian bạn học Đại học. Thực tập nghĩa là kinh nghiệm và kinh nghiệm luôn là điều khiến bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng so với các ứng viên khác.

Những tính cách nào phù hợp cho ngành Quản trị Kinh doanh?
Bới vì ngành Quản trị Kinh doanh rất rộng nên tính cách của người làm quản trị kinh doanh cũng rất đa dạng cụ thể là:

  • “Ham tiền”. Vâng, nếu bạn nhìn đâu cũng thấy tiền và khả năng kiếm được lợi nhuận từ chúng thì đích thi bạn phù hợp với ngành này đấy!
  • Bạn có thể thuộc dạng “kỹ sư lặng lẽ”, nhưng lại bùng nổ một khi kết quả công việc được “lộ diện”
  • Bạn là người hướng ngoại với khả năng giao tiếp tốt.
  • Bạn là người liều lĩnh, có thể chấp nhận rủi ro tạm thời để mang về lợi nhuận cao hơn.
Vậy là bạn đã hiểu thêm được một chút về ngành Quản trị Kinh doanh và những yêu cầu của ngành để tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai của mình rồi đó!

4. các trường đào tạo quản trị kinh doanh tốt nhất

Đại học Kinh tế quốc dân

Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD - FBM) được thành lập từ năm 1956, tiền thân là Khoa Công - Nông (1956-1965), Khoa Kinh tế Công nghiệp (1965-1990), Khoa QTKD công nghiệp và xây dựng (1990-2003). Hiện nay, Khoa QTKD có 03 Bộ môn (Quản trị doanh nghiệp, QTKD tổng hợp và Văn hoá kinh doanh). Ngoài ra, Khoa còn có Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp (ECC) với nhiệm vụ tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức quản trị kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động tư vấn, NCKH và hợp tác quốc tế. Lực lượng giáo viên cơ hữu hiện có 02 Giáo sư; 09 Phó giáo sư; 15 Tiến sỹ; 28 Thạc sỹ.


Các chương trình, chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân gồm có Quản trị doanh nghiệp; Quản trị chất lượng; QTKD tổng hợp và Quản trị doanh nghiệp chất lượng cao; bậc cao học gồm 3 chuyên ngành trên và chuyên ngành Kinh tế công nghiệp; bậc tiến sỹ có chuyên ngành QTKD và chuyên ngành Kinh tế công nghiệp. Khoa QTKD và các Bộ môn được Nhà nước trao tặng 02 Huân chương lao động hạng ba, 02 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 giáo viên được Nhà nước phong tặng Nhà giáo ưu tú, nhiều giáo viên được nhận bằng khen của Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Về đào tạo, bậc cử nhân từ năm 1956, bậc cao học từ năm 1991 và bậc tiến sỹ từ năm 1978. Tính đến nay đã có hơn 16.500 sinh viên các chuyên ngành đã tốt nghiệp. Trong đó, hệ chính quy có hơn 5000 sinh viên, hệ vừa làm, vừa học có hơn 8.000 sinh viên, hệ văn bằng hai có hơn 2.000 sinh viên, hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học có hơn 1.000 sinh viên, bậc cao học hơn 400 học viên và bậc tiến sỹ hơn 140 học viên.


Về nghiên cứu khoa học và tư vấn, tính đến nay giáo viên của Khoa đã thực hiện khoảng 175 đề tài, bao gồm các chương trình và đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, hợp tác với nước ngoài, cấp Trường và đề tài phục vụ doanh nghiệp…

điểm chuẩn: khá cao từ 24 điểm trở nên


Đại học Ngoại thương Hà Nội

Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương được thành lập tháng 4/1999 trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động ở Việt Nam.


Sự ra đời của Khoa Quản trị Kinh doanh đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với trường Đại học Ngoại thương: từ một trường đơn ngành đã trở thành trường đào tạo đa ngành trong khối các trường đại học về kinh tế. Kế thừa và phát huy truyền thống đào tạo của Nhà trường, kết hợp với sự năng động của mình, Khoa Quản trị Kinh doanh đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp tích cực vào việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.


Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Viện Quản trị Kinh doanh trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được thành lập theo quyết định số 2051/QĐ-ĐHKT ngày 28/07/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế với hơn 40 năm truyền thống và phát triển (1974 thành lập Bộ môn Quản trị Kinh doanh trực thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2009 thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN).


Viện Quản trị Kinh doanh là Viện đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với sứ mệnh cung cấp những doanh nhân tài ba và hệ thống lý thuyết quản trị kinh doanh phù hợp với Việt Nam vào từng thời kỳ phát triển.


Giảng viên của Viện Quản trị Kinh doanh là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có uy tín và chuyên môn sâu, được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước (Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan), có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn, liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Học viện Ngân hàng

Được thành lập từ năm 2005, Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện Ngân hàng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các nhà quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là cho khối ngân hàng nói riêng. Sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Quản trị Kinh doanh hiện có 22 giảng viên với trình độ cao, giàu kiến thức thực tiễn, là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh.


Sự gắn kết chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp toàn cầu BNI, hiệp hội nhà quản trị tại Việt Nam và các ngân hàng thương mại giúp cho các sinh viên của Khoa được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, được thực hành, thực tập trong suốt quá trình học và mở ra cơ hội việc làm khi ra trường.


Hiện Khoa QTKD - HVNH có 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Marketing, cùng với đó là 3 chuyên ngành sâu về:

  • Khởi sự Kinh doanh
  • Quản trị Nhân sự
  • Quản trị Marketing
Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ được học tập kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm và hoàn thiện kỹ năng thông qua các hoạt động như mang tính chất học thuật như: nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, ngoại ngữ, các câu lạc bộ và các hoạt động đoàn thể. Học tập tại Khoa QTKD - HVNH bạn có cơ hội trở thành công dân toàn cầu với khả năng làm việc chuyên nghiệp và không ngừng sáng tạo và đổi mới cho sự phát triển. Khoa QTKD, HVNH sẽ luôn đồng hành cùng với các bạn sinh viên trên con đường trở thành nhà doanh nhân thành đạt.

Học viện Tài chính

Khoa Quản Trị Kinh Doanh - Học viện Tài chính được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính. Năm 2003, khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo của khoa là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn được thành lập mới hoặc chuyển từ đơn vị khác về gồm Thị trường chứng khoán, Kinh tế các ngành sản xuất, Quản trị kinh doanh và Định giá tài sản.


Năm 2006, Học viện quyết định chuyển cả 2 chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán và Kinh doanh bất động sản sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và tài chính doanh nghiệp. Hai bộ môn Thị trường chứng khoán và Định giá tài sản cũng chuyển sang các khoa tương ứng.


Năm 2006 Học viện tài chính mở hai chuyên ngành đào tạo mới là chuyên ngành Marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản tri kinh doanh với quy mô tuyển sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế ) và Bộ môn Quản lý kinh tế (từ khoa Tài chính doanh nghiệp). Từ 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa).

Đại học FPT

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Đại học FPT được xây dựng tuân thủ theo chuẩn quốc tế AACSB, không chỉ bao quát các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm ( gồm 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp ). Chương trình được thiết kế, tiếp cận theo chuẩn đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp AACSB, APCSB (AACSB – The Association to Advance Collegiate Schools of Business), cung cấp cho sinh viên từ kiến thức cơ bản của ngành kinh tế đến kiến thức quản trị kinh doanh: kinh tế, marketing, nhân sự, tài chính, kế toán, quản lý thông tin.


Triển vọng nghề nghiệp:

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc ở các vị trí như Chuyên viên Marketing; Chuyên viên Nghiên cứu thị trường; Chuyên viên Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh; Chuyên viên Quản lý doanh nghiệp; Chuyên viên Quản trị chất lượng; Chuyên viên Tư vấn quản trị thương mại; Chuyên viên kinh doanh; Chuyên viên Quan hệ khách hàng; Chuyên viên nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới…
ĐẠI HỌC EDX - ĐẠI HỌC DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Là Đại học doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 12/12/2018. Đại học edX là thành viên Tập đoàn edX, được thành lập vào ngày 28/09/2004. Đại học edX không ngừng phấn đấu để trở thành Đại học đẳng cấp quốc tế, phụng sự vì Việt Nam hạnh phúc.

Đại học edX đã tách ra khỏi phương pháp giáo dục của Đại học truyền thống và triển khai theo một mô hình hoàn toàn mới với khẩu hiểu “Chấn hưng giáo dục”. Đại học edX không chỉ dạy sinh viên sự hiểu biết, để làm việc mà còn giúp sinh viên tìm về chính mình: Tìm thấy đam mê, sở trường và mục đích sống có ý nghĩa, hướng đến trở thành người tự do và có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Đại học edX không khuyến khích sinh viên học để đi xin việc, edX khuyến khích sinh viên học để trở thành Doanh nhân, trở thành nhà quản lý, nhà lãnh đạo.

Bởi vậy, Đại học edX đã triển khai phương pháp “Học tập dựa trên công việc”, đây là phương pháp giáo dục và đào tạo hoàn toàn mới, giúp rút ngắn khoảng cách giữa việc học và việc làm thực tế sau này của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Toàn bộ việc học của sinh viên tại nhà trường được coi là công việc; sinh viên sẽ được học thông qua công việc và môi trường là nơi làm việc tại doanh nghiệp. 100% sinh viên edX được bố trí thực tập làm việc toàn thời gian có thu nhập 3 tháng/năm và khoảng 5 tháng/năm làm việc bán thời gian. Tốt nghiệp Đại học edX, sinh viên sẽ có chứng nhận làm việc thực tế 4 năm, kinh qua các vị trí là nhân viên cho đến nhà quản lý và lãnh đạo. Thời gian học 3.5-4 năm tại edX với thời lượng và hiệu quả tương đương với 10 năm học tại đại học truyền thống. Để khuyến khích sinh viên học tập để sau này trở thành doanh nhân, nhà quản lý và lãnh đạo thì 100% sinh viên edX được học khởi nghiệp, tập làm doanh nhân ngay từ học kỳ II năm nhất.

Ngoài ra, Đại học edX còn triển khai nhiều phương pháp giáo dục mới như mô hình lớp học ngược, lấy người học là trung tâm, phương pháp học tập dựa trên năng lực, phương pháp học sâu Deep learning, phương pháp học tập theo chuyên đề, phương pháp học tập tích cực Active Learning và phương pháp cá nhân hoá giáo dục. Trong 2 năm học tập đầu tiên, sinh viên edX được khuyến khích thay đổi ngành học khi tìm thấy đam mê, sở trường và mục đích sống có ý nghĩa của mình.
Bởi vậy trường học doanh nghiệp chủ yếu đào tạo về các ngành hot ở Việt Nam hiện nay:
Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử
Kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh
Quản tri marketing
ưu điểm:
Trường không quá quan trọng vào điểm số mà quan trọng vào năng lực :Xét tuyển thẳng bằng học bạ( phải phỏng vấn tuyển chọn)
Được vừa học vừa làm ( 30%lí thuyết 70%thực hành)
Sinh viên đã được thực tập từ năm nhất ( được bố trí việc làm sau khi ra trường tại các doanh nghiệp hợp tác với edx)
Làm quen với môi trường doanh nghiệp từ khi còn đi học
Một lớp học không quá đông sinh viên như môi trường truyền thống ( không quá 40-45 sinh viên)
Các giảng viên đều là những người có kinh nghiệp làm việc trong các công ty tập đoàn lớn
nhược điểm:
kinh phí học : 30-40tr/1 năm ( không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào) ( 12 tháng )
môi trường học tập áp lực vì được rèn luyện cả học tập tính cách và cách đi làm
học xuyên suốt 12 tháng không được nghỉ hè

Đại học Thăng Long

Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, được thành lập theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.


Theo Quyết định số 411/TTg ngày 09/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long trở thành Trường Đại học dân lập Thăng Long. Theo Quyết định số 1888/QĐ-TTg ngày 31/12/2007của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại hình trường đại học tư thục với tên gọi là Trường Đại học Thăng Long. Văn bằng của Trường nằm trong Hệ thống văn bằng Quốc gia.


Chương trình đào tạo:

  • Chương trình đào tạo được xây dựng một cách khoa học, linh hoạt và mềm dẻo, cập nhật thường xuyên theo xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới và bám sát nhu cầu của thị trường lao động.
  • Có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của người học và nhu cầu thiết thực của xã hội.
  • Đặc biệt, còn có nhiều môn học bổ trợ phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên/học viên như: Kỹ năng lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp, Đạo đức kinh doanh, Đồ họa truyền thông, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng thuyết trình…
NHƯ VẬY CÁC BẠN ĐÃ CÓ SỰ LỰA CHỌN CHO MÌNH CHƯA HÃY TRUY CẬP VÀO FANGE CỦA TRƯỜNG MÀ CÁC BẠN MONG MUỐN THI VÀO CÙNG TÌM HIỂU NHÉ. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
 
×
Quay lại
Top